Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Lại Bị Nghẹt Mũi Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tại Sao Lại Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm Ngủ

Nghẹt mũi khi đi ngủ là triệu chứng làm cho nhiều người khó chịu và lo lắng. Biểu hiện này làm gián đoạn giấc ngủ gây ra những biến đổi về tinh thần. Nghẹt mũi khi ngủ do nhiều nguyên nhân nào gây ra và làm gì để khắc phục tình trạng nghẹt mũi?

Nghẹt mũi là tình trạng tắc nghẽn 1 hay cả 2 bên mũi, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác khó khăn khi thở bằng mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng. Khi bị nghẹt mũi, đa số người bệnh thường nghĩ không có vấn đề gì quá lớn, chỉ gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên nếu nghẹt mũi kéo dài có thể gây ra những hệ quả như:

Không khí đi qua mũi tới đường hô hấp được hệ thống lông chuyển lọc bớt bụi bẩn, loại bỏ một số vi sinh vật gây bệnh, có dịch tiết niêm mạc mũi làm ẩm và ấm không khí trước khi đưa xuống phổi. Làm hạn chế các nguy cơ gây bệnh đường hô hấp dưới, nếu nghẹt mũi kéo dài người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng sẽ làm cho không khí không được lọc, đi xuống phổi làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm đường hô hấp, còn làm khô miệng.

Làm gián đoạn giấc ngủ dẫn tới cơ thể suy nhược cơ thể, có thể bị trầm cảm do mất ngủ kéo dài gây ra.

Nghẹt mũi dẫn tới thiếu oxy cung cấp cho não: Khi đường đi của không khí vào phổi bị hạn chế, không khí không qua mũi được sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Có thể gây ra chóng mặt, đau đầu, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được chú ý vì có thể là biểu hiện cần chú ý của trẻ, còn ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, khả năng bú và sự phát triển của trẻ.

Một số nguyên nhân có thể dẫn tới nghẹt mũi, nhất là hay gặp nghẹt mũi khi ngủ:

Do dị tật bẩm sinh: Đây là lý do gây ngạt mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh do có lớp màng hay mảnh xương bịt kín cửa sau mũi, khiến trẻ không thở được.

Do viêm nhiễm tại mũi:

Cảm cúm: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra tình trạng nghẹt mũi, cảm cúm do virus gây ra thường diễn biến sau 7-10 ngày sẽ tự khỏi. Ngoài nghẹt, mũi còn các biểu hiện khác như chảy nước mũi, đau họng, ho, có thể sốt, đau đầu, đau hốc mắt và mệt mỏi.

Viêm mũi xoang: Viêm niêm mạc mũi xoang do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra, làm tăng tiết dịch, dịch từ xoang chảy qua khe mũi làm cản trở đường hô hấp, gây nghẹt mũi, đặc biệt nghẹt khi nằm xuống, kèm theo đau đầu, nhức các vị trí xoang, người mệt mỏi.

Viêm amidan, viêm VA: Đây cũng là nguyên nhân hay gặp gây nghẹt mũi nhất là ở trẻ em.

Viêm mũi dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng với một số dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, thức ăn, thời tiết…Khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ gây ra phản ứng dị ứng, viêm mũi, tăng tiết dịch gây ra các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi.

Dị dạng khoang mũi: Các tình trạng như polyp mũi, vách ngăn mũi, khối u…làm cản trở đường đi của không khí vào phổi gây ra nghẹt mũi. Thông thường những nguyên nhân này được tìm ra khi soi tai mũi họng và giải quyết băng phẫu thuật.

Chấn thương, dị vật trong mũi: Sau khi chấn thương mũi làm tổn thương mũi dẫn tới phù nề, lệch vách ngăn…cũng dẫn tới tình trạng nghẹt mũi. Dị vật ở mũi hay gặp nhất ở trẻ khi chơi có thể bị tắc vật gì đó trong mũi nhưng không biết nói cho người lớn, dẫn đến thường xuyên bị nghẹt mũi, viêm tại vị trí bị tắc.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như thuốc huyết áp, nếu dùng không đúng có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi.

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ bị nghẹt mũi.

Căng thẳng tinh thần: Nếu căng thẳng diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi theo. Từ đó khiến các mạch máu bị giãn gây chèn ép niêm mạc mũi và gây ra nghẹt mũi.

Trước hết cần biết được nghẹt mũi do đâu, từ nguyên nhân mà có biện pháp điều trị và khắc phục hiệu quả:

Trường hợp nghẹt mũi do cấu trúc mũi bất thường: Cần giải quyết nguyên nhân, bằng cách tạo hình vách ngăn mũi, loại bỏ polyp và khối u ở mũi…

Nếu nghẹt mũi do nhiễm vi sinh vật như viêm mũi xoang cần điều trị triệt để viêm mũi xoang bằng thuốc điều trị nguyên nhân do vi khuẩn hay do nấm.

Do viêm mũi dị ứng: Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm bớt lượng kháng nguyên bề mặt.

Do cảm cúm: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và năng cao thể trạng, thường sau khoảng 7-10 ngày sẽ tự khỏi.

Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu có tác dụng phụ làm người bệnh khó chịu cần thông báo với bác sĩ điều trị.

Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi, không hút thuốc lá.

Tránh căng thẳng kéo dài bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga…

Ngoài ra có một số biện pháp làm giảm nghẹt mũi khi ngủ khác như:

Kê gối cao khi ngủ: Người bệnh không được kê gối cao quá, trong trường hợp mắc một số bệnh lý ở cột sống cổ thì không nên áp dụng. Chỉ gối cao hơn bình thường một chút và khi hết nghẹt mũi thì không nên tiếp tục gối cao sẽ ảnh hưởng tới cột sống cổ.

Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý ấm: Vệ sinh mũi bằng nước muối có thể làm nhiều lần trong ngày với mục đích làm loãng dịch nhầy, dịch nhầy dễ dàng thoát ra ngoài, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Tắm nước ấm: Giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, loãng dịch nhầy và giúp dịch nhầy dễ dàng thoát ra khi chúng ta đứng tắm.

Xông mũi: Có thể xông mũi bằng tinh dầu hay bằng nước muối sinh lý hay thậm chí là nước sạch giúp thông thoáng đường thở, loãng dịch nhầy và giúp tinh thần bớt mệt mỏi căng thẳng.

Nguyên nhân nằm xuống là bị nghẹt mũi có rất nhiều, tuy không phải là một dấu hiệu nguy hiểm nhưng nếu kéo dài cần phải tìm được nguyên nhân chính xác, giải quyết nguyên nhân thì tình trạng nghẹt mũi khi ngủ sẽ hết. Không nên coi thường vì nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài quá lâu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thăm khám và điều trị các bệnh lý viêm mũi họng thông thường, các khối u vùng đầu mặt cổ, dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp nội – ngoại khoa tối ưu nhất cho bệnh nhân, cả trẻ em và người lớn. Đến với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, bệnh nhân sẽ nhận được sự thăm khám trực tiếp, tận tình và chuyên nghiệp từ đội ngũ cán bộ y tế giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm.

Để đăng ký khám và điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc, hoặc đăng ký khám trực tuyến TẠI ĐÂY

Tại Sao Lại Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm Ngủ?

Nghẹt mũi khi đi ngủ là triệu chứng làm cho nhiều người khó chịu và lo lắng. Biểu hiện này làm gián đoạn giấc ngủ gây ra những biến đổi về tinh thần. Nghẹt mũi khi ngủ do nhiều nguyên nhân nào gây ra và làm gì để khắc phục tình trạng nghẹt mũi?

Nghẹt mũi là tình trạng tắc nghẽn 1 hay cả 2 bên mũi, khiến cho người bệnh luôn có cảm giác khó khăn khi thở bằng mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng. Khi bị nghẹt mũi, đa số người bệnh thường nghĩ không có vấn đề gì quá lớn, chỉ gây cảm giác khó chịu. Tuy nhiên nếu nghẹt mũi kéo dài có thể gây ra những hệ quả như:

Không khí đi qua mũi tới đường hô hấp được hệ thống lông chuyển lọc bớt bụi bẩn, loại bỏ một số vi sinh vật gây bệnh, có dịch tiết niêm mạc mũi làm ẩm và ấm không khí trước khi đưa xuống phổi. Làm hạn chế các nguy cơ gây bệnh đường hô hấp dưới, nếu nghẹt mũi kéo dài người bệnh thường xuyên phải thở bằng miệng sẽ làm cho không khí không được lọc, đi xuống phổi làm tăng nguy cơ gây bệnh viêm đường hô hấp, còn làm khô miệng.

Làm gián đoạn giấc ngủ dẫn tới cơ thể suy nhược cơ thể, có thể bị trầm cảm do mất ngủ kéo dài gây ra.

Nghẹt mũi dẫn tới thiếu oxy cung cấp cho não: Khi đường đi của không khí vào phổi bị hạn chế, không khí không qua mũi được sẽ làm giảm lượng oxy cung cấp cho cơ thể. Có thể gây ra chóng mặt, đau đầu, suy nhược cơ thể.

Ngoài ra tình trạng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần được chú ý vì có thể là biểu hiện cần chú ý của trẻ, còn ảnh hưởng không tốt đến giấc ngủ, khả năng bú và sự phát triển của trẻ.

Một số nguyên nhân có thể dẫn tới nghẹt mũi, nhất là hay gặp nghẹt mũi khi ngủ:

Do dị tật bẩm sinh: Đây là lý do gây ngạt mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh do có lớp màng hay mảnh xương bịt kín cửa sau mũi, khiến trẻ không thở được.

Cảm cúm: Đây là nguyên nhân hay gặp nhất gây ra tình trạng nghẹt mũi, cảm cúm do virus gây ra thường diễn biến sau 7-10 ngày sẽ tự khỏi. Ngoài nghẹt, mũi còn các biểu hiện khác như chảy nước mũi, đau họng, ho, có thể sốt, đau đầu, đau hốc mắt và mệt mỏi.

Viêm mũi xoang: Viêm niêm mạc mũi xoang do vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng gây ra, làm tăng tiết dịch, dịch từ xoang chảy qua khe mũi làm cản trở đường hô hấp, gây nghẹt mũi, đặc biệt nghẹt khi nằm xuống, kèm theo đau đầu, nhức các vị trí xoang, người mệt mỏi.

Viêm amidan, viêm VA: Đây cũng là nguyên nhân hay gặp gây nghẹt mũi nhất là ở trẻ em.

Viêm mũi dị ứng: Một số người có cơ địa dị ứng với một số dị nguyên như phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, thức ăn, thời tiết…Khi tiếp xúc với dị nguyên sẽ gây ra phản ứng dị ứng, viêm mũi, tăng tiết dịch gây ra các biểu hiện như hắt hơi, chảy nước mũi, ngạt mũi.

Dị dạng khoang mũi: Các tình trạng như polyp mũi, vách ngăn mũi, khối u…làm cản trở đường đi của không khí vào phổi gây ra nghẹt mũi. Thông thường những nguyên nhân này được tìm ra khi soi tai mũi họng và giải quyết băng phẫu thuật.

Chấn thương, dị vật trong mũi: Sau khi chấn thương mũi làm tổn thương mũi dẫn tới phù nề, lệch vách ngăn…cũng dẫn tới tình trạng nghẹt mũi. Dị vật ở mũi hay gặp nhất ở trẻ khi chơi có thể bị tắc vật gì đó trong mũi nhưng không biết nói cho người lớn, dẫn đến thường xuyên bị nghẹt mũi, viêm tại vị trí bị tắc.

Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Bệnh nhân sử dụng các loại thuốc như thuốc huyết áp, nếu dùng không đúng có thể gây ra tình trạng nghẹt mũi.

Thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hút thuốc lá: Làm tăng nguy cơ bị nghẹt mũi.

Căng thẳng tinh thần: Nếu căng thẳng diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho nồng độ hormone trong cơ thể bị thay đổi theo. Từ đó khiến các mạch máu bị giãn gây chèn ép niêm mạc mũi và gây ra nghẹt mũi.ư

Trước hết cần biết được nghẹt mũi do đâu, từ nguyên nhân mà có biện pháp điều trị và khắc phục hiệu quả:

Trường hợp nghẹt mũi do cấu trúc mũi bất thường: Cần giải quyết nguyên nhân, bằng cách tạo hình vách ngăn mũi, loại bỏ polyp và khối u ở mũi…

Nếu nghẹt mũi do nhiễm vi sinh vật như viêm mũi xoang cần điều trị triệt để viêm mũi xoang bằng thuốc điều trị nguyên nhân do vi khuẩn hay do nấm.

Do viêm mũi dị ứng: Tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng, thường xuyên rửa mũi bằng nước muối sinh lý để làm bớt lượng kháng nguyên bề mặt.

Do cảm cúm: Chủ yếu là điều trị triệu chứng và năng cao thể trạng, thường sau khoảng 7-10 ngày sẽ tự khỏi.

Sử dụng thuốc đúng theo chỉ định của bác sĩ, nếu có tác dụng phụ làm người bệnh khó chịu cần thông báo với bác sĩ điều trị.

Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm khói bụi, không hút thuốc lá.

Tránh căng thẳng kéo dài bằng cách ngủ đủ giấc, tập thể dục thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội, yoga…

Ngoài ra có một số biện pháp làm giảm nghẹt mũi khi ngủ khác như:

Kê gối cao khi ngủ: Người bệnh không được kê gối cao quá, trong trường hợp mắc một số bệnh lý ở cột sống cổ thì không nên áp dụng. Chỉ gối cao hơn bình thường một chút và khi hết nghẹt mũi thì không nên tiếp tục gối cao sẽ ảnh hưởng tới cột sống cổ.

Vệ sinh mũi với nước muối sinh lý ấm: Vệ sinh mũi bằng nước muối có thể làm nhiều lần trong ngày với mục đích làm loãng dịch nhầy, dịch nhầy dễ dàng thoát ra ngoài, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Tắm nước ấm: Giúp cơ thể giảm bớt mệt mỏi, loãng dịch nhầy và giúp dịch nhầy dễ dàng thoát ra khi chúng ta đứng tắm.

Xông mũi: Có thể xông mũi bằng tinh dầu hay bằng nước muối sinh lý hay thậm chí là nước sạch giúp thông thoáng đường thở, loãng dịch nhầy và giúp tinh thần bớt mệt mỏi căng thẳng.

Nguyên nhân nằm xuống là bị nghẹt mũi có rất nhiều, tuy không phải là một dấu hiệu nguy hiểm nhưng nếu kéo dài cần phải tìm được nguyên nhân chính xác, giải quyết nguyên nhân thì tình trạng nghẹt mũi khi ngủ sẽ hết. Không nên coi thường vì nếu tình trạng nghẹt mũi kéo dài quá lâu cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Tại Sao Lại Bị Nghẹt Mũi Khi Nằm Ngủ, Làm Sao Để Không Bị Nữa?

Tại sao lại bị nghẹt mũi khi nằm ngủ?

1/ Dị ứng

Nghẹt mũi khi ngủ có thể là dấu hiệu nhận biết của bệnh dị ứng. Bởi khi bị dị ứng mũi sẽ sản sinh ra hoạt chất giúp chống lại tác nhân dị ứng tấn công từ ngoài vào. Chính những chất này là nguyên nhân khiến dịch nhầy điều tiết ngày càng nhiều và ứ đọng trong hốc mũi gây bít tắc dẫn đến nghẹt mũi. Chứng dị ứng ở mũi xảy ra có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra như do vi khuẩn, vi rút, phấn hoa, nước hoa, lông động vật, nấm mốc, bụi bẩn,….

2/ Cảm lạnh

3/ Polyp mũi

Nghẹt mũi khi ngủ có thể là hệ quả do bệnh polyp mũi gây ra. Thực chất, polyp mũi là hiện tượng bên trong hốc mũi xuất hiện những cục thịt thừa gây bít tắc đường dẫn lưu không khí. Bên cạnh đó, các khối thịt này khiến cho mạch máu dưới niêm mạc mũi bị tắc nghẽn và sưng tấy, gây khó thở, nhất là vào ban đêm khi người bệnh ngủ. Khi đó, ngoài việc khó thở, bệnh nhân sẽ gặp phải hiện tượng ngủ ngáy do thở bằng miệng.

4/ Viêm xoang

→ Bạn có thể tìm hiểu thêm: Cách chữa nghẹt mũi viêm xoang kéo dài “dứt điểm”

5/ Stress, căng thẳng

9 Cách làm hết nghẹt mũi khi ngủ đơn giản nhưng hiệu quả “miễn chê”

Theo chuyên gia S. Josephson, MD (chuyên gia tai – mũi – họng Bệnh viện Lenox Hill ở thành phố New York) cho biết, nghẹt mũi khi ngủ thường khiến giấc ngủ của bạn bị ảnh hưởng. Do đó, để có một giấc ngủ ngon lành và sớm từ bỏ dấu hiệu nghẹt mũi gây khó chịu, người bệnh hãy thử áp dụng các mẹo sau đây.

1/ Tắm nước nóng

2/ Súc miệng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý mặc dù không phải là thuốc có tác dụng chữa bệnh nhưng nó có công dụng giúp loại bỏ vi khuẩn, vi rút gây bệnh, giảm cảm giác ngứa ngáy ở vòm họng và hạn chế tình trạng nghẹt mũi khi ngủ khá hiệu quả. Người bệnh chỉ cần sử dụng 1 ly nước muối sinh lý, súc miệng và vệ sinh mũi mỗi khi cần. Với cách làm này không những giúp bạn cải thiện tình trạng nghẹt mũi khi ngủ mà còn giúp tiết kiệm chi phí.

3/ Luôn luôn giữ niêm mạc mũi ẩm

Niêm mạc mũi bị khô sẽ kích thích gây tổn thương nặng. Lúc này, tình trạng nghẹt mũi sẽ ngày càng tồi tệ thêm. Do đó, để nhanh chóng chấm dứt cảnh tượng nghẹt mũi gây khó ngủ, vào ban đêm, đặc biệt là mùa đông, người bệnh nên sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm và ấm không khí.

4/ Giữ phòng ngủ luôn luôn sạch sẽ

5/ Kê gối cao đầu

Để giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi, người bệnh cũng có thể sử dụng chiếc gối kê cao đầu. Cách làm này sẽ giúp làm giảm lưu lượng máu trong niêm mạc mũi, hạn chế chất nhầy tích tụ trong xoang, giúp bạn dễ dàng ngủ hơn.

6/ Sử dụng tinh dầu xông hơi

Việc sử dụng các loại tinh dầu để xông hơi sẽ giúp bạn tạm thời quên đi cảm giác nghẹt mũi khi ngủ. Người bệnh có thể sử dụng một vài giọt tinh dầu bạc hà, hoa oải hương, cỏ xạ hương,… pha với nước nóng và tiến hành xông hơi trong 20 phút. Hương thơm dịu nhẹ của những loại tinh dầu này sẽ giúp giảm căng thẳng, giúp đầu óc thoải mái và mang lại cho bạn giấc ngủ ngon lành.

Thông thường, người bệnh đều có quan niệm như dùng một ít rượu trước khi đi ngủ sẽ giúp ngủ ngon hơn và nồng độ cồn chứa trong rượu sẽ giúp khắc phục chứng nghẹt mũi. Tuy nhiên, đây có lẽ là quan niệm sai lầm, vì uống rượu có thể sẽ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

8/ Tránh uống thức uống có chứa chất caffein

Ngoài việc tránh uống rượu, người bệnh cũng nên tránh nốt những thức uống chứa caffein như cà phê, trà, soda,… Những thức uống này tuy giúp kích thích đầu óc tỉnh táo hơn nhưng chúng cũng là chất lợi tiểu, gây mất nước. Do đó, bạn không nên uống cà phê từ khoảng 2 giờ chiều.

9/ Dùng thuốc thông mũi

Khá hiệu quả khi bạn sử dụng thuốc thông mũi để cải thiện triệu chứng nghẹt mũi khi ngủ. Các loại thuốc thông mũi thường là thuốc bán không kê toa được bày bán rất nhiều ở các tiệm thuốc Tây. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra, người bệnh nên hỏi bác sĩ chăm sóc sức khỏe cho bạn trước khi sử dụng.

Nghẹt mũi khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng để giải quyết nhanh chóng tình trạng này người bệnh có thể áp dụng ngay các mẹo nêu trên. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên hết sức lưu ý, nếu đã thử áp dụng các cách xử lý này mà triệu chứng bệnh không khỏi, ngày càng nặng thêm, các bạn đừng chần chừ mà hãy đến ngay bệnh viện để các bác sĩ chẩn đoán và đưa ra biện pháp chữa bệnh phù hợp.

BTV: Nhật Hạ

Vì Sao Thuốc Trị Nghẹt Mũi Chỉ Nên Dùng Ngắn Ngày?

Tôi rất hay dùng thuốc naphazolin nhỏ mũi cho con mỗi khi cháu bị nghẹt mũi. Nhưng lần nào cũng được khuyến cáo là chỉ dùng trong 3 ngày. Xin hỏi lý do vì sao? Trịnh Vân Anh (Hưng Yên) #Dongtayy #Đông_tây_y

Chị Vân Anh thân mến! Naphazolin là một thuốc thuộc nhóm giao cảm. Với cơ chế kích thích thụ thể alpha adrenergic ở niêm mạc mũi, thuốc làm co mạch do vậy giảm phù nề, giảm thoát dịch, tăng thông khí ở mũi, giảm nghẹt mũi, giảm sung huyết mũi. Thuốc được chỉ định trong điều trị các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi.

Tuy nhiên, thuốc không nên dùng kéo dài quá 3 ngày, bởi có nguy cơ quen thuốc nếu sử dụng nhiều lần trong ngày hoặc dùng liên tục trên 1 tuần và hiện tượng sung huyết hồi ứng, làm cho nghẹt mũi nhiều hơn, viêm mũi do thuốc sau khi ngừng thuốc. Ngộ độc do quá liều (khi dùng tại chỗ liều quá cao hoặc uống nhầm) có thể gây ức chế hệ thần kinh trung ương như hạ thân nhiệt, tim đập chậm, ra mồ hôi, buồn ngủ, co giật, hôn mê, đặc biệt ở trẻ em. Do đó, thuốc nhỏ mũi naphazolin được khuyến cáo không nên dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Các thuốc nhóm này thuộc nhóm thuốc không kê đơn nhưng thuốc không an toàn như những gì người sử dụng vẫn nghĩ. Trên thực tế, thuốc đang bị lạm dụng và sử dụng một cách bừa bãi, nhất là trẻ em. Khi bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, trẻ thường khó chịu, quấy khóc, khó ngủ. Điều này khiến nhiều bậc cha mẹ tự ý cho con dùng thuốc với tâm lý cho con nhanh khỏi. Tuy nhiên, thuốc chỉ làm giảm triệu chứng chứ không khỏi nguyên nhân gây bệnh.

Trong thư không thấy chị nhắc đến tuổi của con nhưng tốt nhất chị nên tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Ngoài ra chị có thể giúp con giảm nghẹt mũi bằng cách: giữ ẩm cho mũi, uống nhiều nước, sử dụng nước muối xịt mũi, kê cao đầu khi ngủ… Chúc bé mau khỏe!