Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Làm Sữa Chua Không Đông Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tại Sao Làm Sữa Chua Không Đông? Cách Khắc Phục

Làm sữa chua không đông do chất lượng men. Một trong những nguyên liệu quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ đông của sữa chua là men. Men phải đảm bảo thì mới cho ra thành phẩm sữa chua tổt. Với vấn đề sữa chua không đông cũng vậy, men là lý do chính. Dùng men cũ làm sữa chua khiến vi khuẩn men ít và yếu, không hoạt động ổn định. Vì thế, sữa chua khó lên men hơn. Mặt khác, dùng men chưa hết lạnh cũng làm chất lượng lợi khuẩn giảm mạnh. Nên bảo quản men cái ở nhiệt độ phòng và ở trạng thái lỏng để sữa chua đông, không nhớt.

Làm sữa chua không đông do chất lượng sữa. Nếu không đảm bảo được nguồn sữa, sữa chua rất dễ bị tách nước sau quá trình lên men. Vì sao? Bởi vì nếu sữa có hàm lượng kháng sinh cao, dễ khiến sữa chua kém mịn do sự hoạt động yếu của các lợi khuẩn.

Nhiệt độ ủ sữa chua lý tưởng nhất

Cách khắc phục sữa chua không đông

Để khắc phục sữa chua không đông thì không hề khó. Với những nguyên nhân đã nêu trên, tương đương với những lưu ý như sau:

Cách chọn men sữa chua chất lượng: Nên chọn men sữa chua có ngày sản xuất mới nhất. Cách bảo quản men cái cũng cực kỳ đơn giản, để ở nhiệt độ phòng thông thoáng. Không nên bảo quản men cái trong tủ lạnh vì sẽ khiến sữa chua vừa nhớt vừa khó đông. Ngoài ra, để trong tủ lạnh dễ khiến các thành phần vi khuẩn men trong sữa chua bị “sốc nhiệt” khi mang ra điều chế môi trường ngoài. Khi hòa với sữa đặc, nên khuấy theo một chiều.

Cách chọn sữa chất lượng: Để mua được loại sữa thích hợp, nên mua ở các đại lý, siêu thị uy tín. Có thể đặt mua trên các trang thương mại điện tử ship đến tận nhà mà nhà phân phối chính hãng như Website VnShop. Chọn loại sữa có hàm lượng Protein và nên nghiên cứu kỹ thành phần của nó.

Ủ sữa chua ở nhiệt độ chuẩn nhất: Là một trong những cách tránh sữa chua không đông. Nhiệt độ ủ sữa chua lý tưởng nhất thay đổi theo từng cách ủ khác nhau. Trong quá trình làm, nên chọn loại máy ủ sữa chua chuyên dụng nếu không tiện ủ như cách truyền thống.

Máy làm sữa chua loại nào tốt nhất nên mua

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Tại Sao Làm Đúng Như Hướng Dẫn Mà Sữa Chua Vẫn Không Đông?

Liệu có phải do men cái không được tốt không?

Men cái có tác dụng làm cho sữa chua lên men, nếu không có men cái chắc chắn sữa chua sẽ không thể nào lên men được. Nhưng có men cái, thậm chí không phải là 1 hay 2 hũ, mà đến tận 10 hũ nếu không đạt chất lượng thì cũng không thể nào đem lại kết quả được.

Như thế nào là men đạt chất lượng và men không đạt chất lượng? Men cái đạt chất lượng là men có ngày sản xuất nhỏ hơn 14 ngày. Và ngược lại, qua 14 ngày rồi là hũ sữa chua đó không có lượng men đạt chất lượng nữa. Lúc này đây men đã hoạt động yếu đi, dù cho bạn có cho bao nhiêu hũ sữa chua đi chăng nữa thì sữa sau khi làm cũng không đông và không chua.

Vậy để đảm bảo sữa chua thực hiện thành công thì yếu tố đầu tiên cần được đảm bảo đó là phải chọn hũ sữa chua làm men cái có ngày sản xuất càng sớm càng tốt, và muộn nhất không quá 14 ngày.

Hay vấn đề nằm ở sữa tươi?

Sữa tươi là điều ít ai ngờ tới, nhưng sự thật thì nếu sữa chua sau khi ủ 8 tiếng không đông thì có thể do sữa tươi có vấn đề.

Sữa tươi trên thị trường có rất nhiều loại, trong đó có thể chia thành 2 loại chính là sữa tươi nguyên kem và sữa tươi tách béo. Sữa tươi tách béo hay còn gọi là sữa tươi ít béo, là loại sữa dành cho người muốn giảm cân, và đây là loại sữa không thích hợp để làm sữa chua. Bởi vì không còn chất béo nữa, men không sinh trưởng được, dẫn đến sữa chua không đông hoặc bị nhớt.

Để làm sữa chua cần sử dụng loại sữa tươi nguyên kem 100%, và thêm một điều kiện nữa là không được pha nước. Theo kinh nghiệm của chúng tôi, bạn chỉ cần mua sữa tươi bịch không đường của hãng vinamilk là tỉ lệ thành công gần như 100% rồi.

Hoặc không, nó bị khống chế bởi nhiệt độ?

Có không ít người lầm tưởng rằng sữa chua được làm ở nhiệt độ cao sẽ nhanh cho kết quả nhưng không phải vậy. Men sữa chua hoạt động tốt ở nhiệt độ khoảng 40 – 44 độ C, ở nhiệt độ cao hơn men sẽ yếu dần và thậm chí là không sống được.

Do vậy khi đun sữa tươi và sữa đặc lưu ý chỉ để sữa ấm, cho tay vào thử để biết lúc nào là được. Nếu lỡ may đun quá đà thì hãy tắt bếp, đợi sữa nguội một lúc rồi mới cho sữa chua vào. Nếu cho men cái sữa chua vào lúc hỗn hợp còn nóng thì men sẽ chết vì sốc nhiệt.

Ngoài ra, còn phải lưu ý đến nhiệt độ sữa chua khi ủ nữa. Nhiệt độ tốt nhất vẫn là 40 – 44 độ C và ủ trong vòng 8 – 10 tiếng. Nếu nhiệt độ thấp hơn con số đó thì sữa chua sau khi ủ xong sẽ bị nhớt hoặc lỏng hoàn toàn. Còn nhiệt độ cao hơn đương nhiên là sữa chua sẽ không đông.

Để ủ sữa chua đúng chuẩn bạn có thể áp dụng 2 cách sau:

Một là ủ bằng nồi: Đảm bảo nước để ủ luôn ấm và ngang với mặt sữa trong hũ. Muốn chắc chắn về nhiệt độ nước ủ, ta cho 2 phần nước sôi cộng với 1 phần nước lạnh là được. Sau đó đậy kín nắp nồi và ủ trong vòng 6 – 8 tiếng. Khi nước nguội nhớ thay nước.

Hai là ủ bằng thùng xốp: Cho sữa chua vào thùng, cho nước ấm vào ngập 2/3 hũ, ủ khoảng 6 – 8 tiếng hoặc qua đêm là được.

Giờ thì bạn đã biết tại sao mình làm sữa chua đúng như công thức nhưng lại không đông rồi chứ? Hi vọng những lần làm sau bạn sẽ biết cách rút kinh nghiệm và làm được món sữa chung vừa đông lại vừa chua ngọt như ý.

Công thức chuẩn cho món sữa chua trà xanh Cách làm sữa chua xoài ăn lạ miệng Cách làm sữa chua phô mai béo ngậy, thơm ngon Cách làm sữa chua dâu tây công thức đơn giản nhất Cách làm sữa chua không đường dễ như ăn kẹo

Cách Làm Sữa Chua Ngon Thơm Mềm Không Bị Nhớt

Nhưng trong một số trường hợp sau khi làm sữa chua mặc dù sữa vẫn đặc, hương vị cũng thơm, ăn cũng rất ngon nhưng sữa chua lại bị nhớt dính, nhầy nhầy giống như lòng trắng trứng gà hoặc sữa bị bột, nhám.

1. Tiệt trùng dụng cụ làm sữa chua

– Đây là một công đoạn rất cần thiết bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa chua thành phẩm, nếu các dụng cụ không được diệt khuẩn và loại bỏ tạp chất thì có thể làm sữa chua bị nhiễm khuẩn và sẽ nhanh bị hỏng hơn. – Những dụng cụ làm sữa chua bao gồm: lọ đựng, muôi, thìa dùng để khuấy sữa, rây lọc, thìa đong, cốc đong,… cách tiệt trùng cũng rất khá đơn giản, bạn chỉ cần cho các dụng cụ này vào nước sôi khoảng 30 giây rồi vớt ra rồi để khô hoàn toàn trong không khí.

2. Chọn sữa và men làm sữa chua

Chọn hỗn hợp sữa phù hợp

– Để sữa chua đặc thì bạn nên chọn mua loại sữa có hàm lượng Protein cao và có nhiều chất béo, có thể dùng sữa đặc pha chung với sữa tươi, nếu muốn sữa chua đặc và thơm hơn thì cho thêm một ít sữa bột vào hỗn hợp trên.

– Nên đun nóng hỗn hợp sữa ở nhiệt độ 80 – 85 độ C rồi để sữa nguội về khoảng 38 – 42 độ C và sử dụng, làm như vậy sẽ giúp diệt vi khuẩn có hại trong sữa ngoài ra, việc đun sôi sữa còn giúp sắp xếp các loại Protein trong sữa làm cho quá trình lên men được nhanh hơn và hạn chế tách nước ở sữa thành phẩm.

Chọn men sữa chua

– Đối với men làm sữa chua thì nên chọn men còn tươi mới. Nếu chọn men được lấy từ sữa chua thành phẩm thì hãy chọn men trong những hũ sữa chua đã để dưới 7 ngày và khi dùng nên để men ở nhiệt độ phòng cho men bớt lạnh như vậy men sẽ dễ hòa tan với sữa hơn. – Một vấn đề cần lưu ý là chỉ nên cho ít men (khoảng 5% – 10% so với lượng sữa) để sữa chua đảm bảo độ mịn, mềm của thành phẩm. Men càng nhiều thì sữa chua thành phẩm càng cứng.

3. Trộn hỗn hợp men với sữa đúng cách

– Nên trộn nhẹ nhàng, không khuấy đảo nhiều lần và mạnh tay vì như vậy sẽ làm suy giảm hoạt động của men sữa chua khiến sữa chua lâu đông hơn. Phải trộn thật đều để men sữa chua hòa quyện với sữa và không để vón cục vì thường những men bị vón cục sẽ tập trung khá nhiều men, khi bị lắng xuống dưới sẽ làm sữa chua bị nhớt ở đáy.

4. Ủ sữa chua ở những nơi ấm áp

– Sở dĩ phải ủ sữa chua ở những nới ấp áp để nhiệt độ sữa chua luôn dao động từ 32 – 48 độ C là bởi vì các men sữa chua chỉ hoạt động tốt và mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ này, nếu nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn sẽ làm các men này hoạt động yếu, có khi còn không hoạt động, như vậy sẽ khiến sữa chua không đông và không có độ chua hoặc quá trình này sẽ bị kéo dài lâu hơn.

– Có rất nhiều cách ủ sữa chua khác nhau, bạn có thể ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, thùng xốp, nồi áp suất, lò vi sóng, hoặc bạn có thể phơi dưới trời nắng nóng, chỉ cần đảm bảo được yêu cầu giữ ấm cho sữa chua là được. Thời gian ủ có thể giao động từ 4 – 24h tùy theo nhiệt độ ủ và lượng men thành phần trong sữa.

5. Làm lạnh sữa chua sau khi ủ

– Việc làm lạnh sữa sau khi ủ sẽ giúp làm chậm quá trình lên men lại, giữ cho sữa không bị quá chua và để được lâu hơn (khoảng 2 – 3 tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh).