Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Bị Viêm Đường Tiểu Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Tôi Bị Tiểu Đường?

Bệnh tiểu đường là một bệnh mãn tính xảy ra do cơ thể không thể sử dụng đường huyết (glucose) đúng cách. Nguyên nhân chính xác của sự cố này vẫn chưa được biết, nhưng các yếu tố di truyền và môi trường đóng một phần. Các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bao gồm béo phì và mức cholesterol cao. Trong bài viết này, BeinNutri sẽ đưa ra một số giải đáp cho câu hỏi vì sao bị tiểu đường một cách đầy đủ và chính xác nhất.

Bị tiểu đường do Insulin

Thiếu insulin

Đây chủ yếu là nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 1. Nó xảy ra khi các tế bào sản xuất insulin bị hư hỏng hoặc bị phá hủy và ngừng sản xuất insulin. Insulin là cần thiết để di chuyển lượng đường trong máu vào các tế bào trên khắp cơ thể. Sự thiếu hụt insulin dẫn đến để lại quá nhiều đường trong máu và không đủ trong các tế bào để lấy năng lượng.

Kháng insulin

Điều này là biểu hiện hay xảy ra ở người bệnh tiểu đường tuýp 2. Nó xảy ra khi insulin được sản xuất bình thường trong tuyến tụy, nhưng cơ thể vẫn không thể di chuyển glucose vào các tế bào. Lúc đầu, tuyến tụy sẽ tạo ra nhiều insulin hơn để vượt qua sức kháng của cơ thể. Cuối cùng, các tế bào bị bào mòn. Lúc đó cơ thể làm chậm quá trình sản xuất insulin, để lại quá nhiều glucose trong máu. Điều này được gọi là tiền tiểu đường. Một người bị tiền tiểu đường có lượng đường trong máu cao hơn bình thường nhưng không đủ cao để chẩn đoán bệnh tiểu đường. Trừ khi được xét nghiệm, người bệnh có thể không nhận thức được,

vì không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh tiểu đường tuýp 2 xảy ra khi sản xuất insulin tiếp tục giảm và đề kháng tăng.

Bị tiểu đường do Gen

Di truyền đóng một vai trò trong việc xác định khả năng bạn phát triển một số loại bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên cứu chưa hoàn toàn hiểu vai trò của di truyền trong sự phát triển của bệnh tiểu đường. Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, số liệu thống kê cho thấy rằng nếu bạn có cha mẹ hoặc anh chị em mắc bệnh tiểu đường, tỷ lệ bạn tự phát triển bệnh sẽ tăng lên.

Các điều kiện di truyền như xơ nang và hemochromatosis đều có thể làm hỏng tuyến tụy dẫn đến khả năng mắc bệnh tiểu đường cao hơn.

Bị tiểu đường do mắc tiểu đường thai kỳ

Một tỷ lệ nhỏ phụ nữ mang thai có thể bị tiểu đường thai kỳ do các hoocmon phát triển trong nhau thai can thiệp vào phản ứng insulin của cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng kháng insulin và nồng độ glucose trong máu cao. Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ trong thai kỳ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn. Theo Trung tâm phòng chống và kiểm soát nguồn bệnh (CDC), những phụ nữ sinh con nặng hơn 9 pounds (4.08 kg) cũng có nguy cơ cao hơn.

Bị tiểu đường do tuổi tác

Theo Mayo Clinic, nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường tuýp 2 tăng lên khi già đi. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 đang gia tăng đáng kể ở trẻ em, thanh thiếu niên và người trẻ tuổi. Các yếu tố có khả năng bao gồm ít tập thể dục, tăng cân. Bệnh tiểu đường tuýp 1 thường được chẩn đoán ở tuổi 30.

Bị tiểu đường do Béo phì

Một số nghiện cứu chỉ ra rằng mỡ cơ thể dư thừa có thể gây kháng insulin. Mô mỡ có thể gây viêm, có thể dẫn đến kháng insulin. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu vẫn cần tiến hành nhiều nghiên cứu hơn về mối liên hệ giữa béo phì và tiểu đường.

Bị tiểu đường do Chế độ ăn không hợp lý

Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, dinh dưỡng kém có thể góp phần gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Chế độ ăn nhiều calo, chất béo và cholesterol cũng làm tăng khả năng kháng insulin của cơ thể.

Bị tiểu đường Ít vận động

Tập thể dục làm cho mô cơ phản ứng tốt hơn với insulin. Đây là lý do tại sao tập thể dục aerobic thường xuyên và rèn luyện sức đề kháng có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn. Tuy nhiên, hãy hỏi bác sĩ của bạn để lên một kế hoạch tập thể dục an toàn.

Bị tiểu đường do Các vấn đề về nội tiết

Mặc dù hiếm gặp, một số vấn đề về nội tiết tố cũng có thể dẫn đến bệnh tiểu đường. Các bệnh sau đây đôi khi có thể gây kháng insulin:

* Hội chứng Cushing: hội chứng Cushing, gây ra nồng độ cortisol cao, đây là hormone gây căng thẳng trong máu của bạn. Điều này làm tăng mức đường huyết và có thể gây ra bệnh tiểu đường.

* Aclicgaly: Aclicgaly là do cơ thể tạo ra quá nhiều hormone tăng trưởng. Điều này có thể dẫn đến tăng cân quá mức và bệnh tiểu đường nếu không được điều trị kịp thời.

* Bệnh cường giáp: Bệnh cường giáp xảy ra khi tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp. Bệnh tiểu đường là một trong những biến chứng có thể xảy ra của tình trạng này.

Như vậy, vì sao bị tểu đường xoay quanh bệnh tiểu đường tuýp 1 nguyên nhân chủ yếu là do các yếu tố ngoài tầm kiểm soát của bạn, trong khi tiểu đường tuýp 2 có thể được ngăn chặn bằng việc thực hiện chế độ ăn lành mạnh, tăng cường vận động. Nếu bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, hãy kiểm tra lượng đường trong máu và làm theo lời khuyên của bác sĩ, chủ động lên kế hoạch phòng tránh và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng nghiêm trọng về sau.

Source: Healthline

By

Nguyenha

BeinNUTRI® Nature’s Secret Link nguồn: https://www.healthline.com/health/diabetes-causes

Nữ Dễ Bị Nhiễm Trùng Đường Tiểu, Vì Sao?

Nhiễm trùng đường tiểu xuất hiện khi tác nhân gây bệnh xâm nhập qua niệu đạo và gây nhiễm trùng ở đường tiết niệu với triệu chứng tiểu buốt, tiểu ra máu, đau bụng dưới… Trong một số trường hợp, vi khuẩn có thể di chuyển tới thận và gây viêm thận. Bệnh hay gặp ở trẻ em gái, ở người lớn phụ nữ dễ bị mắc bệnh hơn nam giới; mùa hè, thời tiết nóng, ẩm cũng là một trong những yếu tố gây bệnh khi cơ thể tiết nhiều mồ hôi nhưng lại đi tiểu ít đi.

Dấu hiệu và triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu

Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu có thể là cảm giác buồn tiểu thường xuyên hơn bình thường; mót đi tiểu nhưng chỉ có thể tiểu nhỏ giọt, tiểu ngập ngừng, ngắt quãng, phải rặn tiểu hoặc nhỏ giọt nước tiểu cuối bãi; niệu đạo và bàng quang bị viêm; đau ở vùng chậu và bụng; cảm giác nóng rát khi đi tiểu, cảm thấy hay buồn đi tiểu, tiểu ít, nước tiểu đục, nước tiểu có mùi khai hơn hay mùi khó chịu, đôi khi nước tiểu đục hoặc có lẫn máu, tiểu đau, tiểu buốt, đi tiểu nhiều lần hơn; cơ thể có thể sốt nhẹ và mệt mỏi… Nếu được dùng kháng sinh thì sau 1-2 ngày các triệu chứng sẽ giảm bớt. Một số người dễ bị nhiễm khuẩn đường tiểu vì có hiện tượng trào ngược nước tiểu từ bàng quang lên trên niệu quản và thậm chí tới cả thận. Buồn nôn, đau vùng thắt lưng và sốt cao có thể là những dấu hiệu của nhiễm khuẩn thận; cần đi khám ngay và làm một số xét nghiệm. Tránh tự ý dùng thuốc hay ngưng thuốc vì có thể bệnh sẽ nặng hơn vì tình trạng kháng thuốc.

Sơ đồ nhiễm trùng đường tiểu ở nữ.

Nguyên nhân gây bệnh

Cấu tạo của cơ quan sinh dục phụ nữ phức tạp. Niệu đạo của phụ nữ (dài 4cm) ngắn hơn so với nam giới (20cm) nên vi trùng đi ngược dòng vào bàng quang dễ dàng hơn; niệu đạo lại nằm gần trực tràng, vi khuẩn từ đây có thể đi vào niệu đạo và gây nhiễm trùng đường tiểu. Niệu đạo nằm cạnh âm đạo, do đó hoạt động tình dục cũng là yếu tố đẩy vi trùng ngược dòng vào bàng quang. Sử dụng màng ngăn âm đạo và một số phương pháp tránh thai (thuốc tránh thai) cũng là nguyên nhân gây nhiễm trùng đường tiểu khi tác dụng phụ của thuốc cản trở việc bài tiết – nước tiểu đọng lại trong bàng quang. Khi bàng quang hoạt động kém và nước tiểu không thoát đi hết dễ bị chảy ngược lại niệu quản. Nước tiểu càng ở lại lâu trong đường niệu, nguy cơ vi khuẩn sinh sôi càng lớn, do vậy tăng nguy cơ nhiễm trùng. Vệ sinh sơ sài hoặc quá kỹ cũng là yếu tố nguy cơ khiến các vi khuẩn sản sinh nhanh, nhất là vào chu kỳ kinh nguyệt. Ít thay băng vệ sinh sẽ làm vi khuẩn sinh sôi. Ngược lại, việc sử dụng thường xuyên các chất diệt khuẩn, các sản phẩm vệ sinh, sử dụng vòi hoa sen xịt trực tiếp vào âm đạo cũng làm mất cân bằng vi khuẩn, tiêu diệt luôn cả vi khuẩn có ích. Một nguyên nhân ít ai nghĩ đến nữa là đồ lót quá chật làm tăng nhiệt độ cơ thể, làm ẩm vùng kín, tạo điều kiện cho các vi khuẩn cư trú và phát triển.

Phòng ngừa và điều trị

Nhiễm trùng đường tiểu thường được điều trị bằng kháng sinh. Các kháng sinh nên chọn như nhóm trimazon, nhóm quinolon phối hợp với các thuốc có tác dụng sát khuẩn đường niệu, kèm theo uống nhiều nước. Nếu đái buốt nhiều có thể dùng phối hợp với các thuốc giãn cơ trơn như spasmaverin, nospa để làm giảm triệu chứng. Trường hợp nặng cần điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ, triệu chứng sẽ giảm sau vài ngày rồi khỏi. Tuy nhiên nhiễm trùng tiểu là căn bệnh hay tái phát, do đó để phòng ngừa, chị em phụ nữ nên thực hiện bằng các biện pháp đơn giản như sau:

Uống đủ nước, mỗi ngày nên uống từ 1,5 – 2 lít nước. Nước giúp cơ thể bài tiết tốt, tránh ứ đọng nước tiểu ở bàng quang. Bên cạnh đó nên đi tiểu đều đặn và không nhịn tiểu lâu gây ra hiện tượng ứ đọng nước tiểu ở bàng quang.

Để phòng tránh các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục nói chung, nhiễm trùng đường tiểu nói riêng, chị em cần vệ sinh vùng sinh dục và tầng sinh môn hàng ngày 1-2 lần. Lựa chọn các sản phẩm vệ sinh thích hợp cho cơ quan sinh dục để không làm mất cân bằng hệ vi sinh ở âm đạo. Không nên xịt nước hoặc cho tay vào âm đạo. Không nên dùng nước hoa hay các chất khử mùi ở cơ quan sinh dục. Thay đồ lót hằng ngày, nhất là tối trước khi ngủ. Vệ sinh sau khi đi cầu nên rửa từ trước ra sau để tránh vi khuẩn từ hậu môn vào vùng sinh dục. Trong những ngày kinh nguyệt, đóng băng vệ sinh đúng cách và thường xuyên thay băng. Nên chọn đồ lót làm bằng sợi bông, thoáng và hạn chế ra mồ hôi để tránh ẩm ướt. Đi tiểu sau quan hệ tình dục, vì trong quá trình giao hợp, niệu đạo là ống nhỏ dẫn nước tiểu từ bàng quang thường mở rất rộng, do đó sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có sẵn tại khu vực âm đạo có cơ hội đi ngược lên. Phản xạ tiểu tiện sau mỗi lần giao hợp sẽ giúp thải ngay lập tức những mầm bệnh trước khi chúng kịp vào trong bàng quang.

Tăng sức đề kháng bằng cách ăn uống đầy đủ và cân đối, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin C. Khi hệ miễn dịch của cơ thể khỏe mạnh sẽ góp phần chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn gây bệnh.

ThS. Nguyễn Tố Ngân

Vì Sao Mẹ Bầu Hay Bị Tiểu Đường Thai Kỳ?

Nhiều bà mẹ được chẩn đoán bị tiểu đường thai kỳ. Đây là căn bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con.

Tiểu đường thai kỳ là chứng bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, có thể do mắc bệnh trong thai kỳ hoặc trước thai kỳ nhưng đến khi mang thai bệnh mới diễn tiến nặng và được phát hiện.

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể mẹ có nhiều biến đổi, trong đó cũng ảnh hưởng đến cơ chế sử dụng insulin – một loại hormone do tuyến tụy tiết ra có chức năng chuyển hóa đường glucose trong máu thành năng lượng. Cơ thể phụ nữ mang thai thường tự động đề kháng với insulin mức độ nhẹ để giữ nồng độ glucose trong máu cao hơn bình thường để truyền cho thai nhi.

Ở một số trường hợp, quá trình tiết insulin biến đổi quá mức, tiết ra quá ít insulin khiến lượng đường trong máu cao, gây tiểu đường thai kỳ. Chế độ dinh dưỡng và điều trị tiểu đường thai kỳ gặp nhiều khó khăn bởi phải lựa chọn sử dụng thuốc an toàn với mẹ và thai nhi. Hơn nữa dinh dưỡng mẹ hấp thu cần lớn hơn bình thường để nuôi con, khó mà thực hiện chế độ kiêng khem, nhất là hạn chế đường và tinh bột.

Khi nhu cầu tăng cao mà tụy tạng không đảm bảo sản xuất đủ lượng insulin cần thiết thì glucose máu sẽ tăng cao. Đây chính là nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ.

Thừa cân, lớn tuổi, di truyền

Phụ nữ bị thừa cân, béo phì, mang thai trên 35 tuổi, hoặc gia đình hay bản thân có tiền sử bị tiểu đường sẽ có nguy cơ cao mắc tiểu đường khi mang thai.

Cụ thể, các thức ăn nhiều đường và tinh bột hay chứa nhiều carbohydrates như bánh mì, bánh ngọt, kẹo, đường, nước ngọt,… sẽ đẩy mẹ bầu tới gần với tình trạng tiểu đường thai kỳ hơn.

Mắc bệnh cao huyết áp khi mang thai

Có thể nói rằng, bệnh tiểu đường chính là một biến chứng của tình trạng cao huyết áp. Theo các thống kê cho rằng, những bà mẹ bầu mắc chứng bệnh này thường sẽ có nguy cơ gây ra tình trạng đái tháo đường thai kỳ tăng gấp 3 lần so với người bình thường.

Có thể lý giải tình trạng này là do huyết áp cao sẽ gây ra những tác động xấu làm ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể khiến cho hoạt động của insulin trở nên khó khăn hơn. Những trường hợp bà mẹ mắc phải tình trạng tăng huyết áp cũng sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng tiểu đường trong lần mang thai tiếp theo.

Theo một kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Trường Đại học Hồng Kông, trẻ sinh ra có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và béo phì cao hơn nếu bà bầu tăng cân quá nhiều hoặc quá ít trong thai kỳ.

Theo Hoàng Ly/ Gia Đình Việt Nam

Vì Sao Rất Nhiều Mèo Bị Béo Phì Và Tiểu Đường?

Thịt là thành phần chính trong khẩu phần ăn của những loài động vật ăn thịt thuần túy. Chúng có thể ăn các loại thực phẩm khác như trái cây, ngũ cốc,… nhưng thịt là thành phần bắt buộc không thể thiếu. Mèo là loài động vật ăn thịt điển hình. Tuy nhiên do mèo đã được con người thuần hóa nên chúng không còn phải săn bắt con mồi. Vì vậy, chủ nuôi cần cho mèo ăn theo chế độ ăn hợp lý, đặc biệt là nhiều protein và ít tinh bột.

Vấn đề về thức ăn khô của mèo

Mèo quen với việc hấp thụ nước hằng ngày từ chính những thứ chúng ăn. Thức ăn khô có rất ít độ ẩm nên chúng không thể cấp đủ nước cho mèo. Vì vậy, những con mèo chỉ ăn thức ăn khô sẽ dễ bị mất nước.

Thức ăn khô còn có thể gây ra những vấn đề về sức khỏe cho mèo ví dụ như béo phì hoặc tiểu đường, bởi vì nó chứa nhiều chất béo, tinh bột và năng lượng. Thức ăn khô cũng có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa nhẹ vì dạ dày mèo thiếu những loại chất cần thiết để tiêu hóa và hấp thụ tinh bột.

Mèo thiếu enzyme cần thiết trong tuyến nước bọt, đường ruột và tuyến tụy để phá vỡ và tiêu hóa tinh bột. Mèo đã tiến hóa để có thể hấp thụ được một lượng rất thấp ngũ cốc và tinh bột, vì vậy chế độ ăn nhiều tinh bột có thể làm giảm sức khỏe của mèo, đặc biệt là có thể gây ra bệnh béo phì và tiểu đường.

Enzyme trong gan mèo sử dụng protein và chất béo để chuyển hóa thành năng lượng chứ không dùng tinh bột. Phần lớn tinh bột trong chế độ ăn của mèo cuối cùng được lưu trữ dưới dạng chất béo. Mèo chỉ có thể hấp thụ ít hơn 19% tinh bột trong chế độ ăn của chúng. Nếu trong thành phần ăn có hơn 19% tinh bột, tuyến tụy của mèo sẽ phải sản xuất nhiều và enzyme tiêu hóa hơn. Đó là lý do mèo bị viêm tụy mãn tính, bệnh viêm ruột (IBD) và bệnh tiểu đường – những căn bệnh vô cùng nghiêm trọng.

Hãy thực hiện một phép tính đơn giản để xem bạn đang cho mèo ăn bao nhiêu đường (dưới dạng tinh bột). Cộng lượng protein, chất béo, độ ẩm và tro ( Là thành phần còn lại của thực phẩm sau khi nung cháy hết các chất hữu cơ. Tro thực sự chỉ gồm các loại muối khoáng có trong thực phẩm. Nếu trên bao bì không ghi hàm lượng tro thì cứ tính là 6% ) và lấy 100 trừ đi tổng đó. Con số đó là tỷ lệ phần trăm tinh bột (đường) có trong thức ăn cho mèo.

Rất nhiều con mèo mắc các bệnh viêm và thoái hóa mãn tính do chế độ ăn của chúng không hợp lý. Gan của mèo cũng không sản xuất các enzyme cần thiết để chuyển hóa các loại đường đơn giản. Nghiên cứu cho thấy những con mèo được cho ăn nhiều đường sẽ bị tăng đường huyết. Hầu hết mèo không bị thu hút bởi đồ ngọt (không giống như chó và con người), và thay vào đó mèo thích thức ăn có vị như các loài động vật chẳng hạn như vị bò, vị gà…

Mèo có hệ tiêu hóa khác biệt đáng kể so với các loài động vật khác. Là động vật ăn thịt thuần túy, mèo phải tiêu thụ chất dinh dưỡng trong thịt động vật để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng đặc thù của chúng.

Đối với protein, mèo con cần gấp 1,5 lần so với con non của các loài động vật khác. Mèo trưởng thành cần gấp hai đến ba lần lượng protein mà các động vật trưởng thành khác cần. Điều này là do động vật ăn tạp và các động vật có vú khác không sử dụng protein làm nguồn năng lượng, mà là để tăng trưởng và duy trì cơ thể. Trái lại, protein là nguồn năng lượng chính của mèo.

Khi động vật được cho ăn chế độ ít protein, cơ thể chúng sẽ điều chỉnh lưu trữ axit amin để tránh thâm hụt protein. Nhưng mèo phải tiếp tục sử dụng protein ngay cả khi thiếu protein trong chế độ ăn. Và đó là lý do tại sao mèo bị bệnh, bị thương hoặc chán ăn dễ mắc phải tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu protein. Ngoài nhu cầu về protein ngày càng tăng, mèo cần nhiều loại axit amin hơn chẳng hạn như taurine.

Mèo cũng cần một lượng vitamin A nhất định. Đó là do mèo thiếu các enzyme đường ruột cần thiết để chuyển hóa B-carotene trong thực vật thành dạng hoạt động của vitamin A. Vitamin A rất cần thiết cho việc duy trì thị lực, tăng trưởng, sinh sản và sức khỏe của các mô và biểu mô của mèo.

Vitamin D cũng rất cần thiết trong chế độ ăn của mèo vì mèo thiếu khả năng tổng hợp vitamin D qua da. Gan và mô mỡ của nhiều loài động vật rất giàu vitamin D.

Tổ tiên loài mèo sống ở sa mạc nên chúng vẫn còn giữ đặc tính hấp thụ phần lớn nước từ thức ăn. Mèo không khát nước hoặc mất nước nhanh như các động vật khác. Khi mèo chỉ được cho ăn đồ ăn khô, mèo không thể hấp thụ đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Hậu quả là mèo sẽ bị mất nước, thậm chí tệ hơn có thể mắc các bệnh về đường tiết niệu dưới và bệnh thận.

Chế độ ăn tốt nhất cho mèo là chế độ ăn tự chế biến có đầy đủ và cân bằng dinh dưỡng.

Vì ngày nay có rất ít các công ty sản xuất đồ ăn cho mèo sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc địa phương hoặc những nguyên liệu thực sự chất lượng từ Hoa Kỳ nên tự tay chọn nguyên liệu và chế biến thức ăn cho mèo sẽ đảm bảo an toàn hơn.

Khi bạn tự tay nấu thức ăn cho mèo, bạn cũng có thể kiểm soát việc mèo nạp vào cơ thể những gì. Vì vậy, chế độ ăn tự chế biến cho mèo vẫn được các bác sĩ thú y khuyến cáo nhất.

TÓM TẮT

▪ Mèo là động vật ăn thịt và chúng cần được cho ăn như động vật ăn thịt để có sức khỏe tối ưu.

▪ Chế độ ăn nhiều tinh bột góp phần làm mèo mắc các bệnh béo phì, bệnh tiểu đường và một loạt các vấn đề sức khỏe khác.

▪ Mèo có nhu chế độ ăn đặc biệt: tốt nhất là cho mèo ăn nhiều thịt và thức ăn ẩm.

▪ Chủ nuôi tự chế biến thức ăn cho mèo là cách tốt nhất để đảm bảo mèo có một chế độ dinh dưỡng cân bằng.

📍 Gọi 0707.76.07.96 Để Mua Đồ Ăn – Phụ Kiện Thú Cưng Giá Rẻ

là cửa hàng cung cấp thức ăn và phụ kiện thú cưng hàng đầu tại chúng tôi Với hơn 1000 sản phẩm dành cho thú cưng nhập khẩu chính hãng, shop là nơi mua hàng tin cậy của tín đồ yêu chó mèo tại Việt Nam.