Top 13 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Con Sinh Ra Bị Vàng Da Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da?

Khoa Vân , 18/04/2017 (643 lượt xem)

Theo thống kê cho thấy triệu chứng vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ tháng và 30% ở trẻ sinh non, thiếu tháng, sinh ngạt hoặc nhiễm trùng.

Theo các bác sỹ thì hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

1. Hiện tượng vàng da sinh lý (vàng da nhẹ): hiện tượng da bé bị vàng sẽ xuất hiện trong vòng 1-7 ngày tuổi, trẻ ăn ngủ bình thường và sẽ tự hết mà không cần can thiệp hay điều trị. Nguyên nhân là do các hồng cầu trong thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn chất Bilirubin, sắc tố màu vàng, được phóng thích vào máu gây nên hiện tượng vàng da sinh lý, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu thì da bé sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, các bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy con có biểu hiện vàng da nhẹ sau sinh nhưng vẫn ăn ngủ tốt. Có thể hỗ trợ khắc phục hiện tượng vàng da sinh lý bằng cách tắm nắng cho trẻ, tăng lượng sữa và số lần bú trong ngày (vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa) và theo dõi diễn tiến của chứng vàng da trong vòng 7-10 ngày sau sinh bé sẽ tự khỏi.

2. Hiện tượng vàng da bệnh lý (vàng da nhân): Khi chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp khiến da bé sẽ vàng sậm, lan xuống tay, chân kèm theo hiện tượng bé bú kém hoặc bỏ bú, xuất hiện sớm (từ lúc lọt lòng hoặc trong vòng 1-2 ngày sau sinh). Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì dẫn đến nguy cơ chất bilirubin thấm vào não gây tổn thương não không hồi phục được, dãn đến bé bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê, hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Vàng da bệnh lý hay gặp ở trẻ sinh non, thiếu tháng, nhiễm trùng, sinh ngạt. Trẻ bị vàng da bệnh lý cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp như sau:

Phương pháp chiếu đèn: nguyên lý điều trị là ánh sáng của đèn sẽ biến chất Bilirubin thành chất không độc, sau đó được thải nhanh ra khỏi cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

Phương pháp thay máu: Nhằm loại bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bố mẹ cần cho con sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vì vậy, các mẹ hãy quan tâm đến biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, phân biệt vàng da sinh lý hay bệnh lý để xử lý đúng phương pháp.

Vì Sao Bé Bị Vàng Da Thưa Bác Sĩ

Chào bác sĩ, tôi vừa sinh hạ một bé trai được 2 tuần, hiện cháu vẫn khỏe mạnh, thỉnh thoảng hơi quấy khóc và bỏ bú. Bên cạnh đó tôi đang lo lắng không hiểu tại sao bé bị vàng da. Xin hỏi bác sĩ, vàng da là bệnh gì và có nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ hay không? Mong bác sĩ giải đáp giúp tôi.

Tại sao trẻ bị vàng da?

Theo các chuyên gia phòng khám Hồng Phòng thì vàng da là do sự tích tụ bilirubin trong máu, bilirubin là một chất màu vàng được tạo ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Thông thường bilirubin sẽ được chuyển hóa tại gan, đi qua phân và nước tiểu rồi ra ngoài, chính vì vậy lý do tại sao trẻ bị vàng da đa phần đều xuất phát từ hoạt động của gan.

Hiện tượng này thường gặp ở hầu hết các bé sau 24h sau sinh và sẽ hết trong vòng 1 tuần với trẻ sinh đủ tháng và 2 tuần với các bé bị sinh non (đẻ thiếu tháng).

Với hiện tượng vàng da sinh lý thì các bà mẹ không cần quá lo lắng, nguyên nhân tại sao trẻ bị vàng da được các bác sĩ cho biết là vì khi trẻ mới sinh, các chức năng của gan chưa ổn định nên chưa thể thực hiện tốt chức năng chuyển hóa và loại bỏ bilirubin khiến cho chất này tích tụ nhiều trong máu làm trẻ bị vàng da. Chỉ sau 1-2 tuần khi gan đã phát triển hoàn chỉnh, chức năng gan vận hành tốt, đủ sức xử lý bilirubin thì trẻ sẽ không còn bị vàng da nữa. Vàng da sinh lý không ảnh hưởng gì đến sức khỏe trẻ, các bé vẫn ăn, ngủ và phát triển bình thường.

Trong một số trường hợp, hiện tượng vàng da ở trẻ có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đấy, da của trẻ không thể tự hết vàng nếu không được điều trị đúng cách. Vậy trẻ bị vàng da là bệnh gì?

Các chuyên gia cho biết, có nhiều nguyên nhân gây nên hiện tượng vàng da bệnh lý ở trẻ, trong đó phổ biến nhất chính là do:

♦ Viêm gan hoặc nhiễm trùng gan do virus viêm gan A, B, C gây ra.

♦ Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh

♦ Vàng da tan máy do bất đồng nhóm máu A, B, O

♦ Vàng da do tắc mật bẩm sinh…

Với những bé bị vàng da bệnh lý, hiện tượng vàng da sẽ xuất hiện sớm và sẽ không hết sau 1 tuần với trẻ sinh đầy tháng, 2 tuần với trẻ sinh non, múc độ vàng da xuất hiện toàn thân và có cả ở củng mạc mắt. Ngoài vàng da, trẻ còn xuất hiện thêm một số biểu hiện bất thường như co giật, sốt, bỏ bú, không chịu ăn, hay quấy khóc, hôn mê li bì…

Vàng da ở trẻ có nguy hiểm không?

Theo các chuyên gia, với những đứa trẻ bị vàng da sinh lý thì mức độ bilirubin trong máu ở giới hạn cho phép, nên không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ.

Với những bé bị vàng da bệnh lý, nồng độ bilirubin trong máu vượt quá giới hạn cho phép, gan không đủ sức đào thải kịp, lúc này bilirubin có nguy cơ thấm vào não bộ của trẻ gây tổn thương não, nhiễm độc thần kinh không thể phục hồi được. Ở những trường hợp này nếu trẻ không được điều trị kịp thời thì có nguy cơ bị bại não suốt đời, nguy hiểm hơn bệnh có thể khiến trẻ bị mất mạng bất cứ lúc nào.

Nên làm gì khi trẻ bị vàng da?

Vì Sao Một Số Trẻ Bú Mẹ Bị Vàng Da?

Trẻ bú không đũ cử cũng có thể bị vàng da

Nên đọc

Vàng da sữa mẹ ít phổ biến hơn, cứ 200 em bé thì có 1 em bé gặp phải tình trạng này. Vàng da sữa mẹ thường không nhìn thấy được cho đến khi em bé được 1 tuần tuổi và sau đó đạt đỉnh điểm trong tuần thứ 2 hoặc thứ 3 sau khi sinh.

Vàng da sữa mẹ được cho là do các enzyme trong sữa mẹ làm mất hoạt tính enzyme xử lý với bilirubin của bé. Trong sữa của một số bà mẹ có chất ức chế men glucuronyl transferase ở gan. C hất này kích thích hoạt động của men lipoprotein Lipase gây tăng acid béo tự do. Các acid béo này làm tăng bilirubin máu. Đun nóng sữa mẹ sẽ phá huỷ được men lipoprotein lipase.

Việc chẩn đoán vàng da do sữa mẹ ở giai đoạn đầu rất dễ nhầm với vàng da sinh lý. Nếu sau 7-10 ngày trẻ không hết vàng da mà không mắc các tình trạng như nhiễm khuẩn, thiếu máu, bất đồng nhóm máu mẹ con… thì mới nghĩ đến vàng da do sữa mẹ. Ngoài ra, bác sỹ có thể kiểm tra bằng cách cho trẻ ngừng bú.

Nếu sau 12 giờ hoặc 18, 24 giờ trẻ không bú mẹ có mức bilirubin máu giảm xuống thì chẩn đoán là vàng da do sữa mẹ. Nếu bilirubin máu không giảm khi trẻ không bú mẹ thì nguyên nhân vàng da chắc chắn không phải do sữa mẹ.

Tổn thương vĩnh viễn hoặc ảnh hưởng xấu từ vàng da sữa mẹ là cực kỳ hiếm. Quang trị liệu (là liệu pháp dùng ánh sáng được sử dụng để hạ thấp bilirubin) có thể được sử dụng nếu mức độ của bilirubin của trẻ trên 20 mg/dL. Trong bệnh vàng da sữa mẹ, việc ngừng sữa mẹ trong 1 đến 2 ngày có thể giúp giảm mức độ bilirubin một cách nhanh chóng.

Tuy nhiên, các bác sỹ đều đồng ý rằng hầu hết các bé bị vàng da do sữa mẹ có thể tiếp tục bú mẹ. Điều này đúng ngay cả khi trẻ có mức độ bilirubin cao.

– chúng tôi đã nhận được giải thưởng hàng đầu của Viện Cải tiến Y tế Mỹ (Health Improvement Institute) cho trang web y tế tốt nhất trên Internet. Trên trang web của mình, Tiến sỹ Greene trả lời các câu hỏi dành cho trẻ em do độc giả từ khắp nơi trên thế giới gửi đến. chúng tôi hiện nhận được hơn hai triệu lượt truy cập mỗi tháng từ các bậc phụ huynh, chuyên gia y tế và sinh viên y khoa.

Tiến sỹ Alan Greene cũng là tác giả của nhiều cuốn sách như: Feeding Baby Green, Raising Baby Green, From First Kicks to First Steps, The Parent’s Complete Guide to Ear Infections

Gia Hân H+ (Theo Drgreene)

Vì Sao Răng Bị Ố Vàng?

Trong khi những người nổi tiếng có thể khoe hàm răng trắng ngọc ngà, thì hầu hết mọi người chỉ có những nụ cười … màu vàng xin xỉn. Vì sao thế?

Hàm răng trắng sáng, không ố vàng là yếu tố quan trọng tạo nên sự tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, theo thời gian, hàm răng không còn giữ được độ trắng bóng cần thiết mà bắt đầu chuyển sang màu ố vàng, gây mất thẩm mỹ khi cười, nói.

Đừng quá ngạc nhiên, có nhiều điều có thể ảnh hưởng đến màu của hàm răng và biến chúng thành một màu vàng nhàn nhạt không đẹp mắt lắm.

Hầu hết nguyên nhân khiến răng đổi màu rơi vào hai trường hợp chính: những vết bẩn bên ngoài và bên trong răng.

Vì sao có sự khác biệt… tàn nhẫn như thế này?

Bạn sẽ nhận ra những vết bẩn bên ngoài trên bề mặt men răng, lớp ngoài cùng của răng. Những vết bẩn này thường xuất hiện do chế độ ăn uống.

Không có gì ngạc nhiên, các loại thực phẩm và đồ uống tối màu – bao gồm cả cà phê, rượu vang đỏ, trà đen, coca, nước sốt đậm và trái cây như nho và lựu – có khả năng nhuộm răng rất lớn. Những thực phẩm này có nhiều chất chromogen, một loại sắc tố có thiên hướng bám vào men răng.

Thực phẩm và đồ uống có tính axit có thể làm trầm trọng thêm hiện tượng mòn men răng và khiến chất sắc tố chromogen dễ bám vào răng. Tannin, một hợp chất vị đắng có trong rượu vang và trà, cũng giúp chromogen gắn chặt với men răng.

Ngoài ra, hút thuốc lá cũng là thủ phạm nổi tiếng gây ra các vết bẩn bên ngoài răng, cũng như việc vệ sinh răng miệng kém sẽ cho phép các mảng bám tích tụ trên răng.

Trong khi đó, các vết bẩn bên trong răng xảy ra do nhiều yếu tố khác nhau làm thay đổi các thuộc tính của men răng và ngà răng.

Có nhiều loại thuốc có thể làm răng ố vàng. Chẳng hạn, nếu trẻ uống thuốc kháng sinh tetracycline và doxycycline khi răng vẫn đang phát triển (trước 8 tuổi), răng của chúng có thể biến sang màu nâu vàng.

Trong quá trình trưởng thành, chlorhexidine, một chất khử trùng được sử dụng trong loại nước súc miệng để điều trị viêm lợi, có thể biến đổi màu của răng. Tương tự, loại thuốc minocycline chống mụn trứng cá, một dẫn xuất của chất tetracycline, cũng gây ra các vết bẩn răng. Ngay cả các loại thuốc tương đối phổ biến, chẳng hạn như thuốc kháng histamin và thuốc huyết áp, đôi khi cũng có thể gây vàng răng.

Uống quá nhiều florua và sử dụng các hóa trị ở đầu và cổ cũng gây ra các vết bẩn bên trong răng.

Ngoài các vết bẩn bên trong và bên ngoài, hai yếu tố khác nữa khiến răng bị ố vàng là: di truyền và tuổi tác.

Tương tự như màu da hay màu tóc, bạn sinh ra với một hàm răng có vẻ trắng hơn (hay vàng hơn) so với người khác. Một phần là do độ dày của men răng. Nghĩa là, nếu men răng của bạn mỏng, theo thời gian năm tháng, bạn sẽ rất dễ có nụ cười màu… vàng nhạt.

Các biện pháp cải thiện tình trạng răng ố vàng

TS Phạm Thị Thu Hằng khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho hay có nhiều phương pháp cải thiện tình trạng răng ố vàng nhanh chóng như tẩy trắng tại trung tâm nha khoa hoặc bạn tự thực hiện tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với phương pháp tẩy trắng tại nha khoa, bác sĩ sẽ dùng chất bảo vệ lợi cho vùng răng được xử lý. Nha sĩ đặt gel tẩy trắng trên bề mặt răng, có thể dùng đèn LED giúp tăng tốc quá trình này. Thời gian tẩy trắng khoảng 60 phút. Sau khi tẩy trắng, bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác hơi ê buốt vài ngày sau đó, kiêng ăn uống đồ có màu trong 1-2 tuần.

Trường hợ p tự tẩy trắng tại nhà, nha sĩ sẽ cho khách hàng sử dụng các dải, khay cá nhân hoặc làm sẵn theo kích cỡ tương đối để tự điều chỉnh phù hợp với khuôn răng. Gel để tẩy trắng tại nhà có nồng độ không cao như ở nha khoa. Thời gian thực hiện 7-10 ngày, mỗi ngày sử dụng ít nhất 4 giờ.

“Để duy trì kết quả tẩy trắng, vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố quan trọng nhất. Bạn nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, dùng chỉ tơ nha khoa hoặc bàn chải kẽ để lấy thức ăn thừa trong miệng. Súc miệng bằng các dung dịch làm sạch. Bạn thường xuyên làm như vậy sẽ chống được tình trạng ố vàng của răng”, bác sĩ Hằng cho hay.

Tẩy trắng là phương pháp giúp cải thiện tình trạng răng ố vàng. (Ảnh: Familydentalcare).

Theo chuyên gia này, ngoài 2 biện pháp trên, người dân có thể áp dụng một số cách khác đơn giản hơn tại nhà như:

Baking soda và oxy già: Bạn trộn một thìa baking soda và 2 thìa nước oxy già 5V để tạo thành hỗn hợp sệt. Chải răng với bột nhão như bạn thường dùng kem đánh răng. Rửa sạch miệng bằng nước.

Ngậm dầu dừa: Bạn ngậm 1-2 thìa cà phê dầu dừa hữu cơ trong 10-30 phút, không được nuốt. Sau đó, bạn nhổ bỏ dầu dừa, đánh răng như thông thường.

Vỏ chanh, cam và chuối: Bạn có thể chà răng bằng vỏ chanh, cam hoặc vỏ chuối. Những loại vỏ này có hợp chất d-limonene giúp làm trắng răng.

Than hoạt tính: Chúng giúp loại bỏ độc tố và vi khuẩn ra khỏi miệng. Khi sử dụng bột than hoạt tính hoặc kem đánh răng, bạn nên làm theo hướng dẫn đi kèm. Bạn chải răng nhẹ nhàng theo chuyển động tròn và cẩn thận quanh nướu. Bạn không nên dùng mỗi ngày vì có thể bào mòn răng.

Tiêu thụ nhiều nước: Nước giúp rửa trôi các hạt thức ăn và vi khuẩn. Ngoài ra, tiêu thụ trái cây, rau với hàm lượng nước cao giúp làm trắng vì chất xơ làm sạch răng và nướu của bạn khỏi mảng bám vi khuẩn. Bên cạnh đó, ăn hoa quả giúp tiết ra nhiều nước bọt để rửa sạch răng hơn.

Theo TS Thu Hằng, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa răng vàng là vệ sinh răng miệng tốt. Bạn nên đánh răng 2-3 lần/ ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Chúng ta có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa và bàn chải kẽ mỗi ngày.

Các cách khác để tránh răng vàng bao gồm không hút thuốc, hạn chế cà phê, trà, rượu vang đỏ và uống nhiều nước. Ngoài ra, người dân cũng nên khám định kỳ răng miệng 6 tháng một lần.