Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Nói Thế Kỷ 19 Là Thế Kỷ Của Sắt Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Thế Kỷ 21 Có Được Coi Là “Thế Kỷ Châu Á”?

Nếu như thế kỷ 19 do đế quốc Anh “làm mưa làm gió”, thì thế kỷ 20 lại là “thiên hạ của Mỹ” và hiện nay có thể nói là “Thế kỷ châu Á”, bởi vì động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu đã chuyển dịch từ phương Tây sang phương Đông.

Mức sống của người dân châu Á tiếp tục được nâng cao.

Theo một báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) năm 2011, đến năm 2050 có thể sẽ có khoảng hơn 3 tỉ người dân châu Á có mức sống tương đương với người dân châu Âu, và đến lúc đó sản xuất của châu Á có thể chiếm hơn 50% giá trị toàn cầu. Vào thời điểm ADB công bố báo cáo trên, châu Á đang trỗi dậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế trong 5 năm của châu Á cao hơn 4 – 6 lần Liên minh châu Âu (EU). Tuy nhiên, thu nhập bình quân đầu người của các nền kinh tế mới nổi lớn của châu Á vẫn kém xa châu Âu. Dự báo xu thế này vẫn sẽ duy trì tới năm 2020.

Ngoài ra, xu thế tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao trong khu vực cũng đang chậm lại. Cùng với việc chỉ số tăng trưởng GDP của khu vực châu Á – Thái Bình Dương tiếp tục sụt giảm so với dự báo, các chuyên gia phân tích đều lần lượt hạ thấp dự báo tăng trưởng đối với phần lớn các quốc gia châu Á. Nguyên nhân chính được cho là tăng trưởng kinh tế do Mỹ dẫn dắt đã không thể thúc đẩy kinh tế châu Á. Thậm chí, việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất trong thời gian tới rất có khả năng làm suy yếu động lực tăng trưởng của khu vực này.

Ở châu Âu và Nhật Bản, viễn cảnh tăng trưởng kinh tế ngày càng ảm đạm, đây là một sự thật không phải bàn. Trong khi đó, ở Trung Quốc, mặc dù chính phủ nước này đang thúc đẩy chuyển đổi mô hình kinh tế, lấy tiêu dùng làm chủ đạo, đồng thời trong quá trình này tạo ra các cơ hội tăng trưởng mới song tốc độ tăng trưởng chậm lại vẫn là bình thường. Ở một số nền kinh tế lớn ở châu Á, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa vẫn tạo ra động lực to lớn, song thời đại tăng trưởng kinh tế cao đã đi qua. Đối với các quốc gia châu Á đang trỗi dậy như Ấn Độ, Myanmar và Philippines…, tăng trưởng dân số vẫn duy trì ở mức cao. Song nếu dân số ngày càng trẻ trong khi cơ hội việc làm là không đủ thì “kỳ tích tăng trưởng” có khả năng biến mất, thay vào đó là sự xuất hiện của các khu dân nghèo ở thành phố, thị trấn hoặc xã hội bấp bênh, không ổn định.

Để đề phòng sự xuất hiện các diễn biến tiêu cực, châu Á cần đẩy nhanh sự hòa hợp về kinh tế và gia tăng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên quy mô lớn.

Đối với bản thân châu Á, các quốc gia trong khu vực không thể tiếp tục đầu tư ra nước ngoài mà không chú ý đến trong nước. Trong quá khứ, châu Âu và Mỹ đều như vậy, kết quả đó là tài nguyên công nghiệp của các nước đó bị đào khoét đến trống rỗng. Ở châu Á, hiện tượng xuất siêu cho thấy trong quá khứ các nước này lấy xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng. Tuy nhiên, hiện nay, châu Á cần chấp nhận thực tế cán cân thương mại bị thâm hụt, và chính sách nên tập trung vào đầu tư, nguồn nhân lực và mô hình tăng trưởng tiên tiến hơn.

Giải pháp lý tưởng là kết hợp Đông Nam Á và Nam Á nhằm tăng cường sức mạnh tổng thể của châu Á. Có thể nói, ở góc độ toàn cầu, không có khu vực nào sánh được với khả năng thương lượng về giá cả của khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Nam Á. Về lĩnh vực quan hệ đối ngoại, nếu châu Á bị “chia năm sẻ bảy”, tăng trưởng của khu vực khó có thể duy trì; chỉ có đoàn kết nhất trí, các quốc gia châu Á mới có thể đạt được thành tích xuất sắc trên trường quốc tế.

Thế kỷ 21 có thể được gọi là “Thế kỷ châu Á” hoặc một tên gọi khác, điều này không quan trọng. Cho dù tăng trưởng thực tế của châu Á chậm lại, song điều quan trọng là khu vực này đang trỗi dậy, mức sống của người dân vẫn tiếp tục được nâng cao.

Hiv Là Gì? Tại Sao Lại Gọi Là Căn Bệnh Thế Kỷ?

HIV là gì?

Virus nhiễm HIV.

HIV là viết tắt của “Human immunodeficiency virus”, một loại virus tấn công hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào bạch cầu CD4 hay tế bào T. Virus này truyền từ người sang người qua các dịch cơ thể như máu, tinh trùng, dịch âm đạo… Trong lịch sử, HIV chủ yếu lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm và từ mẹ sang con.

Theo thời gian, HIV phá hủy nhiều tế bào CD4 đến mức cơ thể không thể chống lại viêm nhiễm và bệnh tật, dẫn tới giai đoạn nặng nhất của bệnh: Hội chứng suy giảm miễn dịch hay AIDS. Người mắc AIDS thường không có khả năng chống chọi với các loại bệnh và có thể tử vong vì bệnh viêm nhiễm thông thường như viêm phổi. Nhiễm virus HIV là một hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người, khiến người bệnh trở nên dễ mắc ung thư và nhiễm trùng nghiêm trọng, gây tử vong dễ dàng.

Điều khiến HIV đáng sợ là chúng có khả năng tiến hóa liên tục, khiến việc tìm ra vắc-xin phòng chống loại virus này gần như là không thể.

HIV lây qua những con đường nào?

HIV chủ yếu được truyền qua các con đường:

Truyền máu trực tiếp từ người bị bệnh HIV sang người bình thường chính là đường lây lan HIV nhanh nhất. Tuy nhiên, trường hợp này rất hiếm gặp bởi trước khi lấy máu phải qua quá trình xét nghiệm xem có đủ điều kiện truyền hay không. Thông thường, HIV lây truyền qua sử dụng chung bơm kim tiêm bị nhiễm virus không được diệt trùng đúng cách, đặc biệt ở người nghiện chích ma túy. Virus HIV có trong máu của bệnh nhân, khi tiêm chích làm kim tiêm có chứa máu nhiễm HIV. Sau đó kim này không được vệ sinh sạch sẽ lại dùng tiêm cho người khác, dẫn đến lây virus.

Quan hệ tình dục: Đây là phương thức lây phổ biến nhất trên thế giới. Người mang virus HIV khi quan hệ tình dục sẽ lây truyền cho bạn tình. Tỷ lệ lây nhiễm HIV cho mỗi lần quan hệ không bảo vệ ước tính 0,1% đến 1%. Tỷ lệ này sẽ gia tăng theo tần suất quan hệ. Quan hệ tình dục có bảo vệ bằng bao cao su vẫn có nguy cơ lây nhiễm HIV nhưng tỷ lệ thấp hơn. Bao cao su làm tăng độ an toàn lên đến 90-95% nếu thực hành đúng cách. Quan hệ bằng miệng ít có khả năng lan truyền bệnh hơn. Tuy nhiên, trong miệng có lở xước hay chảy máu răng mà không biết thì HIV vẫn có khả năng lây bệnh.

Truyền từ mẹ sang con: Mẹ nhiễm virus HIV sinh con có 30% khả nǎng lây nhiễm do nhận dinh dưỡng qua nhau thai, qua máu… Nên thực hiện xét nghiệm khi trẻ 6-12 tháng tuổi sau sinh, lúc này trong máu của bé không còn giữ những kháng thể của mẹ. Tuổi đời của trẻ dương tính với virus HIV chỉ kéo dài đến khoảng 3 năm.

Tuy nhiên, HIV không lây qua các con đường:

Dấu hiệu chứng tỏ bạn đã nhiễm HIV

Giai đoạn đầu tiên (hay giai đoạn cửa sổ) là nhiễm trùng cấp tính, thường từ 2-6 tuần sau khi tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm. Lúc này, người bệnh có một vài triệu chứng sớm để nhận biết.

Giai đoạn thứ 2, người bệnh không xuất hiện bất cứ triệu chứng nào. Giai đoạn này kéo dài, thậm chí nhiều năm. Ở giai đoạn cuối, người bệnh chuyển sang AIDS với nền tảng suy giảm miễn dịch nặng, với rất nhiều bệnh nhiễm trùng cơ hội.

Sốt: Dấu hiệu đầu tiên của giai đoạn cửa sổ có thể là sốt nhẹ, khoảng 38,8 độ C. Khi sốt thường đi kèm các triệu chứng khác như mệt mỏi, đau họng. Lúc này, virus đi vào mạch máu và bắt đầu nhân lên với số lượng lớn nên gây ra phản ứng kích thích ở hệ miễn dịch.

Mệt mỏi: Đây là dấu hiệu sớm hoặc muộn của HIV. Phản ứng của hệ miễn dịch cũng có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt khác thường và buồn ngủ.

Đau nhức người: Người bệnh thường cảm thấy đau cơ, khớp, sưng hạch bạch huyết. Giai đoạn cửa sổ thường bị nhầm với cúm hoặc các nhiễm trùng khác.

Đau họng, đau đầu: Đây cũng là hai dấu hiệu thường gặp ở giai đoạn cửa sổ. Nếu người bệnh có các hành vi khiến việc lây nhiễm có thể xảy ra, nên xét nghiệm HIV lúc này bởi đây là giai đoạn virus dễ lây lan nhất. Lúc này cơ thể chưa tạo ra kháng thể chống lại HIV, vì thế xét nghiệm kháng thể có thể không thấy. Người bệnh nên chọn cách phát hiện ARN virus, nhất là trong vòng 9 ngày sau khi nhiễm.

Buồn nôn, tiêu chảy: Khoảng 30-60% người bệnh có buồn nôn, nôn hoặc tiêu chảy ngắn hạn trong giai đoạn sớm của bệnh HIV. Theo khuyến cáo của bác sĩ, để biết kết quả chính xác nhất một người có bị HIV hay không, cách duy nhất là xét nghiệm. Trường hợp chắc chắn có nguy cơ phơi nhiễm, người bệnh ngay lập tức nên uống thuốc chống phơi nhiễm, trước khi dương tính với HIV.

Tại sao lại gọi là căn bệnh thế kỷ

HIV/AIDS căn bệnh không trừ một quốc gia.

Ca nhiễm HIV đầu tiên được xác định vào năm 1959, từ mẫu máu của một người đàn ông ở vùng hiện tại là Kinshasa ở Cộng hòa Congo. Mẫu máu được phân tích và phát hiện ra virus HIV. Trước đó, nhiều trường hợp đã tử vong vì những bệnh bình thường cho thấy có thể HIV là nguyên nhân, nhưng đây là lần đầu tiên mẫu máu khẳng định bệnh nhân nhiễm loại virus này.

Theo số liệu của Quỹ Toàn cầu chống AIDS, lao và sốt rét, hiện 37,9 triệu người vẫn sống chung với HIV/AIDS và số ca mắc mới vẫn gia tăng ở khoảng 50 quốc gia. Gần 1.000 trẻ em gái và phụ nữ bị nhiễm HIV mỗi ngày. Các chuyên gia cảnh báo nếu không ngăn chặn tình trạng này nó sẽ lây nhiễm nhiều hơn nữa đặc biệt ở độ tuổi thanh thiếu niên.

Việc thiếu hụt nguồn lực cho công tác phòng chống HIV nên độ bao phủ của các dịch vụ còn thấp, đặc biệt là đối với các nhóm nguy cơ cao thì hiện nay độ bao phủ dịch vụ đối với họ mới hơn 35%. Số bệnh nhân cần được điều trị đặt mục tiêu 90% thì hiện nay chúng ta mới đạt hơn 50%…

Một yếu tố nữa khiến công tác phòng chống HIV/AIDS còn nhiều khó khăn là ngành y tế hiện đang sáp nhập hệ thống các cơ sở y tế tuyến huyện, tuyến tỉnh. Sự sáp nhập này làm thay đổi tổ chức hệ thống ở các tuyến, cũng làm ảnh hưởng đến kết quả phòng chống dịch.

Chung tay vì đại dịch thế kỷ.

Để thực hiện tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, hướng tới mục tiêu kết thúc đại dịch AIDS vào năm 2030, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến yêu cầu Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tăng cường công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Các chính sách hỗ trợ.

Các đơn vị cần đẩy mạnh hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV, đặc biệt là phân phát bơm kim tiêm và bao cao su cho các nhóm nguy cơ cao; tiếp tục duy trì và tích cực mở rộng điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone.

Bên cạnh đó, ngành y tế và các địa phương cần đẩy mạnh truyền thông, chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS; tăng cường phối hợp liên ngành và huy động xã hội tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS.

Sự kỳ thị phân biệt đối xử làm cho những người nhiễm HIV, đặc biệt là những đối tượng có hành vi nguy cơ cao như nghiện ma túy, mại dâm sẽ khiến họ lẩn tránh, không thể tiếp cận với các dịch vụ làm cho dịch bệnh càng tiểm ẩn, lây lan và khó kiểm soát.

Liệu đã có cách để chống lại căn bệnh thế kỷ này

Một nhóm nhà khoa học đa quốc gia đã tìm ra một phát hiện đầy sửng sốt, có thể thay đổi cuộc đời của hàng chục triệu người nhiễm virus HIV.

Thông báo của trường Đại học bang South Ural cho hay phát hiện trên có thể mở ra đường cho một loạt thuốc kháng virus mới, có khả năng chống lại nhiều loại bệnh nguy hiểm, trong đó có HIV. Thống kê cho thấy, có 37,9 triệu người nhiễm AIDS trên toàn thế giới năm 2018. Khoảng 23,3 triệu người được điều trị bằng liệu pháp kháng virus. Số ca mắc HIV mới đã giảm 40% kể từ trận đại dịch năm 1997.

Theo đó, cơ chế tiêu diệt HIV về cơ bản là tách nguyên tử kẽm khỏi các phân tử virus HIV, khiến chúng không thể hoạt động nữa. Qua nghiên cứu, nhóm nhà khoa học đã phát hiện ra các loại thuốc có tiềm năng chống virus mạnh mà không “đầu độc” các tế bào gốc khỏe mạnh, làm giảm tác động xấu đến sức khỏe của bệnh nhân.

Vì Sao Giá Vàng Tăng Kỷ Lục?

Giá vàng tăng trở lại mức đỉnh gần 10 năm trước đã kích hoạt lực mua của người dân. Giá vàng trong nước đã nhanh chóng cao hơn giá thế giới tới 1,5 triệu đồng/lượng.

Mua vàng vì nghĩ giá còn… tăng tiếp!

Ghi nhận của PV Tuổi Trẻ lúc 16h chiều 24-2 tại Công ty SJC (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3) cho thấy nhiều người đã xếp hàng mua vàng với kỳ vọng giá sẽ tăng. Bà Chi (Tân Bình) cho biết khi giá vàng tăng lên mức 47,3 triệu đồng/lượng, bà đã quyết định mua 2 lượng.

“Lúc tôi ở nhà giá vàng mới ở mức hơn 47 triệu đồng/lượng, nhưng khi lên đến Công ty SJC ở quận 3 giá đã lên 49 triệu đồng/lượng nhưng tôi vẫn mua” – bà Chi tiếc rẻ.

Đến 16h30, dù chỉ còn 30 phút nữa là hết giờ giao dịch nhưng lượng khách đổ đến mua vàng vẫn còn đông. Trả lời câu hỏi vì sao mua khi giá vàng ở mức 49 triệu đồng/lượng, nhiều người cho biết tin là giá vàng còn tăng tiếp khi thông tin về dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên khác với thời điểm ngày Thần tài, người mua chủ yếu là nhỏ lẻ và tập trung vào vàng nhẫn thì ngày 24-2 người dân chủ yếu giao dịch vàng miếng, số lượng phổ biến là 1-2 lượng.

Giá vàng tăng khiến cho trang web báo giá của Công ty SJC cũng “quá tải”, việc truy cập vào xem giá rất khó do liên tục báo lỗi. Trang web một số công ty vàng lớn cũng không truy cập được. Người mua đông nên Công ty SJC phải phát số thứ tự.

Tranh thủ bán vì sợ giá… sập

Trong số những người chờ đợi tại Công ty SJC chiều 24-2 còn có những người chờ để bán vàng chốt lời. Cầm 1 lượng vàng trên tay, anh Đức (Q.5) cho hay anh mua khi giá vàng 37 triệu đồng/lượng nên thấy giá cao đã tranh thủ bán vì sợ giá vàng sẽ lặp lại kịch bản rơi thẳng đứng sau khi đạt mức 49 triệu đồng/lượng như gần 10 năm trước.

“Tính ra trong một thời gian ngắn tôi lời hơn 11 triệu đồng/lượng” – anh Đức nói. Công ty SJC cho hay số người mua vàng trong ngày 24-2 nhiều hơn số người bán.

Theo chuyên gia Trần Thanh Hải, từ ngày 3-1 đến nay giá vàng đã tăng 14%, từ 43 triệu đồng/lượng lên 49 triệu đồng/lượng, trong khi mức tăng cả năm 2019 chỉ có 18%.

“Dịch COVID-19 đã làm gián đoạn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nên nhiều nhận định cho rằng sẽ làm phá vỡ sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu năm 2020. Nhiều quốc gia phải tung ra các gói kích thích kinh tế. Vì vậy giá vàng những ngày qua tăng và mức biến động ngang với thời điểm tháng 9, tháng 10-2011” – ông Hải phân tích.

Cao hơn giá thế giới tới 1,5 triệu đồng/lượng

Cuối ngày 24-2, giá vàng thế giới 1.685,8 USD/ounce, quy đổi tương đương 47,5 triệu đồng/lượng – tăng gần 43 USD/ounce (1,2 triệu đồng/lượng) so với cuối tuần trước. Tuy nhiên tốc độ tăng giá vàng trong nước gấp nhiều lần.

Ngày 24-2 đánh dấu lần đầu tiên kể từ sau ngày Thần tài, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới. Những ngày trước dù giá vàng thế giới tăng mạnh nhưng trong nước tăng rất chậm vì mãi lực thấp. Nhưng cuối ngày 24-2, giá vàng trong nước đã cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 1,5 triệu đồng/lượng.

Đặc biệt chênh lệch giá bán vàng miếng được tăng lên mức 1,2 triệu đồng/lượng, gấp hơn hai lần so với mức chênh lệch sáng 24-2 do các công ty vàng đề phòng giá vàng đảo chiều. Với vàng nhẫn, mức chênh lên đến 1,5 triệu đồng/lượng.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chúng tôi cho hay hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng theo nghị định 24 đã giúp thị trường vàng ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế. “Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường khi cần thiết” – ông Minh nhấn mạnh.

Giá USD cũng tăng

Giá vàng tăng cũng “kích hoạt” giá USD tăng theo. Tại Vietcombank, giá USD từ mức 23.310 đồng/USD đầu ngày đã nhích dần và tăng lên 23.350 đồng/USD theo đà tăng của giá USD tự do. Tại Eximbank, giá bán USD ở mức 23.330 đồng/USD.

Tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước ngày 24-2 công bố đứng ở mức 23.243 đồng, tăng 4 đồng so với cuối tuần trước.

Tại chúng tôi cuối ngày 24-2 giá bán USD tự do tăng vượt giá bán USD tại ngân hàng, lên mức 23.380 đồng/USD, mua vào 23.280 đồng/USD. Theo giới chuyên gia, điều này cho thấy có dấu hiệu gom USD để nhập vàng theo đường biên mậu do mức chênh 1,5 triệu đồng/lượng quá hấp dẫn.

A.H. – L.T. Hà Nội: người dân thận trọng

Tại Hà Nội, thị trường vàng không thực sự nhộn nhịp dù giá vàng cuối giờ chiều lên đến 49 triệu đồng/lượng giá bán ra và mua vào là 47,8 triệu đồng/lượng. Lượng người bán đông hơn mua và những người mua bán chủ yếu thực sự đang cần do nhu cầu thực.

Một chủ cửa hàng vàng trên phố Cầu Giấy cho biết khách hàng rất thận trọng mua vào vì đều biết giá vàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Giá vàng trong nước lập đỉnh 49 triệu đồng/lượng là do giá vàng thế giới vượt ngưỡng 1.683 USD/ounce.

Dù ngày 24-2, giá vàng nhảy theo giờ nhưng không như tháng 10-2012, vàng giờ không phải là kênh đầu tư “vua”. Hầu hết giới đầu tư cũng cẩn trọng, e ngại “ôm” vào vì sợ rủi ro cao khi dịch COVID-19 có diễn biến khó lường.

L.THANH

Giá vàng tăng phi mã, lên 49 triệu đồng/lượng

TTO – Chỉ trong hai tiếng ngắn ngủi chiều nay, 24-2, giá vàng miếng SJC đã tăng từ mức 47,5 triệu đồng/lượng lên 49 triệu đồng/lượng. So với buổi sáng, giá vàng miếng SJC đã tăng thêm 2,1 triệu đồng/lượng – mức tăng chưa từng có trong vòng nhiều năm.

Cách Dạy Trẻ Chậm Nói Như Thế Nào? Vì Sao Trẻ Bị Chậm Nói?

Vì sao trẻ chậm nói?

Có hai group tác nhân khiến trẻ em chậm nói bao gồm: tác nhân tâm lý và tác nhân thực thể:

Nguyên nhân thực thể: đến từ những vấn đề tại các phòng ban, cơ quan trong cơ thể đảm trách nhiệm phát âm như tai, mũi, họng, lưỡi..hoặc cơ quan giữ vai trò chỉ huy ngôn ngữ ví dụ như não hoặc các trục trặc tại não ( khiếm khuyến trong sự tăng trưởng não bộ, viêm màng não, dị tật bẩm sinh…)

Nguyên nhân tâm lý: Do trẻ bị cú sốc tâm lý, hoặc do gia đình bỏ bê, không quan tâm đến trẻ. Quá cưng chiều cũng có khả năng trở thành tác nhân khiến trẻ chậm nói, lười nói.

Khi mà đã hiểu được nguyên nhân, cha mẹ hay người chăm sóc bé luôn phải chủ động thúc đẩy cho quá trình học nói của bé phù hợp với lứa tuổi sao cho đạt mốc triển ngôn ngữ tự nhiên. Bởi não của trẻ tăng trưởng nhanh nhất là ở giai đoạn trước 3 tuổi sau đấy chậm hơn từ 3 – 6 tuổi. Sau 6 tuổi các can thiệp tập nói sẽ có hậu quả hạn chế nhất định.

Khi nào cần dạy trẻ chậm nói?

Cha mẹ cần phải nắm được các mốc phát triển ngôn ngữ của trẻ và kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường trong quá trình tăng trưởng ngôn ngữ của con mình để dạy trẻ chậm nói sớm. Các biểu hiện bất thường về phát triển ngôn ngữ ở trẻ:

Trẻ không giận dữ lại với giọng nói hay âm thanh to khi trẻ từ sáu đến 8 tuần tuổi.

Cha mẹ cười đùa với trẻ nhưng trẻ không có bức xúc mặc dù đã 2 tháng tuổi

Thờ ơ với người và mọi vật xung quanh khi 3 tháng tuổi.

Không quay đầu khi nghe thấy các âm thanh phát ra lúc trẻ 4 tháng.

Không biết tự cười mặc dù đã 6 tháng tuổi.

Không bập bẹ, ê a được từ nào lúc 8 tháng.

Chưa nói được các từ đơn khi đã 2 tuổi.

Trẻ ăn nói kém, không thể nói được những câu đơn giản khi đã 3 tuổi.

Cách giải pháp dạy trẻ bị chậm nói cực hiệu quả

Trò chuyện với trẻ nhiều hơn

Trẻ lớn hơn chút khi trò chuyện với trẻ, bạn cần phải cố gắng nói thật chậm và rõ ràng từng từ một. Cha mẹ không nói ngọng kiểu “nựng” bé sẽ khiến bé khó phát âm khi bắt chước. Khi nói, bạn có khả năng kết hợp sử dụng các động tác tay, chẳng hạn như vẫy tay chào khi tạm biệt, nhận quà bằng 2 tay… Hãy trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, khi cho trẻ ăn, khi tắm cho trẻ, khi ru trẻ ngủ… Sau một thời gian, bạn sẽ thấy sự tốt lên rõ nét.

Khuyến khích trẻ tự xử lý vấn đề

Tạo môi trường để trẻ phát huy khả năng nói của mình

Đọc sách, đọc truyện cho trẻ nghe

Sách luôn là liều thuốc thần kỳ đối với trẻ chậm nói. Khi ôm con trong lòng, cầm trên tay cuốn truyện tranh, đọc cho con nghe những vần thơ ngộ nghĩnh, bạn sẽ giúp con làm quen được với những từ mới, những vần điệu mới, để con có thể hiểu một cách rõ ràng hơn về cách mà mọi người nói. Khi đọc sách cho con, bạn cần phải chọn những quyển có hình ảnh và màu sắc tươi sáng để trẻ cảm nhận thấy.

Không bắt chước ngôn ngữ của trẻ

Lúc trẻ mới tiếp tục tập nói, thường trẻ sẽ phát âm không chuẩn, đôi khi còn nói ngọng, nói líu lưỡi. Vì thế, bạn đừng bắt chước cách nói của trẻ trong quá trình dạy con. Việc làm này có khả năng hình thành những thói quen khó sửa, khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn.

Hồng Quyên – Tổng hợp Tham khảo ( chúng tôi trungtamphuchoichucnang.com,… )