Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Nếu Không Diệt Hết Nội Bào Tử Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

​Vì Sao Điều Trị Nấc Cục Hoài Không Hết ?

Tuy nhiên, tình trạng nấc cục chỉ hết được 1-2 tuần, sau đó tái diễn. Xin hỏi nguyên nhân bệnh là gì, có chữa trị hết hẳn không? Ba tôi có thể đến bệnh viện, phòng khám, bác sĩ nào chuyên chữa trị bệnh này?

MỸ CHI

* chúng tôi TRẦN NGỌC TÀI (phó khoa thần kinh Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM):

– Nấc cục là một triệu chứng do sự kích thích thần kinh hoành gây co thắt cơ hoành đột ngột. Nấc cục có hai dạng: nấc cục sinh lý có thể gặp ở mọi lứa tuổi, thường nhất ở trẻ em và sẽ tự hết; nấc cục bệnh lý: trong đó có nấc cục cấp tính (thông thường 1 tháng sẽ hết) và nấc cục mãn tính (tình trạng kéo dài).

Trong nhóm nấc cục mãn tính, khoảng 5-10% người bệnh không đáp ứng các loại thuốc điều trị.

Nấc cục có rất nhiều nguyên nhân. Nguyên nhân trải dài từ vùng cơ hoành và xung quanh cơ hoành như bệnh dạ dày, bệnh phổi, màng phổi… kích thích cơ hoành và dây thần kinh hoành; tổn thương bất kỳ vị trí nào của cung phản xạ nấc cục từ dây thần kinh hoành đến vùng thân não đều có thể gây nấc cục; một số thuốc cũng gây ra nấc cục; không tìm ra nguyên nhân nào gây nấc cục.

Điều trị nấc cục quan trọng nhất là tìm ra nguyên nhân và điều trị nguyên nhân đó. Ví dụ những người bệnh bị viêm dạ dày, xuất huyết tiêu hóa gây ra nấc cục, viêm màng phổi, viêm đáy phổi, người bệnh bị tai biến mạch máu não hoặc những tổn thương não khác gây ra nấc cục thì sẽ điều trị các nguyên nhân đó.

Ngoài ra, điều trị triệu chứng nấc cục bằng một số thuốc như thuốc giãn cơ, thuốc chống loạn thần, thuốc chống nôn, thuốc chống động kinh… nhưng cũng có một tỉ lệ nhỏ người bệnh kháng tất cả các loại thuốc, không hết bệnh. Một số ít trường hợp nấc cục mãn tính kháng trị, bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt thần kinh hoành.

Khi người bệnh đến khám, bác sĩ sẽ rà soát các nguyên nhân có thể gây ra nấc cục, nếu nghi ngờ bất cứ nguyên nhân gì thì bác sĩ sẽ cho chỉ định để tầm soát sâu hơn để tìm ra chính xác nguyên nhân gây ra nấc cục và điều trị theo nguyên nhân đó.

Trường hợp không tìm ra nguyên nhân thì chỉ điều trị triệu chứng. Nấc cục là cử động không chủ ý, đột ngột của cơ hoành làm dây thanh chập lại gây tiếng nấc cục.

* Bác sĩ CK2 NGUYỄN PHƯƠNG NGA (trưởng khoa nội thần kinh Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM):

Nấc cục có thể do một số bệnh thuộc nhiều chuyên khoa khác nhau: ăn hoặc uống quá nhanh, bệnh lý gây kích thích dây thần kinh điều khiển cơ hoành, phẫu thuật vùng bụng, đột quỵ não, u não, thuốc…

Bệnh nhân nên đi khám ở bác sĩ nội tổng quát hoặc chuyên khoa thần kinh để xác định nguyên nhân mới có thể xác định hướng điều trị triệt để.

Vì Sao Con Người Không Trường Sinh Bất Tử?

Vì sao con người không sống mãi? Vì sao có người sống thọ, có người không thọ? Tuổi thọ do yếu tố nào quyết định? Vì sao con người không trường sinh bất tử? Và còn nhiều câu hỏi về tuổi thọ của con người chưa có lời giải đáp thỏa đáng. Cho đến gần đây, các nhà khoa học đã khám phá ra một phần bí ẩn của tuổi thọ. Mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu.

Con người không thể sống mãi vì tế bào chỉ phân chia 50 lần mà thôi.

Các nhà khoa học phát hiện: trong cơ thể, quá trình lão hóa được kiểm soát không chỉ bởi các đồng hồ sinh học đặc biệt của toàn cơ thể mà còn rất nhiều “đồng hồ” đặt ở trong từng tế bào. Trước đây các nhà khoa học cho rằng, các tế bào trong cơ thể có số lần phân chia vô hạn. Nhưng công trình nghiên cứu của Hayflik ( Hoa Kỳ) đã chứng minh rằng chỉ có các tế bào ung thư mới phân chia vô hạn, còn tất cả các tế bào bình thường chỉ phân chia đến giới hạn 50 lần rồi ngừng phân chia và chết đi. Hayflik đã làm đông lạnh tế bào đã phân chia được 30 lần. Sau một thời gian lại hoạt hóa cho tế bào này phân chia tiếp. Thế nhưng nó vẫn nhớ là đã phân chia 30 lần trước khi đông lạnh rồi, bây giờ nó chỉ phân chia tiếp 20 lần nữa là đủ 50 lần phân chia rồi ngừng hẳn. Nhà khoa học còn phát hiện ra rằng: sự phân chia đầy đủ 50 lần chỉ có ở các tế bào từ bào thai, còn các tế bào ở người trưởng thành thì người càng già số lần phân chia của tế bào càng ít. Đây gọi là hiệu ứng Hayflik.

Tuổi thọ giảm vì phân tử AND bị tiêu hao sau mỗi lần phân chia

Chuỗi xoắn kép phân tử AND do Watson và Crick tìm ra là cơ sở di truyền của tế bào. Nhà khoa học Alexei Olovnikov (Liên Xô ) nêu giả thuyết là cứ mỗi lần phân chia của tế bào, phân tử AND lại ngắn đi một ít. Cho đến khi sự rút ngắn này đụng đến một gen quan trọng cho sự sống thì tế bào sẽ chết. Ông giải thích hiện tượng này như sau: các phân tử ADN của mỗi tế bào khi phân chia thì hai sợi xoắn kép giãn ra, tách đôi để tạo ra chuỗi xoắn mới, với hai dãy enzym tích tụ từ quá trình này không đủ khả năng lặp lại toàn bộ cả hai sợi phân tử ADN. Hậu quả là một trong hai sợi xoắn kép bao giờ cũng bị ngắn hơn sợi kia. Cứ mỗi lần tách ra là phân tử ADN lại mất một ít thành phần của nó. Sự co ngắn của các phân tử ADN được Olovnikov gọi là sự “co mép lề” hay “cắt khúc cuối”.

Con người không thể trường sinh bất tử

Hiện tượng “co mép lề” ADN cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào lý giải được rõ ràng. Nhà khoa học Barbara Mc Clintock khi nghiên cứu về ngô đã thấy rằng nhiễm sắc thể trở nên không ổn định một cách lạ lùng khi chúng bị phân chia ra. Còn Herman Muller, cũng có nhận định tương tự Barbara khi nghiên cứu loài ruồi giấm. Ở các đầu mút của nhiễm sắc thể bình thường phải tồn tại một cấu trúc phân tử nào đó có tác dụng ổn định chúng. Herman Muller gọi chúng là “telomeres” (theo tiếng Hy Lạp telo có nghĩa là phần cuối). Chính telomeres nằm ở chuỗi tế bào sẽ chết. Nhưng chiều dài của telomeres có tỷ lệ với tuổi thọ hay không? Nhiều nghiên cứu trên thế giới đang tìm lời giải đáp.Với những kỹ thuật hiện đại, người ta đã có thể tách riêng các telomeres ra khỏi chuỗi ADN làm rõ sự rút ngắn telomeres, cũng như đo được nhịp điệu co ngắn của telomeres chia tế bào.

Các nhà nghiên cứu đang xem xét đánh giá kích thước của telomeres như một “thước đo”chuẩn xác tuổi thọ của tế bào. Nhà khoa học Calvin Harley còn cho rằng nếu khi sinh ra telomeres của một người nào đó ngắn hơn bình thường, thì các tế bào của người đó sẽ có tuổi thọ ngắn hơn một cách tương ứng.

Có lẽ các telomeres như một thứ bảo hiểm làm chậm hiệu ứng của thời gian đối với các nhiễm sắc thể. Hy vọng không lâu nữa khoa học sẽ tìm ra “thước đo cuộc đời” yếu tố quyết định tuổi thọ, để tìm ra phương pháp làm tăng tuổi thọ cho con người.

ThS. Phạm Vũ Hoàng

Vì Sao Iphone 8 Nhanh Hết Pin

Vì sao iphone 8 nhanh hết pin và giải pháp hữu ích cho người dùng:

Bạn quên tắt các dịch vụ định vị: Để quá nhiều ứng dụng được phép sử dụng dịch vụ định vị trên iphone thường xuyên sẽ khiến điện thoại của bạn hết pin một cách vô ích.

Bạn nên ngăn chặn iphone liên tục kiểm tra xem bạn đang ở đâu và truyền tải thông tin đến các ứng dụng không cần thiết gây tốn pin.

Thiết lập thời gian tải thư: Một số tài khoản email có thể đẩy mail liên tục khi nhận được mail mới nhưng nếu bạn cảm thấy không cần thiết như vậy thì có thể thiết lập chu kỳ cập nhật mail mới khoảng 30 phút một lần hoặc lâu hơn tùy bạn. Thiết lập iphone chỉ kiểm tra hộp thư của bạn khi bạn vào ứng dụng Mail, diều đó sẽ giúp tiết kiệm pin hơn cho iphone.

Ứng dụng luôn chạy: Mặc dù đôi khi đa nhiệm sẽ giúp bạn chuyển đổi nhanh giữa các ứng dụng nhưng bạn sẽ cần phải loại bỏ các ứng dụng mình ít dùng tới trong thanh đa nhiệm nếu không muốn làm iphone nhanh hết pin.

Màn hình quá sáng: Rõ ràng là một màn hình quá sáng có thể làm iphone nhanh hết pin. Nếu bạn muốn tiết kiệm pin iphone trước hết hãy giảm độ sáng màn hình xuống.

Rút ngắn thời gian khóa màn hình: để điện thoại tự động chuyển về chế độ “sleep” sau khoảng 1 phút hoặc 5 phút không sử dụng, điều này sẽ hao pin không cần thiết. Do đó, bạn nên xem xét rút ngắn thời gian tự động khóa màn hình.

Tắt chế độ tự động tải ứng dụng: Trên iphone, bạn có thể cho phép ứng dụng của bạn tự động cập nhật bất cứ khi nào có một bản cập nhật mới. Tuy nhiên, iphone sẽ phải liên tục kiểm tra để xem coi có một bản cập nhật mới của ứng dụng đó hay chưa và khiến cho pin mau sụt giảm.

Làm mới ứng dụng: Background App Refresh hay làm mới ứng dụng nền là một chế độ khiến pin nhanh hết nghiêm trọng, nó hoạt động để ứng dụng luôn cập nhật thông tin mới ngay cả khi không chạy đa nhiệm.

Quá nhiều thông báo: Các thông báo xuất hiện liên tục là thủ phạm khiến pin iphone nhanh hết pin.

Tính năng AirDrop: AirDrop là một tính năng cho phép gửi hình ảnh, video và các nội dung đa phương tiện đến các iphone lân cận. Tùy thuộc vào tốc độ của mạng cá nhân mà một người kết nối, tính năng này có thể làm việc nhanh hơn so với gửi qua email hoặc MMS vì AirDrop không sử dụng các mạng di động. Bạn có thể tắt AirDrop để giảm năng lượng tiêu tốn.

Thiết lập tính năng làm mới Podcast: iphone sẽ làm mới nội dung podcast của bạn mỗi giờ một lần. Nếu bạn chỉ đăng ký một vài chương trình truyền hình mỗi tuần, thì bạn sẽ không thực sự cần điện thoại tìm kiếm các bộ phim mới hàng giờ mỗi ngày.

Tính năng giảm chuyển động: iphone kể từ phiên bản iOS 8 đã được tích hợp thêm tính năng hỗ trợ giảm chuyển động cho người sử dụng, tức là màn hình sẽ chỉnh sửa các lỗi hoặc những thay đổi để cho người sử dụng cảm thấy thoải mái, tuy nhiên nếu không cần thiết lắm thì ta cũng không cần đến tính năng này của iOS, nếu được thì nên không sử dụng đến.

Hạn chế tìm kiếm trong Spotlight Search: Spotlight Search là một tính năng mà hầu hết người dùng iphone thậm chí không sử dụng. Nó hoạt động khi bạn trượt ngón tay của bạn xuống từ giữa màn hình và bạn có thể tìm kiếm các ứng dụng, danh bạ, tin nhắn. Tính năng này cũng là một “sát thủ” đối với pin vì nó liên tục cập nhật những thông tin mới.

Hạn chế bật Bluetooth liên tục: Bluetooth là một tính năng không quá hữu ích trên iphone do đó bạn không cần phải mở nó thường xuyên.

Bạn không dùng các phụ kiện tăng cường pin: Sạc dự phòng, vỏ tăng cường pin đều là những phụ kiện rất cần thiết nếu bạn phải thường xuyên đi xa, tốt nhất bạn nên sắm cho mình các phụ kiện này từ các hãng uy tín và tập thói quen sạc thiết bị khi nó chỉ còn khoảng 20% pin.

HỆ THỐNG TRUNG TÂM MINH PHÁT MOBILE:

♦ 830/1A Sư Vạn Hạnh, P13, Q10, TPHCM. ♦ 133 Tô Ngọc Vân, chúng tôi Tây, Q.Thủ Đức, TPHCM.

Thông tin địa chỉ và hotline trung tâm:

✰ HỆ THỐNG TRUNG TÂM MINH PHÁT MOBILE:

♦ 830/1A Sư Vạn Hạnh, P.13, Quận 10, thành phố Hồ Chí Minh.

♦ 133 Tô Ngọc Vân, P. Linh Tây, Q. Thủ Đức, chúng tôi

***Minh Phát Mobile – Uy tín – Chất lượng – Nhanh chóng***

Comments

Vì Sao Hà Nội Ô Nhiễm Không Khí Cao Nhất Cả Nước?

Những điểm có chỉ số chất lượng không khí – AQI cao nhất là khu vực ĐH Lao động – Xã hội (quận Cầu Giấy) ở mức 186, ĐH Ngoại thương Hà Nội ở mức 171. Bệnh viện Cổ truyền Y học Bộ Công an, đường Tố Hữu (quận Thanh Xuân) ở mức trên 170.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, kết quả tính toán chỉ số chất lượng không khí (AQI) ngày cho thấy từ ngày 22-29/11, tại Việt Trì có 4/7 ngày chất lượng không khí ở mức xấu (101-150), còn tại TP. Hồ Chí Minh là 1/7 ngày chất lượng không khí ở mức xấu. Tại Huế và Đà Nẵng, chất lượng không khí vẫn ở mức tốt.

Thế nhưng, tại Hà Nội lại có 6/7 ngày giá trị trung bình 24 giờ của bụi mịn PM2.5 vượt quá giới hạn so với quy chuẩn Việt Nam ở hầu hết các trạm. Chỉ trong ngày 28/11 thông số PM2.5 giảm và nằm trong giới hạn cho phép.

Kết quả tính toán chỉ số AQI tại các trạm cho thấy, vào các ngày 22/11 đến 27/11 chất lượng không khí chủ yếu ở mức kém (101 – 150) và đã chạm đến ngưỡng xấu (151-200). Hà Nội ô nhiễm không khí cao nhất cả nước.

Theo kết quả quan trắc không khí của PAMAir, Thủ đô Hà Nội và một số nơi lân cận lúc 7 giờ sáng ngày hôm qua 30/11chỉ số AQI ở ngưỡng đỏ, tức mức có hại cho sức khỏe.

Lý giải nguyên nhân ô nhiễm không khí tại Hà Nội, nhiều ý kiến đã được đưa ra. PGS Nghiêm Trung Dũng, nguyên Viện trưởng Khoa học và Công nghệ Môi trường (Đại học Bách khoa Hà Nội) cho rằng nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội như hiện tại là đặc thù của thời tiết.

“Các nguồn phát thải ô nhiễm trong khu vực như giao thông, xây dựng về cơ

bản có thể xem là không thay đổi trong thời gian ngắn hạn. Tuy nhiên, mấy ngày nay điều kiện khí tượng không thuận lợi cho việc khuếch tán”, ông Dũng nói.

Ông Dũng cho rằng gió mùa đông bắc có thể mang bụi từ nơi khác tới, qua đó có thể góp phần làm gia tăng ô nhiễm không khí. Ngoài ra, bụi thứ cấp được hình thành trong quá trình tổng hợp từ các nguồn thải khác làm tăng chỉ số PM2.5.

“Tuy nhiên, để có thể đánh giá được một cách đầy đủ, chính xác và định lượng, cần phải có đủ số liệu đo với độ tin cậy tốt”, ông Dũng nói thêm.

Ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch, cho rằng cần xác định thời tiết hay hiện tượng nghịch nhiệt chỉ là điều kiện làm tăng hoặc giảm mức độ ô nhiễm, chứ không phải là nguyên nhân gây ra ô nhiễm.

“Việc cần làm là xác định nguồn do hoạt động giao thông, sản xuất hay nguồn từ các tỉnh thành lân cận gây ra”, ông Tùng nói và cho rằng cần nhanh chóng tiến hành các phương pháp nghiên cứu khoa học để đưa ra con số cụ thể.

Từ đầu năm tới nay, ít nhất thì Hà Nội đã phải chịu đựng 4 đợt ô nhiễm không khí. Điều đó cũng có nghĩa là cả năm 2019 này, Hà Nội phải đương đầu với ô nhiễm không khí, trong khi giải pháp cải thiện là không rõ ràng.

Cụ thể, đợt 1 kéo dài 16 ngày (từ 11/1 đến 26/1). Đợt 2 kéo dài 17 ngày (từ 11/3 đến 27/3). Đợt 3 kéo dài 27 ngày (từ 12/9 đến 3/10). Đợt 4 từ ngày 1/11 đến nay. Tất cả các đợt ô nhiễm được cảnh báo này đều có chỉ số AQI trung bình lên hơn 100, tức là ở mức có thể gây hại cho sức khỏe con người.