Cho đến tháng 7 âm lịch này là mình đã ăn chay trường được một năm. Tính tới thời điểm hiện tại, mình chưa có biểu hiện gì (mà nhiều người lo lắng, e ngại khi ăn chay) của việc mất sức, sụt ký, mệt mỏi, hay da dẻ xanh xao… Những điều mà mình cảm nhận được về cơ thể mình kể từ khi ăn chay là:
a. Dễ tiêu hóa, hiếm khi bị trướng bụng, đầy hơi. b. Đi ngoài đều đặn hàng ngày. Hôm nào ăn nhiều thì đi hai lần một ngày.
Bên cạnh đó, về tinh thần thì có những suy nghĩ tích cực hơn, yêu đời hơn, do hiểu và thực hành việc hạn chế sát sinh và dung dưỡng lòng từ bi. Trong các mối quan hệ với con người thì mình có xu hướng khoan dung hơn, ít nổi giận hơn, chuyện gì bỏ qua được thì bỏ qua, không giữ trong lòng cho nhẹ người.
Tuy nhiên, đến một thời gian nhất định thì mình không còn cảm thấy sự hấp dẫn của những món mặn. Những lát cá tươi ngon, tôm mực thơm phức… không làm mình nổi cơn thèm thuồng. Vậy là trong một lần thấy bạn đồng nghiệp có xu hướng chuyển qua ăn chay, mình thử ăn theo cho vui. Thấy ăn được, nên ăn luôn từ dạo ấy.
1. Ăn chay vì cấu tạo cơ thể bẩm sinh của con người chỉ thích hợp với việc ăn chay.
Những chi tiết khoa học đáng chú ý như sau:
– Ruột người rất dài, thức ăn đi qua lâu để hấp thu được hết các dưỡng chất cần thiết. Khác với những loài ăn động vật thường có đường ruột rất ngắn vì việc tiêu hóa thức ăn động vật, mà cụ thể là thịt, đòi hỏi chúng không ứ đọng lâu, không gây nên men thối sản sinh nhiều chất độc.
– Những loài ăn động vật thường có có nanh vuốt, móng vuốt. Chúng sử dụng móng vuốt sắc như dao để vồ, cấu xé con mồi. Những chiếc răng nanh dài để nghiền thức ăn. Còn răng con người không như vậy.
2. Ăn chay vì sức khỏe
Trong chuỗi năng lượng, thực vật nằm ở bậc cao nhất, đón năng lượng nhiều nhất trực tiếp từ môi trường (ánh sáng, nước…), nên khi con người ăn thực vật thì sẽ lấy năng lượng được trực tiếp và nhiều nhất. Nếu ăn chay đúng cách và phong phú chuẩn loại thực phẩm thì sẽ không bị lo thiếu chất.
Ăn chay giúp phòng chống được nhiều bệnh tật, trước hết sẽ tránh được những tác hại so với việc ăn thịt như các bệnh lý về tim mạch, ung thư, ngộ độc thực phẩm, béo phì, sỏi mật… Chế độ ăn chay có ít cholesterol, ít acid béo bão hòa và có nhiều chất xơ, tránh khuynh hướng bị viêm ruôt thừa, ít bị hội chứng đại tràng kích thích, trĩ…
Lấy ví dụ thực tế, bò – trâu – ngựa… chỉ ăn cỏ mà vẫn cực kỳ khỏe; trên thế giới, có nhiều lực sỹ và vận động viên thể thao ăn chay trường; nhiều nhà sư ăn chay nhưng vẫn minh mẫn, sống lâu, và có đạo hạnh cao thâm;…
Bên cạnh đó, trong thời đại hiện nay, thực phẩm mặn được làm giả rất nhiều, mà các bạn có thể đã biết qua các kênh thông tin đại chúng, như con ruốc nhuộm phẩm màu, thịt heo làm giả thịt bò, mực cao su, gà bơm hóa chất… Tất cả những điều đó đều làm ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến sức khỏe của con người.
3. Ăn chay vì lòng từ bi
Trên thế giới có rất nhiều tôn giáo, và đa số các tôn giáo đều khuyến khích nhân rộng lòng từ bi, khoan dung, độ lượng trong mỗi con người. Mà trong đó, việc ăn thuần chay, không sát sinh, không làm ảnh hưởng xấu đến các loài khác là một ví dụ cụ thể, điển hình, và hoàn toàn có thể thực hiện được.
Thêm một thông tin khoa học rất thú vị đó là, cứ 1 phút nổi giận thì trong cơ thể sẽ tiết ra những chất độc hại mà phải 10 ngày cơ thể mới thải ra hết. Thử liên hệ với những động vật bị chúng ta giết mổ hàng ngày, chúng đã đau đớn, tức giận, thì cơ thể của chúng tích đầy chất độc, lại không được thải ra, do chúng đã chết rồi, mà sẽ trở thành thức ăn vô dạ dày chúng ta. Vậy là tự hiểu ha. Thông tin này giống y chang với cách giải thích trong Phật giáo về nỗi sân hận…
4. Truy về lịch sử loài người
Khoa học đã phát hiện ra, loài người thời nguyên thủy là những người ăn chay tuyệt đối. Bởi chưa tìm ra lửa để nấu nướng nên họ phải ăn thức ăn sống. Cho đến mãi sau này, có thể do vụ cháy rừng vô tình nào đó, một số động vật bị thiêu chết và tỏa mùi thơm, con người mới phát hiện ra một loại thức ăn mới, họ bắt đầu biết sử dụng lửa và biết cách ăn thịt.
5. Ăn chay vì môi trường
Theo nghiên cứu, chăn nuôi là ngành lãng phí tài nguyên nước nhất, thải ra khí nhà kính nhiều nhất, ô nhiễm nhất và kém hiệu quả nhất. Năng lượng để sản xuất 1 kg thịt có thể cho 1 bóng đèn 100 kw cháy trong 3 tuần. Sản xuất 1 kg thịt sẽ thải ra 36,4 kg CO2, bằng khí thải ra của 1 xe hơi chạy 155 km. Để sản xuất 1 kg thịt cần phải tiêu hao 10 kg thực phẩm và… 15.000 lít nước. Để có 1 lít sữa cần tiêu hao 990 lít nước. 38% lương thực trên thế giới không phải cho người ăn mà cho gia súc ăn.
Vậy nên, ăn chay còn là một cách rất tốt nhất để có thể góp phần vào việc bảo vệ môi trường sống. Mỗi một kg thịt không ăn, chúng ta đã tiết kiệm được 36,4 kg CO2, giúp trái đất không bị nóng lên. Ngành chăn nuôi phát triển nhiều như vậy cũng vì lòng tham ăn thịt của con người, nếu không có cầu thì cung sẽ biến mất. Đất đai trên thế giới có đủ để nuôi sống tất cả người trên thế giới nếu không có ngành chăn nuôi.
Vậy ăn chay như thế nào để vẫn đảm bảo sức khỏe?
– Tuyệt nhiên không có một hạn chế nào từ ăn chay cả. Nếu có chăng thì đó chỉ là do suy nghĩ từ con người. Như Đức Phật đã nói “We are what we think” (Chúng ta chính là những gì mà chúng ta đã nghĩ), nếu mình thấy ăn chay không bổ dưỡng thì nó sẽ không bổ dưỡng và ngược lại. Đây là góc độ của tâm thức chứ không còn là góc độ của dinh dưỡng.
– Trước hết phải đảm bảo số lượng của bữa ăn đã. Nếu ăn ít quá thì sẽ suy dinh dưỡng, còn ngược lại thì sẽ bị béo phì. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là làm sao đầy đủ các chất dinh dưỡng để tạo nên sự cân đối, phải đầy đủ 4 nhóm. Nhóm thứ nhất và nhiều nhất là rau trái, cần đến 500gr mỗi ngày. Ngũ cốc là nhóm thứ nhì, trung bình mỗi ngày cần 300gr tùy mỗi người. Nhóm thứ ba là nhóm cung cấp chất đạm, gồm: đậu, đỗ, sữa v.v…, một ngày cần khoảng từ 50 đến 100gr. Nhóm cuối cùng là dầu ăn và gia vị, cần 20 đến 30gr dầu ăn mỗi ngày; gia vị như muối, đường càng ít càng tốt.
– Riêng đối với chư Tăng Ni Phật giáo, do thực tập thiền nhiều nên nhu cầu dinh dưỡng rất thấp, kể cả nhu cầu oxy, nên không cần thiết phải ăn đủ ba bữa một ngày mà họ vẫn khỏe mạnh. Đây thực sự là một lối sống rất đặc biệt. Chân lý nằm ở chỗ này, còn tất cả những gì tôi nói chỉ là lý thuyết. Ăn như thế nào mà cảm thấy khỏe là được. Ví dụ ở Tây Tạng, dù ăn rất cực khổ nhưng người ta vẫn rất khỏe. Như vậy, quan trọng nhất là mỗi người phải lắng nghe được chính cơ thể và nhu cầu của bản thân. Phải tin vào cơ thể của mình, hạn chế việc tin quá nhiều vào bác sĩ. Bác sĩ chỉ nói lý thuyết thôi.
Bài viết có tham khảo tài liệu và tổng hợp từ một số nguồn trên mạng:
https://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=775413http://www.thongthienhoc.com/sach%20phep%20an%20chayva%20huyenbi%20hoc.htmhttps://www.changevn.org/tin-tuc/43-an-chay-cach-bao-ve-moi-truong-hieu-qua
*** Bạn có thể nghe thêm chú Đại Bi mình sưu tầm trên mạng, tuy mình nghe không hiểu nhưng cảm thấy hay, nhẹ lòng.
************************************************** Nếu các bạn quan tâm, mời tham gia nhóm Facebook:Du Lịch Ăn Chay nha.
>> Thực phẩm chay – Mua hàng trực tuyến