Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Là Em Hanul Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Nhạc: Em Là Vì Sao Sáng

Quách Thị Trang – Em là vì sao sáng – nhạc sĩ Nguyễn Hiền

Mũi súng oan-khiên đã giết rồi,Hết đời cô gái chớm đôi mươi.Tên em viết giữa công trường lớn,Sóng mắt nương theo bóng Phật-đài

Gun barrels, unjustly they’ve murdered their victim Ending the life of a girl on the verge of twenty (chớm 20) Your name is written in the great public square Waves of eyes leaning on the image of Buddha’s altar

Kiên Giang (trích trong bài thơ: “Quách Thị Trang, tên em viết giữa công trường lớn”) [excerpted from the poem: “Quách Thị Trang, your name is written in the great public square]

Theo bia mộ Quách Thị Trang ghi cô sinh năm 1948 đến năm 1963 chỉ mới 15 tuổi (Nếu tính tuổi ta là vừa tuổi 16 trăng tròn) lứa tuổi học sinh trung học – sao bài thơ lại đề “Chớm đôi mươi”! Có nơi còn ghi Trang chết năm 18 tuổi. Hôm qua đọc bài thơ của Lê Vũ Linh trích ở đâu không biết mà câu đầu viết thế này: “Mũi súng oan khiên đã…cướp cò!!!” Tôi nhớ Học sinh Phật Tử Vụ trước 1975 đã sử dụng biểu tượng là hình ảnh Thánh tử đạo Quách Thị Trang trong một cuội họp mặt nào đó. Tiếc là tôi không có bảng ký âm ca khúc này nên phải viết lại bằng ký ức những ngày hát cùng anh em ngành thiếu GĐPT Chánh Thọ thời đó. Trước khi làm nhạc tưởng niệm do Quang Duc (tôi) sáng tác, nghĩ rằng phải bảo tồn các ca khúc lịch sử nên tôi đã tự bỏ chi phí để thực hiện ca khúc này và chọn giọng hát chị Trang Mỹ Dung vì ca sĩ này lúc đó cũng sinh hoạt GĐPT và hiểu biết về cái chết của Quách Thị Trang. Tôi không nghĩ cái tên Quách Thị Trang là một vận mệnh để “Tên em viết giữa công trường lớn”: Quách là cái quan tài nhỏ; Thị là đô thị, và Trang là trang viên, vườn hoa – Cái quách nằm giữa hoa viên đô thị!!!! Và cho đến giờ khi hát, chúng tôi chưa từng kêu chị bằng “Em”. thời thập niên 1990 muốn “chụp” ảnh tượng này rất khó khăn – phải chờ đến ngày Phật đản khi phái đoàn Phật Giáo đến tưởng niệm mới có thể chụp mà không bị ai “che ống kính” Nghe nhạc…. http://nhacgdpt.com/bai-hat/Em-La-Vi-Sao-Sang/EZEF9Z7.html

Vì Sao Anh Yêu Em?

Tôi sợ rằng mình sẽ không đủ tinh tế để nhận ra cô ấy thật sự muốn gì sau câu hỏi ấy. Cô ấy thật sự muốn tôi dốc hết gan ruột cho một câu trả lời thật lòng, hay cô ấy đang muốn nghe những lời tán dương lọt tai, hay có khi chỉ là một câu giản dị: “Anh yêu em đơn giản là vì anh yêu em”?

Tôi luôn tưởng tượng ra hình ảnh một kẻ săn mồi đang dẫn dụ con mồi vào cái bẫy lớn giăng ngang đường. Chỉ có đúng một cái khe bé tí để đi thoát. Đằng sau lưng là nham thạch đang phun ầm ầm nên anh đừng nghĩ đến chuyện giả vờ điện thoại hết pin mất sóng gì hết. Anh cần lấy hết can đảm để trả lời và trông chờ vào vận khí của anh.

Nếu lần đổ xúc xắc này, anh đổ ra hết những gì anh nghĩ, nước phở nguyên chất không thêm bột canh mỳ chính, cô gái sẽ rất dễ không vừa lòng. Cú đánh tiếp theo mới thực sự là trời giáng, chẳng hạn như: “Thật sự anh nghĩ về em như vậy sao???”. Cho dù anh có trăm phương ngàn kế thế nào đi nữa, cô ấy cũng sẽ trả lại anh một câu chốt đầy áp lực: “Em hơi bất ngờ vì câu trả lời của anh” (kèm theo cái icon 🙂 cười kiểu ok-không-sao-đâu).

Nếu anh cho rằng đây là lúc nói quả chanh là quả cam cũng không chết người, văn vẻ tí chút cho dễ vào, cái bẫy đương nhiên không vì thế mà bé lại. Cô ta sẽ không ngại gì bồi cho anh một cú móc: “Có vẻ anh rất kinh nghiệm trong việc tán tỉnh nhỉ? Nói thật xem anh đã tán đổ bao nhiêu em rồi?” (lại nói thật). Lúc đấy anh sẽ phải làm sao?

Nếu anh không muốn ăn phở không mỳ chính, lại chẳng đủ tâm tư biến quả chanh thành quả cam, anh có thể nói nước đôi “Yêu em vì chỉ biết đó là em”. Câu trả lời này trông thế mà có khi hiệu quả cao, vừa đơn giản chân thành, lại đỡ bị lộ cái sự nhạt nhẽo là anh chẳng nghĩ ra cái lí do khỉ nợ gì sất. Có điều, ngay sau đấy anh cần vận dụng đầu óc mình linh hoạt một chút để đáp lại cú knock-out cuối cùng: “Có vẻ như em chẳng có gì ấn tượng để anh yêu nhỉ?”…

Vì đàn ông không bao giờ hiểu được phụ nữ, nên bất kì câu hỏi nào của phụ nữ đặt ra cũng có nguy cơ là cạm bẫy. Có khi là bẫy thật, có thể là bẫy cho vui, nhưng vẫn là bẫy.

Khi mới yêu, có lần cô gái của tôi hỏi tôi một câu khó (các cô gái đang yêu rất hay nghĩ ra những câu hỏi khó, thế mới sợ!): “Anh tán em có mục đích gì?”. Tôi dè dặt bảo: “Anh chẳng có mục đích gì hết, chỉ là anh yêu em thôi”. Cô ấy bắt đầu diễn giải: “Anh yêu em không mục đích à? Thế em là đồ chơi của anh à?”.

Tôi không biết phải trả lời thế nào. Lúc ấy nhìn trộm vào gương, tôi hệt như bị thiểu năng. Giống lắm.

Cô gái của tôi vẫn không có ý định tha mạng. Cô lại hỏi: “Đàn ông bây giờ tệ lắm. Mục đích của anh là kéo em lên giường rồi sau đấy mọi chuyện chấm hết đúng không?”. Tôi ra sức phân bua mình không phải loại đàn ông đó. Cô lại tiếp tục: “Anh đừng đùa. Chứ bộ anh định yêu chay đấy chắc? Này này, em thích đàn ông tử tế, nhưng ghét nhất là vớ phải trai ngoan đấy!”.

Thỉnh thoảng các cuộc nói chuyện giữa chúng tôi vẫn diễn ra như thế. Và lần nào tôi cũng hình dung ra mình giống như tên yêu quái nào đó trong Tây Du Ký đang co vòi chạy, còn nàng hệt như Tôn Ngộ Không, một tay chống nạnh, một tay chống cây gậy như ý xuống đất, miệng vừa cười khanh khách vừa thét lên “Xem ngươi chạy đâu cho thoát!”.

Nhưng không thể phủ nhận nàng là một phụ nữ vô cùng thông minh. Chưa bao giờ nàng hỏi tôi câu “Vì sao anh yêu em?”.

Tôi nói là nàng thông minh, có nghĩa rằng nàng rất biết giới hạn sức chịu đựng của đàn ông ở đâu. Tuy nàng vẫn cứ mèo vờn chuột thế thôi, nhưng cái gì có thể khiến đàn ông sợ hãi, nàng luôn tránh thật xa.

Hoặc giả nàng thừa biết làm như thế chỉ tổ biến người đàn ông của nàng trở thành kẻ dối trá. Cứ hỏi thế lâu dần thành quen, dần dà anh ta sẽ biến chất thật chưa biết chừng.

Nếu lỡ một ngày trí thông minh của nàng vơi bớt đi cùng năm tháng, theo bản năng nàng hỏi ” Vì sao anh lại yêu em? “, tôi rất muốn trả lời nàng thành thực, rằng tôi yêu nàng vì nàng lúc nào cũng tươi tỉnh vui vẻ hạnh phúc, tôi yêu nàng vì nàng luôn biết chăm lo cho cuộc sống độc thân của mình một cách tử tế nhất có thể, tôi cũng yêu cả mấy trò quái đỉn nàng thường nghĩ ra để bẫy tôi, và thường lại ngọt ngào cực kì đúng lúc khiến tôi không thể nào bốc hỏa được.

Ví dụ thế, nhưng nàng không hỏi thì vẫn tốt hơn. Có điều gì đó ở phụ nữ thời Cáo khiến đàn ông luôn đề cao cảnh giác. Và nếu ta bớt phải trả lời chất vấn của nhau ít chừng nào hay chừng ấy.

Tôi biết, đọc đến đây sẽ có nhiều người phản đối tôi lắm. Tôi kể mấy câu chuyện này khác gì đàn ông chúng tôi đang ngầm phân chia phụ nữ ra làm hai loại: Phụ nữ thông minh và phụ nữ hay hỏi “Vì sao anh yêu em?”. Trong khi câu hỏi này nằm trong top những câu phụ nữ đang yêu thường hỏi. Đặt ra vấn đề này tôi cũng đã hình dung ra hai trường hợp: Một số bạn sẽ ngại ngần không hỏi người đàn ông của mình câu này nữa mặc dù lòng vẫn đầy nghi cảm; phần đông còn lại thích hỏi cứ hỏi, nhưng sẽ lầm bầm thêm câu trù úm nào đó dành cho tôi. Không sao! Tôi sẵn sàng chịu đựng. Chẳng phải mọi người đàn ông chân chính trên đời này đều có phẩm chất tốt đẹp này sao?

Có điều, nếu bạn cho rằng câu hỏi “Vì sao anh yêu em?” là cần thiết, thì tôi cực lực phản đối. Tình yêu giàu cảm xúc nhất chính là một tình yêu không lí do. Khi người đàn ông của bạn gạch ra mười bảy gạch đầu dòng để trả lời cho câu hỏi ấy, tôi tin rằng đấy là những điểm ở bạn khiến anh ta thích và cảm thấy hết sức thú vị, chứ không phải là yêu. Một người bạn bình thường cũng có thể khiến tôi gạch ra năm lần con số mười bảy ấy.

Có tình yêu thật sự nào cần lí do đâu. Nguyên lí đơn giản này vì sao đàn ông hiểu, phụ nữ lại không (chịu) hiểu nhỉ?

Phải chăng khi yêu, phụ nữ luôn tự nhận mình mù quáng hơn đàn ông, nhưng thực tế là ngược lại, phái đẹp lúc nào cũng tỉnh táo kiểm tra độ tin cậy của con tim trước khi làm con thiêu thân lao vào ánh sáng?

Bạn có thấy rằng, bạn chỉ thường hỏi ” Vì sao anh yêu em? ” khi bạn mới cùng người đàn ông của mình bước vào câu chuyện tình yêu, rồi khi chốn bồng lai đã thành quen thuộc, chẳng khi nào bạn hỏi như vậy nữa không?

Vì bạn biết, một khi tình yêu đã cần đến lí do để tồn tại, tình yêu ấy đang trên đường đi xuống rồi.

Dẫu sao, cũng không thể bắt phụ nữ ngừng hỏi một điều gì đó quá đột ngột. Để đảm bảo quyền – được – coi – là – phụ nữ, thỉnh thoảng bạn vẫn nên nhõng nhẽo một chút với người đàn ông ấy: “Sao anh lại yêu em?”.

Và nếu anh ta không muốn ăn phở không mỳ chính, cũng chẳng đủ tâm tư nói quả chanh là quả cam, anh ta sẽ nói đơn giản: “Vì anh yêu em, thế thôi”. Bạn sẽ không cho rằng anh ta nói nước đôi chứ? Bạn sẽ không cho rằng anh ta nhạt nhẽo chứ? Bạn sẽ không tung cú knock-out “Có vẻ em chẳng có gì ấn tượng đáng để anh yêu” chứ?

Nếu bạn hài lòng với câu trả lời, tôi cam đoan bạn đã có người đàn ông của mình!

Bài: Đức Long

Tác giả Đức Long qua nét vẽ của họa sĩ Kim Duẩn

Nguyễn Đức Long, sinh năm 1980, cung Bọ Cạp. Tốt nghiệp khoa Báo chí trường ĐH KHXH & NV Hà Nội, hiện anh là biên tập viên Tạp chí 2! Người Trẻ Việt, 2! ĐẸP của báo Sinh Viên Việt Nam-Hoa Học Trò.

“Hiệp sĩ Gió” Đức Long là tác giả của “Xóa hết dấu vết trước khi về nhà” – một tuyển tập bài viết tâm lí giới tính nhìn dưới góc độ đàn ông đã đăng trên báo, tạp chí. Anh cũng là người giữ chuyên mục “Cabin Hiệp sỹ Gió”, nơi giải đáp những tò mò khó nói của phụ nữ trên một tạp chí dành cho phụ nữ.

Ngoài ra, Đức Long còn là người biên soạn chính tủ sách Người Trẻ Việt bao gồm rất nhiều cuốn sách được bạn đọc yêu thích như: “Hãy nói yêu thôi, đừng nói yêu mãi mãi”, “Tuổi Mới”, “Trái tim dẫn lối”, “Hẹn với xuyến xao mùa hè năm ấy”…

Thực hiện: depweb

Lời Bài Hát Vì Sao Em Là Kẻ Bạc Tình

Lời bài hát Vì sao em là kẻ bạc tình- Vũ Quốc Bình

Ɲếu đã không уêu sao lại đến bên tôi chi cho đời tôi phải sống trong nỗi buồn..

Giờ riêng tôi nát tan mà em đang vui cười vì ngàу xưa tin lời em nói.

Ɓiết thế lúc trước tôi chẳng xót thương thân em thì đời tôi đâu đâu phải như thế nàу.

Giờ đâу tôi trắng taу tình уêu không quaу về chuуện ngàу xưa chôn vào dĩ vãng chuуện hợp tan xin hãу xem như là mơ.

Ϲuộc tình như một giấc mơ thoáng qua trong đời tôi.

Hôm qua tình ta vẫn tha thiết mặn nồng mà giờ đâу em nỡ nào quên hết.

Rồi thời gian lặng lẽ trôi trái tim em đỗi thaу.

Ϲâu ca ngàу xưa viết riêng để tặng người người đành quên vui trong tình уêu mới để tôi ôm một nỗi đau.

Tại vì sao em nói ra bao tiếng уêu đầu môi.

Ϲho tôi tin em tôi đã уêu em thật lòng.

Để giờ đâу giờ đâу tôi mới biết.

Ɛm chỉ nương nhờ vào tôi.

Ɲếu đã không уêu sao lại đến bên tôi chi cho đời tôi phải sống trong nỗi buồn..

Giờ riêng tôi nát tan mà em đang vui cười vì ngàу xưa tin lời em nói.

Ɓiết thế lúc trước tôi chẳng xót thương thân em thì đời tôi đâu đâu phải như thế nàу.

Giờ đâу tôi trắng taу tình уêu không quaу về chuуện ngàу xưa chôn vào dĩ vãng chuуện hợp tan xin hãу xem như là mơ.

Ϲuộc tình như một giấc mơ thoáng qua trong đời tôi.

Hôm qua tình ta vẫn tha thiết mặn nồng mà giờ đâу em nỡ nào quên hết.

Rồi thời gian lặng lẽ trôi trái tim em đỗi thaу.

Ϲâu ca ngàу xưa viết riêng để tặng người người đành quên vui trong tình уêu mới để tôi ôm một nỗi đau.

Tại vì sao em nói ra bao tiếng уêu đầu môi.

Ϲho tôi tin em tôi đã уêu em thật lòng.

Để giờ đâу giờ đâу tôi mới biết.

Ɛm chỉ nương nhờ vào tôi.

Ɲếu đã không уêu sao lại đến bên tôi chi cho đời tôi phải sống trong nỗi buồn..

Giờ riêng tôi nát tan mà em đang vui cười vì ngàу xưa tin lời em nói.

Ɓiết thế lúc trước tôi chẳng xót thương thân em thì đời tôi đâu đâu phải như thế nàу.

Giờ đâу tôi trắng taу tình уêu không quaу về chuуện ngàу xưa chôn vào dĩ vãng chuуện hợp tan xin hãу xem như là mơ.

Thì thôi lòng anh xin chúc em.

Ɲgười em уêu sẽ thật lòng уêu em cố hối tiếc tình cũng xa cố níu kéo làm khổ đau.

Thì thôi lòng anh xin chúc em.

Ɲgười em уêu sẽ thật lòng уêu em.

Thì thôi lòng anh xin chúc em.

Ɲgười em уêu sẽ thật lòng уêu em.

Nhân Vật “Em Là Vì Sao Sáng” Của Nhạc Sĩ Nguyễn Hiền

“Em là vì sao sáng” của nhạc sĩ Nguyễn Hiền là một bài ca viết để tưởng niệm cô sinh viên “Quách Thị Trang – Pháp danh Diệu Nghiêm 1(948- 1963)” đã bị chế độ độc tài của gia đình họ Ngô bắn chết trong cuộc biểu tình của học sinh & sinh viên nhằm phản đối chính sách bất bình đẳng tôn giáo của chế độ Đệ nhất Cộng hòa vào ngày 25 tháng 8 năm 1963 tại Công trường Diên Hồng (trước chợ Sài Gòn cũ – Nay là công trường Quách Thị Trang)

Quách Thị Trang sinh ngày 4 tháng 1 năm 1948 tại làng Cổ Khúc, huyện Tiên Hưng (nay là xã Phong Châu huyện Đông Hưng), tỉnhThái Bình. Chị là con ông Quách Văn Bội và bà Hà Thị Vân, và là con thứ tư trong một gia đình có 6 người con gồm 4 trai 2 gái.

Năm 1954 trong cuộc di cư vào Nam, sáu anh em chị cùng mẹ vào ở vùng Chí Hòa (Sài Gòn), riêng cha chị bị kẹt ở lại và khoảng 3 tháng sau, thì được tin ông đã lìa đời.

Gặp cảnh khó, nhưng nhờ mẹ siêng mua bán, anh chị em chị đều được tiếp tục việc học. Phần chị được vào học Trường tư thục Trường Sơn, đồng thời sinh hoạt trong Gia đình Phật tử Minh Tâm.

Năm 1963, chị tích cực tham gia các phong trào đấu tranh chống chế độ và chính sách thiên vị tôn giáo của nhà cầm quyền lúc bấy giờ.

Và ngày 25 tháng 8 năm 1963, Quách Thị Trang đã có mặt trong số hơn 5.000 sinh viên học sinh biểu tình, trước công viên Diên Hồng ở trước cổng chính chợ Bến Thành (Sài Gòn). Cuộc biểu tình này do Ủy ban chỉ đạo Học sinh liên trường chỉ đạo, nhằm chống lại quy định “thiết quân luật”[1] chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

Được lệnh cấp trên, đông đảo những cảnh sát dã chiến đã dàn quân và dùng loa yêu cầu đoàn biểu tình giải tán. Bất chấp những lời kêu gọi, tốp nữ học sinh đi đầu vẫn xông tới. Đến lúc này, cảnh sát nổ súng thẳng vào đoàn biểu tình làm nhiều người chết và bị thương. Trong số người chết, có Quách Thị Trang khi ấy mới 15 tuổi.

Sau khi bị bắn chết, cảnh sát đã đem thi hài chị và đem về chôn trong nghĩa trang Tổng tham mưu vì muốn giấu kín cái chết này. Tuy nhiên, danh tính của chị được xác nhận và các sinh viên học sinh và đông đảo người dân ở Sài Gòn đã tổ chức một đám tang lớn cho chị nhằm phản đối hành động này của chính quyền.

Ngày 26 tháng 8 năm 1963, Hội Thanh niên Thế giới, trụ sở tại Brussel, Bỉ đã đánh điện để phản đối việc chính phủ Ngô Ðình Diệm đã tước bỏ quyền tự do dân chủ của thanh niên, sinh viên học sinh Việt Nam với nội dung như sau:

” Kính gởi Tổng thống Việt Nam Cộng hòa tại Sài Gòn: Hội Thanh niên Thế giới phản đối sự kỳ thị đáng ghét đối với đồng bào Phật giáo của ông và việc đóng cửa các trường đại học cùng đàn áp hung bạo đối với thanh niên, sinh viên cũng như bắt bớ và gây tang tóc cho bao người. Chúng tôi đòi hỏi ông phải trả lại quyền lợi cho mọi người công dân và tôn trọng tự do dân chủ”.

Ngay sau Cuộc đảo chính 1963 tại Nam Việt Nam lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm, người dân Sài Gòn đã bắt đầu gọi nơi đây là “Bùng binh Quách Thị Trang” để tôn vinh chị thay cho tên gọi chính thức là “Công viên Diên Hồng”.[3]

Đầu tháng 8 năm 1964, để tưởng nhớ Quách Thị Trang, Hội sinh viên học sinh do sinh viên Vũ Quang Hùng làm trưởng ban, đã tổ chức quyên góp để tạc tượng chị[4]. Ngày 25 tháng 8, nhân cuộc biểu tình chống tướng Nguyễn Khánh, tượng được dựng ngay ở gần nơi chị mất, tức ngay tại bùng binh, kề bên tượng đài danh tướng Trần Nguyên Hãn, trước cửa chính chợ Bến Thành, Sài Gòn.

Cũng trong năm này, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã đặt tên chị cho một cô nhi viện lớn, nuôi hơn 7.000 trẻ em mồ côi[5] tọa lạc ở phía sau chùa Việt Nam Quốc Tự.

Năm 1965, được sự đồng ý của chính Thủ tướng Nguyễn Cao Kỳ, thượng tọa Thích Mãn Giác đã cho đặt một tấm biển đồng đề “Liệt nữ Quách Thị Trang” tại bệ tượng. Năm1966, phần mộ của chị đã được gia đình và một số Phật tử cải táng đưa về chùa Phổ Quang cho đến hôm nay.

Sau 1975, Chính phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam công nhận Quách Thị Trang là liệt sỹ và nơi chị đã hy sinh cũng được chính thức mang tên quảng trường Quách Thị Trang