Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bị Nghẹt Mũi Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Trẻ Bị Nghẹt Mũi Kéo Dài?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nghẹt mũi kéo dài ở trẻ nhỏ, vì thế các bậc cha mẹ cần có phương pháp theo dõi và chăm sóc trẻ, tránh để những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài là do đâu?

Nghẹt mũi là tình trạng một hoặc cả hai lỗ mũi bị bít tắc do dịch nhầy hoặc có hiện tượng viêm nhiễm khiến trẻ bị khó thở, nhiều lúc phải thở bằng miệng. Theo đó nếu trẻ không được điều trị sẽ gây ra các biến chứng nguy hiểm hơn và có thể dẫn đến biến dạng trên gương mặt.

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, đầu tiên có thể là do tình trạng viêm cấp tính tại mũi do nhiễm vi rút (như bệnh cảm cúm). Trong trường hợp này, ngoài nghẹt mũi, trẻ còn có biểu hiện hắt hơi, đau họng và ho.

Nguyên nhân thường gặp thứ hai là viêm mũi dị ứng. Trong đó, trẻ còn có các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mắt. Đặc điểm đặc trưng để nhận dạng viêm mũi dị ứng là trẻ có hắt hơi liên tục và thường là nghẹt cả hai bên mũi. Bệnh xảy ra nhiều nhất trong mùa hoa nở hoặc biểu hiện dai dẳng quanh năm do nấm mốc, bọ nhà, dán, lông thú cưng, bụi, v.v.

Ngoài ra, trẻ có thể gặp tình trạng viêm khác như viêm mũi vận mạch, viêm mũi vị giác, viêm mũi nhiễm khuẩn.

2. Nghẹt mũi kéo dài không được điều trị sẽ gây ra hậu quả gì?

Nghẹt mũi kéo dài không được điều trị sẽ có nguy cơ trở thành mãn tính và gây ra các biến chứng đường hô hấp. Mức độ nghiêm trọng của biến chứng phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ bị ngạt mũi do nhiễm vi rút, biến chứng hay gặp có thể xảy ra là nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm xoang.

Nếu trẻ bị ngạt mũi do viêm nhiễm, trẻ có thể bị giảm khả năng nghe do viêm phù nề, đọng mủ làm tắc nghẽn đường lưu thông giữa mũi và tai. Viêm mũi kéo dài còn có thể gây viêm nhiễm ở mắt như viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt. Nếu trẻ bị nghẹt mũi kéo dài, nguy cơ biến dạng khuôn mặt cũng có thể xảy ra, biểu hiện là hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô ra, lồng ngực xẹp, v.v.

Ngoài ra, nghẹt mũi còn ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ như trẻ trở nên chậm chạp, kém linh hoạt, hay nhức đầu, khó tập trung, v.v. Nếu trẻ có biểu hiện nghẹt mũi lâu ngày và/hoặc kèm theo các triệu chứng dịch mũi có màu vàng, xanh, đau đầu, đau tai, sốt cao, ho nhiều, tức ngực thì phụ huynh nên đưa trẻ đi khám bệnh ngay.

3. Phải làm sao khi trẻ bị nghẹt mũi kéo dài?

Nghẹt mũi kéo dài gây ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của trẻ. Tuy nhiên, triệu chứng nghẹt mũi có thể biến mất nếu trẻ được điều trị đúng cách. Theo đó, các bậc cha mẹ có thể chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi bằng các cách sau đây:

Xông hơi hoặc tắm cho trẻ bằng nước nóng sẽ giúp phần nào giảm triệu chứng nghẹt mũi ở trẻ. Bởi khi hơi nước bay vào mũi sẽ làm loãng dịch nhầy. Biện pháp này chỉ mang tính tạm thời, chỉ giảm nghẹt mũi trong thời gian ngắn.

Xịt nước muối cũng là một biện pháp giúp giảm viêm mũi và nghẹt thở. Phụ huynh có thể mua nước muối xịt mũi tại nhà thuốc hoặc pha chế tại nhà với nước ấm và muối sạch. Biện pháp này cũng giúp xả sạch dịch nhầy khỏi mũi xoang, làm đường mũi thông thoáng dễ thở. Để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, dung dịch xịt rửa phải vô khuẩn, ấm.

Chườm nóng với khăn ẩm là biện pháp tiếp theo mà các bậc phụ huynh nên dùng. Chườm nóng ở mức độ vừa phải tránh làm bỏng da trẻ. Chườm nóng như vậy có thể làm cảm giác tắc nghẽn và nặng ở mũi, mặt.

Hít tinh dầu cũng có thể làm giảm triệu chứng viêm mũi và dễ thở hơn. Thực hiện đơn giản bằng cách nhỏ vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi và hít hơi nước.

Nếu nghẹt mũi do dị ứng thì có thể cho trẻ dùng thuốc dị ứng theo đơn của bác sĩ. Phụ huynh nên chú ý liều lượng và phân biệt tác dụng phụ bình thường và tác dụng phụ nghiêm trọng để kịp thời báo với bác sĩ.

Thuốc chống sung huyết cũng được sử dụng ở trẻ, có tác dụng gây co mạch, giảm sung huyết trong niêm mạc mũi và giảm nghẹt mũi. Có một số loại thuốc xịt mũi có thể sử dụng không cần kê đơn. Tuy nhiên, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám để được chẩn đoán bệnh chính xác và dặn dò sử dụng thuốc đúng cách.

Ngoài ra, phụ huynh cũng nên cho trẻ uống đủ nước, bởi khi cơ thể được cung cấp đủ nước sẽ làm giảm độ đặc chất nhầy ở mũi, đẩy chất nhầy khỏi mũi, giảm áp lực trong xoang, giảm viêm.

Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng nếu như không được thăm khám và điều trị sớm. Nếu các phương pháp chăm sóc trẻ bị nghẹt mũi tại nhà không thuyên giảm thì các bậc cha mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm y tế để thăm khám và điều trị, tránh để bệnh có những diễn biến nguy hiểm xảy ra.

Khoa Nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ uy tín, tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sổ mũi, viêm mũi, sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi ở trẻ,… Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, điều trị hiệu quả, hiểu tâm lý trẻ nhỏ, thường xuyên được tham gia các hội thảo y khoa của các chuyên gia nước ngoài, giúp các bệnh nhi được tiếp cận với các phác đồ điều trị hiệu quả nhất.

Nếu bé bị nghẹt mũi kéo dài kèm biến chứng thì sẽ được điều trị ngay tại khoa Nhi mà không phải chuyển sang bất cứ khoa nào khác. Khoa Nhi của Vinmec có đầy đủ các bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng, tiêu hóa, thần kinh, hô hấp, dinh dưỡng, ung bướu… rút ngắn thời gian điều trị và đạt được kết quả điều trị tốt hơn.

Nếu có nhu cầu khám cho bé tại Vinmec, bạn vui lòng đặt lịch trực tiếp tại website hoặc liên hệ đến hệ thống hotline để được tư vấn chi tiết.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi, Thở Khò Khè?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Ngô Thị Oanh – Bác sĩ Nhi – Khoa Nhi – Sơ sinh – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Trẻ có kích thước mũi nhỏ lại chủ yếu thở bằng mũi nên khi gặp điều kiện bất lợi rất dễ bị nghẹt mũi. Trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè cần theo dõi sát sao, đặc biệt là khi trẻ có biểu hiện khó thở vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bệnh lý nặng.

1. Nhận biết tình trạng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè

Trẻ bị nghẹt mũi có thể dễ dàng phát hiện với các biểu hiện cụ thể như: trẻ chảy nước mũi, thở nhanh, quấy khóc…

Khò khè là tiếng thở bất thường của trẻ khi bị viêm đường hô hấp dưới. Các phế quản khi bị viêm nhiễm, có dịch nhầy sẽ dễ bị phù nề, co thắt, tắc nghẽn, cản trở đường lưu thông của không khí khiến việc hô hấp trở nên khó khăn, tạo ra âm thanh khò khè.

Tiếng khò khè có thể nghe rõ nhất khi trẻ thở ra, nghe âm trầm. Cha mẹ có thể áp sát tai và gần miệng trẻ, nghe kỹ tiếng thở của trẻ. Tốt nhất nên kiểm tra tiếng thở khi trẻ nằm im. Nhiều trường hợp trẻ thở khò khè rất khó phát hiện, phải kiểm tra bằng ống nghe của bác sĩ.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè

2.1. Hen suyễn

Hen suyễn là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ thở khò khè. Hen suyễn là bệnh là tình trạng viêm mạn tính đường thở. Có yếu tố gia đình, hệ hô hấp nhạy cảm với nhiều chất kích thích như: khói bụi, khói thuốc, phấn hoa… hoặc bệnh nhân có thể mắc bệnh sau khi bị viêm đường hô hấp cấp. Khi đó, trẻ sẽ có những cơn khò khè, khó thở.

2.2. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là tình trạng các cuống phổi nhỏ hay các tiểu phế quản bị viêm nhiễm cấp tính. Các tiểu phế quản không có sụn, lại có kích thước rất nhỏ nên khi bị viêm nhiễm sẽ dễ dàng phù nề làm hẹp đường thở, gây tắc nghẽn quá trình lưu thông của không khí khiến trẻ khó thở, thở khò khè, thậm chí là thiếu oxy và suy hô hấp.

2.3. Viêm phổi

Trẻ bị nghẹt mũi, thở khò khè do viêm phổi. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp nặng, tổn thương mu mô phổi. Các phế nang có nhiều dịch nhầy và mủ khiến trẻ thở khò khè, suy hô hấp.

Ngoài ra trẻ cũng có thể bị thở khò khè do có dị vật đường thở hoặc phế quản bị chèn ép….

3. Phải làm gì khi trẻ sơ sinh thở khò khè?

Video đề xuất: Hướng dẫn rửa mũi đúng cách cho trẻ sơ sinh

Khi trẻ thở khò khè, cha mẹ cần theo dõi sát sao. Nếu trẻ thở khò khè kéo dài thì nên cho trẻ tới bệnh viện để kiểm tra và thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Không tự ý cho trẻ dùng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ, bao gồm cả thuốc kháng viêm, long đờm, kháng sinh…

Vệ sinh mũi sạch sẽ, nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý và có thể hút mũi cho trẻ để loại bớt dịch nhầy, giúp mũi thông thoáng, trẻ dễ thở hơn.

Cho trẻ bú mẹ nhiều hơn để cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng cho cơ thể

Trường hợp trẻ có những biểu hiện nguy hiểm như: thở rút lõm ngực, ngủ li bì, người tím tái, rối loạn tri thức… cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức.

Là lĩnh vực trọng điểm của hệ thống Y tế Vinmec, Khoa Nhi luôn mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với:

Quy tụ đội ngũ y bác sĩ hàng đầu về Nhi khoa: gồm các chuyên gia đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao (giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, thạc sĩ), giàu kinh nghiệm, từng công tác tại các bệnh viện lớn như Bạch Mai, 108.. Các bác sĩ đều được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, có tâm – tầm, am hiểu tâm lý trẻ. Bên cạnh các bác sĩ chuyên khoa Nhi trong nước, khoa Nhi còn có sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài (Nhật Bản, Singapore, Úc, Mỹ) luôn tiên phong áp dụng những phác đồ điều trị mới nhất và hiệu quả nhất.

Dịch vụ toàn diện: Trong lĩnh vực Nhi khoa, Vinmec cung cấp chuỗi các dịch vụ khám – chữa bệnh liên hoàn từ Sơ sinh đến Nhi và Vaccine,… theo tiêu chuẩn Quốc tế để cùng bố mẹ chăm sóc sức khỏe bé từ khi lọt lòng đến tuổi trưởng thành

Kỹ thuật chuyên sâu: Vinmec đã triển khai thành công nhiều kỹ thuật chuyên sâu giúp việc điều trị các căn bệnh khó trong Nhi khoa hiệu quả hơn: phẫu thuật thần kinh – sọ, ghép tế bào gốc tạo máu trong điều trị ung thư.

Chăm sóc chuyên nghiệp: Ngoài việc thấu hiểu tâm lý trẻ, Vinmec còn đặc biệt quan tâm đến không gian vui chơi của các bé, giúp các bé vui chơi thoải mái và làm quen với môi trường của bệnh viện, hợp tác điều trị, nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh.

Thạc sĩ. Bác sĩ Ngô Thị Oanh đã có trên 10 năm làm việc trong lĩnh vực Nhi khoa. Thực hiện thành thạo khám, chẩn đoán, điều trị bệnh lý hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, dinh dưỡng trẻ em. Trong quá trình công tác, bác sĩ Oanh thường xuyên cập nhật các kiến thức mới về chẩn đoán và điều trị thông qua các hội nghị chuyên ngành, các lớp đào tạo liên tục.

Hướng dẫn cuốn ổ cho trẻ sơ sinh XEM THÊM:

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Tại Sao Lại Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm Ngủ?

Nghẹt mũi khi đi ngủ là triệu chứng làm cho nhiều người khó chịu và lo lắng. Biểu hiện này làm gián đoạn giấc ngủ gây ra những biến đổi về tinh thần. Nghẹt mũi khi ngủ do nhiều nguyên nhân nào gây ra và làm gì để khắc phục tình trạng nghẹt mũi?

Nghẹt mũi là tình trạng tắc nghẽn 1 hay cả 2 bên mũi, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác khó khăn khi thở bằng mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng. Khi bị nghẹt mũi, đa số người bệnh thường nghĩ không có vấn đề gì quá lớn, chỉ gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên nếu nghẹt mũi kéo dài có thể gây ra những hệ quả như:

Không khí đi qua mũi tới đường hô hấp được hệ thống lông chuyển lọc bớt bụi bẩn, loại bỏ một số vi sinh vật gây bệnh, có dịch tiết niêm mạc mũi làm ẩm và ấm không khí trước khi đưa xuống phổi. Làm hạn chế các nguy cơ gây bệnh đường hô hấp dưới, nếu nghẹt mũi kéo dài người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng sẽ làm cho không khí không được lọc, đi xuống phổi làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm đường hô hấp, còn làm khô miệng.

Làm gián đoạn giấc ngủ dẫn tới cơ thể suy nhược cơ thể, có thể bị trầm cảm do mất ngủ kéo dài gây ra.

Nghẹt mũi dẫn tới thiếu oxy cung cấp cho não: Khi đường đi của không khí vào phổi bị hạn chế, không khí không qua mũi được sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Có thể gây ra chóng mặt, đau đầu, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được chú ý vì có thể là biểu hiện cần chú ý của trẻ, còn ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, khả năng bú và sự phát triển của trẻ.

Một số nguyên nhân có thể dẫn tới nghẹt mũi, nhất là hay gặp nghẹt mũi khi ngủ:

Do dị tật bẩm sinh: Đây là lý do gây ngạt mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh do có lớp màng hay mảnh xương bịt kín cửa sau mũi, khiến trẻ không thở được.

Cảm cúm: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra tình trạng nghẹt mũi, cảm cúm do virus gây ra thường diễn biến sau 7-10 ngày sẽ tự khỏi. Ngoài nghẹt, mũi còn các biểu hiện khác như chảy nước mũi, đau họng, ho, có thể sốt, đau đầu, đau hốc mắt và mệt mỏi.

Viêm mũi xoang: Viêm niêm mạc mũi xoang do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra, làm tăng tiết dịch, dịch từ xoang chảy qua khe mũi làm cản trở đường hô hấp, gây nghẹt mũi, đặc biệt nghẹt khi nằm xuống, kèm theo đau đầu, nhức các vị trí xoang, người mệt mỏi.

Viêm amidan, viêm VA: Đây cũng là nguyên nhân hay gặp gây nghẹt mũi nhất là ở trẻ em.

Viêm mũi dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng với một số dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, thức ăn, thời tiết…Khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ gây ra phản ứng dị ứng, viêm mũi, tăng tiết dịch gây ra các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi.

Dị dạng khoang mũi: Các tình trạng như polyp mũi, vách ngăn mũi, khối u…làm cản trở đường đi của không khí vào phổi gây ra nghẹt mũi. Thông thường những nguyên nhân này được tìm ra khi soi tai mũi họng và giải quyết băng phẫu thuật.

Chấn thương, dị vật trong mũi: Sau khi chấn thương mũi làm tổn thương mũi dẫn tới phù nề, lệch vách ngăn…cũng dẫn tới tình trạng nghẹt mũi. Dị vật ở mũi hay gặp nhất ở trẻ khi chơi có thể bị tắc vật gì đó trong mũi nhưng không biết nói cho người lớn, dẫn đến thường xuyên bị nghẹt mũi, viêm tại vị trí bị tắc.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như thuốc huyết áp, nếu dùng không đúng có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi.

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ bị nghẹt mũi.

Căng thẳng tinh thần: Nếu căng thẳng diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi theo. Từ đó khiến các mạch máu bị giãn gây chèn ép niêm mạc mũi và gây ra nghẹt mũi.ư

Trước hết cần biết được nghẹt mũi do đâu, từ nguyên nhân mà có biện pháp điều trị và khắc phục hiệu quả:

Trường hợp nghẹt mũi do cấu trúc mũi bất thường: Cần giải quyết nguyên nhân, bằng cách tạo hình vách ngăn mũi, loại bỏ polyp và khối u ở mũi…

Nếu nghẹt mũi do nhiễm vi sinh vật như viêm mũi xoang cần điều trị triệt để viêm mũi xoang bằng thuốc điều trị nguyên nhân do vi khuẩn hay do nấm.

Do viêm mũi dị ứng: Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm bớt lượng kháng nguyên bề mặt.

Do cảm cúm: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và năng cao thể trạng, thường sau khoảng 7-10 ngày sẽ tự khỏi.

Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu có tác dụng phụ làm người bệnh khó chịu cần thông báo với bác sĩ điều trị.

Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi, không hút thuốc lá.

Tránh căng thẳng kéo dài bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga…

Ngoài ra có một số biện pháp làm giảm nghẹt mũi khi ngủ khác như:

Kê gối cao khi ngủ: Người bệnh không được kê gối cao quá, trong trường hợp mắc một số bệnh lý ở cột sống cổ thì không nên áp dụng. Chỉ gối cao hơn bình thường một chút và khi hết nghẹt mũi thì không nên tiếp tục gối cao sẽ ảnh hưởng tới cột sống cổ.

Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý ấm: Vệ sinh mũi bằng nước muối có thể làm nhiều lần trong ngày với mục đích làm loãng dịch nhầy, dịch nhầy dễ dàng thoát ra ngoài, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Tắm nước ấm: Giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, loãng dịch nhầy và giúp dịch nhầy dễ dàng thoát ra khi chúng ta đứng tắm.

Xông mũi: Có thể xông mũi bằng tinh dầu hay bằng nước muối sinh lý hay thậm chí là nước sạch giúp thông thoáng đường thở, loãng dịch nhầy và giúp tinh thần bớt mệt mỏi căng thẳng.

Nguyên nhân nằm xuống là bị nghẹt mũi có rất nhiều, tuy không phải là một dấu hiệu nguy hiểm nhưng nếu kéo dài cần phải tìm được nguyên nhân chính xác, giải quyết nguyên nhân thì tình trạng nghẹt mũi khi ngủ sẽ hết. Không nên coi thường vì nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài quá lâu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Bị Nghẹt Mũi Thở Khò Khè Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả?

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè là vấn đề không còn quá xa lạ khiến trẻ cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, thậm chí bỏ ăn. Vậy mẹ đã biết nguyên nhân và cách khắc phục trẻ bị nghẹt mũi như thế nào cho hiệu quả và an toàn chưa?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè

Rất nhiều cha mẹ thắc mắc không biết tại sao bé sơ sinh hay bị nghẹt mũi , thở khò khè. Để khắc phục tình trạng này thì cha mẹ cần tìm hiểu được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Vậy đâu là nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè?

Bé bị cảm lạnh, cảm cúm

Trẻ từ 6 tháng đến 3 tuổi là giai đoạn được coi là “khoảng trống miễn dịch” của trẻ bởi hệ miễn dịch của bé lúc này chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, trẻ sẽ dễ mắc bệnh do không đủ sức đề kháng. Thường các virus từ môi trường bên ngoài sẽ dễ xâm nhập vào hệ hô hấp của trẻ, dễ gây nên bệnh cảm cúm ở trẻ.

Không khí khô khiến trẻ bị khô mũi

Việc thường xuyên hít thở không khí khô, ít độ ẩm cũng khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi, thở khò khè. Nguyên nhân là do hệ hô hấp của trẻ phản ứng lại với không khí khô bằng cách tăng tiết dịch, chính điều này dẫn đến dịch mũi nhiều khiến mũi trẻ bị tắc, nghẹt.

Trẻ bị dị ứng

Có nhiều trường hợp trẻ bị dị ứng với phấn khoa, lông động vật, không khí bị ô nhiễm… lâu ngày dẫn đến tình trạng trẻ bị nề niêm mạc mũi, tăng tiết dịch nhầy và gây nghẹt tắc mũi, khó thở.

Trẻ bị viêm đường hô hấp trên

Trẻ sơ sinh do sức đề kháng còn non yếu, nên rất dễ bị viêm đường hô hấp trên. Những tác nhân như vi khuẩn, virus… xâm nhập vào cơ thể trẻ dẫn đến viêm mũi, tắc nghẹt mũi và bé bị khó thở.

Trẻ sơ sinh có thể đưa bất kỳ thứ gì đó vào trong khoang mũi mà không biết đến sự nguy hiểm sắp xảy ra. Nếu mẹ không phát hiện kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng trẻ bị tắc nghẹt mũi, thậm chí bị trầy xước chảy máu mũi. Nếu trường hợp này xảy ra mẹ cần lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất đề được hỗ trợ kịp thời.

Trẻ hít phải mùi lạ

Khá giống với tình trạng dị ứng, trẻ sơ sinh có khứu giác khá nhạy cảm nên khi trẻ vô tình ngửi thấy một số mùi lạ như nước hoa, mùi thuốc lá… sẽ gây kích thích quá trình phản ứng lại của trẻ. Và phản ứng đó có thể kể đến là trẻ tăng tiết dịch nhầy khiến trẻ sơ sinh

Triệu chứng đi kèm với nghẹt mũi thở khò khè ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè thường kèm theo một số triệu chứng đi kèm điển hình đó là:

Trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi

Trẻ ho han, ho đờm, ho liên tục

Trẻ thở khò khè, thậm chí khó thở

Trẻ chảy nước mắt, chảy máu mũi

Trẻ bị sốt, mệt mỏi, lừ đừ, bỏ ăn

Đôi khi xuất hiện tình trạng tím tái do bị khó thở. Đây chính là trường hợp nặng, trẻ cần được đưa vào bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và thăm khám kịp thời.

Làm sạch mũi cho bé

Hút mũi lấy dịch đờm

Mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút dịch nhầy trong mũi bé

Day cánh mũi cho bé

Sau khi vệ sinh mũi, mẹ nhỏ nước muối sinh lý vào 2 bên mũi cho bé. Sau đó, dùng ngón tay trỏ và ngón cái hoặc cả 2 ngón trỏ vuốt dọc 2 bên sống mũi cho bé. Thực hiện động tác này sẽ giúp dịch nhầy trong mũi của trẻ loãng hơn, bé dễ thở và cảm thấy thoải mái hơn.

Nâng cao đầu cho bé khi ngủ

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè mẹ hãy chú ý khi bé ngủ nâng cao đầu cho bé. Với mẹo này sẽ giúp bé dễ thở, giảm nghẹt mũi, từ đó trẻ dễ ngủ hơn.

Nâng cao đầu cho bé khi ngủ

Cho trẻ bú nhiều hơn

Do ống mũi của trẻ sơ sinh còn khá nhỏ, hơn nữa trẻ chưa biết thở bằng miệng. Vì vậy, khi bị nghẹt mũi sẽ dẫn đến tình trạng cổ họng bị khô, mất nước. Chính vì vậy, mẹ nên tăng cường cữ bú cho trẻ để giúp bù lượng nước cho cơ thể bé, giúp tăng đề kháng để phòng ngừa cảm cúm.

Vỗ nhẹ lưng sẽ giúp bé cảm thấy bớt tức ngực, giảm chất lỏng, dịch nhầy trong lồng ngực. Đồng thời, đẩy chất nhầy ra khỏi khoang mũi của bé. Mẹ có thể đặt bé nằm úp lên đầu gối và dùng tay vỗ nhẹ nhàng vùng lưng của bé. Hoặc mẹ hãy đặt bé lên đùi, hướng về phía trước khoảng 30 độ sau đó vỗ nhẹ lưng cho trẻ. Với cách này sẽ giúp bé long đờm, giảm ho, nghẹt mũi một cách khá hiệu quả.

Tạo độ ẩm không khí trong phòng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi đó là do không khí quá khô. Mẹ có thể đặt máy làm ẩm không khí trong phòng, giúp cho gỉ mũi của bé mềm ra, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, giúp bé dễ thở, dễ ngủ hơn.

Chườm khăn ấm lên tai

Trước khi trẻ đi ngủ, mẹ hãy lấy ngăn mềm ngâm nước ấm và vắt khô. Sau đó, đặt lên 2 bên tai của bé khoảng chừng 10 phút. Lúc này nước ấm sẽ giúp giảm nghẹt mũi, bởi những dây thần kinh nhỏ sẽ tác động điều tiết máu ở mũi. Khi chườm khăn ấm gặp nhiệt độ cao, huyết quản sẽ bắt đầu giãn ra và làm thông thoáng mũi cho bé.

Thoa dầu làm ấm lòng bàn tay, bàn chân

Khi thấy trẻ có hiện tượng nghẹt mũi, sổ mũi mẹ có thể dùng dầu tràm xoa nóng vào gan bàn tay, bàn chân bé. Tiếp theo hãy massage nhẹ nhàng và đi tất vào để giữ ấm cơ thể trẻ. Cách này giúp giữ ấm lòng bàn tay, bàn chân, giảm tình trạng chảy nước mũi và dịch nhầy trong mũi bé.

Thoa dầu làm ấm lòng bàn tay, bàn chân

Dành thời gian cho bé nghỉ ngơi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ nhưng dễ điều trị. Nếu bé bị nghẹt mũi nhẹ mẹ hãy cho bé nghỉ ngơi nhiều thêm một chút. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo môi trường xung quanh cần yên tĩnh, thoáng khí, dễ chịu nhất. Để trẻ nghỉ ngơi cũng là một trong những biện pháp giúp trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi thở khò khè có thể dễ thở, ngủ ngon hơn.

Đưa trẻ đến bệnh viện

Nếu thấy trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi khó thở lâu ngày, nhiều đờm, dịch nhầy màu xanh, vàng, bỏ bú… mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng không may xảy ra.