Top 12 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Miền Trung Nhiều Bão Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Bão Hay Đổ Bộ Vào Miền Trung?

Vì sao bão hay đổ bộ vào miền trung?

Bão là một cách “xả nhiệt” cho đại dương

Bão chỉ có thể hình thành khi có đủ 3 điều kiện: Nhiệt, ẩm và động lực để tạo xoáy.

Thời gian hoạt động chính trong năm của bão, áp thấp nhiệt đới là vào mùa Hè và mùa Thu: Từ tháng 6 đến tháng 11 (ở Bắc Bán Cầu) và tháng 12 đến tháng 3 năm sau (ở Nam Bán Cầu), bão xuất hiện nhiều nhất vào mùa Hè và mùa Thu, vì vào thời gian này có đầy đủ các điều kiện thuận lợi nhất cho sự hình thành và phát triển của bão: Nhiệt độ nước biển cao (ít nhất là từ 26oC trở lên), khí quyển vùng nhiệt đới khá thuận lợi cho sự phát triển đối lưu và chuyển động xoáy qui mô lớn xảy ra khá mạnh mẽ.

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m. Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Thực chất bão là một cách “xả nhiệt” cho đại dương. Hầu hết bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất (tháng 7,8,9) rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.

Nói cách khác, miền Trung là nơi có thời tiết khắc nghiệt khi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam. Gió này mang hơi ẩm nhiều (do đi qua biển Ấn Độ Dương), nên thường gây ra mưa. Do bị gió phơn ảnh hưởng, nên khi bão hình thành ở biển Đông, sẽ bị gió đẩy lên trên phía bắc. Càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Hơn thế nữa, những biến đổi thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina cũng khiến những trận bão biển, mưa lớn xảy ra khốc liệt hơn.

Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 – 8 cơn bão. Trong những năm 2006 đến 2017, miền Trung đã chịu ảnh hứng của 7 cơn bão lớn, nhiều đợt áp thấp nhiệt đới và hàng chục đợt gió mùa Đông Bắc. Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ các nước trong khu vực như Phillipines, Trung Quốc… Sau 3, 4 ngày di chuyển thì nó đến bờ biển nước ta.

Theo thang xếp hạng Saffir-Simpson dành cho vùng Đại Tây Dương và Đông Thái Bình Dương, khi bão ở mức trên 117km/giờ thì được phân chia theo năm cấp về sức gió. Theo đó, ở cấp 1 sức gió tối đa trong khoảng 118 – 153km/giờ, cấp 2 (154-177km/giờ), cấp 3 (178-209km/giờ), cấp 4 (210-249km/giờ), và cấp 5 (trên 250km/giờ) thì được gọi là “siêu bão” vì sức gió vượt quá 249km/giờ. Một qui định khác là khi áp suất đạt dưới 920 HPA thì được xếp vào hàng siêu bão.

Kinh nghiệm ứng phó với cơn bão lớn

Theo dõi kịp thời dự báo thời tiết để có phương án chống bão chủ động

Trong trường hợp địa phương mình không nằm trong tâm bão, bạn có thể thở phào nhẹ nhõm. Tuy nhiên, nơi bạn sống có thể vẫn chịu ảnh hưởng của bão như mưa to, gió mạnh. Chính vì thế, trong thời gian bão “lướt” qua, các bạn không nên ra khỏi nhà để tránh trường hợp cây đổ, dây điện hay các vật dụng khác rơi vào người.

Còn khi ở nhà, các bạn hãy chịu khó tắt hết các thiết bị điện, rút ăng ten ra khỏi tivi bởi sấm sét có thể gây cháy nổ bất cứ lúc nào. Những nhà nào ở khu vực hay bị ngập úng, hãy di dời các thiết bị điện tử ở tầng 1 lên khu vực cao hoặc tầng trên, đồng thời ngắt cầu dao ở dưới để tránh chập điện, chúng có thể gây nguy hiểm tính mạng cho bạn và người thân trong gia đình.

Còn nếu địa phương nằm trong tâm bão, bạn cùng gia đình cũng phải chuẩn bị khá nhiều. Dùng các miếng gỗ lớn để che chắn cửa kính, cửa sắt kéo (nhớ là chắn bên ngoài chứ chắn bên trong không có tác dụng). Làm như vậy các cửa sẽ không bị phá hoại do gió bão. Với những nhà có mái tôn, mái ngói, hãy lấy bao cát nặng chừng 20kg chặn lên trên (để tránh bay mái nhà), mỗi bao cách nhau 0,5 mét. Hoặc chắc chắn hơn, dùng dây cáp choàng qua mái tôn và neo cọc sâu xuống đất (cứ 2 mét nên có 1 sợi cáp).

Khi đã gia cố nhà cửa chắc chắn, mỗi nhà nên tích trữ lương thực dùng đủ cho cả gia đình trong vòng 1 tháng nếu nằm trong khu vực lũ hay về. Mì gói là loại thực phẩm dễ tích trữ và để được lâu nhất mà không cần bảo quản trong hoàn cảnh này. Bên cạnh đó, hãy trữ nước ngọt càng nhiều càng tốt. Chậu, xô, bồn nước lớn,… tất cả những gì đem đựng được hãy dùng để trữ nước sạch. Ngoài ra, cũng cần chuẩn bị thuốc men vì sau bão nhiều vùng ngập nước rất dễ gây dịch bệnh.

Theo TPO

Vì Sao Bão Lũ Xuất Hiện Dồn Dập Ở Miền Trung?

Bão chồng bão, lũ chồng lũ tại miền Trung. Những kỷ lục bão lũ liên tục bị xô đổ, nhiều tai nạn thương tâm đã xảy ra do bão lũ.

Sản phụ bị lũ cuốn trôi khi đang trên đường đi sinh

Ngày 12/10, hình ảnh người chồng khóc bên sông khi vợ bị lũ cuốn trên đường đi sinh được chia sẻ khắp trên mạng xã hội. Cảnh tượng đó thực sự đầy ám ảnh và xót xa. Người chồng mới buổi sáng còn thuê ghe đưa vợ trở dạ đi sinh nở trong hoàn cảnh nước lũ ngập bốn bề nhưng ghe bị lật đã cuốn đi người vợ bụng mang dạ chửa.

Sự việc xảy ra tại xã Phong An, huyện Phong Điền, Thừa Thiên – Huế. Sản phụ là chị Hoàng Thị Phượng. Khi lật ghe, người dân gần đó đã chạy đến ứng cứu nhưng do lũ lớn nên đành bất lực. Lực lượng cứu hộ đã nỗ lực tìm kiếm khi nước lũ nước cao, chảy xiết. Nhưng phép màu mà bao người dõi theo câu chuyện này cầu mong đã không xảy ra, 13h cùng ngày, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy thi thể chị Phượng cách vị trí gặp nạn 100m.

Câu chuyện đau xót này một lần nữa cho thấy sự khắc nghiệt do thiên tai mà người dân miền Trung đang phải trải qua.

Mưa lũ ở miền Trung vượt mức lịch sử

Những ngày qua, bão chồng bão, chưa dứt đợt mưa lũ này đã lại đến đợt mưa lũ khác, 1 tuần sống trong mưa lũ dường như đã vắt kiệt sức lực của người dân miền Trung. Những dấu mốc lịch sử không hề mong muốn vẫn liên tục bị phá vỡ, thiệt hại không ngừng tăng lên.

Lũ ngập tới nóc nhà không còn lạ gì với người dân miền Trung. Nhưng trong đợt này, người dân vẫn trở tay không kịp vì lũ lên quá nhanh. Chỉ kịp di dời những tài sản có giá trị lên cao. Thậm chí, có những nơi người dân không kịp sơ tán, phải leo lên nóc nhà, chờ lực lượng chức năng đến giải cứu. Đến 12/10, hơn 30 người thiệt mạng và mất tích do mưa lũ. Gần 100.000 ngôi nhà vẫn ngập sâu trong lũ.

Ngập lụt xảy ra diện rộng ở toàn bộ 6 tỉnh thành Trung Trung Bộ. Tổng kết ban đầu về mưa cho thấy đã xuất hiện những giá trị lịch sử, từ tổng lượng mưa 10 ngày đầu tháng cho đến giá trị lượng mưa ngày. Kỷ lục mới tại Đông Hà và Khe Sanh – Quảng Trị lần lượt là 391 và 463mm. Tại A Lưới, Thừa Thiên – Huế là 593mm.

Mưa lũ triền miên, bão xuất hiện liên tục ở miền Trung là bất thường

Kỷ lục về lũ cũng vừa mới xác lập cách đây vài ngày tại sông Bồ ở Thừa Thiên – Huế và sông Hiếu ở Quảng Trị.

Ngay trong tối và đêm 12/10, dự báo lũ trên sông Thạch Hãn ở Quảng Trị cũng có thể vượt mốc lịch sử năm 1999. Theo dự báo, cơn bão số 7 có khả năng ảnh hưởng trực tiếp đến khu vực Bắc Trung Bộ và Bắc Bộ từ ngày 14/10 đến 16/10.

Ngay sau cơn bão này, nhiều khả năng từ ngày 15/10 -16/10, 1 cơn bão nữa có thể sẽ lại xuất hiện. Nó được hình thành ở vĩ độ thấp, di chuyển nhanh, hướng về Trung và Nam Trung bộ trong các ngày 17/10 và 18/10.

Có thể thấy, trong khoảng 2 tuần từ 5/10 – 18/10, 1 vùng thấp và 3 cơn bão đã và sẽ ảnh hưởng tới miền Trung, trung bình cứ 2 cơn bão/1 tuần nên mưa lớn chưa thể chấm dứt được.

Bão xuất hiện dồn dập như vậy là bất thường. Lý giải về việc xuất hiện bão dồn dập, ông Hoàng Phúc Lâm – Phó Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết, nguyên nhân chính thứ nhất là trạng thái đại dương chuyển sang Lanina. Trong các năm Lanina thì ở Biển Đông sẽ có nhiều bão và Việt Nam sẽ mưa nhiều hơn.

Thứ hai, trong tháng 10, không khí lạnh bắt đầu hoạt động khá mạnh, liên tục có các đợt tăng áp từ phía Bắc cho nên gió Đông Bắc trên khu vực Biển Đông cũng rất mạnh. Thứ ba, mặt biển trên khu vực Biển Đông còn đang khá ấm, nhiệt độ khá cao 28-30 độ C, thuận lợi cho việc hình thành bão.

Dự báo diễn biến mưa lũ tại miền Trung và những khuyến cáo ứng phó

3 điều kiện ấy khiến cho tháng 10, tháng 11 sẽ có bão liên tiếp hình thành trên Biển Đông.

Miền Trung sẽ còn mưa lớn thêm 1 tuần nữa. Mưa được chia làm 3 giai đoạn cụ thể như sau:

Đêm 12/10 và sáng 13/10, vùng mưa từ Hà Tĩnh – Quảng Ngãi, tâm mưa là Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, có điểm trên 350mm.

Giai đoạn 2 sẽ là mưa lớn do ảnh hưởng của bão số 7, thời gian từ ngày 14/10 – 16/10. Vùng mưa di chuyển ra Hà Tĩnh – Thanh Hóa và Bắc Bộ, lượng mưa cũng có thể vượt 400mm ở vài nơi.

Từ ngày 17/10 – 21/10. Vùng mưa lại dịch xuống, từ Hà Tĩnh mở rộng đến Khánh Hòa.

Như vậy, 2/3 lần mưa lớn tiếp theo đều có tên khu vực Hà Tĩnh – Quảng Ngãi. Đây cũng là khu vực mưa lũ đang tàn phá 1 tuần qua.

Như vậy, đợt mưa lũ này có thể kéo dài thêm 1 tuần nữa, đồng nghĩa người dân miền Trung phải liên tục sống chung với lũ trong nửa tháng. Thậm chí vùng lũ có khả năng mở rộng lên khu vực Bắc Trung Bộ. Còn tại vùng tâm lũ đặc biệt lớn là Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế tiếp tục ngập sâu trên diện rộng.

Trước diễn biến bão lũ, ông Vũ Xuân Thành – Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai đã đưa ra một số khuyến cáo như sau:

– Không chủ quan đi lại.

– Chủ động cắt điện để tránh tai nạn điện trong vùng lũ rất nguy hiểm.

– Chủ động dự trữ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm.

– Đảm bảo an toàn cho gia súc, gia cầm cũng như tài sản, đưa di chuyển lên nơi cao.

– Không nên đi vớt củi, tài sản dẫn đến tai nạn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Con người luôn nhỏ bé trước thiên nhiên và không thể kháng cự được sức tàn phá của chúng nhưng chúng ta có thể hạn chế rủi ro và thương vong từ những kinh nghiệm xương máu. Lũ sẽ còn phức tạp, bão đang hình thành, người dân miền Trung cần nâng cao ý thức cảnh giác hơn bao giờ hết.

Tại Sao Miền Trung Lại Là Nơi Bão Đổ Bộ Vào Nhiều Nhất?

data-full-width-responsive=”true”

Hình ảnh Miền Trung gồng mình mỗi khi bão đến chắc hẳn không còn xa lạ gì đối với người dân cả nước nữa rồi. Những lúc như vậy, cả nước đều hướng về Miền Trung thân yêu, cầu mong cho mọi người bình an và tai qua nạn khỏi.

Cứ như vậy, từng cơn, từng cơn bão một lại đổ bộ vào Miền Trung, rồi từng năm, từng năm,.. mỗi lần bão về là một lần tan hoang cửa nhà…

Nhìn những hình ảnh người dân phải trèo lên nóc nhà, cố gắng sống qua ngày với từng chút lương thực ít ỏi, dưới chân thì mênh mông là nước và nhiều tài sản như là xe cộ, nhà cửa đều bị nhấn chìm trong biểnnước.

Tội nghiệp nữa là những con gia súc, gia cầm bị dòng nước cuốn trôi khiến ta không thể nào kìm nén được sự xót xa.

Thực tế là như vậy, nhưng có lúc nào bạn thắc mắc rằng tại sao Miền Trung của Việt Nam lại là nơi tập trung bão đi vào nhiều nhất, hay nói cách khác miền Trung là nơi hút bão nhất ở Việt Nam không?

Hiểu một cách đơn giản thì bão là một hiện tượng không khí xoáy tròn theo hình xoắn ốc và có độ bao phủ lớn từ vài trăm đến hàng ngàn km và có tốc độ gió rất mạnh. Người ta chia bão làm 3 loại, tùy thuộc vào tốc độ gió:

data-full-width-responsive=”true”

Loại 1 là Áp thấp nhiệt đới, nó có tốc độ gió dưới 63km/h, hay trên các dự báo thời tiết còn gọi là gió cấp 8.

Loại 2 là Bão nhiệt đới, loại này có sức gió khoảng 63-118 km/h, hay còn gọi là sức gió cấp 12.

Nếu sức gió rơi vào khoảng 118-213 Km/h thì được gọi là Bão to hay là Cuồng phong.

Loại 3, loại cuối cùng là Siêu bão, loại này có sức gió từ 213 km/h trở lên.

Đối với loại 3 này, Việt Nam đã phải hứng chịu một siêu bão mạnh nhất thế giới có tên là Haiyan hay là Hải Yến vào năm 2013. Khi đó tốc độ gió của siêu bão này đo được đã đạt mốc lớn nhất lịch sử là 315 km/h.

II. Bão được hình thành như thế nào?

Vậy thì bão được hình thành như thế nào? tại sao lại có hiện tượng nào? Vâng. Theo như mình tìm hiểu được thì một cơn bão được hình thành khi đó đầy đủ các điều kiện sau:

Đầu tiên là tại nơi hình thành bão, độ ấm của nước phải ít nhất là 26,5 độ C.

Tiếp theo là độ dày (độ sâu) của lớp nước đó phải trên 50m. Lúc này, khi nước biển đang ấm thì nó sẽ bốc hơi lên và mang theo độ ẩm. Thông thường cột hơi nước này sẽ cao khoảng từ 10 đến 15 km.

Theo lý thuyết, những hơi nước này sẽ bay lên theo phương thẳng đứng, nhưng thực tế thì lại khác. Do trái đất nghiêng và tự quay quanh trục của nó nên sẽ hình thành một lực, gọi là lực Coriolis khiến cho các cột hơi nước này sẽ bay lên và di chuyển theo hình xoắn ốc.

Dành cho những bạn nào chưa hiểu, chưa biết về lực Coriolis thì có thể hiểu đơn giản như sau: Ví dụ khi bạn treo quả bóng vào một sợi dây, và khi bạn xoay quả bóng thì sợi dây cũng bị xoắn lại, lúc này sợi dây đó cũng giống như các cột hơi nước vậy.

Và còn một điều thú vị nữa là ở 2 cực thì lực Coriolis sẽ mạnh nhất, và sẽ yếu dần khi tiến lại gần xích đạo.

Vì thế mà người ta đã khám phá ra một điều rằng từ vĩ độ 5 trở về xích đạo sẽ không có bão, do lực Coriolis quá yếu. Mà nó thường được hình thành ở nơi từ vĩ độ 5-20 ở 2 nửa bán cầu.

Khi lượng nước bốc hơi càng mạnh thì năng lượng của cơn bão càng nhiều, dẫn đến sức tàn phá của nó cũng lớn theo.

Như vậy, nếu có bão đi vào thì nó sẽ ôm trọn cả Miền Trung của đất nước ta.

Tuy nhiên, trong cơn bão dù là lớn hay nhỏ thì luôn có những nơi mà bầu trời trong xanh, trời yên biển lặng mà không có một chút ảnh hưởng gì từ cơn bão.

Nơi đó gọi là mắt bão và nó thường có đường kính từ 50-60 km, nhưng xung quanh mắt bão lại là một con quái vật đang ra sức càn quét mọi thứ mà nó đi qua.

Người ta đo được rằng một cơn bão bình thường sẽ có năng lượng, sức mạnh mà nó tạo ra tương đương với 5 quả bom nguyên tử mà Mỹ đã thả xuống Nhật Bản.

III. Tại sao bão lại thường đi vào Miền Trung

Như mình đã nói ở trên thì chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được một phần rằng là tại sao bão lại đi vào Miền Trung rồi nhỉ. Nhưng cụ thể và rõ ràng hơn thì có 3 nguyên nhân chính như sau:

Một lần nữa chúng ta lại phải nói về lực Coriolis, theo nguyên lý của lực này thì nếu cơn bão hình thành ở phía Bắc thì nó sẽ đi về bên phải, còn nếu hình thành ở phía Nam thì nó sẽ đi về bên trái.

Việt Nam của chúng ta lại nằm ở bán cầu Bắc và ở bên phải Biển Đông. Vì thế mà khi bão hình thành, nó sẽ luôn đi theo hướng vào Việt Nam.

#3. Do hiệu ứng Phơn (gió Lào)

Người ta thường nói Miền Trung đầy nắng và gió – quả là đúng không sai một tý nào. Nếu bạn nào sinh và ra lớn lên ở mảnh đất này thì chắc hẳn sẽ rõ.

Lúc nắng thì nắng nứt đất, cạn nước, còn lúc mưa thì mưa thối đất thối cát. Còn tại sao hiệu ứng Phơn lại gây ra bão ở Miền Trung thì bạn có thể hiểu như sau:

Bão hay gió nói chung đều có xu hướng thổi, di chuyển từ nơi có áp suất cao về nơi có áp suất thấp.

Và Miền Trung thì lại có gió Phơn hay còn gọi là gió Lào (gió khô nóng) khi cho không khí ở đây khô nóng và áp suất cũng thấp hơn nhiều so với 2 miền còn lại, vì thế nên Bão thường đi vào nơi đây nhiều hơn những nơi khác trên đất nước.

CTV: Đinh Tùng – Blogchiasekienthuc.com

Vì Sao Miền Trung Thân Thương Của Chúng Ta Luôn Phải Gánh Chịu Những Cơn Bão Lớn?

Cơn bão số 10 đang đổ bộ vào các tỉnh từ Nghệ An đến Quảng Bình với cường độ gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 14-15. Tại khu vực tâm bão, nó tàn phá và gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống của người dân.

Theo khảo cứu chuyên biệt về bão miền Trung, có rất nhiều nguyên nhân từ chủ quan và khách quan dẫn đến việc khúc ruột miền Trung trở thành trung tâm hứng chịu những cơn bão lớn chưa từng thấy trong lịch sử.

Các cơn bão lớn bắt nguồn từ nguyên nhân địa lý

Bão hình thành ở các vùng nhiệt đới vì hiện tượng thiên nhiên này cần một dòng nước rất nóng, tối thiểu là 26 độ ở độ sâu ít nhất là 50m. Bão thường hình thành gần đường xích đạo và có khuynh hướng đi về 2 cực của trái đất, càng đi xa vận tốc càng lớn nên ở vùng gần đường xích đạo thường ít chịu ảnh hưởng từ những cơn bão.

Thực chất bão là một cách “xả nhiệt” cho đại dương. Hầu hết bão thường đi men theo rìa các áp cao và chịu lực hút từ các vùng áp thấp. Ở nước ta, những tháng mặt nước biển chứa nhiều năng lượng nhất (tháng 7,8,9) rãnh thấp thường nằm vắt ngang miền Trung nên bão cũng thường theo đường đó mà đi.

Nói cách khác, miền Trung là tỉnh thành có thời tiết khắc nghiệt khi phải hứng chịu gió phơn Tây Nam. Gió này mang hơi ẩm nhiều (do đi qua biển Ấn Độ Dương), nên thường gây ra mưa. Do bị gió phơn ảnh hưởng, nên khi bão hình thành ở biển Đông, sẽ bị gió đẩy lên trên phía bắc. Càng về các tháng sau gió càng yếu nên bão có xu hướng dịch chuyển dần về miền Trung.

Hàng năm những trận bão biển và gió mùa Đông Bắc thường gây nên những trận mưa lớn ở miền Trung. Hơn thế nữa, những biến đổi thời tiết trên toàn thế giới như dòng nước El Nino và La Nina cũng khiến những trận bão biển, mưa lớn xảy ra khốc liệt hơn.

Mùa mưa bão thường kéo dài từ tháng 7 đến tháng 11, trung bình mỗi năm có 5 – 8 cơn bão. Trong những năm 2006 đến 2017, miền Trung đã chịu ảnh hứng của 7 cơn bão lớn, nhiều đợt áp thấp nhiệt đới và hàng chục đợt gió mùa Đông Bắc. Những cơn bão biển và áp thấp nhiệt đới này thường xuất phát từ các nước trong khu vực như Phillipines, Trung Quốc… Sau 3, 4 ngày di chuyển thì nó đến bờ biến nước ta.

Các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng​ gây lũ lụt trên diện rộng

So với hai miền Nam và Bắc, thì kinh tế miền Trung khá kém phát triển. Người dân miền Trung đã quen thuộc với cảnh ” Tháng Bảy nước nhảy lên bờ” vì ” Trời hành cơn lụt mỗi năm”.

Bờ biển miền Trung dài 1200 km và gồm các tỉnh từ Thanh Hoá đến Bình Thuận. Dãy Trường Sơn chạy suốt theo bờ biển, nên đồng bằng ở miền Trung rất hạn hẹp. Nơi đây còn có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt với quy mô lớn như Sông Gianh ở Quảng Bình, Sông Thạch Hản ở Quảng Trị, Sông Hương ở Huế-Thừa Thiên, Sông Thu Bồn ở Quảng Nam, Sông Trà Khúc ở Quảng Ngãi,…

Sông, suối nhiều nhưng chiều dài các sông đa số ngắn và có độ dốc lớn. Lưu vực các sông thường là đồi núi nên nước mưa đổ xuống rất nhanh. Các cửa sông lại hay bị bồi lấp làm cản trở việc thoát lũ cho vùng đồng bằng.

Ngoài ra, lũ lụt cũng đã gây nên những thiệt hại to lớn về nhà cửa, mùa màng, cầu cống và đường xá, khiến cho khúc ruột miền Trung đã khó khăn lại thêm chật vật hơn. Nằm trong vòng luẩn quẩn thiên tai bão lụt nên việc phát triển kinh tế nơi đây gặp rất nhiều bất lợi.

Vậy tại sao lũ lụt gây thiệt hại nặng nề?

Mặc dù các cấp chính quyền, người dân đã chủ động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục thiệt hại do mưa bão lũ, nhưng hậu quả mà nó để lại vẫn hết sức nặng nề. Nguyên nhân đầu tiên là do mưa lũ lớn liên tiếp xảy ra trên diện rộng và kéo dài nhiều ngày.

Ngoài nguyên nhân chính là các trận mưa bão ở miền thượng lưu cũng như ở đồng bằng, còn có nhiều lý do thường được nhắc đến như nạn phá rừng, việc khai thác cát sỏi và hệ thống đê đập.

Bão lũ gây thiệt hại nặng nề đến cuộc sống của người dân

Các cuộc nghiên cứu và điều tra ở Hoa Kỳ cũng như nhiều nơi khác trên thế giới đã chứng minh rằng nguyên nhân hàng đầu của lũ lụt là có quá nhiều mưa xảy ra trong một thời gian ngắn ngủi. Trong khi đó, việc phá rừng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến việc xảy ra lũ lụt trong các lưu vực hạn hẹp như ở miền Trung. Bởi cây cối có khả năng giữ nước cũng như giảm thiểu việc đất đai sạt lở. Khi rừng bị chặt phá, một vùng đất trơ trọi sẽ khiến dòng nước cùng đất đá bị cuốn đi, mực nước ở các vùng hạ lưu tăng lên.

Việc khai thác bừa bãi cát sỏi ở các dòng sông cũng làm gia tăng mức độ lũ lụt. Tình trạng này làm cho nhiều đoạn bờ sông bị sụt lở nghiêm trọng. Việc sụt lở các bờ sông cũng như việc bồi lấp các cửa sông cản trở việc thoát lũ và khiến cho lũ lụt lớn hơn và kéo dài hơn.

Khác với Sông Hồng ở miền Bắc và sông Cửu Long ở miền Nam các sông ngòi ở miền Trung không có hệ thống đê ngăn lũ. Ngoài ra cũng không có các hồ chứa nước lớn ở vùng thượng lưu để giảm thiểu lũ lụt ở vùng đồng bằng. Cho nên các khu đông dân cư ở hai bên bờ sông luôn phải đối mặt với nguy cơ ngập úng khi có mưa bão lớn.

Nói tóm lại nguyên nhân chính của bão lũ ở miền Trung là do các cơn bão được hình thành từ biển Đông và gió mùa Đông Bắc dựa vào đặc điểm thời tiết miền Trung rất phù hợp để hình thành con đường di chuyển mắt bão. Vì thế các tỉnh miền Trung trở thành nạn nhân hứng chịu những thiên tai nặng nề từ tự nhiên. Các nguyên nhân khác như nạn phá rừng… chỉ làm lũ lụt trầm trọng hơn mà thôi.

Tổng hợp

Ảnh: Internet