Top 3 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Cả Thế Giới Ghét Trung Quốc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Cả Thế Giới Ghét Đoàn Thể Thao Trung Quốc?

Có một điều dễ thấy, đó là hễ các VĐV Trung Quốc đi đến đâu thì y rằng ở đó xảy chuyện. Ngay khi Olympic 2016 còn chưa kịp khởi tranh, phần còn lại đã thấy ức chế với sự “xấu tính” của đoàn thể thao đại diện cho đất nước đông dân nhất hành tinh.

Hôm 4.8, tức 2 ngày trước lễ khai mạc Thế vận hội tại Rio, VĐV bơi người Trung Quốc là Sun Yang đã có hành động khiêu khích một thành viên của đội bơi Australia. Ngoài ánh mắt và lời nói, Sun Yang còn có cả hành động té nước về phía Mack Horton nhằm khiến cho đối thủ tại cự ly 400 mét tự do nam mất tập trung khi luyện tập.

Có thể đã hiểu quá rõ các VĐV Trung Quốc, hoặc do được giáo dục trong một môi trường có văn hóa, Horton phớt lờ cách hành xử của Sun Yang. Thay vì dùng nắm đấm để trả đũa, Horton chỉ nói rằng anh không tiếp chuyện với một kẻ “có tiểu sử sử dụng doping” rồi sau đó đánh bại Sun Yang trên đường đua.

Hùa theo hành vi “vừa ăn cắp vừa la làng” của Sun Yang, báo giới và cả cư dân mạng Trung Quốc lập tức phát động cuộc tổng tấn công nhắm vào Horton. Thậm chí HLV trưởng đội bơi Trung Quốc cũng buộc tội Horton “làm tổn thương tinh thần” của các học trò.

Những người thuộc phe trung lập chẳng buồn tin vào giọng điệu của phía Trung Quốc. Bởi ai nấy đều nhớ như in những vụ lùm xùm mà các VĐV Trung Quốc đã gây ra trong quá khứ. Tại London 2012, sau khi một BLV người Mỹ thể hiện vẻ ngạc nhiên trước “sự già dặn” đáng ngờ của một tay bơi 16 tuổi đến từ Thượng Hải, Tân Hoa xã đã nổi giận và cho rằng nước Mỹ đang ghen tức với sức vươn vũ bão của các VĐV Trung Quốc.

Vào năm 2004, trang web chính thức của Ban tổ chức đăng cai Thế vận hội Bắc Kinh 2008 đã đăng một bài viết có từ ngữ rất nặng nề nhắm vào ý kiến nhận xét từ nhiều thập kỷ trước của một quan chức thể thao Anh rằng thể thao Trung Quốc chỉ là “một gã ốm yếu tại châu Á”.

Tư tưởng không ai bằng mình của đoàn thể thao Trung Quốc còn được thể hiện rõ nét qua màn ăn mừng “như đúng rồi” của võ sĩ boxing “hạng ruồi” Lu Bin sau trận đấu thuộc vòng 1 với đối thủ người Kenya, Peter Warui. Giới quan sát được phen cười nghiêng ngả với Lu Bin nhưng Trung Quốc lại coi tay võ sĩ gốc Quảng Châu là “người hùng dân tộc”. Hình ảnh Lu Bin quỳ xuống hôn sàn đấu vì tưởng mình giành thắng lợi đã được chia sẻ hơn 130.000 lần trên mạng xã hội. Từ khóa “Lu Bin hôn vũ đài” được hơn 7.000 người đăng lại. Về phần mình, Lu Bin cũng quả quyết rằng “trọng tài đã đánh cắp giấc mơ của tôi”.

Đúng là không còn gì để nói…

Vì Sao Thế Giới Ngày Càng Ghét Trung Quốc?

Tại Nhật Bản, số người coi Bắc Kinh là nguyên nhân gây ảnh hưởng tiêu cực tại châu Á lên tới 73%. Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.

Theo tạp chí The Diplomat, Trung Quốc đang coi trọng lợi ích quốc gia bao gồm việc tranh giành chủ quyền lãnh thổ của các nước láng giềng mà không hề lo sợ hình ảnh của mình xấu đi trong con mắt cộng đồng quốc tế. Kết quả cuộc khảo sát gần đây của BBC World Service cho thấy hình ảnh Trung Quốc trong mắt bạn bè quốc tế không hề hoàn hảo như mong đợi.

Mặc dù trong năm nay, mức đánh giá của cộng đồng quốc tế về tầm ảnh hưởng của Trung Quốc giữa tiêu cực và tích cực đã đạt tỷ lệ cân bằng (42%) song hình ảnh của Trung Quốc tại Nhật Bản và Hàn Quốc – hai quốc gia láng giềng châu Á quan trọng nhất của Bắc Kinh, lại xuống dốc thảm hại.

Đáng ngạc nhiên là diện mạo quốc tế của Trung Quốc lại cực kỳ tiêu cực tại những nước phát triển như Anh (49%), Australia (47). Đặc biệt, chỉ 10% người dân Đức nhìn Trung Quốc với con mắt tích cực, trong khi có tới 76% ghét cay ghét đắng Trung Quốc.

Câu hỏi đặt ra là “Liệu Trung Quốc có quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt bạn bè quốc tế?” Lối hành xử ngày càng hung hăng của Trung Quốc trên biển Hoa Đông và Biển Đông đã cho thấy Bắc Kinh dường như không quan tâm tới hình ảnh của mình trong mắt các nước láng giềng châu Á nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung.

Tuy nhiên, điều này lại hoàn toàn mâu thuẫn với những nỗ lực nhằm cải thiện sức mạnh mềm và xây dựng hình ảnh quốc gia trên thế giới trong những năm qua của Trung Quốc. Do đó, điều khó hiểu là: Nếu Trung Quốc quan tâm tới hình ảnh quốc tế của mình, tại sao họ lại hành xử theo lối gây tổn hại tới hình ảnh như vậy? Thậm chí, một số quốc gia châu Á còn coi Trung Quốc là “kẻ to đầu chuyên đi bắt nạt”.

Có 3 khả năng giải thích cho sự mâu thuẫn giữa chiến dịch đánh bóng hình ảnh quốc gia và lối cư xử hung hăng gần đây của Trung Quốc. Nguyên nhân thứ nhất là có thể, Trung Quốc đã không phân định rõ ràng về khái niệm hình ảnh quốc gia hay sức mạnh mềm. Theo thuyết duy thực tại Trung Quốc, điều quan trọng nhất trên chính trường quốc tế là sức mạnh vật chất nên sức mạnh mềm chỉ là phần phụ.

Do đó, giới lãnh đạo Trung Quốc chấp nhận quan điểm của Tào Tháo khi xưa là “Ta thà phụ người chứ không để người phụ ta”. Lối suy nghĩ này đã chi phối các chính sách ngoại giao trong những năm gần đây của Trung Quốc, và không hề bất ngờ khi Bắc Kinh cảm thấy không cần phải cải thiện hình ảnh quốc gia.

Nguyên nhân thứ hai là Trung Quốc có thể cũng quan tâm về hình ảnh quốc gia nhưng lại thiếu kinh nghiệm hoặc thậm chí còn quá vụng về trong khâu quảng bá hình ảnh đất nước. Điển hình, trong những năm gần đây, Trung Quốc đã huy động khá nhiều nguồn lực vào “ngoại giao công chúng” như nguồn tài chính đổ vào tổ chức Olympics Bắc Kinh 2008 để quảng bá hình ảnh tích cực quốc gia. Đây cũng là cách mà Trung Quốc mong muốn xây dựng hình ảnh hòa bình và tích cực trước mắt bạn bè quốc tế.

Tuy nhiên, khả năng trình độ của những quan chức chịu trách nhiệm xây dựng hình ảnh của Trung Quốc còn khá kém cỏi hoặc do sự phối hợp chưa nhịp nhàng giữa các bộ, ban, ngành như Bộ Ngoại giao và quân đội nước này đã mang lại kết quả không như mong đợi.

Nguyên nhân cuối cùng dẫn tới việc Trung Quốc thờ ơ xây dựng hình ảnh quốc gia là do giới lãnh đạo đã đặt lợi ích quốc gia lên trên hết mà trọng tâm là chủ quyền quốc gia và hợp nhất lãnh thổ. Như tuyên bố của Chủ tịch Tập Cận Bình hồi đầu năm nay, Trung Quốc sẽ không bao giờ hy sinh lợi ích quốc gia cốt lõi trong bất cứ hoàn cảnh nào. Do đó, hình ảnh quốc gia được Trung Quốc xếp hàng thứ hai sau chiến lược toàn vẹn lãnh thổ.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Vì Sao Thế Hệ Trẻ Trung Quốc Không Cần Đến Facebook?

– Khác với thế hệ trẻ Việt Nam hiện đang “ăn Facebook, ngủ Facebook”, thường xuyên online trên mạng xã hội lớn nhất hành tinh từ sáng sớm đến đêm khuya, thế hệ trẻ Trung Quốc hoàn toàn xa lạ với các dịch vụ Internet phổ biến thế giới như Google, YouTube hay Facebook, Twitter…

Chiến lược “phòng hỏa trường thành” trên không gian mạng

Nổi tiếng về độ khắt khe với các dịch vụ công nghệ phổ biến của thế giới, Trung Quốc từng đóng cửa với hầu hết các hãng công nghệ lớn như Apple, Google, Facebook. Nhưng sức hút từ thị trường hơn 1 tỷ dân vẫn quá lớn, tới mức Apple phải chấp nhận đặt máy chủ lưu trữ thông tin iCloud của người dùng Trung Quốc tại quốc gia này.

CEO Facebook, Mark Zuckerberg chạy bộ tại quảng trường Thiên An Môn cùng vệ sĩ để vận động hành lang cho phép mở cửa Facebook trở lại tại Trung Quốc.

Tháng 3/2016, Mark Zuckerberg cũng chạy bộ tại quảng trường Thiên An Môn để vận động hành lang cho phép mở cửa Facebook trở lại tại Trung Quốc sau khi bị cấm vào năm 2009. Tuy nhiên, chỉ một ngày sau khi Facebook được phép mở công ty con ở Trung Quốc vào cuối tháng 7 vừa qua, chính phủ Trung Quốc đã lại rút giấy phép kinh doanh đối với mạng xã hội này.

Từ năm 1997, Trung Quốc bắt đầu kiểm duyệt Internet với hệ thống tường lửa “Phòng Hỏa Trường Thành” – The Great Firewall. Việc Trung Quốc đóng cửa Internet với thế giới không tránh khỏi những hạn chế nhất định, nhưng không phải là không có mặt tốt. Các sản phẩm và dịch vụ Internet nội địa của Trung Quốc nhờ vậy cũng có nhiều cơ hội phát triển lớn mạnh. Người dân Trung Quốc cũng không bị lệ thuộc vào các dịch vụ Internet của thế giới.

Giả sử trong trường hợp bị mất toàn bộ kết nối với mạng Internet toàn cầu, hệ thống mạng Internet trong phạm vi Trung Quốc vẫn hoạt động được độc lập, và người dùng vẫn có thể sử dụng các dịch vụ đặt máy chủ tại Trung Quốc để làm việc và liên lạc với nhau bình thường.

Nguy cơ từ việc lệ thuộc mạng Internet toàn cầu

Tình huống mất kết nối với mạng Internet toàn cầu từng xảy ra tại Việt Nam vào tháng 12/ 2006. Khi đó, Hệ thống liên lạc khắp châu Á bị tê liệt trầm trọng sau khi trận động đất ở Đài Loan làm đứt mạng cáp ngầm dưới biển.

Hoạt động giao dịch tiền tệ ở các thị trường tài chính lớn như Tokyo, Seoul đều bị tê liệt sau sự cố đứt cáp biển do động đất Đài Loan năm 2006.

Tại Việt Nam, các công sở hầu như đều rơi vào tình trạng náo loạn vì không thể liên lạc hay gửi email được, dịch vụ điện thoại quốc tế cũng ngừng hoạt động do quá tải. Trong hơn 1 tuần gặp sự cố, nhiều người đã lần đầu tiên nhìn thấy được mức độ lệ thuộc vào Internet trong công việc và đời sống hàng ngày của mình, cảm thấy như bị cô lập giữa ốc đảo.

Các công ty Việt Nam hoạt động trên toàn quốc còn rơi vào tình trạng khủng hoảng hơn khi không thể trao đổi công việc hoặc gửi sản phẩm giữa các tỉnh thành qua Internet, chẳng hạn như file thiết kế đồ họa, ứng dụng phần mềm, các văn bản tài liệu được số hóa…

Tuy nhiên, các hệ thống email và chat của nhà cung cấp trong nước vẫn có thể hoạt động bình thường, và trở thành giải pháp tình thế rất hiệu quả để thay thế cho Yahoo Mail, Gmail, chat Yahoo Messenger hay các dịch vụ lưu trữ file. Nhưng do giới hạn về dung lượng lưu trữ, mức độ phổ biến, nên các ứng dụng email và chat trong nước vẫn không thể thay thế được hoàn toàn.

Trung Quốc là quốc gia chịu ảnh hưởng ít nhất từ sự cố mạng Internet đình trệ toàn châu Á năm 2006, vì người dùng tại quốc gia này sử dụng một hệ sinh thái các dịch vụ Internet đều có máy chủ đặt trong nước. Nhờ đó, các hoạt động công sở hay thông tin liên lạc hầu như không bị gián đoạn.

Thế hệ trẻ Trung Quốc không cần tới Facebook, Google

Sở hữu lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới tại thị trường nội địa có dân số hơn 1 tỷ người, ý thức về việc tránh lệ thuộc vào dịch vụ và công nghệ của phương Tây được các nhà lãnh đạo Trung Quốc đưa ra từ rất sớm. Chiến lược về công nghệ của Trung Quốc được triển khai nhất quán theo công thức: “Thế giới có cái gì, Trung Quốc có cái đó.”

Thị phần các dịch vụ Internet thịnh hành tại Trung Quốc so với dịch vụ của thế giới. Ảnh: Statista.

Thế hệ trẻ Trung Quốc sinh sau năm 1980 hoàn toàn không có nhu cầu sử dụng Facebook hay YouTube, Google, bởi họ đã có các dịch vụ tương tự từ nhà cung cấp trong nước. Thế giới có Facebook, họ có Weibo, Renren và nhiều mạng xã hội nhỏ khác. Thế giới tìm kiếm trên Google Search, còn họ có công cụ tìm kiếm riêng có tên Baidu. Thay vì Gmail của Google Trung Quốc có dịch vụ email riêng có tên QQ, bao gồm cả tính năng chat như Yahoo Messenger.

Với các dịch vụ nhắn tin phổ biến thế giới như Viber, WhatsApp hay gần đây là Facebook Messenger, Trung Quốc có dịch vụ tương tự là WeChat. Không chỉ dừng lại ở nhắn tin trên di động, WeChat còn mở rộng ra thành mạng xã hội, hỗ trợ cả chức năng chuyển tiền và thanh toán điện tử, mua sắm, gọi taxi, mua vé phim và nhiều dịch vụ nội địa khác.

Nếu cần mua sắm trực tuyến, thay vì phải truy cập vào Amazon, người dùng Trung Quốc sẽ vàoTMall.com. Thay vì dùng thẻ tín dụng Visa hay Master, họ dùng dịch vụ thanh toán điện tử AliPay. Toàn bộ hệ sinh thái dịch vụ nội địa này của Trung Quốc đã đáp ứng rất tốt mọi nhu cầu của người dùng Internet trong nước, và đó là lý do khiến giới trẻ ở quốc gia đông dân nhất thế giới thờ ơ với Facebook, Google.

Các nhà cung cấp trong nước cũng sẵn sàng hợp tác với cơ quan chức năng và chính phủ Trung Quốc để truy xuất dữ liệu người dùng, chứ không khó khăn như việc Apple từ chối FBI khi cơ quan này yêu cầu mở khóa iPhone của nghi phạm khủng bố.

Vì Sao Trung Quốc Không Cần Facebook, Google?

Trung Quốc chặn Facebook và nhiều trang mạng xã hội khác, tạo ra nhiều luật kiểm soát cho các công ty phương Tây. Trong khi đó, thị trường được giữ bởi các công ty nội địa.

Theo một thống kê từ Reuters vào năm 2011, Trung Quốc có gần nửa tỷ người dùng Internet, đứng đầu thế giới. Một nghiên cứu khác từ Jane Hendrick, quản lý cấp cao tại Tập đoàn Gerson Lehrman cho thấy: phân nửa người dùng Internet tại Trung Quốc dùng hơn 1 mạng xã hội. Họ cũng có thời gian online và độ “cống hiến” cho mạng xã hội cao hơn đa số người dùng các nước khác.

Thị trường Internet của các tên tuổi nội

Thống kê của Tech In Asia vào năm 2014 cho thấy, người Trung Quốc nhắn tin bằng WeChat và Laiwang, dùng ứng dụng kết bạn riêng với tên gọi Momo thay thế cho Snapchat.

Thay thế Facebook, họ có Weibo, Renren và nhiều mạng nhỏ lẻ khác cho từng nhóm người dùng.

Thay thế cho các dịch vụ Google, người dùng có Baidu là công cụ tìm kiếm, QQ thay thế Google Mail. Gần như mọi dịch vụ quốc tế đều có một phiên bản Trung Quốc do chính các công ty nội địa tạo ra.

Nhiều người cho rằng việc kiểm soát Internet đã khiến các sản phẩm nội địa của Trung Quốc rộng đường sinh sống hơn. Từ năm 1997, họ bắt đầu kiểm duyệt Internet với chiến dịch được Wired gọi là “Phòng Hỏa Trường Thành” – The Great Firewall (chơi chữ từ Vạn Lý Trường Thành – The Great Wall).

“Cùng với việc chặn các trang nước ngoài, điều này khiến người dùng có ít lựa chọn hơn, do đó gần như họ phải chuyển qua các dịch vụ trong nước”, một đồng sáng lập trang chúng tôi với bút danh Charlie Smith chia sẻ.

Bloomberg dẫn chứng: Năm 2008, Facebook tung ra phiên bản Trung Quốc tại đại lục và chỉ thu về khoảng 285.000 đăng ký trong số gần 300 triệu người dùng Internet thời bấy giờ.

Thực tế, ngay cả khi các đạo luật được nới lỏng, thị trường cũng không dễ dàng cho các công ty nước ngoài. Người dùng Internet có những đặc thù riêng khác biệt, thậm chí trái ngược với các giá trị phương Tây.

Lý do đưa ra là họ không cạnh tranh được với trang QQ, vốn phát triển từ hệ thống nhắn tin đã quá phổ biến ở đó.

Bí mật danh tính cũng là điều quan trọng. Thống kê từ Statista năm 2016 cho thấy vẫn còn 61% người dùng Trung Quốc ẩn danh trên mạng. Điều này trái với chính sách và cấu trúc của Facebook, hay các mạng xã hội từ châu Âu vốn đề cao sự minh bạch và luôn yêu cầu danh tính người dùng.

Thứ ba, các ứng dụng, mạng xã hội Trung Quốc gần như gắn liền với đời sống người dân. WhatsApp, ứng dụng do Facebook mua lại với giá 19 tỷ USD đang là dịch vụ được “mở cửa” tại Trung Quốc, nhưng cũng không cạnh tranh nổi với WeChat.

Một lý do quan trọng khác là WeChat đã hỗ trợ gần như đầy đủ các chức năng như mua sắm, mượn tiền, gọi taxi, mua vé phim và nhiều dịch vụ nội địa khác. WhatsApp tại Trung Quốc hầu như chỉ có tác dụng nhắn tin. Vấn đề tương tự đang diễn ra với Facebook Mesenger.

Nhất lộ hướng Đông

Tuy vậy, thị trường tỷ dân với hơn một nửa chưa tham gia Internet vẫn quá lớn để có thể bỏ qua. Facebook, Google, Apple và nhiều công ty công nghệ khác đang cố gắng thâm nhập thị trường sau nhiều năm bỏ lửng.

Bloomberg cũng đánh giá Facebook (và các mạng xã hội phương Tây khác) tại Trung Quốc ít có lợi thế ở Trung Quốc. Các nhà quản lý Trung Quốc đang siết chặt. Theo đó, nếu Facebook muốn hoạt động, họ cần thay đổi chính sách và “chơi theo luật” của nước này.

Các công ty phương Tây đang có nhiều động thái cả “cứng” lẫn “mềm” để thâm nhập thị trường tỷ dân. Mark Zuckerberg dành nhiều thời gian đến Trung Quốc, tung hình ảnh chạy bộ cạnh Thiên An Môn.

Trong thời gian qua, ông chủ Facebook cũng hội kiến nhiều nhà chức trách Trung Quốc nhằm tìm ra giải pháp để thâm nhập thị trường. Chính quyền nước này đang có nhiều biện pháp cứng rắn hơn với mạng xã hội từ thời ông Tập Cận Bình.

Theo Time, nếu Facebook muốn trở lại đây, họ gần như phải chấp nhận theo các luật kiểm duyệt. Có thể, một phiên bản Facebook cắt ghép vẫn tốt hơn tình trạng bị chặn hiện tại.

LinkedIn, trang cộng đồng tìm việc lớn nhất thế giới, đã có nhiều động thái “chiều lòng” chính quyền Trung Quốc bằng cách xóa những nội dung được các nhà quản lý cho là “nhạy cảm”.

Năm 2016, Google Play có cơ hội trở lại Trung Quốc, về lý thuyết, nó mở ra cánh cửa rộng hơn cho các nhà phát triển nước ngoài, nhất là ngành công nghiệp game di động.

Đầu năm nay, Bắc Kinh siết chặt luật lệ, giới hạn quyền hoạt động và thương mại các dịch vụ, nội dung điện tử. Theo đó, các cố gắng của Google gần như đổ sông đổ bể.

Apple cũng từng phải nhượng bộ tại quốc gia tỷ dân. Năm 2014, họ đồng ý yêu cầu của chính phủ, trao dịch vụ iCloud của người dùng Trung Quốc vào các máy chủ của Trung Quốc.

Họ chật vật để phát hành Apple Pay, chính phủ cũng cấm các viên chức nhà nước xài thiết bị của Apple. Thậm chí, Tim Cook tuyên bố Apple phải “cân nhắc về Trung Quốc” khi thiết kế sản phẩm mới, Cult of Mac dẫn lời.

Có thể, các tên tuổi nước ngoài sẽ tiến dần vào thị trường tỷ dân này, nhưng cho đến hiện tại, sân chơi đó vẫn chỉ dành cho các tên tuổi nội địa. Trung Quốc đang là một “ốc đảo” của thế giới công nghệ, và có vẻ như nó hoàn toàn đủ sức tự lực cánh sinh.