Top 4 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Lại Có Thế Chiến Thứ Nhất Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Người Pháp Lại Gọi Người Đức Là “Bosch” Trong Thế Chiến Thứ Nhất?

Đánh vần tiếng Pháp của Bosch là Boche. Boche ở đây có nghĩa là caboche, bắp cải, một từ địa phương thường được dùng ở miền Bắc nước Pháp. Thực tế thì từ để chỉ bắp cải, cabbage (tiếng Anh), và cabáiste (tiếng Ireland) cũng bắt nguồn từ từ này (tuy nhiên bây giờ thì người Pháp đã chuyển sang gọi bắp cải là chou). Từ cũ caboche chỉ còn được sử dụng ở những vùng nói tiếng Pháp Norman, ví dụ như ở Quần đảo Eo biển.

Bản thân caboche cũng là một từ có khía cạnh lịch sử lâu đời, có nguồn gốc từ tiếng Latinh “caput”, có nghĩa là cái đầu, sau này chuyển nghĩa thành người dẫn đầu, hoặc thủ lĩnh (trong tiếng Ý – capo, tiếng Catalan – cap, tiếng Pháp – chef) hoặc sự kết thúc (trong tiếng Tây Ban Nha cũng như tiếng Catalan). Về cơ bản, từ caboche gợi cho chúng ta đến một vật hình tròn và to lớn như cây bắp cải, hay như một cái đầu vậy.

Cụm từ “Les Boches”, số nhiều, được dùng trong tiếng Pháp (đồng thời cũng được sử dụng trong tiếng Anh nhưng ít thông dụng hơn) như một cụm từ mang ý nghĩa tiêu cực để chỉ người Đức. Sự so sánh người Đức với cây bắp cải này được bắt nguồn từ:

* việc quân lính Đức thường đội mũ bảo hiểm tròn (thỉnh thoảng có kèm theo một chóp nhọn trên đỉnh, do đó ta có từ Pickelhaube – “mũ bảo hiểm có gai”), ngụ ý rằng người Đức có cái đầu to, tròn, và do đó khá ngu ngốc (cũng giống như từ blockhead trong tiếng Anh hoặc dunderheid trong tiếng Scotland vậy), hoặc

* việc người Đức thường ăn rất nhiều bắp cải, ám chỉ rằng họ nhàm chán và thiếu tinh tế (từ Kraut trong tiếng Anh mang ý nghĩa tiêu cực để chỉ người Đức cũng đến từ việc người Đức thường ăn Sauerkraut, bắp cải chua)

Việc sử dụng “les Boches” như một từ mang ý nghĩa tiêu cực để chỉ người Đức được thông dụng hoá vào Thế chiến thứ nhất năm 1914-18 ở Pháp, rồi được sử dụng bởi người Anh do có hàng trăm ngàn binh lính Anh chiến đấu ở miền bắc nước Pháp giáp Bỉ vào thời điểm ấy. Tình cảnh của thời đại bấy giờ khiến những từ miệt thị người Đức trở nên phổ biến hơn bao giờ hết (ví dụ như Jerry, Kraut, Hun), và Boche chỉ là một trong số đó. Báo chí ở Pháp và ở Anh thời ấy đều sử dụng những ngôn từ hết sức châm biếm đối với những nước ở thế thù địch, ví dụ như những từ mang tính phân biệt chủng tộc, điều sẽ hoàn toàn không được chấp nhận trong xã hội hiện nay. Tuy nhiên, từ Boche trong tiếng Anh theo ý nghĩa này được sử dụng ít dần đi sau khi Thế chiến thứ nhất kết thúc, và đến nay chỉ còn tồn tại trong lịch sử gắn liền với giai đoạn ấy.

Vậy đấy, đó là cách một từ mang nghĩa tiêu cực trong xuất hiện từ cuộc chiến Pháp-Phổ năm 1870-1871 đã được sử dụng trong Thế chiến thứ nhất năm 1914-1918, và đã dần được phổ biến từ tiếng Pháp sang tiếng Anh.

https://qr.ae/pNKAYR

100 Năm Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất

Cách đây 100 năm, ngày 4/8/1914, Đức xâm lược Bỉ, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất . Kéo dài trong 4 năm, từ tháng 8/1914 đến tháng 11/1918, đây là một trong những cuộc chiến tranh quyết liệt, quy mô to lớn nhất trong lịch sử nhân loại, với sức tàn phá khủng khiếp về vật chất và ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần.

Nguyên nhân và hậu quả

Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là kết quả của sự phát triển kinh tế chính trị của chủ nghĩa tư bản thế giới vào những năm đầu thế kỷ XX. Từ cuối thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã phát triển tới giai đoạn mới – giai đoạn đế quốc chủ nghĩa. Sự tranh giành thị trường và thuộc địa giữa các nước đế quốc tất yếu dẫn đến chiến tranh để chia lại đất đai trên thế giới.

Ngoài mục đích phân chia lại thị trường, các nước đế quốc gây chiến để đàn áp phong trào đấu tranh của công nhân trong các nước đế quốc, và đàn áp phong cách mạng và phong trào giải phóng dân tộc.

Những hình ảnh về cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Và chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã xảy ra giữa hai khối liên minh quân sự được hình thành sau thế kỷ XIX: một bên là liên minh ba cường quốc, gồm: đế quốc Anh – Pháp – Nga, hay được gọi là khối hiệp ước Entente ba bên, sau này còn thêm Mỹ và một số nước khác tham gia; bên kia là phe Liên minh ba nước, hay còn gọi là Liên minh trung tâm, gồm đế quốc Đức, đế chế Áo – Hung.

Lợi dụng sự việc Đại công tước Franz Ferdinand của Áo – Hung bị một phần tử dân tộc chủ nghĩa người Serbia ám sát tại Sarajevo ngày 28-6-1914, Hoàng đế Wilhelm II của Đức, con người có khát vọng chiến tranh, đã hứa chi viện cho Áo-Hung để cùng trừng phạt Serbia. Sau đó, ngày 28/7/1914, Áo-Hung đã tuyên chiến với Serbia. Đêm hôm đó, quân Áo nã pháo vào thủ đô Belgrade, làm hơn 5.000 người dân bị thiệt mạng.

Sa hoàng Nga Nikolai II lập tức phát động binh lính. Đức gửi tối hậu thư cho Nga – Pháp yêu cầu đình chỉ việc chi viện, nhưng đều bị Nga – Pháp cự tuyệt. Ngày 1/8/1914, Đức tuyên chiến với Nga, và ngày 3/8 đã tuyên chiến với Pháp. Ngày 4/8/1914, Đức vượt biên giới tấn công Bỉ, đánh dấu sự khởi đầu của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất.

Cùng ngày Đức xâm lược Bỉ, Anh tuyên chiến với Đức. Ngày 6/8, Áo – Hung tuyên chiến với Nga. Sau đó, các nước Italy, Romania, Nhật, Mỹ lần lượt tham chiến. Cuộc chiến lan ra ở ba châu lục lớn, với 33 nước tham chiến.

Quân Mỹ tham chiến tại nước Pháp năm 1918.

Đây là lần đầu tiên thế giới biết đến một kiểu chiến tranh tổng lực, chiến tranh toàn diện. Chiến tranh diễn ra không những ác liệt trên bộ, trên không, trên biển, mà các bên còn thực hiện bao vây bóp nghẹt kinh tế của nhau, thử thách tiềm lực kinh tế và sức mạnh tinh thần của đối phương. Sau hơn 4 năm chiến tranh, ngày 11/11/1918, Đức và các nước cùng phe đã phải đầu hàng vô điều kiện.

Cuộc chiến làm 13,6 triệu người chết và khoảng 20 triệu người bị tàn phế. Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy. Thiệt hại vật chất lên tới 338 tỷ USD. Số tiền các nước tham chiến chi phí cho chiến tranh vào khoảng 85 tỉ USD.

Ngoài sự thiệt hại về người và vật chất, cuộc chiến tranh này còn gây tổn thương về tâm lý cho nhiều thế hệ tại châu Âu. Cuộc chiến cũng làm cho châu Âu tụt hậu và vai trò lãnh đạo mà châu Âu đảm đương trong hơn 300 năm đã dần dần chuyển sang bên kia đại dương cho nước Mỹ.

Những bài học

Chiến tranh thế giới lần thứ nhất đã kết thúc được 100 năm; cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai, mà theo một số nhà nghiên cứu đó chỉ là sự tiếp nối của Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, đã kết thúc 69 năm, song những bài học của hai cuộc chiến đến nay vẫn còn nguyên giá trị lịch sử:

Một là, thế giới đã đi vào giai đoạn phát triển kinh tế, văn hoá, chính trị có trình độ cao. Ở mức trình độ đó, thế giới không thể còn chỗ cho chủ nghĩa đế quốc và các loại chủ nghĩa nước lớn trắng trợn. Với các quan hệ quốc tế chặt chẽ và quyền lợi đan xen thì chủ nghĩa ích kỷ ở phạm vi quốc gia và quốc tế tất yếu dẫn đến xung đột đối kháng, và chiến tranh thì đều thiệt hại cho tất cả các bên. Chính vì vậy, ngay sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, các nước đã đồng lòng tổ chức ra Hội quốc liên (nay là Liên hợp quốc) để điều hoà các quan hệ quốc tế trên cơ sở các bên cùng chấp nhận được.

Lính Áo trên chiến trường.

Hai là, trong điều kiện các mối quan hệ chặt chẽ của thế giới, của công nghệ cao, của qui mô toàn cầu, với tốc độ tàn phá khủng khiếp của chiến tranh thì “không ai có thể có lợi trong cuộc chiến tranh nếu nổ ra, thậm chí là chiến tranh khu vực”.

Ba là, yếu tố dân tộc quốc gia có động lực rất lớn và các quyền lợi chính đáng của nó phải được tôn trọng. Tình hình quốc tế không thể yên ổn nếu dựa trên cơ sở không tôn trọng tình cảm, quyền lợi chính đáng của quốc gia, dân tộc. Một dân tộc bị dồn vào thế cùng đường sẽ phản ứng rất quyết liệt gây hậu họa cho hoà bình thế giới.

Hiện nay, tuy đã có nhiều cuộc chiến tranh khu vực nổ ra và đã có lúc thế giới bên bờ vực chiến tranh, nhưng về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững và chưa thấy có dấu hiệu của một đại chiến mới. Điều đó cho thấy ít nhiều thì nhân loại cũng đã rút được các bài học chính trị của hai cuộc đại chiến, đã biết hoá giải các mâu thuẫn bằng hoà bình.

Về cơ bản hoà bình thế giới vẫn được giữ vững, nhưng hiện nay ở một số khu vực, một số nước trên thế giới, máu của người dân vẫn đổ, những đồng tiền đóng thuế của họ vẫn bị quăng vào những việc làm hết sức phi lý – đó là chiến tranh. Hãy để “bóng ma của chiến tranh”trong một tương lai gần chỉ còn là “dĩ vãng” đối với nhân loại.

Bài 13 : Chiến Tranh Thế Giới Thứ Nhất (1914

– Chủ nghĩa tư bản phát triển theo quy luật không đều làm thay đổi sâu sắc so sánh lực lượng giữa các đế quốc ở cuối XIX đầu XX.

– Sự phân chia thuộc địa giữa các đế quốc cũng không đều. Đế quốc già (Anh, Pháp) nhiều thuộc địa. Đế quốc trẻ (Đức, Mĩ) ít thuộc địa.

– Mâu thuẫn giữa các đế quốc về vấn đề thuộc địa nảy sinh và ngày càng gay gắt.

– Các cuộc chiến tranh giành thuộc địa đã nổ ra ở nhiều nơi.

+ Chiến tranh Trung – Nhật (1894 – 1895).

+ Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1989).

+ Chiến tranh Anh – Bô ơ (1899 – 1902).

– Trong cuộc chạy đua giành giật thuộc địa, Đức là kẻ hiếu chiến nhất. Đức đã cùng Áo – Hung, Italia thành lập “phe liên minh”, năm 1882 chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới.

– Để đối phó Anh đã ký với Nga và Pháp những Hiệp ước tay đôi hình thành phe Hiệp ước (đầu thế kỉ XX).

– Cả 2 khối quân sự đối đầu điên cuồng chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh chia lại thế giới, chiến tranh đế quốc không thể tránh khỏi.

– Nguyên cớ trực tiếp của chiến tranh là do một phần tử Xéc-bi ám sát hoàng thân kế vị ngôi vua Áo – Hung.

Hai khối quân sự ráo riết chạy đua vũ trang tích cực chuẩn bị chiến tranh (màu đỏ là phe Liên minh, màu xanh là phe Hiệp ước)

Bức họa mô tả vụ ám sát thái tử Áo – Hung

II Những diễn biến chính của chiến sự

1. Giai đoạn thứ nhất của chiến tranh (1914 – 1916)

Mỹ tham chiến cùng phe Hiệp ước

III. Kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất

* Hậu quả của chiến tranh

– Chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc với sự thất bại của phe liên minh, gây nên thiệt hại nặng nề về người và của.

+ 10 triệu người chết.

+ 20 triệu người bị thương.

+ Tiêu tốn 85 tỉ đô la.

– Cách mạng tháng Mười Nga thành công đánh dấu bước chuyển lớn trong cục diện thế giới.

– Chiến tranh thế giới thứ nhất là cuộc chiến tranh đế quốc phi nghĩa.

* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI

1. Em hãy cho biết tình hình các nước đế quốc cuối thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX?

Trả lời

– Một số nước đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn, nhưng phát huy được những lợi thế riêng và lợi dụng được những thành tựu khoa học – kĩ thuật của các nước đi trước nên đã có tốc độ tăng trưởng nhảy vọt như Đức, Mĩ, Áo-Hung, vượt qua các nước tư bản “già” như Anh, Pháp.

– Các nước đế quốc “trẻ” có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng nhưng lại ít thuộc địa, ngược lại, những đế quốc “già” thì chiếm số lớn thuộc địa. Đầu thế kỉ XX, thế giới đã phân chia xong, không còn “chỗ trống” nữa. Do đó, giữa các nước đế quốc đã nổ ra cuộc đấu tranh gay gắt để chia lại thị trường thuộc địa.

2. Những biểu hiện nào cho thấy quy luật phát triển không đồng đều của các nước đế quốc?

Trả lời

Các nước Đức, Mĩ đi vào con đường tư bản chủ nghĩa muộn nhưng có tốc độ phát triển kinh tế nhanh nhưng lại ít thuộc địa, ngược lại những nước tư bản như Anh, Pháp tốc độ phát triển kinh tế chậm, nhưng chiếm phần lớn thuộc địa. Đây là quy luật phát triển không đồng đều giữa các nước đế quốc.

3. Giữa các nước đế quốc đã diễn ra những cuộc chiến tranh đầu tiên nào?

Trả lời

Những cuộc chiến tranh đế quốc đầu tiên để tranh giành thuộc địa đã diễn ra là:

– Chiến tranh Mĩ – Tây Ban Nha (1898) : Mĩ chiếm Cu Ba và Phi-lip-pin của Tây Ban Nha.

– Chiến tranh Anh – Bô-ơ ( 1899-1902) : Anh thôn tính hai nước của người Bô – ơ, sáp nhập vào Nam Phi.

– Chiến tranh Nga – Nhật ( 1904-1905).

4. Nguyên nhân dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất ( 1914-1918)?

Trả lời

– Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc về vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt, dẫn đến sự hình thành hai khối quân sự kình địch nhau.

+ Khối Liên minh gồm : Đức, Áo – Hung, Italia ra đời năm 1882.

+ Khối Hiệp ước gồm ba nước : Anh, Pháp, Nga hình thành năm 1907.

– Hai khối này đều ráo riết chạy đua vũ trang và tích cực chuẩn bị chiến tranh, mong muốn thanh toán địch thủ của mình để chia lại thuộc địa, làm bá chủ thế giới.

5. Duyên cớ nào trực tiếp dẫn đến chiến tranh?

Trả lời

Từ năm 1912, tình hình ở bán đảo Ban-căng trở nên căng thẳng. Ngày 28-6-1914, Thái tử Áo – Hung bị một phần tử khủng bố ở Xéc-bi ám sát. Bọn quân phiệt Đức, Áo – Hung chớp lấy cơ hội này gây chiến tranh.

6. Vì sao gọi cuộc chiến tranh (1914-1918) là cuộc chiến tranh thế giới?

Trả lời

Cuộc chiến tranh (1914-1918) là cuộc chiến tranh thế giới vì:

– Quy mô của cuộc chiến tranh này không chỉ dừng lại ở một nước, một khu vực mà lan ra toàn thế giới.

– Cuộc chiến tranh đã lôi kéo hơn 30 nước vào cuộc chiến, gây hậu quả khác nhau đến tất cả các nước trên thế giới, kể các nước trung lập, các bên tham chiến.

7. Những trận chiến trong những ngày đầu tiên của cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Trả lời

– Ngày 28-7-1914 : Áo – Hung tuyên chiến với Xec – bi.

– Ngày 1-8, Đức tuyên chiến với Nga.

– Ngày 3-8, Đưc tuyên chiến với Pháp.

– Ngày 4-8, Anh tuyên chiến với Đức. Chiến tranh bùng nổ và nhanh chóng trở thành chiến tranh thế giới.

8. Trình bày diễn biến chính của giai đoạn thứ nhất ( 1914-1916)?

Trả lời

– Quân đội Đức tập trung lực lượng ở mặt trận phía Tây nhằm đánh bại quân Pháp một cách chớp nhoáng.

– Pa-ri bị uy hiếp. Quân Pháp đang có nguy cơ bị tiêu diệt.

– Ở mặt trận phía Đông, quân Nga lại tấn công quân Đức, cứu nguy cho Pháp.

– Từ năm 1916, chiến tranh chuyển sang giai đoạn cầm cự ở cả hai phe.

9. Giai đoạn thứ hai của cuộc Chiến tranh thế giới diễn ra như thế nào?

Trả lời

– Từ mùa xuân năm 1917, chiến sự chủ yếu diễn ra ở mặt trận Tây Âu, phe Hiệp ước phản công, phe Liên Minh thất bại và đầu hàng.

– Ngày 7-11-1917, Cách mạng Tháng Mười thắng lợi ở Nga, Nhà nước Xô viết rút khỏi chiến tranh.

– Tháng 7-1918, quân Anh, Pháp bắt đầu phản công.

– Đếntháng 9-1918, quân Anh, Pháp, Mĩ tổng tấn công ở khắp các mặt trận. Các đồng minh của Đức lấn lướt đầu hàng.

– Ngày 9-11-1918, cách mạng bùng nổ ở Đức, lật đổ nền quân chủ và thành lập chế độ cộng hòa

– Ngày 11-11-1918, chính phủ mới ở Đức đầu hàng vô điều kiện. Chiến tranh thế giới kết thúc.

10. Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây nên những hậu quả như thế nào?

Trả lời

– Chiến tranh thế giới thứ nhất đã gây ra nhiều tai họa cho nhân loại:

+ 10 triệu người chết, hơn 20 triệu người bị thương.

+ Nhiều thành phố, làng mạc, đường sá, cầu cống, nhà máy bị phá hủy

+ Số tiền các nước nước tham chiến chi phí cho chiến tranh lên tới khoảng 85 tỉ đô la.

– Tuy nhiên, một kết quả quan trọng trong quá trình chiến tranh là phong trào cách mạng thế giới vẫn không ngừng phát triển, nổi bạt nhất là sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga và việc thành lập Nhà nước Xô viết, đánh dấu một bước chuyển biến lớn trong cực diện chính trị thế giới.

11. Nêu kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất đối với các nước đế quốc?

Trả lời

– Chiến tranh kết thúc đem lại lợi ích cho các nước đế quốc thắng trận.

– Bản đồ thế giới được chia lại : Đức mất hết thuộc địa. Anh, Pháp, Mĩ mở rộng thêm thuộc địa của mình.

12. Từ diễn biến và kết cục của Chiến tranh thế giới thứ nhất, em hãy cho biết tính chất của nó?

Trả lời

– Đây là cuộc chiến tranh đế quốc chủ nghĩa, mang tính chất phi nghĩa, phản động, đem lại lợi ích cho giai cấp tư sản cầm quyền.

– Đây là cuộc chiến tranh ăn cướp, tốn phí và hậu quả nặng nề của nó đè nặng lên đời sống nhân dân lao động và nhân dân thuộc địa.

13. Lập niên biểu những sự kiện chính của Chiến tranh thế giới thứ nhất theo mẫu?

Trả lời

28-7 đến 4-8-1914

Áo – Hung tuyên chiến với Xec-bi, Đức tuyên chiến với Nga. Pháp tuyên chiến với Đức

Cuối 1914

Ưu thế thuộc về phe Liên Minh

Cuối 1915

Nga tấn công Đức ở phía Đông, kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Đức thất bại

Năm 1916

Cả hai phe chuyển sang thế phòng ngự

Năm 1917

Ưu thế thuộc về phe Hiệp ước, chiến sự chủ yếu ở mặt trận phía tây

7-11-1917

Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi. Nước Nga xô viết rút khỏi chiến tranh

7-1918

Phe Hiệp ước phản công, các đồng minh Đức đầu hàng

9-11-1918

Cách mạng bùng nổ ở Đức, chế độ quân chủ bị lật đổ, chế độ cộng hòa được thành lập

11-11-1918

Chính phủ Đức đầu hàng vô điều kiện, chiến tranh kết thúc

5 Nguyên Nhân Hàng Đầu Dẫn Đến Thế Chiến Thứ Nhất

Các quốc gia trên khắp thế giới luôn thực hiện các thỏa thuận phòng thủ lẫn nhau với các nước láng giềng, những hiệp ước có thể kéo họ vào trận chiến. Các hiệp ước này có nghĩa là nếu một quốc gia bị tấn công, các định phải bảo vệ họ. Trước khi bắt đầu, các liên minh sau đã tồn tại:

Khi Áo-Hungary tuyên chiến với Serbia, Nga đã tham gia để bảo vệ Serbia. Đức, thấy rằng Nga đang vận động, đã tuyên chiến với Nga. Pháp sau đó đã bị cầm hòa trước Đức và Áo-Hungary. Đức tấn công Pháp bằng cách hành quân qua Bỉ kéo Anh vào cuộc chiến. Sau đó, Nhật Bản tham chiến để hỗ trợ đồng minh Anh. Sau đó, Ý và Hoa Kỳ sẽ đứng về phía Đồng minh (Anh, Pháp, Nga, v.v.).

Chủ nghĩa đế quốc là khi một quốc gia gia tăng quyền lực và sự giàu có của họ bằng cách đưa các lãnh thổ bổ sung vào quyền kiểm soát của họ, thường mà không cần hoàn toàn thuộc địa hoặc tái định cư chúng. Trước Chiến tranh thế giới thứ nhất, một số quốc gia châu Âu đã đưa ra các tuyên bố chủ nghĩa đế quốc cạnh tranh ở châu Phi và các khu vực của châu Á, khiến họ trở thành những điểm tranh chấp. Do nguồn nguyên liệu thô mà những khu vực này có thể cung cấp, căng thẳng xung quanh việc quốc gia nào có quyền khai thác những khu vực này tăng cao. Sự cạnh tranh ngày càng tăng và mong muốn có được những đế chế lớn hơn đã dẫn đến sự gia tăng đối đầu đã góp phần đẩy thế giới vào Thế chiến thứ nhất.

Khi thế giới bước vào thế kỷ 20, một cuộc chạy đua vũ trang đã bắt đầu, chủ yếu dựa trên số lượng tàu chiến của mỗi quốc gia và quy mô quân đội ngày càng tăng của họ – các quốc gia bắt đầu đào tạo ngày càng nhiều thanh niên của họ để chuẩn bị cho trận chiến. Bản thân các tàu chiến đã tăng kích thước, số lượng pháo, tốc độ, phương thức đẩy và chất lượng giáp, bắt đầu từ năm 1906 với sớm bị loại khi Hải quân Hoàng gia Anh và Kaiserliche Marine nhanh chóng mở rộng hàng ngũ với các tàu chiến ngày càng hiện đại và mạnh mẽ.

Đến năm 1914, Đức có gần 100 tàu chiến và hai triệu binh sĩ được huấn luyện. Anh và Đức đều tăng cường hải quân của họ trong khoảng thời gian này. Hơn nữa, đặc biệt là ở Đức và Nga, việc thành lập quân đội bắt đầu có ảnh hưởng lớn hơn đến chính sách công. Sự gia tăng chủ nghĩa quân phiệt này đã đẩy các quốc gia tham chiến vào cuộc chiến.

Phần lớn nguồn gốc của cuộc chiến là dựa trên mong muốn của các dân tộc Slav ở Bosnia và Herzegovina không còn là một phần của Áo-Hungary mà thay vào đó là một phần của Serbia. Cuộc nổi dậy mang tính dân tộc và sắc tộc cụ thể này đã trực tiếp dẫn đến vụ ám sát Archduke Ferdinand , đây là sự kiện khiến chiến tranh bùng nổ.

Nhưng nhìn chung, chủ nghĩa dân tộc ở nhiều quốc gia trên khắp châu Âu không chỉ góp phần khởi đầu mà còn góp phần kéo dài cuộc chiến trên khắp châu Âu và sang châu Á. Khi mỗi quốc gia cố gắng chứng tỏ sự thống trị và sức mạnh của mình, cuộc chiến càng trở nên phức tạp và kéo dài.

ngay lập tức của Chiến tranh thế giới thứ nhất khiến các mục nói trên phát huy tác dụng (liên minh, chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa dân tộc) là vụ ám sát Archduke Franz Ferdinand của Áo-Hungary. Vào tháng 6 năm 1914, một nhóm khủng bố theo chủ nghĩa dân tộc Serbia được gọi là Bàn tay đen đã cử các nhóm đến ám sát Archduke. Nỗ lực đầu tiên của họ đã thất bại khi một người lái xe tránh được một quả lựu đạn ném vào xe của họ. Tuy nhiên, sau ngày hôm đó, một người theo chủ nghĩa dân tộc Serbia tên là Gavrilo Princip đã bắn Archduke và vợ của anh ta khi họ đang lái xe qua Sarajevo, Bosnia, một phần của Áo-Hungary. Họ chết vì vết thương của họ.

Vụ ám sát nhằm phản đối việc Áo-Hungary có quyền kiểm soát khu vực này: Serbia muốn tiếp quản Bosnia và Herzegovina. Vụ ám sát Ferdinand dẫn đến việc Áo-Hungary tuyên chiến với Serbia. Khi Nga bắt đầu vận động để bảo vệ liên minh với Serbia, Đức đã tuyên chiến với Nga. Do đó, bắt đầu mở rộng chiến tranh bao gồm tất cả những người tham gia vào các liên minh phòng thủ lẫn nhau.

Chiến tranh thế giới thứ nhất đã chứng kiến ​​sự thay đổi trong chiến tranh, từ phong cách đấu tay đôi của các cuộc chiến tranh cũ sang việc sử dụng vũ khí sử dụng công nghệ và loại bỏ cá nhân khỏi cận chiến. Cuộc chiến có thương vong cực kỳ cao với hơn 15 triệu người chết và 20 triệu người bị thương. Bộ mặt của chiến tranh sẽ không bao giờ giống nhau nữa.