Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Miền Trung Bị Lũ Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Miền Trung Mưa Lũ Kéo Dài?

Từ ngày 6 đến 13/10, các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi xuất hiện mưa lớn. Tại Hà Tĩnh, mưa 150-400 mm; Quảng Bình 400-500 mm, Quảng Trị 800-1.500 mm; Thừa Thiên Huế 1.300-2.000 mm; riêng A Lưới 2.235 mm; Đà Nẵng 1.100 mm, Quảng Nam 900-1.200 mm, Quảng Ngãi 600-800 mm.

Cơ quan khí tượng ghi nhận, lượng mưa 10 ngày đầu tháng 10 tại Thừa Thiên Huế cao hơn so với trung bình nhiều năm từ 2 đến 4 lần, A Lưới (Thừa Thiên Huế) là 5 lần, Khe Sanh (Quảng Trị) 6 lần.

Mưa to liên tục khiến lũ các sông vượt báo động 3, hơn 135.000 hộ dân bị ngập 0,3-3 m, gần 46.000 người phải sơ tán. 36 người chết (30 người do bị lũ cuốn; 3 thuyền viên trên biển; 3 người bị điện giật do dọn dẹp sau lũ, chưa tính nạn nhân sạt lở thủy điện Rào Trăng 3); 12 người mất tích.

Ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo khí hậu, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, chỉ ra bốn nguyên nhân khiến miền Trung mưa to. Đầu tiên là hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới (hội tụ của hai đới gió Đông Bắc và Tây Nam) nối từ vịnh Bengal, vắt qua miền Trung Việt Nam và tới Philippines.

Khu vực tồn tại dải hội tụ nhiệt đới thường xuyên duy trì mây đối lưu phát triển, gây mưa giông. Khi có thêm thành phần gió Đông hoạt động mạnh, lượng ẩm tích tụ càng lớn, đồng nghĩa mây đối lưu càng phát triển và mưa giông sẽ nhiều hơn, cường độ lớn, thời gian kéo dài.

Nguyên nhân thứ hai là bão và áp thấp nhiệt đới. Ông Hưởng giải thích dải hội tụ nhiệt đới là chuỗi xoáy thuận nhiệt đới, khi gặp điều kiện thuận lợi như hội tụ gió mạnh, qua vùng nước biển ấm sẽ phát triển thành áp thấp nhiệt đới, sau là bão.

Khoảng 60-70% áp thấp nhiệt đới hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới. Thực tế từ ngày 6/10 đến nay, một áp thấp nhiệt đới và hai cơn bão (Linfa và Nangka) đi vào miền Trung đều là do dải hội tụ nhiệt đới.

“Riêng hoạt động của bão/áp thấp nhiệt đới đơn thuần đã gây mưa rất lớn. Ví dụ bão Linfa gây mưa phổ biến 500-700 mm, có nơi trên 700 mm, những nơi mưa ít như Nam Hà Tĩnh hay Bắc Tây Nguyên cũng 200-300 mm”, ông Hưởng nói.

Nguyên nhân thứ ba là không khí lạnh từ phương Bắc tràn xuống và liên tục được bổ sung, cùng với gió Đông đưa ẩm vào tạo thành khối ẩm lớn từ mặt đất lên tới 5.000 m, đều tập trung ở miền Trung. Tổ hợp này đã khiến mưa miền Trung nhiều hơn, gây lũ lụt kéo dài.

“Gặp địa hình chắn gió là dãy Trường Sơn, không khí lạnh với đới gió Đông Bắc thổi xuống miền Trung bị chặn lại, tạo ra dòng thăng cưỡng bức mạnh và hệ quả là mưa lớn”, ông Hưởng nói về nguyên nhân thứ tư.

Nguyên nhân sâu xa của các hiện tượng trên, theo cơ quan khí tượng là tác động của La Nina, xuất hiện từ tháng 7 và dự báo kéo dài đến đầu năm 2021. Trong những năm có La Nina, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn trung bình, mùa mưa bão cũng kết thúc muộn hơn.

Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, sáng 15/10 một cơn áp thấp nhiệt đới sẽ vào Biển Đông, sau đó gây ra đợt mưa to ở miền Trung. “Sau áp thấp nhiệt đới này, dự báo từ nay đến sau ngày 20/10, các tỉnh từ Hà Tĩnh trở vào đến Bình Định, Phú Yên sẽ thường xuyên mưa to đến rất to”, ông Hưởng nói.

Từ nay cho tới hết năm 2020, còn khoảng 4-6 cơn bão và áp thấp nhiệt đới ở Biển Đông, trong đó 2-4 cơn ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền, tập trung ở Trung và Nam Bộ. Các địa phương cần đề phòng mưa lớn dồn dập và kéo dài trong nửa cuối tháng 10 và tháng 11/2020, đặc biệt là Trung và Nam Trung Bộ.

Ngoài ra, trong những tháng mùa khô, Tây Nguyên và Nam Bộ nhiều khả năng xuất hiện các đợt mưa trái mùa. Những đợt rét đậm, rét hại ở phía Bắc có thể kéo dài 5-7 ngày và dài hơn ở các tỉnh vùng núi.

Gia Chính

Lũ Lụt Miền Trung: Thiệt Hại Nhân Mạng, Vì Sao?

Tính đến sáng 9-10, mưa lũ ở miền Trung và Tây Nguyên đã làm 4 người chết, 9 người mất tích. Đa số người bị nạn là chèo thuyền qua sông suối bị lật, chìm, chạy xe máy qua nơi ngập nước bị cuốn trôi…

Không ai không lo lắng cho sự an toàn của bản thân và gia đình trong mùa lũ. Về công tác thông tin tuyên truyền cho dân biết tình hình mưa lũ, thiên tai, có thể nói đã được làm khá tốt, hầu như người dân nào cũng được biết dù ít hay nhiều qua các phương tiện truyền thông, qua nhắc nhở của chính quyền địa phương. Nhưng những thiệt hại nhân mạng vẫn xảy ra. Vì đâu?

Dĩ nhiên nguyên nhân sâu xa, trực tiếp để trở thành tác nhân chính làm cho thiệt hại lớn hơn vẫn là tình trạng phá rừng. Nhiều vùng rừng trơ trọi, phơi ra những đồi trọc không thể giữ được nước nên khi có mưa, nước từ thượng nguồn đổ thẳng xuống gây nên lũ, sạt lở đất. Rừng còn bị phá để xây thủy điện trên nhiều sông suối. Những khi mưa kéo dài với vũ lượng lớn, các hồ chứa thủy lợi và thủy điện điều tiết xả lũ thì cư dân ở vùng hạ du lãnh đủ, phải chịu cảnh lũ lụt kéo dài và không ít người đã thiệt mạng vì mưa lũ.

Phá rừng cũng gây ra hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ mạnh lên, chảy xiết hơn; nhiều nơi xuất hiện lũ ống lũ quét, nhiều vực xoáy sâu gây nguy hiểm cho cư dân.

Thực tế cũng đã từng có lý do từ dự báo không chính xác, khiến cơ quan địa phương và người dân chủ quan, mưa bão mạnh hơn dự báo và vùng tâm bão, vùng xảy ra thiệt hại nặng nề nhất lại là nơi không ngờ, không được dự báo, nhất là những nơi núi lở, lũ quét gây thiệt hại cả một khu vực, một xóm nhà dân.

Ngoài nguyên nhân do sơ ý và xui rủi như dọn nhà bị điện giật chết hay cháu bé không được người lớn chú ý chăm sóc bị sẩy chân rơi vào nước lũ không kịp cứu, còn có sự chủ quan của người dân. Những trường hợp mưa to sóng lớn, nước dâng cao, chảy xiết thì không nên qua sông qua suối, mà hãy chờ phương tiện cứu hộ của cơ quan phòng chống thiên tai của địa phương hỗ trợ. Người liều mình qua sông đã phải trả giá đắt bằng chính sinh mạng của mình.

Những thiệt hại nhân mạng là không đong đếm được, nỗi đau mất mát đeo đẳng người thân của họ cả đời. Thiệt hại từ các thiên tai lên đến hàng trăm, hàng ngàn tỉ đồng mỗi năm, khó khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn, trong khi lũ lụt luôn quay lại hoành hành từng năm.

Thiên tai luôn có sức mạnh đáng sợ và nguy hiểm, nhất là những nguy cơ tiềm tàng và bất ngờ, cho dù con người đã làm chủ nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật, có phương tiện để phòng chống. Những phương tiện đó vẫn chỉ nhằm hạn chế một phần thiệt hại chứ không thể chế ngự được thiên tai. Do đó, phòng chống tốt nhất vẫn là ý thức của từng người và của các chính quyền địa phương với trách nhiệm cao nhất, luôn đề cao cảnh giác và nỗ lực cao nhất để bảo vệ, hạn chế thấp nhất thiệt hại cho dân.

Cận Cảnh Lũ Lụt Tại Miền Trung Việt Nam

Trong tháng vừa qua, miền Trung Việt Nam đã phải hứng chịu 13 cơn bão nhiệt đới liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây. Nhiều căn nhà đã bị tàn phá, hoa màu bị hư hại, và những người dân vốn là đối tượng dễ bị tổn thương thì lâm vào cảnh tay trắng. Trong ngày 10 và 11 tháng 11, tôi đã tới thăm những xã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt tại tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình, và tôi đã tận mắt chứng kiến sức tàn phá kinh hoàng của thiên tai đối với 3 gia đình. Mỗi gia đình lại mang trong mình một câu chuyện đau lòng về những mất mát và sự kiên cường.

Chị Hà[1] sống tại một xã của tỉnh Hà Tĩnh cùng con gái cô là Phương, 17 tuổi và là trẻ khuyết tật nặng. Là mẹ đơn thân với một người con khuyết tật nặng, chị không thể đi làm. Kể cả trong những lúc thuận lợi nhất, chị cũng chỉ sống dựa vào số tiền trợ cấp xã hội ít ỏi, một vườn rau, và nước uống được chia sẻ bởi những người hàng xóm hào phóng. Ngôi nhà một tầng của chị Hà bị ngập tới hông trong suốt một tuần mưa rơi tầm tã. Chị biết ơn xã đã gửi thuyền cứu hộ để chị có thể đưa Phương đến nơi sơ tán an toàn tại địa phương. Giờ đây, khi trở về nhà, với số vật dụng còn lại ít ỏi cùng một khu vườn đã bị tàn phá, chị Hà mừng rỡ khi được nhận bộ lọc nước bằng gốm và vật dụng vệ sinh mà chúng tôi mang tới. Cùng nhau chúng tôi đã có những giây phút vui cười (dù tôi không hiểu lời nói đùa của người Việt Nam lắm) và chúng tôi hi vọng rằng gia đình này sẽ hồi phục sau trận lũ.

Vì Sao Miền Trung Mưa Lớn Kéo Dài Gây Lũ Vượt ‘Đại Hồng Thuỷ’ Năm 1979, Ngập Sâu Nhiều Nơi?

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trong 12h qua (từ 19h ngày 18/10 đến 7h ngày 19/10), ở các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình đã có mưa rất to, có nơi đặc biệt to với lượng mưa phổ biến từ 150-350mm.

Cá biệt, có một số nơi lượng mưa rất lớn như Hà Tĩnh 422mm, Kỳ Thượng (Hà Tĩnh) 586mm, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) 507mm, Ba Đồn (Quảng Bình) 378mm, Tân Lâm (Quảng Bình) 451mm, Vạn Trạch (Quảng Bình) 405mm, Tân Mỹ (Quảng Bình) 402mm.

Các nơi khác ở Bắc và Trung Trung Bộ có mưa, mưa vừa, có nơi mưa to; riêng Nghệ An có mưa vừa, mưa to, có nơi mưa rất to.

Do lượng mưa rất lớn trong những ngày qua đã khiến nước sông ở nhiều địa phương dâng cao như sông Kiến Giang tại Lệ Thủy (Quảng Bình) lúc 7h ngày 19/10 là 4,88m trên báo động 3 là 2,18m, vượt lũ lịch sử 0,97m (tháng 9/1979), sông Gianh tại Mai Hóa lúc 7h ngày 19/10 là 7,97m trên BĐ3 là 1,47m…

Với lượng mưa lớn, nước sông dâng cao, vượt các mức báo động dẫn đến nhiều khu vực ở các địa phương tại Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị… bị ngập sâu, giao thông bị chia cắt, hiện tượng sạt lở đất rất nghiêm trọng đã xảy ra tại một số khu vực miền núi các tỉnh Thừa Thiên – Huế, Quảng Trị…

Lý giải về mưa lũ lớn trong những ngày qua ở các tỉnh miền Trung, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo Khí hậu (Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia) cho hay, trong thời gian qua ở khu vực Trung Bộ (các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình) đã xảy ra một đợt mưa lớn trên diện rộng, nhiều nơi chưa từng có trong lịch sử.

Nguyên nhân của đợt mưa lớn thời gian qua là do tổ hợp của nhiều hình thái thời tiết gây mưa.

Trong đó, là hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới (hội tụ của hai đới gió Đông Bắc và Tây Nam) nối từ vịnh Bengal, vắt qua miền Trung Việt Nam và tới Philippines.

Khu vực tồn tại dải hội tụ nhiệt đới thường xuyên duy trì mây đối lưu phát triển, gây mưa giông. Khi có thêm thành phần gió Đông hoạt động mạnh, lượng ẩm tích tụ càng lớn, đồng nghĩa mây đối lưu càng phát triển và mưa giông sẽ nhiều hơn, cường độ lớn, thời gian kéo dài.

Bên cạnh đó, có những tác động từ các cơn bão số 5, bão số 6, bão số 7 và hoàn lưu của áp thấp nhiệt đới (ATNĐ)… Tất cả các hình thế này hình thành trên dải hội tụ nhiệt đới đi qua khu vực Trung Bộ, kết hợp đới gió Đông.

Cùng với đó, không khí lạnh từ phía Bắc tràn xuống và liên tục được bổ sung, cộng với gió Đông đưa ẩm vào tạo thành khối ẩm lớn từ mặt đất lên tới 5.000m, đều tập trung ở miền Trung. Tổ hợp này đã khiến mưa miền Trung nhiều hơn, gây lũ lụt kéo dài.

Gặp địa hình chắn gió là dãy Trường Sơn, không khí lạnh với đới gió Đông Bắc thổi xuống miền Trung bị chặn lại, tạo ra dòng thăng cưỡng bức mạnh và hệ quả là mưa lớn diện rộng ở Trung Bộ.

So sánh hình thái thời tiết ở miền Trung hiện nay với cùng kỳ hàng năm, ông Hưởng nhìn nhận, hình thế này thường xuất hiện ở Trung Bộ trong giai đoạn từ tháng 9 đến tháng 11 hàng năm. Tuy nhiên cường độ hàng năm khác nhau, ví như năm nay hiện tượng không khí lạnh sớm và dải hội tụ nhiệt đới cùng gió đông mạnh hơn nên mưa lớn kéo dài trên diện rộng.

Sạt lở đất và lũ quét tại miền Trung dự báo còn tiếp diễn

Còn theo một chuyên gia khí tượng tại Hà Nội, nguyên nhân sâu xa của hiện tượng thời tiết rất xấu ở các tỉnh miền Trung là do tác động của La Nina, xuất hiện từ tháng 7 và dự báo kéo dài đến đầu năm 2021.

Theo vị này, trong những năm có La Nina, số cơn bão trên Biển Đông và ảnh hưởng đến Việt Nam nhiều hơn trung bình, mùa mưa bão cũng kết thúc muộn hơn. Đồng thời, thực tế từ đầu tháng 6/2020, cơ quan dự báo khí tượng cũng đã có cảnh báo về việc này.

Do mưa rất lớn dẫn đến các thủy điện, hồ chứa phải xả lũ, xả tràn với lưu lượng cả trăm m3/h trong những ngày qua cũng là một tác nhân dẫn đến ngập lụt, ảnh hưởng ở một số nơi tại miền Trung.

Cũng theo các chuyên gia, khu vực miền Trung những ngày qua đã “ngậm no nước” từ các trận bão, áp thấp nhiệt đới, vì vậy sạt lở đất và lũ quét tại miền Trung dự báo sẽ còn tiếp diễn.