Ở Bulgaria, tháng Ba – tháng khởi đầu mùa xuân, được nhân cách hóa thành hình tượng Baba Marta (Bà già Tháng Ba), một người phụ nữ già nua, lưng gù, tính khí thất thường giống như thời tiết hay thay đổi trong tháng.
Marta sống với các anh trai ở trên núi. Hai anh của bà có cùng tên – Sechko. Chỉ có điều một người là Sechko Lớn (tháng Giêng), còn người kia là Sechko Nhỏ (tháng Hai). Marta hay cãi cọ với các anh trai vì họ thường xuyên uống trộm rượu của bà.
Từ trên ngọn núi cao nhất anh em Bà nhìn thấy và nghe thấy tất cả mọi thứ xảy ra trên mặt đất.
Truyền thuyết kể lại rằng từ thưở xa xưa, tháng Ba chỉ có vỏn vẹn 28 ngày, còn tháng Hai thì có 31 ngày. Hồi đó, trong một ngôi làng trên núi có một bà già ác khẩu sống cùng với hai con dê trắng.
Một năm, vào ngày cuối cùng của tháng Ba, ánh mặt trời chiếu sáng rực rỡ. Đó là một ngày đẹp trời, và bà lão quyết định lùa dê ra đồng cỏ từ sáng sớm (theo truyền thuyết Baba Marta chỉ thích gặp các cô gái trẻ đẹp nên những phụ nữ lớn tuổi thường tránh ra ngoài vào sáng sớm để khỏi làm Bà tức giận).
Bà lão đưa dê ra chăn thả ở trên núi – vừa để sưởi nắng, vừa để thưởng thức cỏ tươi. Nhưng bà không cưỡng lại được miệng lưỡi cay độc và bật ra lời chế giễu: ” Baba Marta, hãy biến đi, tháng của bà đã kết thúc rồi. Bà chẳng làm gì được tôi cả, tôi đưa dê ra đồng cỏ đây”.
“Nào, – Baba Marta nói – bây giờ chúng ta hãy xem ai là người được cười cuối cùng!” Rồi bà bắt đầu nổi gió bão, vừa nguyền rủa vừa điên cuồng lao qua núi, cuốn theo các cơn gió băng và các trận bão tuyết. Suốt ba ngày ba đêm, bà trút cơn giận dữ. Còn người phụ nữ đứng tuổi ở trên sườn núi trống trải lạnh rùng mình và run rẩy cho đến khi trái tim bà trở nên tê liệt, máu bị đóng băng lại và bà bị biến thành đá.
Những người dân trong làng lo lắng không biết điều gì đã xảy ra với người phụ nữ già trong cơn bão tuyết khủng khiếp như vậy, và ngay sau khi thời tiết khá lên họ liền đi lên đồng cỏ trên núi để tìm kiếm bà. Ở đó, họ tìm thấy bà lão đã biến thành đá, và từ bên dưới tảng đá một dòng suối chảy ra. Mặc dù mọi người dân làng đều rất khát sau khi leo trèo một đoạn đường dài, nhưng họ không thể nào cúi xuống và uống nước dưới suối được bởi vì nó khiến họ cười rũ rượi!
Tảng đá “Bà lão – Babata” nổi tiếng tại thành phố Prilep, Bulgaria
Như thế Baba Marta đã trút cơn giận lên người phụ nữ già. Và đó là lý do tại sao từ đó, tháng Ba có 31 ngày, còn tháng Hai chỉ có 28 ngày.
Ba ngày cuối cùng của tháng Ba được gọi là “ngày vay mượn” và mọi người không ai ra đồng làm việc trong những ngày này.
Vì sao tháng 2 chỉ có 28 hoặc 29 ngày?
Tháng trong lịch dương được phân thành tháng đủ và tháng thiếu. Tháng đủ là 31 ngày, tháng thiếu là 30 ngày. Nhưng duy nhất tháng 2 là chỉ có 28 ngày, có năm lại có 29 ngày, tại sao lại như vậy?
Đó là câu chuyện bắt nguồn từ năm 46 trước Công nguyên. Thống soái La Mã Julius César, sau khi định ra lịch dương quy định ban đầu là mỗi năm có 12 tháng, tháng lẻ là tháng đủ, có 31 ngày, còn tháng thiếu là tháng chẵn, có 30 ngày. Tháng 2 là tháng chẵn, sẽ có 30 ngày. Nhưng nếu tính như vậy thì một năm không phải có 365 ngày nữa mà sẽ là 366 ngày. Do đó, phải tìm cách bớt đi một ngày trong một năm. Vậy tháng nào sẽ bị bớt đi một ngày?
Tháng 2 không may mắn
Lúc đó, theo tập tục của La Mã, tháng 2 là tháng mà những phạm nhân bị xử tử hình sẽ bị hành hình. Vì vậy, người ta cho rằng đó là tháng không may mắn và làm cho tháng đó ngắn đi bằng cách bớt đi một ngày. Và thế là theo lịch của Julius, tháng 2 chỉ còn lại 29 ngày.
Sau khi Augustus kế tục Julius César lên ngôi Hoàng đế La Mã, Augustus phát hiện ra Julius César sinh vào tháng 7, tháng 7 lại là tháng đủ, có 31 ngày, trong khi ông lại sinh vào tháng 8 – tháng luôn là tháng thiếu, chỉ có 30 ngày. Để chứng tỏ quyền lực không thua kém người tiền nhiệm của mình, Augustus đã quyết định sửa tháng 8 thành tháng 31 ngày. Đồng thời, ông cũng sửa lại số ngày trong các tháng khác của nửa năm sau. Tháng 9 và tháng 11 ban đầu là tháng đủ thì sửa thành tháng thiếu. Tháng 10 và tháng 12 ban đầu là tháng thiếu sửa thành tháng đủ. Như vậy là số ngày trong một năm lại nhiều thêm một. Làm thế nào đây? Augustus quyết định: Lại lấy bớt đi một ngày trong tháng 2 không may mắn nữa. Thế là tháng 2 chỉ còn 28 ngày.
Hơn 2000 năm trở lại đây, sở dĩ chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng lịch này vì đó là một thói quen. Những người nghiên cứu lịch trên thế giới đã đưa ra rất nhiều phương án cải tiến cách làm lịch nhằm làm cho lịch trở nên hợp lý hơn, tuy nhiên, cho đến giờ phút này vẫn chưa có sự thay đổi nào và chúng ta vẫn sử dụng lịch Julius César.
Ngày xửa ngày xưa, cực kỳ xưa! Sau khi tính được số ngày cụ thể trong một năm (khoảng 365 ngày), người La mã liền nghĩ cách chia số ngày ấy ra thành 12 tháng. Chia đi chia lại vẫn cứ thấy nó bị thừa, vì thế vua La mã khi ấy mới quyết định chọn các tháng lẻ trong năm là tháng có 31 ngày, các tháng chẵn còn lại sẽ có 30 ngày, tất cả theo quy luật cứ một tháng “đủ” (31 ngày) lại có một tháng “thiếu” (30 ngày). Quy định xong, vua vẫn thấy có gì đó chưa ổn, bởi một năm thường thì chỉ có 365 ngày, nhưng nếu áp dụng theo cách phân chia như đã nêu, thì 01 năm sẽ có 366 ngày. Phải làm sao để có được sự thống nhất về lịch mà không gây xáo trộn trong nhân dân được đây!
– Tại sao không bớt số ngày của tháng nào đó có 31 ngày mà lại bớt tháng chỉ có 30 ngày?
– Muôn tâu! Sau khi đón tết (dương lịch) các tử tù sẽ bị đem ra chém vào tháng hai. So với các tháng còn lại trong năm thì tháng hai là tháng đau buồn nhất đối với tất cả mọi người. Chính vì thế thần mới mạo muội đề nghị Hoàng thượng bớt của “tháng đau buồn” đi một ngày là vậy!
Không biết cách tính ngày và tháng được áp dụng trong bao lâu, chỉ biết rằng vua La mã khi ấy đã già lắm rồi mà vẫn chưa có người để nối dõi. Đang trong cơn buồn phiền thì đùng một cái, tháng tám năm ấy Hoàng hậu bỗng sinh hạ được một vị Hoàng tử. Khỏi phải nói vua quan và dân chúng mừng vui đến mức nào. Vua liền cho tổ chức yến tiệc chào đón sự ra đời của Hoàng tử suốt cả những ngày còn lại của tháng tám.
Nhưng niềm vui của vua và mọi người có vẻ không được như ý. Dù đang vui là thế, nhưng theo quy định của vua, tháng tám vốn chỉ có 30 ngày. Nếu muốn kéo dài ngày vui của tháng tám ra thì bắt buộc phải lấy bớt một ngày của tháng nào đó trong năm.
Đang phân vân thì có ai đó đề xuất: Dù chỉ còn 29 ngày, nhưng chừng ấy thôi cũng quá đủ để mọi người đau khổ rồi! Hãy bớt đi của tháng hai 01 ngày để đưa vào tháng tám. Câu nói quá hay và có lý, chẳng ai bảo ai, tất cả đều lấy bớt của tháng hai đi 01 ngày. Kể từ đó tháng hai chỉ còn 28 ngày, trong khi tháng tám – tháng vui vẻ lại có 31 ngày là vậy.
Để phù hợp với quy định cứ một tháng “đủ” thì lại phải có một tháng “thiếu” mà đức vua đã ban, trong khi tháng tám từ “thiếu” nay đã trở thành “đủ”, nên người La mã khi ấy lại hoán đổi các tháng còn lại trong năm thành một quy luật mà đến bây giờ người ta vẫn đang còn áp dụng: Tất cả các tháng chẵn (8,10,12) đều “đủ”, trong khi các tháng lẻ (9,11) còn lại trong năm đều “thiếu” là vì thế.