Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Mắt Hay Bị Ngứa Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Khóe Mắt Bị Ngứa – Vì Sao Lại Vậy?

Nguyên nhân gây ngứa khóe mắt

Đôi mắt của chúng ta dễ dàng bị “tổn thương” bởi quá nhiều yếu tố, có thể bắt nguồn từ thói quen vệ sinh mắt chưa được sạch sẽ, khăn rửa mặt lâu ngày chưa thay dẫn đến việc xuất hiện nhiều vi khuẩn hay như vi khuẩn lưu lại trên tay xâm nhập vào mắt…

Dị ứng

Có nhiều yếu tố khiến khóe mắt bị ngứa, đôi mắt bị tổn thương.

Dị ứng điển hình:

Từ môi trường

Động vật

Mỹ phẩm.

Hoàn toàn có thể bị ngứa mắt chỉ vì tiếp xúc với một số động vật nuôi trong nhà như chó, mèo hay như việc trang điểm cá nhân bằng những loại mỹ phẩm không phù hợp.

Mắt bị khô

Dấu hiệu này thường gặp hơn hết ở người lớn tuổi, khi mắt không có đủ nước để điều tiết bôi trơn và nuôi dưỡng. Đây là tình trạng mãn tính phổ biến và cần được điều tị gấp. Nó gây nóng, ngứa khóe mắt, suy giảm thị lực…

Dị vật vướng trong mắt

Biểu hiện khô mắt thường gặp hơn cả ở những người lớn tuổi

Dị vật vướng trong mắt gây ngứa khóe mắt gây cảm giác khó chịu, đau rát không ngừng, kéo dài dẫn đến bài mòn giác mạc, tăng nguy cơ nhiễm trùng mắt. Bất cứ vật thể li ti nào hay như gió, bụi, cát… đều có thể bay vào mắt.

Sử dụng kính áp tròng quá nhiều

Sử dụng kính áp tròng thường ngày, sử dụng lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ phát triển bệnh khô mắt, dị ứng với dấu hiệu bắt đầu là ngứa khóe mắt. Vệ sinh không đúng cách có thể đẫn tới viêm màng kết, điều đó khiến cho đôi mắt nhạy cảm, đỏ, ngứa.

Viêm mí

Căn bệnh này gây ra tình trạng ngứa rát, đỏ, chảy nước mắt, bề mặt nhãn cầu sưng, khô mắt. Nghiêm trọng hơn, nó có thể gây mờ mỏi mắt, viêm mô mắt (đặc biệt là giác mạc), hoặc rụng hết lông mi.

Các yếu tố nguy cơ từ biểu hiện khóe mắt bị ngứa

Mụn lẹo trong mắt: Ung thư biểu mô tuyến bã

Chấn thương mắt: dị vật trong mắt gây xước nhãn mạc, xuất huyết nhãn cầu…

Điểm vàng ở mí mắt: Báo hiệu sự tích tụ của chất béo cũng như nồng độ Cholesterol cao hơn bình thường.

Giả u viêm hốc mắt: người bệnh thường bị đau, có biểu hiện sốt, tổn thương gân cơ khiến cơ vân nhãn dày ra.

Nếu có biểu hiện ngứa rát lâu ngày, người bệnh nên đến các trung tâm ý tế để thăm khám, kiểm tra tình hình sức khỏe, không được chủ quan trước mọi dấu hiệu dù cho là nhỏ nhất.

Vì Sao Bạn Hay Bị Ngứa Khi Trời Lạnh?

Vào mùa lạnh, da bạn bỗng nhiên bị ngứa rất khó chịu, ngứa từ ít đến nhiều, gãy trày da tróc vảy mà vẫn ngứa, vì sao da lại bị ngứa như vậy?

Do thời tiết lạnh nhiều ngày nay nên số người đến khám do bị dị ứng da tăng mạnh. Ngứa do lạnh có thể từ lâm râm đến dữ dội, bệnh nhân gãi làm cho da bị trầy xước, thậm chí còn gây ra những chấm xuất huyết dưới da.

Theo các chuyên gia da liễu, ngứa là triệu chứng điển hình nhất của bệnh. Ngứa rất dữ dội, càng gãi càng ngứa. Các chuyên gia cho biết, mùa đông là lúc thời tiết trở nên hanh khô, một số mao mạch trên da đóng lại, lượng máu cung cấp cho da giảm, khả năng bài tiết mồ hôi và axít hữu cơ của da cũng giảm, khiến độ ẩm của da giảm xuống. Điều này khiến da của nhiều người cũng trở nên căng, khô, thậm chí rất ngứa.

Theo các chuyên gia, bệnh dễ phát hiện vì có biểu hiện rõ ràng nhưng lại khó chữa vì khó xác định nguyên nhân. Vì thế, với những người bị bệnh do lạnh thì vào mùa đông cần giữ ấm, tránh tiếp xúc với lạnh. Đi ngoài đường mùa đông thì chú ý che chắn, khẩu trang, khăn quàng che cổ, găng tay, mũ ấm, chân đi tất.

Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi và hay tái phát.

Nguyên gây gây ngứa da vào mùa lạnh

Cơ địa: Theo khuyến cáo của các chuyên gia da liễu, người bị dị ứng cơ địa rất nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết. Do vậy, những người này cần phải chú ý giữ ấm cho cơ thể khi thời tiết thay đổi. Trong trường hợp, thấy da có biểu hiển mẩn ngứa cần phải chú ý giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, không gãi, chà xát mạnh quanh chỗ ngứa để tránh bệnh nặng thêm. Nếu thấy bệnh tiến triển nặng hơn cần sớm đến bệnh viện chuyên khoa khám, không nên tự ý mua thuốc về điều trị.

Uống ít nước: Mùa đông, nhiều người có thói quen ngại uống nước. Điều này rất hại cho da của bạn trong mùa đông. Theo các chuyên gia da liễu, mùa đông thậm chí da còn cần nhiều nước hơn mùa hè dù không có cảm giác khát. Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày là cần thiết để đáp ứng nước cho da.

Tắm nước quá nóng: Mùa đông nhiều người vẫn có thói quen tắm nhiều lần trong một ngày. Theo các chuyên gia da liễu khuyến cáo, vào mùa đông không nên tắm quá nhiều, đặc biệt là người già và trẻ em, để tránh tình trạng khô da và ngứa. Người già và trẻ sơ sinh chỉ nên tắm 1-2 lần/tuần. Đồng thời, khi tắm không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng mà nên dùng ít sữa tắm. Riêng đối với những người da khô, tốt nhất không dùng sữa tắm mà chỉ tắm bằng nước sạch.

Ngoài ra, nước tắm cũng không nên quá nóng, bởi vì sau khi tắm bằng nước nóng tuy có cảm giác rất dễ chịu, song nước nóng sẽ khiến da khô và ngứa.

Nhiều người bị ngứa còn sai lầm là ngâm mình trong nước nóng rất lâu nhằm bớt ngứa, mà không biết là càng dùng nước nóng lâu càng làm da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, ngứa dữ hơn.

Sau khi tắm nên dùng kem dưỡng da thảo dược thiên nhiên, tránh dùng dầu khoáng chất.

Máy sưởi: Hiện nay, hầu hết gia đình nào cũng sử dụng máy sưởi, nhất là trong những ngày giá lạnh. Việc sử dụng máy sưởi thường xuyên cũng chính là tác nhân khiến da bị mất nước, làm da bị khô và ngứa. Bạn nên dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng không nên để quá nóng.

Người có cơ địa dị ứng cần tránh mặc quần áo bằng chất liệu len, lông… Tránh mặc quần áo quá chật khiến cho da bị cọ xát và gây ngứa. Đồng thời, những người bị dị ứng thức ăn cũng nên chú ý và hạn chế ăn những món gây dị ứng trong những ngày lạnh.

Ngứa da do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn. Đối với một số người, khi thời tiết ấm lên, cơn ngứa cũng chấm dứt. Song người bệnh nên đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, tránh để da bị viêm.

Để hạn chế bị ngứa điều quan trọng là cần vệ sinh da sạch sẽ. Vào mùa đông, cơ thể ít tiết mồ hôi, ít bụi bặm nhưng vẫn cần tắm rửa thường xuyên, nhất là cần vệ sinh vùng kín, nách, bẹn,… để da sạch, thông thoáng. Khi tắm chỉ nên dùng nước đủ ấm, không chà xát da mạnh khi tắm.

Ngứa da do thời tiết chỉ điều trị khỏi từng đợt, không thể chữa khỏi vĩnh viễn.

Lưu ý:

Nên hạn chế gãi, mặc đủ ấm, hạn chế mặc quần áo bằng chất liệu dễ gây kích ứng da như vải bố, không mặc quần áo quá chật vì gây cọ sát khiến da bị kích thích ngứa.

Ngoài ra cần ngủ đủ giấc để giúp các tế bào da được tái tạo.

Cần tăng cường uống nước, ăn thêm hoa quả, ít sử dụng chất kích thích.

Không nên tắm quá nhiều và tắm nước quá nóng. Những người bị ngứa thường rất hay ngâm mình trong nước nóng rất lâu để cho bớt ngứa nhưng càng dùng nước nóng lâu càng làm cho da mất hết chất nhờn, mau khô, nứt nẻ, càng ngứa hơn. Mùa lạnh chỉ nên tắm bằng nước đủ ấm. Sau khi tắm, bạn nên bôi kem dưỡng ẩm, an toàn nhất là dùng kem dành cho trẻ em. Việc sử dụng hóa chất, xà phòng tẩy rửa cũng sẽ càng làm ngứa tăng thêm.

Cần chú ý giữ nhiệt độ cho cơ thể, khi ngủ không nên mở rộng cửa sổ để tránh gió lùa. Khi ra ngoài trời lạnh, cần đeo găng tay, đội mũ để tránh lạnh và bảo vệ da khỏi bốc hơi nước.

Khi thấy da có biểu hiện bị dị ứng, sẩn ngứa thì không được chủ quan, cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ chỗ vết dị ứng, không chà xát mạnh quanh vết dị ứng để tránh bị nhiễm trùng.

Những thức ăn dễ gây dị ứng như hải sản, các chất được lên men như dưa, cà muối chua… cũng cần hạn chế ăn.

Ngứa da do thời tiết không thể chữa khỏi hẳn, mà chỉ chữa khỏi theo từng đợt. Với một số người trời ấm là cơn ngứa cũng hết. Vì vậy, khi thấy da mẩn ngứa cần giữ vệ sinh, tránh gãi mạnh để không bị viêm nhiễm. Nếu ngứa tiến triển nặng cần đi khám chuyên khoa để được chỉ định dùng thuốc, không tự ý mua thuốc về dùng.

Nên dùng sữa tắm để tránh khô da. Sau khi tắm dùng các loại sữa dưỡng ẩm, kem dưỡng da thảo dược thiên nhiên. Không nên dùng các sản phẩm làm sạch da có độ kiềm cao như xà phòng, hóa chất tẩy rửa vì gia tăng ngứa. Nếu dùng chỉ nên để khử hết mùi hôi, không nên xoa lên mặt, vai, đùi, bụng, lưng, tay chân… Những người da khô thì sữa tắm cũng không nên dùng, mà chỉ dùng nước sạch pha vừa đủ tan giá để tắm. Tắm xong không nên vội lau khô người ngay, mà khoác khăn bông rồi thoa kem an toàn là kem dành cho trẻ em khắp người rồi hãy mặc áo ấm và kín. Tránh dùng dầu khoáng chất sau khi tắm để tránh bị bít kín lỗ chân lông.

Khi bị ngứa dữ dội kéo dài, người bệnh cần đến cơ sở y tế chuyên khoa da liễu để được chỉ định dùng thuốc phù hợp. Không được tự ý sử dụng thuốc hoặc gãi mạnh gây trầy xước gây nhiễm trùng, viêm da.

Mũi tiêm giúp bệnh nhân ung thư khỏi đau đớn Súng cá nhân “siêu đẳng” của lực lượng đặc nhiệm Alpha Nga Thế giới sinh vật từ “Trái đất đảo ngược” lộ diện ở Nhật

Mí Mắt Bị Ngứa Sau Phẫu Thuật Cắt Mí Phải Làm Sao?

Các bạn biết đấy! Sau phẫu thuật cắt mí mắt, khu vực mí mắt và đặc biệt là vị trí vết cắt không chỉ bị sưng, có cảm giác đau mà còn rất ngứa. Để giảm đau, giảm sưng đã có quá nhiều cách được chia sẻ, nhưng còn giảm ngứa thì chưa thấy một nguồn tin nào cho biết câu trả lời. Là một vấn đề chắc chắn sẽ gặp, sẽ gây cảm giác không thoải mái và cần được khắc phục, chúng tôi sẽ giúp bạn thoát khỏ tình trạng mí mắt bị ngứa này chỉ trong một nốt nhạc. Cùng khám phái ngay nào!

Vì sao bị ngứa mí mắt sau cắt mí

100% các bạn sẽ gặp phải tình trạng mí mắt bị ngứa sau phẫu thuật cắt mí mắt chúng tôi dám cam đoan về điều này. Cảm giác ngứa khá khó chịu, nó thôi thúc thói quen đưa tay lên để gãi dụi cho bớt ngứa, nhưng vì đã được bác sỹ cảnh bảo trước là không được dụi gãi vào vết thương nên đành ngậm ngùi cố gắng chịu. Nhưng tại sao sau cắt mí mắt lại có cảm giác ngứa?

Đó là do quá trình lên da non làm lành vết thương. Cụ thể, sau khi làm phẫu thuật cắt mí mắt, miệng vết cắt cần được liền lại, trong quá trình này cơ thể sản sinh ra một chất gọi là histamine có chức năng kích thích các tế bào tái tạo mô mới để hàn gắn vết thương. Lúc này, cơ thể sẽ có phản ứng với chất kích thích này và tạo ra cảm giác ngứa ngáy.

Ngoài nguyên nhân chắc chắn tồn tại trên, tình trạng mí mắt bị ngứa còn có thể xuất phát từ một vài lý do khác:

Do vết thương không được vệ sinh sạch sẽ gây viêm nhiễm làm ngứa mí mắt

Do không kiêng cữ cẩn thận mà ăn hải sản, da gà ngay sau quá trình phẫu thuật cũng sẽ làm tăng cảm giác ngứa

Di bị kích ứng với kem bôi trị sẹo gây ngứa

Cách thoát khỏi tình trạng mí mắt bị ngứa sau cắt mí

Thoát khỏi cảm giác ngứa mí mắt sau ca giải phẫu tạo hình mí mắt, thực tế không khó, bạn chỉ cần làm theo cách sau:

Miếng gạc sạch đem cho vào ngăn mát tủ lạnh làm lạnh khoảng 30 phút thì lấy đắp lên vùng mí mắt đang bị ngứa hoặc sử dụng túi chườm lạnh có bán ngoài thị trường. Bằng hơi lại đã tích tụ được, nó sẽ làm tê liệt tạm thời hệ thống dây thần kinh vùng mí mắt giúp mí mắt hết ngứa tức thì và cũng sẽ giúp mí mắt bớt đau hơn. Chú ý, đắp gạc sạch và được làm lạnh khô, không dính nước để đảm bảo sạch sẽ, khô thoáng nhất cho vết thương

Chuẩn bị một chiếc khăn khô và sạch rồi đem hơ ấm hoặc ngâm vào nước ấm sau vắt kiệt nước để khăn vắt ngang qua vùng mắt. Hơi ấm của khăn mang đến sẽ làm dịu dần cảm giác ngứa ngày, đồng thời còn giúp giảm sưng, làm tan vết bầm tím rất tốt. Chú ý, chườm với nhiệt độ vừa phải không sẽ bị bỏng hoặc không đủ độ làm giảm cảm giác ngứa thiếu hiệu quả.

Tất cả những giải pháp trên đều có hiệu quả thực tế ngay, ngoài áp dụng giảm ngứa ở vết thương do cắt mí mắt, mọi vết thương do giải phẫu, tổn thương khác có biểu hiện ngứa đều có thể vận dụng. Chỉ trừ trường hợp ngứa vì bị viêm nhiễm vết thương nên đi gặp bác sỹ để có cách giải quyết tốt và an toàn hơn.

Hướng dẫn chăm sóc vết thương cắt mí mau lành, giảm đau, sưng, ngứa

Ngoài kỹ năng giảm ngứa cho vết thương trong thời gian bình phục sau cắt mí mắt, chia sẻ đến các bạn cách thức chăm sóc khoa học để mau lành và giảm thiểu nhanh chóng tình trạng đau, sưng, ngứa:

Không ăn đồ cay nóng, hải sản, da gà, rau muống và chất kích thích

Tại Sao Nhũ Hoa Của Phụ Nữ Hay Bị Ngứa?

1. Do vệ sinh không sạch

Vệ sinh cơ thể không đúng cách cũng là một trong những lí do làm nhũ hoa bị ngứa, đau rát, tróc vảy… Bên cạnh đó, nhiều chị em có suy nghĩ núm vú không tiết dịch như cô bé nên không nhất thiết ngày nào cũng phải thay áo con như quần lót nên cũng khiến cho “nhũ hoa biểu tình”.

Nhũ hoa ngứa do vệ sinh không sạch

Vùng ngực là bộ phận tiết ra nhiều mồ hôi nên cho dù nhũ hoa không tiết dịch thì áo ngực cũng đã bốc mùi, thêm vào đó cặn bã tích tụ ở đầu nhũ hoa vì bẩn mà gây ngứa ngáy cũng là điều dễ hiểu. Chính vì thế, vệ sinh sạch sẽ “cặp tuyết lê” sẽ giúp làm giảm tình trạng này.

2. Do mặc áo lót không phù hợp

Nhiều bạn trẻ có sở thích mua “áo chíp càng nhiều ren, nhiều lớp càng thích” và lựa chọn size nhỏ hơn so với kích cỡ thực của vòng ngực. Đây cũng là nguyên nhân làm cho đôi gò bồng đảo của họ bị ngứa.

Áo ngực chật cọ xát vào đầu ti, lâu ngày gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, nhiều ren, áo độn dày chủ yếu với chất liệu nilon còn khiến cho nhũ hoa “bị ngạt thở”. Do đó, mua áo con đúng kích cỡ, làm bằng cotton sẽ rất hữu ích cho làn da và quầng vú của bạn.

3. Do dấu tích… của cuộc yêu

Nguyên nhân khiến nhũ hoa bị ngứa là do cuộc yêu

Trong khi ân ái, việc bạn trai âu yếm quá mạnh vào vùng ngực có thể khiến cho nhũ hoa bị trầy xước, tiết dịch, ngứa ngáy. Nếu núm vú bị trầy xước, bạn nên vệ sinh sạch sẽ, giữ khô thoáng để tránh tránh bị viêm.

4. Do mắc bệnh ung thư vú dạng viêm

Nếu bạn thấy núi đôi của mình có hiện tượng ngứa một bên, nóng đỏ, đau, dày lên thì có thể là những biểu hiện của bệnh ung thư vú dạng viêm. Muốn biết chắc chắn hơn bạn cần phải đến bệnh viện để có được chẩn đoán chính xác.

Nhũ hoa bị ngứa ngáy tuy là việc đơn giản nhưng bạn cũng không nên bỏ qua. Do đó, bạn gái hãy quan tâm đến “cặp tuyết lê” của mình hơn vì nó không chỉ giúp bạn trở nên quyến rũ mà còn giúp bạn thực hiện thiên chức của người mẹ sau này.