Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Người Hay Bị Muỗi Đốt Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Bạn Hay Bị Muỗi Đốt?

Vì sao bạn hay bị muỗi đốt?

Khí CO2 được thải ra nhiều khi bạn vừa mới tham gia các hoạt động mạnh cùng với mùi mồ hôi trên cơ thể. Mùi khí CO2 đặc biệt hấp dẫn muỗi. Trong khi đó bạn không có cách nào để ngăn hơi thở của mình. Và dĩ nhiên, muỗi sẽ tìm đến bạn một cách dễ dàng.

2. Muỗi tìm đến bạn nhờ nhiệt độ cơ thể – Vì sao bạn hay bị muỗi đốt?

Nếu CO2 thu hút muỗi đến với bạn thì nhiệt lại giúp cho muỗi xác định nên chọn vị trí nơi nào trên cơ thể để đốt. Chính vì vậy, chúng lựa chọn rất chính xác các vị trí cổ tay, trán, khuỷu tay, cổ để đốt bạn.

Tuy nhiên khi bạn mới hoạt động mạnh, khắp cơ thể đều nóng thì muỗi sẽ đốt nhiều chỗ trên cơ thể bạn.

Theo một số thử nghiệm thì những người vừa uống bia có nguy cơ bị muỗi đốt nhiều hơn. Điều này có chưa được các nhà khoa học xác nhận hoàn toàn. Tuy nhiên, có thể do uống bia cơ thể bạn thường sinh ra nhiệt nhiều hơn nhất là hơi thở bạn nóng hơn nên thường thu hút muỗi.

4. Màu sắc quần áo – Vì sao bạn hay bị muỗi đốt?

Việc bạn mặc quần áo tối màu sẽ khiến bạn bị thu hút bởi muỗi. Chính vì vậy, để tránh bị muỗi đốt bạn nên mặc đồ sáng màu như vậy sẽ tránh được sụ thu hút của muỗi.

5. Bạn đang mang thai – Vì sao bạn hay bị muỗi đốt?

Nếu bạn là phụ nữ trong thời kỳ mang thai bạn cũng sẽ hay bị muỗi đốt. Bởi lẽ khi mang bầu lượng máu trong cơ thể bạn sẽ tăng nên, nhiệt độ cơ thể cũng cao hơn bình thường. Do đó sẽ hấp dẫn muỗi tìm đến với bạn.

Vậy làm cách nào để ngăn chặn muỗi, tránh bị muỗi đốt?

Cách tốt nhất là trong nhà bạn nên lắp cửa lưới chống muỗi để có thể chủ động phòng chống muỗi bất cứ lúc nào. Ngoài ra cửa lưới còn giúp bạn ngăn ngừa các loại côn trùng khác.

Nếu không có điều kiện lắp lưới chống côn trùng thì bạn cũng có thể sử dụng mà chống muỗi, hay mặc quần áo dài để hạn chế muỗi đốt.

Một số biện pháp như sử dụng các loại tinh dầu chống muỗi như tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà,… cũng có hiệu quả rất tốt.

Hay bạn có thể sử dụng một số dụng cụ bắt muỗi như đèn bắt muỗi, vợt muỗi…Đối với các loại hóa chất diệt muỗi bạn cần hết sức cẩn thận để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Và quan trọng hơn cả là bạn cần giữ gìn vệ sinh môi trường sạch sẽ, dọn bỏ những vũng nước đọng quanh nhà hay bất cứ vật gì có thể chứa nước không cần thiết. Tiêu diệt bọ gậy để tiêu diệt muỗi.

Hạn chế các hoạt động ngoài trời nhất là ở khu vực ao hồ, vườn tược hay rừng, đồng ruộng lúc chập tối hoặc lúc bình minh. Vì đây là thời điểm muỗi hoạt động mạnh.

Giờ các bạn đã biết vì sao bạn hay bị muỗi đốt? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn.

Vì Sao Có Người Thường Hay Bị Muỗi Đốt, Có Người Thì Không?

Muỗi chính là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh sốt xuất huyết cho con người, chúng thường xuất hiện nhiều nhất vào buổi tối ở những vùng quê, vùng sông nước. Biểu hiện khi bị muỗi đốt đó là trên tay chân sẽ bị nổi mẩn đỏ và gây cảm giác ngứa.

1Nguyên nhân người bị muỗi đốt nhiều, người thì không

Những người bị muỗi đốt nhiều hơn so với người khác là do những nguyên nhân sau đây:

– Lượng khí CO2 thở ra cao: Theo Richard Pollack – Nhà nghiên cứu làm việc tại Trường Y tế cộng đồng Harvard cho biết cho rằng loài muỗi có khả năng phát hiện và tìm được lượng khí CO2 thở ra ở khoảng cách 30 – 40m. Tất cả mỗi người chúng ta đều sẽ hít vào khí oxy và thở ra khí CO2 thông qua đường mũi và miệng. Khi bạn hoạt động nhiều, thở gấp thì lượng CO2 thải ra càng cao. Chính vì thế, người có lượng CO2 thở ra cao thì sẽ là đối tượng để lũ muỗi tấn công.

– Phụ thuộc vào nhóm máu: Theo Bác sỹ Bùi Hồng Hải (từng công tác tại Bệnh viện Trung ương 108), những người thuộc nhóm máu O sẽ bị muỗi đốt nhiều hơn những người có nhóm máu A và B. Tuy muỗi là loại côn trùng nhỏ bé nhưng chúng có khả năng phân biệt được những người có nhóm máu phù hợp với nó rất cao.

– Mùi mồ hôi và cơ thể: Các nghiên cứu chỉ ra các chất acid lactic hay amoniac, mồ hôi,… l à những mùi gây thu hút muỗi. Mỗi cá nhân sẽ có một mùi cơ thể khác nhau nhất là khi tập thể thao, thở mạnh là nguyên dân làm cho nhiệt độ trong cơ thể tăng cao dẫn đến tiết nhiều mồ hôi cũng như sản sinh ra chất hóa học trên nhiều hơn, đồng nghĩa với việc dễ bị muỗi đốt hơn những người xung quanh.

– Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như:

Thông thường những người mặc những trang phục tối màu thì sẽ là đối tượng muỗi tấn công nhiều hơn những người mặc đồ sáng.

Ngoài ra, những người bị muỗi đốt nhiều là do yếu tố di truyền, nếu như bố mẹ bạn là người thường bị muỗi đốt thì bạn cũng sẽ gặp phải trường hợp này.

Bên cạnh đó, bia rượu cũng là nguyên nhân dẫn đến bị muỗi đốt nhiều hơn bởi muỗi cũng sẽ bị thu hút bởi nồng độ cồn được giải phóng ra ngoài.

2Cách phòng tránh muỗi đốt

– Thường xuyên vệ sinh cơ thể bằng cách tắm rửa sạch sẽ có thể sẽ giúp bạn hạn chế được lũ muỗi tìm đến.

– Trang bị bình xịt muỗi hoặc đốt nhang muỗi bởi mùi hương của những sản phẩm này được bào chế nhằm xua đuổi côn trùng, muỗi,… gây hại. Hoặc có thể sử dụng thêm kem, xịt đuổi côn trùng để phòng tránh muỗi đốt.

– Hạn chế các hoạt động ngoài trời vào những khung giờ cao điểm mà muỗi thường xuất hiện nhiều như 17h – 19h tối và 4h – 6h sáng.

– Nếu như có máy điều hoà thì nên sử dụng để góp phần xua đuổi muỗi tránh xa.

– Ngoài ra, bạn có thể tham khảo chi tiết về cách tránh muỗi đốt dễ dàng và hiệu quả ở các bài viết mà Bách hóa XANH đã từng chia sẻ sau:

Mua kem chống muỗi các loại tại Bách hóa XANH:

Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH

Tại Sao Một Số Người Hay Bị Muỗi Đốt Hơn?

Ước tính có tới 20% người trong chúng ta hay bị muỗi đốt hơn những người khác. Và điều bất tiện này do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ nhóm máu tới tần suất tắm rửa của “khổ chủ”.

Dù đối với nhiều người, các nốt muỗi đốt chỉ hơi gây khó chịu, nhưng đối với một nhóm nhỏ người khác, việc bị muỗi đốt đôi khi có thể dẫn đến những phản ứng dị ứng nghiêm trọng và cả nguy cơ nhiễm bệnh, chẳng hạn như sốt rét hay sốt xuất huyết, …

“Khi một con muỗi đốt và hút máu người, nó cũng sẽ tiêm nước bọt vào cơ thể bạn để ngăn máu của bạn đông lại. Các protein và enzym trogn nước bọt của muỗi cũng là nguyên nhân gây kích ứng và ngứa ngáy”, tiến sĩ Martin Donnelly đến từ Trường y học nhiệt đới thuộc Đại học Liverpool (Anh), giải thích.

Theo các chuyên gia, việc bạn có bị muỗi đốt hay không đều do “sự kết hợp hoàn hảo giữa các đặc điểm di truyền và mùi”. Trong đó, tới 85% lí do tại sao muỗi “yêu thích” ai đó là vì di truyền. Do vậy, tin xấu là, chúng ta không thể làm được gì nhiều để giải quyết chuyện này. Và nếu bố hoặc mẹ của bạn là người hay bị muỗi đốt, bạn nhiều khả năng cũng hay bị những con côn trùng này quấy rầy.

Thống kê cho thấy, cơ thể người sản sinh ra gần 500 hóa chất dễ bay hơi khác nhau và chúng tỏa mùi qua da của chúng ta vào không khí. Những con muỗi có thể phát hiện rất nhiều trong số những hóa chất này, nhờ sử dụng một cặp râu tơ tí hon trên đầu của chúng.

Các nghiên cứu hé lộ, mồ hôi, axit lactic, axit uric và octenol thu hút muỗi. Trong đó, axit lactic được giải phóng qua các lỗ chân lông trên da, đặc biệt sau khi người tập thể dục thể thao. Axit uric được biết đến nhiều nhất như một hóa chất trong nước tiểu, nhưng cũng có thể tích tụ trong da người. Octenol được tìm thấy trong mồ hôi và hơi thở của người, nên nếu bạn ướt đẫm mồ hôi hoặc thở mạnh, bạn sẽ sản sinh ra chất hóa học này nhiều hơn, đồng nghĩa với việc thu hút nhiều con côn trùng hút máu vo ve quanh mình hơn.

Một số người trong chúng ta phát thải các hóa chất trên nhiều hơn những người khác một cách tự nhiên, nên đây có thể là nguyên nhân khiến họ được muỗi “ưu ái” hơn.

Muỗi dường như cũng thích nhiệt độ cơ thể cao hơn, trong khi thân nhiệt của chúng ta tăng lên khi tập thể dục, thể thao. Điều này giúp lý giải tại sao chúng ta có thể dễ bị muỗi đốt hơn sau buổi rèn luyện sức khỏe.

Mùi mồ hôi cũ, chẳng hạn như hơn 1 ngày, cũng được phát hiện hấp dẫn với muỗi hơn. Do đó, việc thường xuyên tắm rửa có thể khiến bạn ít nguy cơ trở thành mục tiêu tấn công của loài côn trùng hút máu này hơn.

Một yếu tố nữa ảnh hưởng tới việc bạn có hay bị muỗi đốt không là nhóm máu của bạn. Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người có nhóm máu O đối mặt với nguy cơ bị muỗi đốt cao hơn gấp 2 lần so với những người sở hữu nhóm máu B. Người có nhóm máu A thậm chí còn ít bị muỗi “hỏi thăm” hơn những người sở hữu nhóm máu B.

Ngoài ra, 85% người trong chúng ta tiết ra một hóa chất giúp muỗi biết chúng ta sở hữu nhóm máu nào và họ cũng nhiều khả năng bị muỗi bám đuổi hơn 15% số con lại.

Lượng cácbon điôxit bạn thở ra cũng là thứ dẫn dụ muỗi. Những con muỗi cái sử dụng hàng loạt kỹ thuật để săn tìm con mồi. Tuy nhiên, một trong những kỹ thuật quan trọng nhất là dựa vào sự hiện diện của cácbon điôxit – chất khí không màu, vô hình mà chúng ta thở ra.

Những người thải ra lượng khí này nhiều nhất, vốn thường là người to lớn hoặc phụ nữ mang thai, nhiều khả năng lọt vào “tầm ngắm” của muỗi hơn. Chúng sử dụng một cơ quan có tên gọi là xúc tu hàm trên để phát hiện các đám mây cácbon điôxit trước khi bay tới chỗ nguồn tạo ra chúng. Cơ quan thăm dò này nhạy tới mức có thể lần ra đấu vết của khí từ cách xa tới 50 mét.

Cách tốt nhất xử lý nốt muỗi đốt

Theo tiến sĩ Ron Behrens thuộc Trường Vệ sinh và y học nhiệt đới London (Anh), vấn đề chính với các nốt muỗi đốt là việc nhiễm trùng. Ông nói, một số người có phản ứng nghiêm trọng tới mức cơ thể họ tạo ra một phản ứng viêm theo cách làm sưng phồng và tích tụ dịch quanh vùng bị đốt. Những phản ứng dị ứng này có thể gây khó chịu da nhiều tới mức khiến chúng ta có nhu cầu gãi chúng mất kiểm soát.

Tuy nhiên, lời khuyên là bạn nên hạn chế gãi càng nhiều càng tốt, vì gãi làm rách da, khiến bạn dễ bị mắc các nhiễm trùng nghiêm trọng như nhiễm trùng máu hay viêm mô tế bào da.

“Cách tốt nhất phòng ngừa nhiễm trùng là thoa một loại kem kháng viêm, chăng hạn như ibuprofen, ngay sau khi bạn bị muỗi đốt. Sau đó, dùng gạc băng chỗ muỗi đốt lại để ngăn bạn gãi vào đó”, tiến sĩ Behrens nhấn mạnh.

Tuấn Anh(Theo Daily Mail)

Những Ai Thường Hay Bị Muỗi Đốt Nhất?

Cùng ở trong một môi trường nhưng có người lại liên tục bị muỗi đốt, có người thì lại không? Tại sao vậy? Liệu có phải do máu “thơm”?

Bị muỗi đốt không chỉ gây khó chịu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của nhiều người nếu gặp phải loại muỗi mang cho nó dịch bệnh, muỗi mang nhiều vi khuẩn và dịch bệnh truyền nhiễm từ người này sang người khác, nhất là dịch bệnh sốt xuất huyết… đặc biệt là tác nhân gây lây lan virus zika gây teo não gây hoang mang dư luận trong thời gian gần đây.

Vậy tại sao cùng trong một đám đông, nhưng nhiều người không hề bị muỗi đốt, hoặc bị đốt rất ít, còn nhiều người thì liên tục bị loài côn trùng này viếng thăm gây ngứa ngáy khó chịu?

Chia sẻ về việc nhóm máu nào khiến muỗi thường xuyên đốt một người hơn những người khác, bác sĩ Bùi Hồng Hải – từng công tác tại viện 108 cho biết, việc người liên tục bị muỗi đốt, người thì không cũng do nhiều yếu tố như di truyền, mùi hương cơ thể… nữa.

Theo lời bác sĩ Hải, yếu tố di truyền ở đây tức là nhóm máu và cấu tạo chất trong cơ thể. Những người có nhóm máu O đối mặt với nguy cơ bị muỗi đốt cao nhất, tiếp theo là những người sở hữu nhóm B. Còn những người sở hữu nhóm máu A ít bị muỗi “viếng thăm” nhất.

Tuy nhiên, có nhiều người thắc mắc rằng, họ cùng nhóm máu và trong cùng một môi trường giống nhau, nhưng người thì ít bị muỗi đốt, người thì liên tục bị loài côn trùng này tấn công. Lý do là mùi cơ thể của mỗi người.

Cơ thể một số người có thể tỏa ra một hoạt chất hấp dẫn muỗi, khiến “ngồi đâu là muỗi bâu đấy”, trong khi nhiều người khác lại có mùi khiến côn trùng phải tránh xa.

Theo như các nhà khoa học, một trong số các chất này phải kể đến estrogen, đây cũng là lý do vì sao phụ nữ thường bị muỗi đốt nhiều hơn nam giới.

Ngoài ra, muỗi còn bị thu hút bởi những hóa chất giải phóng tự nhiên qua hơi thở của người như khí carbon dioxide (CO2). Vì vậy, những người thở ra nhiều khí carbon dioxide (thường là những người cao to), dễ thu hút loài côn trùng này tấn công nhiều hơn.

Muỗi là tác nhân gây truyền nhiễm nhiều bệnh nguy hiểm cho cộng động như sốt rét, sốt xuất huyết và virus zika… đặc biệt nguy hiểm với trẻ em, phụ nữ có thai…

Vì vậy, để hạn chế bị muỗi đốt, Bộ Y tế khuyến cáo:

– Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

– Hàng tuần thực hiện các biện pháp diệt loăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

– Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ chứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá…

– Ngủ màn, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

– Thường xuyên phun hóa chất diệt muỗi để phòng, chống dịch.