Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Có Sinh Đôi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Có Thể Thụ Thai Sinh Đôi Khác Cha?

Theo y học, song sinh cùng trứng là hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt.

Mới đây một ông bố ở Hòa Bình đưa hai con sinh đôi đi xét nghiệm ADN và kết quả bất ngờ chỉ có một bé là con của anh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng đây là trường hợp hiếm gặp, cần phải xem xét lại người phụ nữ mang thai cùng trứng hay mang thai khác trứng, xét nghiệm lại gene mới có câu trả lời chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, sinh đôi hay song sinh là hiện tượng đa thai phổ biến, khi người mẹ sinh ra 2 em bé trong cùng một lần mang thai. Hai em bé sinh đôi có thể giống nhau về giới tính và diện mạo nhưng cũng có thể khác biệt hoàn toàn cả về giới tính lẫn dung mạo. Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào quá trình mang thai của người mẹ là sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng.

Theo y học, song sinh cùng trứng là hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt. Những thai nhi trong trường hợp này giống nhau như giọt nước cả về hình thức và cấu trúc gen. Hai bé cũng thường có cùng giới tính.

Sinh đôi khác trứng là khi người phụ nữ rụng đồng thời 2 trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và cả 2 trứng này được thụ thai bởi 2 tinh trùng khác biệt. Trong trường hợp này, hai thai nhi cùng chia sẻ tử cung của người mẹ trong suốt 9 tháng dài nhưng phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp sinh đôi khác trứng, rất có thể bố của 2 em bé không phải là một người.

Trên thế giới đã có vài trường hợp song sinh khác bố. Các chuyên gia chỉ có thể lý giải sự việc hy hữu này rằng: Khi người mẹ rụng nhiều trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và quan hệ với hơn một đối tượng, mỗi trứng có thể được thụ tinh bởi một người đàn ông khác nhau, dẫn tới sự khác biệt lớn của cặp song sinh. Thậm chí 2 đứa trẻ sinh đôi có thể không chào đời cùng một lần sinh.

Có trường hợp, người mẹ đã có thai lại thụ thai thêm một lần nữa khi một trứng thụ tinh với một tinh trùng khác trong cùng tháng. Hiện tượng này gọi là bội thụ tinh khác kỳ. Điều đó xảy ra sau một vài tuần sau khi hợp tử đầu tiên đã được hình thành. Nó cũng giải thích cho lý do tại sao khi chào đời, một bé song sinh sẽ lớn hơn và trưởng thành hơn so với bé kia.

Về mặt sinh học, một phụ nữ có thể thụ thai cặp song sinh khác trứng với hai người đàn ông khác nhau khi đã mang thai và rụng trứng một lần nữa. Một thai nhi hình thành khi trứng thứ hai được thụ tinh bởi tinh trùng từ một người đàn ông khác.

Điều này cũng xảy ra tương tự với trường hợp sinh ba bao gồm một cặp song sinh giống hệt nhau và một em bé khác diện mạo so với hai bé kia. Bạn có thể biết cặp song sinh cùng trứng nhờ vẻ ngoài giống hệt nhau, còn song sinh khác trứng nhìn giống như các anh chị em khác. Đây là lý do các màng nhau thai được kiểm tra rất cẩn thận. Xét nghiệm nhau thai hoặc DNA sẽ cho biết đây là cặp song sinh cùng trứng hay khác trứng. Tuy nhiên không phải kết quả nào cũng hoàn toàn chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, trường hợp mang song thai phổ biến hơn ở những người làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Tỷ lệ thành công của các ca IVF chỉ khoảng 35-40% nên để tăng khả năng thành công, các bác sĩ khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm sẽ chuyển nhiều hơn một phôi vào tử cung người phụ nữ, do vậy sẽ có các trường hợp sinh hai, sinh ba.

Có khi do lo lắng thất bại khi làm IVF, nhiều cặp vợ chồng đề xuất bác sĩ thụ tinh thêm một trứng với tinh trùng lấy từ ngân hàng để tạo thành phôi. 2 phôi này được đưa vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi, may mắn cả 2 phôi đều phát triển tốt và người mẹ sinh 2 con khỏe mạnh. Trong trường hợp này, cặp sinh đôi sẽ có một bé mang ADN từ tinh trùng của bố và một bé mang ADN từ tinh trùng của người hiến tặng.

Vì Sao Phụ Nữ Có Thể Sinh Ra Cặp Sinh Đôi Khác…Bố?

Hiện tượng trẻ sinh đôi nhưng khác bố nghe có vẻ kỳ lạ nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra trong đời thực. Như trường hợp mới đây của ông bố tại Hòa Bình là một ví dụ.

Mới đây, dư luận trong nước xôn xao vì vụ việc anh Mạnh (34 tuổi, ở Hòa Bình) sau khi đi xét nghiệm với hai bé gái sinh đôi con anh mới phát hiện ra rằng chỉ một trong hai bé là còn đẻ của mình. Điều này nghe có vẻ kỳ lạ và trớ trêu nhưng nó hoàn toàn có thể xảy ra trong đời thực và cũng đã có nhiều trường hợp như vậy xảy ra trên thế giới.

Hiện tượng trẻ sinh đôi nhưng không cùng bố trong y học gọi là bội thụ tinh khác kỳ, khác bố (heteropaternal superfecundation). Khi một người phụ nữ quan hệ với 2 người đàn ông chỉ cách nhau vài ngày, tinh trùng của mỗi người này sẽ thụ tinh cho một quả trứng của người phụ nữ. Các bác sĩ cho biết, tất cả quá trình đó diễn ra trong không quá một tuần, vì tinh trùng chỉ có khả năng sống sót được 5 ngày.

Russell Miller, giáo sư khoa sản Đại học Columbia, Mỹ giải thích rằng trong trường hợp sinh đôi khác trứng cùng cha mẹ, 2 quả trứng khác nhau của cùng một người phụ nữ được 2 tinh trùng của một người đàn ông thụ tinh. Nhưng trong trường hợp bội thụ tinh khác kỳ, khác bố thì 2 quả trứng khác nhau của người phụ nữ lại được thụ tinh bởi 2 tinh trùng từ 2 người đàn ông khác nhau.

Trên thế giới đã có nhiều trường hợp tương tự như trường hợp của anh Mạnh. Ví dụ như câu chuyện xảy ra vào tháng 5/2015 khi một người phụ nữ ở hạt Passaic khởi kiện người đàn ông mà cô ấy nghĩ là cha của hai đứa con gái sinh đôi vào tháng 1 năm 2013 của mình, yêu cầu anh ta chu cấp nuôi con. Kết quả giám định ADN cho thấy người đàn ông bị kiện là cha của một trong hai đứa trẻ sinh đôi nhưng… không phải cha đứa còn lại.

Hay trường hợp của anh Trương xảy ra vào tháng 12/2015 là một ví dụ tương tự. Anh này đã rất sốc phát hiện ra chỉ một trong ba đứa con mà vợ mới sinh là con của mình sau khi đi xét nghiệm ADN.

Theo các chuyên gia, hiện tượng bội thụ tinh khác kỳ, khác bố rất hiếm khi xảy ra và rất khó để xác định, hầu hết chỉ được phát hiện ra khi có tranh chấp pháp lý hoặc tiến hành kiểm tra ADN.

Xuân Bách

Tại Sao Hai Người Sinh Đôi Lại Có Dấu Vân Tay Khác Nhau?

Tôi để ý thấy dấu vân tay của tôi và em trai sinh đôi không giống nhau dù chúng tôi trông y hệt nhau. Xin hỏi tại sao lại như vậy? (Phan Huy)

Vì bố mẹ họ biết sau này họ ko dùng chung 1 điện thoại – (sekaphan1509)

Vân tay ko chịu ảnh hưởng của yếu tố di truyền, nó hình thành ở giai đoạn sau của quá trình thai kỳ. Ai mún bik sâu hơn có thể lên google tìm. – (Lâm Quách)

Chỉ có thượng đế mới biết! – (pmtarc)

Vì như thế thì mới làm CMND được. – (Duy Phong Huỳnh)

Vì nghiệp ở kiếp trước của bạn và em sinh đôi của bạn khác nhau. – (ptuan1965)

Dấu vân tay phản ánh não bộ của con người và được hình thành cùng với thời kỳ hinh thành não bộ. Mà não bộ thì bên cạnh di truyền còn có những khác biệt của cá nhân đó. Do đó, anh chị em sinh đôi cũng ko có dấu vân tay giống nhau hoàn toàn. – (Trúc Thanh)

Vì não của mỗi người khác nhau. – (Xuan DNA)

Chắc trường hợp của bạn là sinh đôi không cùng trứng. Trong các trường hợp khác, sự trùng hợp của anh em sinh đôi thật đáng kinh ngạc. Tòa án Đức từng phải tha bổng 2 anh em sinh đôi vì có 1 người đi ăn trộm để lại dấu vân tay, nhưng công an không thể nào kết luận được đó là vân tay của ai trong họ. – (Sếu)

Khoa học chưa giải đáp được. – (Thai son)

Tuy sinh đôi cùng trứng nhưng cũng có 1 số điểm khác biệt trên adn của mỗi người, do đó sẽ có các khác biệt trên cơ thể mà vân tay là 1 trong số đó – (Diệp Chí Hải)

Tại vì Mụ Bà nặn ra vậy! – (Nguyễn Tuấn Anh)

mỗi ng một dấu vân tay, hiện chưa phát hiện dc 2 ng có dấu vân tay giống nhau – (Hah Shudan)

chắc sinh đôi không cùng trứng. – (Taylor Vũ)

Cho dù có nhân bản vô tính thì hai người vẫn có vân tay khác nhau. – (Vì Một Việt Nam Phát Triển)

Vì vân tay không do gen (di truyền – giống nhau 100% ở sinh đôi cùng trứng) quy định mà phát triển trong quá trình lớn lên của bào thai. Mà quá trình đó không ai giống ai mặc dù hình thành từ cùng một phôi, phát triển cùng thời gian trong cùng một bụng người mẹ. – (Quốc Duy Phan)

Khác nhau để dùng điện thoại bảo mật vân tay bạn à. – (Hữu Hầm Hố)

Vì vân tay không do ADN quyết định. – (Thao hoang minh)

Dấu vân tay không người nào giống người nào. Cho dù bạn sinh đôi hay sinh mấy thì vân tay mỗi người hoàn toàn khác nhau. Hơn 7 tỷ người trên thế giới này không ai có vân tay giống nhau – (So Nic)

Tại vì các nếp vân tay không do gen hoặc một loại protein nào đó quy định, nó là sự sắp xếp ngẫu nhiên. – (mr bt)

Vì Sao Trẻ Sinh Non Có Nguy Cơ Tử Vong Cao?

Mới đây, sự việc 4 trẻ sinh non tử vong cùng một lúc tại bệnh viện Sản Nhi Bắc Ninh gây xôn xao. Nhiều người đặt ra câu hỏi vì sao trẻ sinh non lại có nguy cơ tử vong cao? Trẻ sinh non có nguy cơ tử vong gấp 20 lần so với trẻ sinh đủ tháng

Trả lời câu hỏi trên Bác sĩ Lê Quang Thanh, Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ TP HCM cho biết hàng năm nơi đây tiếp nhận điều trị cho khoảng 6.500 trẻ sinh non, nhẹ cân. Sinh non là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong vòng một tháng đầu đời và đứng thứ hai chết trẻ dưới một tuổi, sau bệnh lý viêm phổi.

Bác sĩ cho biết thêm, so với trẻ đủ tháng, trẻ sinh non là trẻ ra đời dưới 37 tuần tuổi có nguy cơ tử vong gấp 20 lần do dễ bị hạ thân nhiệt, nhiễm khuẩn, suy hô hấp và những trở ngại trong nuôi dưỡng. Chi phí y tế dành cho trẻ sinh non gấp 10 lần cho trẻ đẻ đủ tháng, thời gian nằm viện dài gấp 9 lần. Trẻ sinh non sống sót phải đối mặt với nguy cơ bất thường trong phát triển vận động, thần kinh, giảm khả năng học tập. 75% trẻ em dưới 1 tuổi tử vong do bị sinh non. Khoảng 25% trẻ sinh non bị mù hoặc giảm thị lực, 5% trẻ giảm thính lực. Những di chứng dài hạn có thể gặp như tăng nguy cơ bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp, hen suyễn…

Một số khuyết tật có tính chất lâu dài đối với trẻ sinh non bao gồm: các vấn đề về hành vi, như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) và tình trạng căng thẳng, lo lắng. Các bệnh về thần kinh, như bệnh bại não có ảnh hưởng đến não bộ, tủy sống và các dây thần kinh. Hội chứng tự kỷ, là một nhóm bệnh có ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, các kỹ năng xã hội và hành vi của trẻ.

Trẻ sinh non phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh:

Suy hô hấp: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nguy cơ tử vong ở trẻ sinh non. Trẻ càng sinh thiếu tuần tuổi thì càng dễ bị suy hô hấp. Đặc trưng của tình trạng này đó là bệnh màng trong, do sự thiếu hụt hoạt tố sunfactan, chất có chức năng giữ phế quản phổi không bị xẹp khi thở ra. Bệnh này dẫn đến triệu chứng trẻ bị tím tái, thở gắng sức, phải hỗ trợ máy thở và có thể tử vong.

Hen phế quản: Là bệnh khó thở từng cơn do co thắt phế quản kèm tăng tiết dịch.

Loạn sản phế quản phổi: Là một bệnh mãn tính ở phổi khiến phổi phát triển không bình thường và dễ bị viêm. Ngay cả khi tình trạng của phổi được cải thiện hơn thì trẻ sinh non vẫn dễ gặp phải những triệu chứng tương tự như bệnh hen suyễn trong suốt cuộc đời.

Vàng da: Vàng da cũng là một hiện tượng thường gặp, do sự hình thành sắc tố da cam (bilirubin) ở trong máu, mật và nước tiểu. Thành phần này làm cho da và mắt trở nên vàng, nhưng triệu chứng thường nhẹ và có thể điều trị được. Tuy nhiên nếu thành phần này tồn tại quá nhiều trong cơ thể sẽ có nguy cơ ảnh hưởng tới não bộ.

Rối loạn tiêu hóa: Triệu chứng thường gặp ở trẻ sinh non là thường xuyên ói, nôn trớ, trướng bụng hoặc bị tiêu chảy liên tục, ăn kém và không hấp thụ được chất dịnh dưỡng, chậm tăng cân. Ruột của trẻ vì phát triển chưa hoàn thiện, không đủ máu, mỏng dần rồi dẫn đến bị viêm hoạt tử ruột hoặc bị thủng.

Chính vì vậy, khi trẻ có hiện tượng bị ói ra dịch xanh, trướng bụng, ăn kém thì cần tìm gặp ngay bác sĩ để được thăm khám và cứu chữa kịp thời.

Bệnh xơ hóa võng mạc: Đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, do trẻ bị ngộ độ oxy khi nồng độ oxy có trong máu quá cao làm cho võng mạc giãn nở và co thắt bất bình thường, gây tổn thương đến thị giác và có thể bị mù lòa nếu phụ huynh không đưa con đến khám bác sĩ đúng định kỳ.

Rối loạn huyết học: Trẻ sinh thiếu tháng sẽ dễ bị thiếu hụt có yếu tố làm đông máu nên dễ bị xuất huyết ở một số bộ phận của cơ thể như: dạ dày, phổi, mật, gây thiếu máu cấp tính. Nặng hơn trẻ có thể bị xuất huyết não, co giật, hôn mê sâu và bị tử vong.

Khi trẻ có triệu chứng da kém sắc, không được hồng hào, chậm lên cân, các bà mẹ nên đưa con đi khám kịp thời để chữa trị đúng đắn.

Dễ mắc bệnh tự kỷ: Các nhà nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng trẻ sinh non thường có nguy cơ cao mắc hội chứng rối loạn tâm thần. Việc trẻ em sinh thiếu cân có mối liên hệ mật thiết đến vấn đề nhận thức của trẻ trong đó có bệnh tự kỷ, căn bệnh phổ biến hiện nay ở trẻ em hiện đại.