Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Nước Anh Muốn Rời Eu Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Brexit: Vì Sao Nước Anh Muốn Rời Eu?

Theo tờ Vox của Mỹ, 6 lý do sau đã đẩy nước Anh rời xa EU:

EU đe dọa chủ quyền của Anh

Đây là lập luận phổ biến nhất trong những người có trí thức ở Anh, nổi bật nhất là hai chính trị gia đảng Bảo thủ Thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove.

Trong vài thập kỷ qua, một loạt hiệp ước EU bị xem là đã chuyển lượng lớn quyền lực từ các nước thành viên sang cơ quan trung ương của EU ở Brussels. Nhiều quy định của EU như về cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền và luật sáng chế đã lấn át cả luật của các quốc gia thành viên.

Những người phản đối EU nhấn mạnh rằng, cơ quan hành pháp của EU, được gọi là Ủy ban châu Âu (EC), không đại diện trực tiếp cho các cử tri ở Anh hay ở các nước thành viên khác. Các nhà lãnh đạo Anh có một số ảnh hưởng trong việc lựa chọn các thành viên của Ủy ban châu Âu 5 năm một lần. Tuy nhiên, không ai trong số các thành viên của EC có trách nhiệm với chính phủ Anh hoặc đại diện cho người Anh tại Nghị viện châu Âu.

Anh bị nhiều quy định của EU “bóp nghẹt”

Những người phản đối EU như ông Johnson cho rằng, các quy định của EU ngày càng nặng nề.

Ông nói: “Đôi khi, những quy định của EU nghe rất lố bịch. Ví dụ như bạn không được tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi”.

Ông cho biết, nhiều quy định khác thậm chí còn khiến cho nhiều người cảm thấy phẫn nộ.

Trong khi đó, ông Gove lập luận, các quy định của EU khiến nền kinh tế Anh bị mất đi tới 600 triệu bảng Anh (880 triệu USD) mỗi tuần.

Đồng euro là một thảm họa

Kể từ khi Anh gia nhập EU vào năm 1973, đã có một nhóm người có tư tưởng chống EU. Tuy nhiên, con số đó rất nhỏ.

Tại sao lại có sự thay đổi như vậy? Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu từ năm 2008 đã làm suy yếu nền kinh tế của cả thế giới. Tuy nhiên, các nước áp dụng đồng tiền chung châu Âu (đồng euro) bị ảnh hưởng nhiều hơn cả. Tỷ lệ thất nghiệp tăng vọt lên trên 20% ở nhiều nước như Hy Lạp và Tây Ban Nha đã gây ra một cuộc khủng hoảng nợ khổng lồ. Hơn 7 năm sau khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, Tây Ban Nha và Hy Lạp vẫn đang có tỷ lệ thất nghiệp trên 20 %. Nhiều nhà kinh tế cho rằng, đồng euro là thủ phạm chính gây ra tình trạng trên.

Anh không sử dụng đồng tiền chung euro, vì vậy có rất ít nguy cơ đồng euro ảnh hưởng được trực tiếp nền kinh tế Anh.

Người nhập cư EU gây tác động tiêu cực đối với nước Anh

EU có quy định cho phép di chuyển tự do giữa các nước EU. Công dân của một nước thành viên EU có quyền sinh sống và làm việc ở bất cứ nơi nào trong EU. Cả người Anh và người thuộc các quốc gia EU đã tận dụng cơ hội này.

Tuy nhiên, nhiều người Anh lại thấy rằng, nước Anh đã bị ảnh hưởng xấu bởi quy định trên kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

Nhà báo Anh Douglas Murray nói: “Trong những năm gần đây, hàng trăm ngàn người Đông Âu đã đến Anh để tìm việc, làm giảm việc làm của người dân Anh”.

Năm 2015, có tới 333.000 người mới tới Anh. Đây là một số lượng không hề nhỏ đối với nước Anh.

Trong khi nhiều người chỉ đơn giản muốn giảm bớt số lượng người nhập cư, thì một số cho rằng, khi rời EU, Anh có thể tạo ra một hệ thống nhập cư hợp lý hơn nếu không có sự bó buộc của EU. Quy định của EU yêu cầu Anh phải chấp nhận tất cả các công dân EU.

EU yêu cầu đóng góp mỗi năm

EU không được thu thuế trực tiếp, nhưng liên minh này yêu cầu các nước thành viên đóng góp một khoản tiền cho ngân sách trung ương của EU hàng năm. Hiện tại, Anh đóng khoảng 13 tỷ bảng Anh (19 tỷ USD) mỗi năm, tương đương khoảng 300 USD/người/năm.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ Vox, một trang tin của tập đoàn Vox Media, Mỹ được thành lập năm 2014.

Lý Do Vì Sao Anh Lại Rời Eu

Cameron thông báo từ chức ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu. Ông tin rằng nước Anh nên có một người lãnh đạo sẽ lèo lái con thuyền theo hướng mà các cử tri đã chọn. Ông có quyền bỏ qua kết quả và giữ Anh ở lại, nhưng chống lại lòng dân là một điều tồi tệ xét về mặt chính trị.

Người Anh đã chọn con đường rời khỏi Liên minh châu Âu – quyết định khiến rất nhiều người phải sửng sốt. Vì đây là trường hợp chưa từng có tiền lệ, không ai có thể chắc chắn về những gì sẽ xảy ra tiếp theo.

Thảm cảnh của EU khiến các nước giàu có hơn (như Anh) cảm thấy rằng họ chẳng được lợi ích gì khi ở chung thuyền với các nước nghèo hơn mà ngược lại có thể chết chìm cùng họ.

Trước tiên, tại sao lại tồn tại thứ có tên Liên minh châu Âu (EU)?

Bởi vậy, sau thế chiến, nhiều nước châu Âu cảm thấy rằng hợp tác với nhau là con đường để tiến tới thịnh vượng. Khởi nguồn từ cộng đồng than thép châu Âu với mục đích ban đầu chỉ là hỗ trợ hai ngành này, đến nay EU đã chi phối tất cả quan hệ thương mại ở châu Âu. Các nước thường đưa ra luật lệ điều chỉnh luồng hàng hóa chảy vào nước họ. Ví dụ, người Pháp sản xuất một chiếc xe hơi ở Pháp và xuất khẩu nó sang Anh, họ sẽ phải trả tiền thuế cho Anh.

Đến năm 1993, gần như tất cả các nước Tây Âu đều đã tham gia vào liên minh này để tập hợp các quy tắc kinh tế về một mối. Quy định chung là hàng hóa, dịch vụ, vốn và cả người lao động sẽ được phép tự do di chuyển giữa các nước thành viên. Quan hệ này khá giống với quan hệ giữa các bang của Mỹ.

EU đã giúp tạo nên thời kỳ thịnh vượng kéo dài và gìn giữ hòa bình cho khu vực.

Tuy nhiên, những rắc rối cũng xuất hiện. Khi điều tồi tệ xảy ra, tất cả mọi người đều bị ảnh hưởng.

Trong EU, sự thịnh vượng có thể dễ dàng lan tỏa. Nhưng giống như bất kỳ liên minh nào khác, cùng nhau hưởng quả ngọt thì cũng phải cùng nhau chịu đựng đắng cay và đó là điều không hề dễ dàng.

Khủng hoảng 2008 là một ví dụ điển hình. Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng NHTW châu Âu (ECB) đã không phản ứng nhanh nhạy, đẩy châu Âu vào tình trạng thảm hại. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao và thu ngân sách giảm mạnh. Các ngân hàng cần gói cứu trợ và nợ ở các nước tăng vọt.

Thảm cảnh của EU khiến các nước giàu có hơn (như Anh) cảm thấy rằng họ chẳng được lợi ích gì khi ở chung thuyền với các nước nghèo hơn mà ngược lại có thể chết chìm cùng họ.

Các chuyên gia phân tích cho rằng có hai lực đẩy chính dẫn đến xu hướng này:

Thứ nhất, trong thời kỳ giữa những năm 2000, EU đã mở rộng sang Đông Âu – nơi có những nước nghèo hơn. Rất nhiều người dân Đông Âu đã di cư tới những nước phát triển giàu có hơn mà Anh là điểm đến hấp dẫn.

Thứ hai, khủng hoảng 2008 tác động không đồng đều đến các nước châu Âu, trong đó có một số nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Khi người dân các nước này không thể tìm được việc làm ở quê nhà, họ sang nước khác để tìm việc. Anh lại là điểm đến hấp dẫn.

Mức độ căng thẳng về vấn đề nhập cư đã tăng mạnh trong mấy năm trở lại đây. Cách đây 20 năm, không ai nghĩ rằng đây lại là vấn đề quan trọng nhất nhưng trong một cuộc khảo sát được thực hiện năm ngoái, 45% người Anh được hỏi khẳng định nhập cư là rắc rối lớn nhất đang đe dọa đất nước của họ.

Không ai biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo, nhưng chắc chắn nước Anh sẽ chao đảo.

Cameron thông báo từ chức ngay sau khi có kết quả bỏ phiếu. Ông tin rằng nước Anh nên có một người lãnh đạo sẽ lèo lái con thuyền theo hướng mà các cử tri đã chọn. Ông có quyền bỏ qua kết quả và giữ Anh ở lại, nhưng chống lại lòng dân là một điều tồi tệ xét về mặt chính trị.

Ra đi sẽ là quá trình dài đằng đẵng với nhiều đau khổ.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Vì Sao Người Anh Một Mực Đòi Rời Khỏi Eu?

Những ngày này, Chủ tịch EU Donald Tusk đang phải vất vả đi lại như con thoi giữa các quốc gia thành viên, từ Paris sang Bucharest, Athens tới Praha, lại vòng về Berlin chỉ trong chưa đầy 2 ngày, với hy vọng củng cố sự đoàn kết giữa các quốc gia thành viên.

Thủ tướng Anh David Cameron và Chủ tịch EU Donald Tusk đang bận rộn với những cuộc tranh luận về tương lai của Anh tại EU. (Ảnh: Sky)

“Đây là thời khắc then chốt”, ông Tusk phát biểu từ thủ đô Bucharest của Romania. “Nguy cơ đổ vỡ là có thật”.

Về phần mình, Thủ tướng Anh David Cameron muốn có được một bản kế hoạch chi tiết về cải cách EU sau cuộc họp kéo dài 2 ngày sắp tới, để thuyết phục cử tri tại quê nhà trước thềm cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi EU, dự kiến diễn ra vào tháng 6.

Ông Tusk thừa nhận đây là vấn đề rất hệ trọng, bởi nếu Anh rời bỏ EU, đó có thể là vết nứt trên đỉnh núi, mở đầu một trận tuyết lở mà không ai biết kết cục sẽ ra sao. Sự ra đi của người Anh có thể sẽ biến thành làn sóng rời bỏ EU.

“Tiến trình này thực sự rất mong manh. Phải xử lý một cách thận trọng. Đổ vỡ nếu xảy ra sẽ không thể hàn gắn”, ông Tusk khẳng định.

Vì sao người Anh muốn rời EU?

Theo tờ LA Times, EU được xây dựng từ đống tro tàn của Thế chiến II, và ban đầu phải mất hàng thập niên để hồi sinh sự thịnh vượng về kinh tế. Tiếp đó là nỗ lực kết nối những khác biệt khổng lồ về ý thức hệ, vốn phân chia lục địa châu Âu thành phe tư bản ở phía tây và xã hội chủ nghĩa ở phía đông.

Là một người Ba Lan, bản thân ông Tusk trưởng thành trong một quốc gia xã hội chủ nghĩa trước khi Liên Xô sụp đổ. Và 12 năm trước, Ba Lan gia nhập EU khi khối này đang ở đỉnh cao của sự phát triển. Và giờ chắc chắn ông Tusk không muốn là người chứng kiến sự sụp đổ của cái ông nhất mực tin tưởng.

Ai cũng biết rằng người Anh nổi tiếng thích tranh luận và không dễ dàng nhượng bộ. Vấn đề là chính sự thiếu nhượng bộ và ngoan cố này đang đe dọa nền móng của EU nhiều hơn bao giờ hết.

Vương quốc sương mù từ lâu vẫn có mối quan hệ không mấy êm ả với liên minh 28 quốc gia này, khi sử dụng vị thế cường quốc kinh tế làm cái cớ để từ chối sử dụng đồng tiền chung. Tất cả các thành viên khác, ngoại trừ Đan Mạch, hiện đã sử dụng đồng Euro, hoặc đang chuẩn bị đưa đồng tiền này vào thay thế nội tệ.

Những người cổ vũ rời khỏi EU tranh luận rằng việc này có thể giúp tiết kiệm hàng tỷ USD phí thành viên, giành lại quyền kiểm soát hoàn toàn các tuyến biên giới và giải phóng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Anh khỏi các quy định của EU.

Nhóm những người có tư tưởng này đã không ngừng lớn mạnh, đến độ trong cuộc tranh cử năm 2013, Thủ tướng David Cameron cam kết sẽ tiến hành trưng cầu dân ý về tương lai của Anh tại EU nếu đắc cử nhiệm kỳ hai.

Trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới, cử tri Anh sẽ được đề nghị trả lời “Có/Không” cho câu hỏi: “Vương quốc Anh có nên tiếp tục là thành viên Liên minh châu Âu hay rời khỏi Liên minh châu Âu?”

Ông Cameron đến nay muốn nước Anh ở lại EU, chừng nào khối này sẵn lòng thực thi những cải cách then chốt mà London đề xuất. Theo bản dự thảo thỏa thuận giữa EU và Anh được công bố, một trong những điều khoản gây tranh cãi nhất đó là nước Anh muốn hoãn việc chi trả phúc lợi cho những người di cư EU đang làm việc nếu họ có thâm niên làm việc dưới 4 năm tại Anh.

Với đề xuất này, giới chức Anh muốn chặn dòng người di cư từ các nước EU khác sang Anh và xin hưởng các phúc lợi về việc làm, nhà ở. Đây là một điều khoản mà lãnh đạo Ủy ban châu Âu cho là “rất rắc rối”.

Đức, với tư cách thành viên lớn nhất của EU, đang đi đầu trong nỗ lực bảo vệ sự toàn vẹn của khối này. Tuy nhiên, đề xuất cải tổ lại bị các thành viên đến từ đông Âu phản đối, mà mạnh mẽ nhất chính là quê hương Ba Lan của Chủ tịch Donald Tusk, khi họ xem đó là hành động phân biệt đối xử.

Phát biểu trước Hạ viện Anh hôm 3/2, ông Cameron tuyên bố: “Tôi không tranh luận, và sẽ không bao giờ tranh luận về việc liệu Anh có thể tồn tại bên ngoài EU hay không. Câu hỏi không phải là liệu Anh có thể thành công khi rời EU hay không, mà là cần làm gì để chúng ta thành công nhất…làm gì để chúng ta có ảnh hưởng lớn nhất lên những quy tắc định hình kinh tế toàn cầu sẽ tác động tới chúng ta”.

Và chừng nào các bên còn chưa chịu nhượng bộ, tương lai của EU sẽ còn tiếp tục đối diện nhiều rủi ro khó lường.

Thanh Tùng

Brexit: 6 Lý Do Người Anh Muốn Rời Bỏ Eu?

Đây là giả thiết cũng như lập luận khá phổ biến trong giới những người có học ở Anh, tiêu biểu như hai chính trị gia thuộc đảng Bảo thủ, cựu thị trưởng London Boris Johnson và Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove.

Dẫn chứng, trong nhiều thập kỷ qua, hàng loạt hiệp ước EU chuyển đổi quyền lực đang lên của các nước thành viên về cho trung ương đầu não của EU ở Brussels. Nhiều vấn đề quan trọng của EU như chính sách cạnh tranh, nông nghiệp, bản quyền sáng chế… đã lấn át các đạo luật của các nước thành viên.

Những người nghi ngờ, lưỡng lự đối với Brexit cũng đồng quan điểm, rằng cơ quan điều hành của EU, Ủy ban châu Âu (EC), không đại diện trực tiếp cho các cử tri của Anh lẫn ở các nước thành viên khác.

Các nhà lãnh đạo Anh chỉ có ảnh hưởng rất hạn chế trong việc lựa chọn các thành viên của EC thời hạn 5 năm một lần.

Tuy nhiên, một khi các thành viên của EC đã được chọn, không có ai đại diện cho chính phủ Anh hoặc đại diện cho người Anh được bầu tại Nghị viện châu Âu (EP).

Cựu thị trưởng London Boris Johnson, người ủng hộ mạnh mẽ Brexit

2. Anh bị chi phối quá nhiều bởi gánh nặng “thông tư” từ EU

Cũng theo nhóm người phản đối EU, các quy định của EU ngày càng chồng chất lên vai người Anh, đôi khi, những quy định này lại rất vớ vẩn như không được dùng lại hay tái chế túi trà, trẻ em dưới 8 tuổi không được thổi bóng bay hay những hạn chế về công suất của máy hút bụi.

Thậm chí có cả những quy định khiến cho nhiều người Anh lộn tiết. Ví dụ, năm 2013, người dân Anh không được phép sáng tạo để có cửa sổ buồng lái xe tải tốt nhất, hoặc nhiều quy định vô lý khác mà ngay cả người Pháp cũng phản đối.

Nhiều người bảo thủ Anh nhìn bộ máy quan liêu của EU tại Brussels giống như những người bảo thủ Mỹ nhìn vào cỗ xe quan liêu Washington. Theo Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove, các quy định của EU đã làm cho nền kinh tế Anh thiệt hại khoảng 600 triệu � mỗi tuần hoặc 880 triệu Mỹ kim hay gần 20.000 tỷ đồng tiền VN.

Bộ trưởng Tư pháp Michael Gove: “Tôi ủng hộ Brexit”

3. EU cố thủ lợi ích của công ty, ngăn cản những cải cách triệt để

Nhiều người bảo thủ Anh cho rằng, EU đã áp đặt các chính sách bất hợp lý đối với chính phủ Anh. Một số người còn có quan điểm, cấu trúc phản dân của EU đã mang lại quá nhiều quyền lực cho giới tinh hoa, đặc biệt là các công ty và ngăn cản nền kinh tế Anh tăng trưởng.

“EU là phản dân chủ và ngăn cản cải cách”, Enrico Tortolano, giám đốc điều hành chiến dịch Công đoàn Anh kháng EU, nhấn mạnh khi trả lời phỏng vấn với tờ Quartz. ” EU đã tạo ra hệ sinh thái hiếu chiến nhất trong thế giới các nước phát triển, nhằm mang lại lợi ích cho các tập đoàn độc quyền, giúp giới giàu có trốn thuế và giới tội phạm có tổ chức dễ bề hoạt động”, nhà báo Anh Paul Mason, cũng đồng quan điểm với Enrico tiếp lời.

Gần 52% người Anh đồng ý với Brexit