Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Da Tay Bị Vàng Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Bé Sơ Sinh Bị Vàng Da?

Khoa Vân , 18/04/2017 (643 lượt xem)

Theo thống kê cho thấy triệu chứng vàng da là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, xảy ra ở 9% số trẻ đủ tháng và 30% ở trẻ sinh non, thiếu tháng, sinh ngạt hoặc nhiễm trùng.

Theo các bác sỹ thì hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh có hai loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý.

1. Hiện tượng vàng da sinh lý (vàng da nhẹ): hiện tượng da bé bị vàng sẽ xuất hiện trong vòng 1-7 ngày tuổi, trẻ ăn ngủ bình thường và sẽ tự hết mà không cần can thiệp hay điều trị. Nguyên nhân là do các hồng cầu trong thai nhi bị phá hủy để thay thế bằng hồng cầu trưởng thành. Khi hồng cầu bị vỡ, một lượng lớn chất Bilirubin, sắc tố màu vàng, được phóng thích vào máu gây nên hiện tượng vàng da sinh lý, khi chất Bilirubin được đào thải hết qua phân và nước tiểu thì da bé sẽ trở lại bình thường. Vì vậy, các bố mẹ không nên quá lo lắng nếu thấy con có biểu hiện vàng da nhẹ sau sinh nhưng vẫn ăn ngủ tốt. Có thể hỗ trợ khắc phục hiện tượng vàng da sinh lý bằng cách tắm nắng cho trẻ, tăng lượng sữa và số lần bú trong ngày (vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất bilirubin qua đường tiêu hóa) và theo dõi diễn tiến của chứng vàng da trong vòng 7-10 ngày sau sinh bé sẽ tự khỏi.

2. Hiện tượng vàng da bệnh lý (vàng da nhân): Khi chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, gan không đào thải kịp khiến da bé sẽ vàng sậm, lan xuống tay, chân kèm theo hiện tượng bé bú kém hoặc bỏ bú, xuất hiện sớm (từ lúc lọt lòng hoặc trong vòng 1-2 ngày sau sinh). Đây là bệnh lý nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách thì dẫn đến nguy cơ chất bilirubin thấm vào não gây tổn thương não không hồi phục được, dãn đến bé bị nhiễm độc thần kinh, co giật, hôn mê, hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Vàng da bệnh lý hay gặp ở trẻ sinh non, thiếu tháng, nhiễm trùng, sinh ngạt. Trẻ bị vàng da bệnh lý cần được nhập viện ngay để được điều trị tích cực bằng các phương pháp như sau:

Phương pháp chiếu đèn: nguyên lý điều trị là ánh sáng của đèn sẽ biến chất Bilirubin thành chất không độc, sau đó được thải nhanh ra khỏi cơ thể trẻ qua đường tiêu hóa, đường tiểu.

Phương pháp thay máu: Nhằm loại bớt chất Bilirubin ra khỏi cơ thể một cách nhanh chóng. Ngoài ra, bố mẹ cần cho con sử dụng thuốc điều trị bệnh vàng da đặc hiệu theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Vì vậy, các mẹ hãy quan tâm đến biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh, phân biệt vàng da sinh lý hay bệnh lý để xử lý đúng phương pháp.

Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Dễ Bị Vàng Da?

Phần iớn trẻ sơ sinh sau sinh vài ngày (3 – 5 ngày) có vàng da, nhiều cháu bé có màu da mỗi ngày một vàng thêm: đó là chứng vàng da của trẻ sơ sinh. Đây ià hiện tượng sinh lý bình thường. Khi ra đời, đứa bé mang theo trong người một số hồng huyết cầu dự trữ.

Hồng huyết cầu là những phần tử trong máu có nhiệm vụ nhận ôxy từ phổi mang tới mọi nơi trong cơ thể, và luôn luôn được thay thế bởi những lớp mới. Trong cơ thể đa số trẻ em, việc loại bỏ các hồng huyết cầu già ở lá lách và ở gan được tiến hành bình thường.

Nhưng, một số ít các cháu có bộ gan còn non yếu chưa làm được đầy đủ nhiệm vụ này khiến một số muối mật sinh ra trong quá trình hủy diệt hồng huyết cầu bị tích tụ ở máu iàm cho da các cháu có màu vàng.

Những hiện tượng trên có thể sẽ hết trong vòng mấy ngày sau, khi các cơ quan trong cơ thể cháu bé quen dần với công việc.

Mức độ nguy hiểm của vàng da:

Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường nhẹ và tự khỏi sau 7 đến 10 ngày do chất Biiirubin được đào thải qua phân và nước tiểu.

Tuy nhiên có một số trường hợp vàng da nặng do chất Biiirubin tăng quá cao sẽ thấm vào não (tên y học gọi là Vàng da nhân) gây nguy hiểm làm cho trẻ bị hôn mê, co giật, có thể gây tử vong hoặc di chứng về tâm thần vận động vĩnh viễn.

Một số các cháu khác có thể bị dị tật bẩm sinh ở các đường ống dẫn mật khiến những chất muối mật đã được gan biến đổi và thải ra không xuống được ruột iàm cho phân có mầu nhợt hoặc mầu trắng.

Nhận biết trẻ bị vàng da :

Vàng da có thể nhận biết bằng mắt thường ỏ nơi có đủ ánh sáng. Vì vậy hàng ngày bà mẹ cần quan sát màu da toàn thân của trẻ ở nơi đầy đủ ánh sáng, không nên nằm phòng tối.

Trong trường hợp khó nhận biết (da trẻ đỏ hồng hoặc đen) thì ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da trong vài giây, sau đó buông tay ra, nếu trẻ bị vàng da, sẽ thấy được màu da vàng thật sự ở nơi ấn ngón tay.

Mức độ vàng da:

Vàng da nhẹ: Da vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn bú tốt, vàng da xuất hiện muộn sau ngày thứ ba.

Vàng da nặng: Da vàng sậm lan đến tay chân, kèm bú kém, bỏ bú, hoặc xuất hiện sớm trong vòng 1 – 2 ngày sau sinh.

Việc cần làm khi trẻ bị vàng da:

Vàng da nhẹ: Điều trị tại nhà bằng cách tắm nắng, đặt trẻ gần cửa sổ nơi có ánh sáng dịu của mặt trời và cho bú nhiều iần trong ngày, vì sữa mẹ giúp đào thải nhanh chất Biiirubin qua đường tiêu hóa. Tiếp tục theo dõi diễn tiến của vàng da hàng ngày cho đến ít nhất là 7 – 10 ngày sau sinh.

Vàng da nặng: Phải đưa trẻ nhập viện ngay. Tại bệnh viện, trẻ sẽ được điều trị.

Khi nào cần đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

– Trẻ bú yếu hoặc bỏ bú.

– Vàng da ian đến tay chân.

– Vàng da xuất hiện sớm trong 24 – 48 giờ sau sinh.

– Vàng da kéo dài trên 15 ngày.

Vì Sao Răng Bị Ố Vàng

Một hàm răng đẹp và sáng bóng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp với người đối diện. Thế nhưng có nhiều lí do làm cho hàm răng bạn bị xuống màu, ố vàng. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp để khắc phục răng bị ố vàng như thế nào?

* Vì sao răng bị ố vàng ?

Theo Thạc sĩ- Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến thì răng bị ố vàng chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

– Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Đây được xem là nguyên nhân chính làm răng bạn dần mất đi độ sáng và ngả màu. Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám bám lên răng, kèm theo đó là các bệnh lý về răng miệng.

– Thói quen ăn uống: Việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm và thức uống có màu sậm như trà, cà phê, rượu vang, hút thuốc lá,.. sẽ làm răng bạn mau chóng trở nên xỉn màu, không còn trắng bóng nữa!

– Răng ngà tự nhiên: có thể do yếu tố di truyền là từ lúc bé răng bạn đã ngà chứ không trắng như mọi người. Điều này được các nhà khoa học giải thích là do lớp men răng của bạn mỏng, không đủ khoáng chất nên màu của lớp ngà màu vàng nổi trội hơn so với bề mặt men răng.

* Giải pháp nào cho răng bị ố vàng ?

– Tập cho mình thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dây và buổi tối trước khi đi ngủ, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng sau mỗi bữa ăn. Khi bạn sử dụng các thực phẩm dễ làm răng bị đổi màu như trà, cà phê và các loại thực phẩm khác thì bạn nên súc miệng lại để hạn chế sự bám màu trên răng.

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Trong trường hợp răng bạn bị ngả vàng nhiều quá thì bạn nên đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp để lấy lại màu răng trắng sáng của mình. Hiện nay, để phục vụ cho nhu cầu sở hữu một hàm răng trắng của của mọi người thì phương pháp tẩy trắng răng tại các trung tâm nha khoa đang là một dịch vụ được nhiều người ưa chuộng nhất. Với phương pháp này sẽ giúp bạn tạm biệt hàm răng bị ố vàng ngả màu của mình mà thay vào đó là một hàm răng sáng bóng và nụ cười tự tin.

* Cách phòng ngừa răng ố vàng như thế nào?

– Chăm sóc răng miệng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa

– Khám răng và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần là một biện pháp giúp bạn có một hàm răng khỏe mạnh.

Vì Sao Răng Lại Bị Ố Vàng?

Một hàm răng đẹp và sáng bóng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp với người đối diện. Thế nhưng theo thời gian hàm răng của bạn cứ dần bị xuống màu, ố vàng. Vậy vì sao răng lại bị ố vàng và có giải pháp nào để khắc phục răng bị ố vàng?

Những nguyên nhân khiến men răng vàng đi bao gồm:

Vệ sinh răng miệng chưa tốt

Đây được xem là nguyên nhân chính làm răng bạn dần mất đi độ sáng và ngả màu. Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám bám lên răng, kèm theo đó là các bệnh lý về răng miệng.

Răng ngà tự nhiên

có thể do yếu tố di truyền là từ lúc bé răng bạn đã ngà chứ không trắng như mọi người. Điều này được các nhà khoa học giải thích là do lớp men răng của bạn mỏng, không đủ khoáng chất nên màu của lớp ngà màu vàng nổi trội hơn so với bề mặt men răng.

Ngoài ra răng ố vàng có có thể do yếu tố nội sinh như bị nhiễm kháng sinh, fluor…

Giải pháp cho răng bị ố vàng

Để đối phó với răng bị ố vàng, có hai hướng cho bạn áp dụng là phòng ngừa và tẩy trắng răng.

Biện pháp phòng ngừa

Tập cho mình thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng sau mỗi bữa ăn. Khi bạn sử dụng các thực phẩm dễ làm răng bị đổi màu như trà, cà phê và các loại thực phẩm khác thì bạn nên súc miệng lại để hạn chế sự bám màu trên răng.

cách làm trắng răng tự nhiên

Biện pháp tẩy trắng răng

Trong trường hợp răng bạn bị ngả vàng nhiều quá thì bạn nên đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp để lấy lại màu răng trắng sáng của mình. Với phương pháp này sẽ giúp bạn tạm biệt hàm răng bị ố vàng ngả màu của mình mà thay vào đó là một hàm răng sáng bóng và nụ cười tự tin. Một trong những phương pháp tẩy trắng răng được Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA) đánh giá là làm răng trắng tốt nhất là công nghệ Laser Whitening. Phương pháp này được ADA chứng nhận là “Sản phẩm nha khoa 5 sao”, an toàn không gây kích ứng có hại cho răng miệng và sức khỏe, áp dụng được cho nhiều nhóm răng ố vàng thậm chí là nhóm nhiễm màu nặng, khó tẩy trắng.