Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Obamacare Bị Phản Đối Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Trump Quyết ‘Đạp Đổ’ Obamacare?

Tổng thống Donald Trump mừng chiến thắng sau khi Hạ viện thông qua Đạo luật chăm sóc sức khỏe người Mỹ (AHCA) thay thế Obamacare. Ảnh: Reuters

Vài ngày sau lễ nhậm chức hồi tháng 1, Tổng thống Donald Trump đã ký sắc lệnh giảm bớt gánh nặng pháp lý trong việc sửa đổi Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền (ACA) hay còn gọi là Obamacare.

Phát biểu trước giới truyền thông, ông Trump cũng thẳng thừng tuyên bố: “Obamacare hoàn toàn là một thảm họa”.

Ngày 4/5, phát biểu tại Vườn Hồng ở Nhà Trắng sau khi Hạ viện Mỹ vừa thông qua Đạo luật chăm sóc sức khỏe người Mỹ (AHCA) thay thế Obamacare, Tổng thống Trump tuyên bố Obamacare “đã chết”. “Tôi biết nó đã không hiệu quả. Tôi đã dự đoán từ lâu. Nó sẽ thất bại. Và giờ đây, hiển nhiên đạo luật đã thất bại. Obamacare đã chết”, BBC dẫn lời ông nói.

Việc Hạ viện Mỹ bỏ phiếu thông qua AHCA để thay thế Obamacare được coi là thắng lợi quan trọng đối với ông Trump, người đã nhiều lần hứa trong chiến dịch tranh cử tổng thống rằng sẽ huỷ bỏ và thay thế đạo luật y tế của người tiền nhiệm, cựu Tổng thống Barack Obama, theo Independent.

Vì sao ông Trump luôn cương quyết xóa bỏ Obamacare?

Đạo luật Chăm sóc Sức khỏe Hợp túi tiền là một sáng kiến cải cách y tế của cựu Tổng thống Obama. Nó dựa trên sự hợp tác giữa chính quyền và các công ty bảo hiểm bán chính sách cho từng cá nhân và gia đình đóng bảo hiểm y tế tự nguyện. Đạo luật này được ký vào ngày 23/3/2010. Obamacare được coi là một trong những “di sản” lớn nhất trong nhiệm kỳ của cựu Tổng thống Obama.

Đạo luật đem lại chương trình bảo hiểm y tế cho khoảng 20 triệu người. Nhưng sự gia tăng phí bảo hiểm, các khoản khấu trừ và việc một số công ty bảo hiểm lớn không còn muốn tham gia, đã gây nhiều khó khăn cho đạo luật y tế này.

Cựu Tổng thống Obama từng hứa rằng Obamacare sẽ không góp thêm “một xu nào vào thâm hụt ngân sách” trong năm 2009. Tuy nhiên, theo bài viết trên Forbes, Obamacare “ngốn” ít nhất 1,2 nghìn tỷ USD trong chi phí của chính phủ liên bang từ năm 2015 tới 2016. Nợ quốc gia của Mỹ tăng nhanh chóng khi đạt tới con số 20 nghì tỷ USD và Obamacare rõ ràng là một yếu tố góp vào số nợ kỷ lục đang ngày càng tăng đó.

Hơn 70% GDP của Mỹ tới từ tiêu dùng cá nhân. Obamacare làm giảm thu nhập của tất cả người Mỹ và do đó sẽ khiến GDP giảm. Thêm vào đó, nhiều công ty bảo hiểm kêu gọi tăng chi phí lên gấp đôi vào năm 2016. Vào thời điểm đó, Obamacare được cho là “không thể kiểm soát và không thể quản lý được”.

Trong cuốn Crippled America: How to Make America Great Again (Tạm dịch: “Nước Mỹ què quặt: Làm thế nào khiến nước Mỹ vĩ đại trở lại) của Trump xuất bản năm 2015, ông viết rằng chi phí bảo hiểm đang “tăng không phanh từ 30 – 50% và nó cũng sẽ chỉ trở nên tệ hơn”. “Không còn nghi ngờ gì nữa, Obamacare là một nỗi tai ương và nó phải được hủy bỏ và thay thế. Giới y, bác sĩ ghét điều này. Giới bác sĩ đang bỏ việc ở khắp nơi”, ông viết.

Trong một cuộc phỏng vấn với phóng viên Bill O’Reilly của đài Fox News, Tổng thống Trump trả lời khi được hỏi nếu liệu người Mỹ có thể mong đợi Obamacare được thay thế trong năm 2017 hay không. “Tôi muốn nói rằng tôi sẽ giới thiệu nó vào cuối năm nay. Nhưng chúng ta cần phải làm việc cụ thể trong năm nay và cả năm sau nữa”, ông Trump nói.

Ông Trump cũng nhấn mạnh rằng, việc thay thế là “rất phức tạp”, nhưng kêu gọi người Mỹ nhớ rằng “Obamacare là một thảm hoạ”.

Đạo luật thay thế của Trump liệu có tốt hơn?

Tổng thống Trump giới thiệu Đạo luật chăm sóc sức khỏe người Mỹ (AHCA). Ảnh: Ncscooper.com

Dù được Hạ viện thông qua với chiến thắng sít sao, Đạo luật chăm sóc sức khỏe người Mỹ (AHCA) hay còn được ví là Trumpcare mà tổng thống định đưa ra thay thế Obamacare hiện đối mặt với cuộc chiến khó khăn tại Thượng viện. Tuy nhiên, Trump vẫn tự tin về kết quả và cam kết phí bảo hiểm và các khoản khấu trừ sẽ giảm.

Các khoản tín dụng thuế có thể hoàn lại tính theo tuổi và thu nhập của một người được giới thiệu nhằm giúp một người mua bảo hiểm khi họ không có việc làm. Những người dưới 30 tuổi được nhận 2.000 USD/năm, còn những ai trên 60 tuổi có thể lĩnh 4.000 USD/năm tiền bảo hiểm.

Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng, điều này có nghĩa là thu nhập nội địa sẽ được đem chi trả cho những người không phải trả những khoản tiền thuế đó. Thậm chí, những khu vực giàu có nhất của xã hội cũng không phù hợp cho việc sử dụng kiểu tín dụng thuế.

Trumpcare cũng không có nhiều hạn chế về số tiền tiết kiệm cho việc chăm sóc sức khỏe. Người Mỹ giờ đây có thể tăng gấp đôi số tiền mà họ có thể tiết kiệm được trong tài khoản tiết kiệm y tế, trong khi trước đây Obamacare đặt ra giới hạn cho điều này.

Người Mỹ cũng không còn bị buộc phải có bảo hiểm, và những người chủ doanh nghiệp cũng không bị buộc phải đóng bảo hiểm cho lao động, theo Telegraph.

Đối với Obamacare, những người có đủ điều kiện mà không mua bảo hiểm sẽ phải nộp phạt và buộc các công ty lớn phải mua bảo hiểm cho nhân viên. Trumpcare xóa bỏ tiền phạt nhưng nếu người mua ngưng đóng tiền bảo hiểm từ 63 ngày trở lên, khi mua lại, họ sẽ phải trả thêm 30%.

Bên cạnh đó, các công ty bảo hiểm sẽ được tự do đặt mức giá, thay vì bị giới hạn ở mức thấp hơn trong Obamacare. Tuy nhiên, điều này cũng có nghĩa người cao tuổi có thể phải trả gấp 5 lần số tiền bảo hiểm mà khách hàng trẻ tuổi phải đóng.

Phe Dân chủ cho rằng, kế hoạch về đạo luật chăm sóc sức khỏe mới của ông Trump sẽ làm tổn thương người Mỹ bằng cách buộc họ phải trả nhiều tiền hơn cho chăm sóc sức khỏe vì lợi ích của các công ty bảo hiểm, nhưng lại được chăm sóc ít hơn.

Vì Sao Giới Khoa Học Mỹ Phản Đối Tấn Công Hạt Nhân Ở Việt Nam?

Hai em bé Việt Nam nhìn chằm chằm vào một lính dù Mỹ cầm khẩu súng phóng lựu M79 (ảnh chụp trong ngày đầu tiên của năm 1966, tại một con mương cách Sài Gòn 20km). Ảnh: Horst Fass

H ồi giữa thập niên 60, khi chiến tranh Việt Nam đang khốc liệt, Bộ Quốc phòng Mỹ bắt đầu một nghiên cứu để xác định tính khả thi và thích đáng của việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam, nhằm phong tỏa đường mòn Hồ Chí Minh, phá hủy các căn cứ quân sự, cảng biển, hoặc tàn sát một lượng lớn quân đối phương…

Bản nghiên cứu năm 1967 có tựa đề “Vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Đông Nam Á” và được giải mật nhiều năm sau đó. Điểm mấu chốt của nghiên cứu này là việc sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam sẽ không đem lại cho Mỹ lợi thế quân sự mang tính quyết định mà lại gây hậu quả nghiêm trọng đối với binh sĩ Mỹ trên chiến trường và lợi ích của Mỹ trên khắp thế giới.

Bản nghiên cứu do bốn nhà vật lý thực hiện. Họ cộng tác với Phòng vị Jason của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Mỹ – nơi một nhóm nhà khoa học thường xuyên gặp gỡ để cung cấp những lời khuyên bí mật cho các quan chức quốc phòng. Kết luận của bản nghiên cứu được trình lên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lúc ấy là ông Robert McNamara.

“Tác động chính trị của việc Mỹ lần đầu sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Việt Nam sẽ rất xấu và có thể rất thảm khốc”, các nhà khoa học Mỹ viết.

Họ cảnh báo rằng, việc Mỹ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật lần đầu tiên có thể dẫn tới tình trạng Liên Xô hoặc Trung Quốc cung cấp vũ khí tương tự cho Việt Cộng (Quân Giải phóng miền Nam) và miền bắc Việt Nam. Điều đó làm tăng nguy cơ các lực lượng của Mỹ ở Việt Nam “sẽ bị hủy diệt tận gốc” trong các đợt phản công trả đũa của quân du kích được trang bị vũ khí hạt nhân.

Các nhà khoa học Mỹ viết rằng, nếu điều đó xảy ra, “các nhóm nổi dậy khắp nơi trên thế giới sẽ ghi nhớ và tìm mọi cách để có được vũ khí hạt nhân chiến thuật”.

Họ cảnh báo: “Việc lần đầu sử dụng vũ khí hạt nhân ở Đông Nam Á có thể dẫn tới việc tăng đáng kể nguy cơ dài hạn của các chiến dịch du kích hạt nhân ở những nơi khác trên thế giới”, như tấn công vào kênh đào Panama, kho chứa và đường ống dẫn dầu ở Venezuela, thủ đô Tel Aviv của Israel… “An ninh của Mỹ sẽ bị đe dọa nghiêm trọng nếu việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của các lực lượng du kích trở nên phổ biến”, các nhà khoa học Mỹ kết luận.

Không quân Mỹ từng muốn dùng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam và Lào

Không quân Mỹ từng muốn sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam năm 1959 và 1968 và ở Lào năm 1961, để xóa sổ quân du kích, theo các tài liệu của Không quân Mỹ được giải mật gần đây.

Năm 1959, Tham mưu trưởng Không quân Mỹ, “tướng Thomas White muốn làm tê liệt quân nổi dậy và các tuyến đường tiếp tế của họ bằng cách tấn công một số mục tiêu ở miền bắc Việt Nam bằng vũ khí thông thường hoặc vũ khí hạt nhân”, một tài liệu viết.

Tuy nhiên, tham mưu trưởng của các binh chủng khác không tán thành tấn công Việt Nam bằng vũ khí hạt nhân. Bảy tháng sau đó, đề xuất của tướng White được rút lại. Tập tài liệu mật dài 400 trang có tựa đề “Không quân Mỹ ở Đông Nam Á: Cuộc chiến ở Bắc Lào giai đoạn 1954-1973”.

Theo báo cáo giải mật, tướng White “yêu cầu Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân bật đèn xanh cho việc gửi một phi đội máy bay ném bom B-47 của Bộ chỉ huy không quân chiến lược tới căn cứ không quân Clark ở Philippines” để chuẩn bị cho đợt tấn công Việt Nam.

Đề xuất sử dụng vũ khí hạt nhân của tướng White có thể bắt nguồn từ một công trình nghiên cứu của Không quân Mỹ có tựa đề “Vũ khí nguyên tử trong các cuộc chiến tranh hạn chế ở Đông Nam Á”, báo cáo giải mật viết.

Nghiên cứu đó tập trung vào việc sử dụng vũ khí nguyên tử để kiểm soát tình hình trong rừng rậm, tuyến tiếp tế vùng thung lũng, khu vực đá vôi, hẻm núi, nhằm ngăn địch di chuyển và khai quang những chỗ địch trú ẩn.

Một năm sau đó, trong giai đoạn từ tháng 12/1960 đến tháng 1/1961 diễn ra chiến dịch cầu hàng không của Liên Xô nhằm cung cấp “lương thực, nhiên liệu và thiết bị quân sự” cho các lực lượng thân Mátxcơva ở Lào, thông qua Hà Nội, tài liệu giải mật của Không quân Mỹ viết. Tháng 3/1961, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ “bác bỏ một kế hoạch huy động tới 60.000 quân với sự hỗ trợ của không quân và vũ khí hạt nhân”.

Năm 1968, ngay trước cuộc tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, các lực lượng bắc Việt Nam và Quân Giải phóng miền Nam tấn công quân Mỹ ở khu vực chia cắt hai miền. Để đáp trả, tướng William Westmoreland, chỉ huy các lực lượng Mỹ ở miền nam Việt Nam, giơ tay với lấy nút bấm hạt nhân.

“Cuối tháng 1, tướng Westmoreland cảnh báo rằng, nếu tình hình gần khu phi quân sự và tại Khe Sanh xấu đi một cách trầm trọng, có thể sẽ phải sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hóa học”, một tài liệu tuyệt mật khác (dài 106 trang) viết.

Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam

Robert McNamara là Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ từ tháng 1/1961 tới tháng 2/1968, giai đoạn mà sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Việt Nam tăng vọt từ vài trăm quân nhân và “cố vấn” CIA lên hơn 500.000 binh sĩ với sự hỗ trợ của hàng trăm máy bay chiến đấu, đội tàu hải quân ngoài khơi và nguồn quân nhu khổng lồ xuyên Thái Bình Dương, từ Úc tới Philippines và Nhật Bản.

Lúc đỉnh điểm, gần 600.000 quân Mỹ được triển khai ở Việt Nam. Con số này gấp 4 lần toàn bộ quân thường trực của Mỹ năm 1940. Vì chiến tranh kéo dài và chính sách định kỳ luân chuyển quân, nên số người Mỹ phục vụ ở Việt Nam cao hơn trong Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất hoặc ở bán đảo Triều Tiên. Số bom mà quân đội Mỹ thả ở Việt Nam lớn hơn số bom mà tất cả các bên sử dụng trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai.

Trong cuốn hồi ký In Retrospect: The Tragedy and Lessons of Vietnam (Nhìn lại quá khứ: Tấn thảm kịch và bài học về Việt Nam), cựu Bộ trưởng Quốc phòng McNamara viết rằng, sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam có nguy cơ leo thang thành một cuộc xung đột lớn hơn và đẫm máu hơn.

Ít nhất 3 lần trong nhiệm kỳ của ông tại Lầu Năm Góc, vào mùa thu năm 1964, tháng 11/1965 và mùa xuân năm 1966, các tướng lĩnh Mỹ ép Bộ Quốc phòng và Nhà Trắng cho phép sử dụng vũ khí hạt nhân ở Việt Nam.

Trong cuốn hồi ký, ông McNamara kể câu chuyện thâm cung bí sử về quá trình ra chính sách của chính quyền Kennedy và Johnson, làm rõ sự phá sản của phương pháp thực dụng. Các quyết định được đưa ra theo từng ngày, ít quan tâm hậu quả lâu dài và không hiểu mối quan hệ nối liền giữa hành động quân sự, ngoại giao và chính trị.

Theo ông McNamara, chính quyền Kennedy khởi động vụ đảo chính lật đổ và sát hại Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng hòa là Ngô Đình Diệm vào tháng 11/1963 mà không đạt được sự đồng thuận về sự cần thiết loại bỏ ông Diệm hoặc chế độ nào, người nào sẽ thay thế ông ta.

Các quan chức cấp cao của Mỹ không hiểu biết về lịch sử, văn hóa, truyền thống chính trị của các nước Đông Nam Á và sự mù quáng này là một vết thương tự gây ra.

Thái An

Vì Sao Mẹ Bầu Thường Là Đối Tượng Bị Trĩ Khi Mang Thai?

Bệnh trĩ là căn bệnh có tên gọi khác là bệnh lòi dom, là bệnh được tạo thành do giãn tĩnh mạch trực tràng ở xung quanh hậu môn gây nên hiện tượng sưng tấy, là một trong những triệu chứng sinh lý phổ biến khi mang thai. Thường các mẹ bầu bị trĩ khi mang thai 3 tháng cuối của thai kì.

Theo thống kê bệnh trĩ thường không tạo ra biến chứng có khoảng 20-50% phụ nữ sẽ trải nghiệm bệnh trĩ khi mang thai.

Việc mẹ bầu là những người dễ bị mắc bệnh trĩ nhất khi mang thai là bởi:

Sự phát triển của thai nhi

Khi mang thai, bụng mẹ bầu ngày càng lớn, trọng lượng ngày càng tăng của thai nhi phát triển trong tử cung đặt áp lực nên tất cả các mô và nội tạng của người mẹ. Lúc này không gian trở nên nhỏ hẹp, dòng máu lưu thông đi vào đi ra các tĩnh mạch để cung cấp cho xương chậu người mẹ bị di chuyển chậm và tụ lại. Các tĩnh mạch trong thành ruột bị phình và căng hết cỡ khiến chúng yếu đi.

Nội tiết tố thay đổi

Khi mang thai, cơ thể bên trong nội tiết tố thay đổi khiến cho các mô lỏng lẻo, không còn vững chắc như thường ngày. Đồng thời các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng to và mở rộng. Chính điều này khiến cho mẹ bầu dễ bị bệnh trĩ khi mang thai.

Sự gia tăng tổng lượng máu trong cơ thể mẹ

Bên cạnh các yếu tố gây lên bệnh trĩ khi mang thai trên, thì sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể mẹ cũng là 1 trong các nguyên nhân khiến mẹ bầu dễ mắc loại bệnh này. Để có thẻ cung cấp cho thai nhi lượng oxi dồi dào, đầy đủ chất dinh dưỡng, lượng máu cơ thể mẹ bầu tăng hơn 40% so với mức bình thường. Lúc này các van và thành mạch sẽ hoạt động mạnh hơn để bơm máu trở lại tim, phổi của người mẹ giúp nhận thêm oxi. Chính điều này gây lên việc mẹ bầu bị trĩ khi mang thai.

Mắc bệnh táo bón

Táo bón chính là một trong những chứng bệnh phổ biến mẹ bầu mắc phải khi mang thai. Táo bón cũng chính là thủ phạm gây ra bệnh trĩ và làm bệnh trầm trọng hơn. Đó là bởi sự căng cơ dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai, các mẹ thường cố gắng ra sức rặn để đi vệ sinh. Điều này chính là một trong các nguyên nhân dẫn tới bệnh trĩ khi mang thai mà mẹ bầu hay gặp phải.

Tiền sử bệnh trĩ

Thêm vào đó, nếu trước đây mẹ bầu đã có tiền sử bị trĩ trước đó khiến cho chúng phát triển thêm khi mẹ bầu mang thai. Việc mẹ bầu bị áp lực trong giai đoạn mang thai lần thứ 2 dẫn đến việc bệnh trĩ phát triển. Nếu giai đoạn này lâu và kéo dài cũng sẽ là một mối đe dọa lớn cho mẹ.

2. Bị trĩ khi mang thai có biểu hiện như thế nào?

Bệnh trĩ thường biểu hiện qua hai triệu chứng sau đây:

Chảy máu

Chảy máu chính là dấu hiệu sớm và thường gặp nhất. Nếu để ý các mẹ sẽ thấy máu chảy rất ít, vài tia máu li ti, về sau mỗi khi đi vệ sinh máu chảy thành giọt, tia.

Sa búi trĩ

Sa búi trĩ là triệu chứng xảy ra sau một thời gian đi tiểu đã xảy ra triệu chứng chảy máu trước đó. Các mẹ sẽ thấy một khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, rồi khối đó lại tự tụt vào được.

3. Bị trĩ khi mang thai phải làm sao?

Chữa bệnh cho bà bầu bị trĩ khi mang thai tại nhà

Vệ sinh hậu môn cho sạch sẽ

Với mẹ bầu mắc bệnh trĩ khi mang thai, việc cần thiết ở đây chính là vệ sinh hậu môn cho sạch sẽ. Các mẹ bầu lưu ý sau khi đi đại tiện xong các mẹ nên lau hậu môn bằng khăn mềm, ướt, không nên dùng khăn khô lau bởi giấy khô gây đau đớn cho mẹ. Ngoài ra các mẹ nên vệ sinh hậu môn bằng nước ấm pha muối sau khi đi đại tiện giúp máu ở tĩnh mạch hậu môn lưu thông, sạch sẽ, thông thoáng và tránh tình trạng nhiễm khuẩn.

Chườm lạnh cho hậu môn

Chắc chắn với người bình thường bị bệnh trĩ cảm giác đau đớn khó chịu, với người phụ nữ khi mang thai tình trạng đó còn đau rát hơn bình thường. Các mẹ nên dùng đá lạnh để chườm hàng ngày. Điều này làm cho cảm giác đau đớn giảm bớt, hiện tượng sưng tấy cũng bớt đi tạo cảm giác dễ chịu cho mẹ bầu.

Không nên ngồi, đứng quá lâu

Nếu các mẹ ngồi nhiều hay đứng nhiều sẽ làm tăng áp lực ổ bụng, bệnh trĩ khi mang thai ngày càng nặng hơn. Điều tốt nhất cho mẹ là nên đi lại nhẹ nhàng, nếu cảm thấy mệt nên nằm nghỉ, không nên ngồi hay đứng lâu quá.

Tắm nước ấm

Nước ấm có tác dụng tuần hoàn máu, lưu thông các mạch máu cho cơ thể mẹ khi mang thai. Do đó các mẹ bầu bị bệnh trĩ khi mang thai nên lưu ý điều này. Thêm vào đó các mẹ nên ngâm riêng hậu môn bằng nước ấm, máu ở tĩnh mạch hậu môn sẽ được lưu thông, giảm đau và tạo cảm giác dễ chịu cho mẹ.

Lưu ý đến chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Khi mang thai việc bổ sung các món ăn dinh dưỡng cho mẹ là điều không thể thiếu. Các mẹ nên bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ: đậu, sữa chua, ngũ cốc, các loại rau xanh hoa quả tươi, nước ép… Đặc biệt các mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai nên uống nhiều nước để tránh tình trạng táo bón, giảm tình trạng bị trĩ.

Cách chữa bệnh cho bà bầu bị trĩ khi mang thai theo dân gian

Chữa bệnh trĩ khi mang thai cho mẹ bầu bằng rau diếp cá

Rau diếp cá là loại rau có tính kháng khuẩn tự nhiên làm giảm đau, chống viêm rất tốt. Trong rau diếp cá có chứa thành phần chính là Quercetin có tác dụng bảo vệ thành mạch rất tốt. Thậm chí rau diếp cá cho khả năng tiêu diệt cả trực khuẩn mủ xanh, kháng sinh rất mạnh. Do đó các mẹ bầu có thể chữa bệnh trĩ khi mang thai mà không sợ ảnh hưởng tới thai nhi.

Cách thực hiện: Các mẹ chỉ cần đun sôi rau diếp cá rồi xông hơi. Ngoài ra sau khi xông hơi xong, mẹ bầu có thể dùng nước xông hơi đó vệ sinh hậu môn, còn lá đắp vào hậu môn. Thực hiện việc này sẽ giúp mẹ bầu giảm đau đớn, bệnh trĩ cũng sẽ thuyên giảm đáng kể nếu kiên trì.

Chữa bệnh trĩ cho bà bầu bằng hoa hòe và hoa mướp

Với những mẹ bị bệnh trĩ khi mang thai có hiện tượng bị chảy máu, các mẹ có thể sử dụng hoa hòe kết hợp với hoa mướp để chữa bệnh trĩ. Trong hoa hòe có chứa hoạt tính vitamin P cho tác dụng bền thành mạch, giảm tính “dòn” và tính thấm của mao mạch, làm tăng sự vững bền của hầu cầu, chống co thắt cho mẹ.

Cách thực hiện: Các mẹ nên chuẩn bị 10g hoa hòe cùng 20g hoa mướp mang đun sôi khoảng nửa tiếng. Sau đó hãm ra cốc thường xuyên uống vài lần trong ngày, bệnh trĩ sẽ thuyên giảm.

Lưu ý: Khi mang thai các mẹ tuyệt đối không được sử dụng các loại thuốc chữa bệnh trĩ không rõ nguồn gốc và không được tự ý dùng thuốc. Nếu có sử dụng các mẹ nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ để thực hiện.

Vì Sao Bị Hôi Miệng?

Để giải thích tại sao bị hôi miệng, bạn cần biết nguyên nhân gây hôi miệng, cụ thể như:

– Bạn đã không ăn cả ngày

Việc bạn bỏ bữa ăn chắc chắn sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi. Bởi khi chúng ta không ăn, nước bọt không được tạo ra nhiều. Các vụn thức ăn, mảng bám không được rửa trôi và gây nên mùi khó chịu.

Đánh răng là cách tối thiểu mà mỗi người nên thực hiện hàng ngày trong chế độ chăm sóc răng miệng. Trong quá trình ăn uống, mảng bám và thức ăn thừa còn dắt lại, vi khuẩn phân hủy protein tạo thành các acid amin và các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Hợp chất này là yếu tố hàng đầu khiến miệng có mùi hôi gây khó chịu mỗi khi nói hoặc thở.

– Tuổi tác

Vì sao bị hôi miệng? Bạn có biết tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hơi thở. Người cao tuổi thường có những thay đổi tuyến nước bọt gây ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nước bọt. Nếu không tạo đủ nước bọt, dấu hiệu có thể dễ dàng nhận thấy nhất chính là chứng hôi miệng.

– Răng giả, niềng răng

Việc sử dụng răng giả hay bạn đang trong quá trình niềng răng, bạn không thể loại bỏ sạch được hết các mảng bám, vụn thức ăn, nếu để qua đêm, chúng sẽ tạo ra mùi khó chịu đặc trưng.

Ở những người mắc bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng… vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng, lâu ngày sẽ khiến nướu bị sưng viêm, hình thành nên các túi mủ dưới nướu, càng ngày nướu càng tách khỏi chân răng, tình trạng chảy máu chân răng khá nhiều và lúc này mùi hôi miệng đã khá nặng.

– Khô miệng

Nước bọt được coi như một “dụng cụ” làm sạch răng miệng giúp bảo vệ sức khỏe và hơi thở của bạn. Nó rửa sạch và loại bỏ thức ăn thừa không mong muốn từ miệng của bạn, giúp phá vỡ thức ăn khi bạn ăn và cung cấp các chất chống bệnh để ngăn ngừa sâu răng và một số bệnh lý về răng miệng khác. Tuy nhiên, tình trạng khô miệng gây ra một mùi hôi khó chịu của hơi thở. Thậm chí điều này sẽ còn tồi tệ hơn nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.

Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng. Trong khi đó, khô miệng lại chính là thủ phạm gây nên mùi hôi của hơi thở. Việc hút thuốc lá sẽ gây ra một hơi thở khó chịu có thể kéo dài vài ngày ngay cả sau khi đã ngừng hút thuốc. Do vậy, nếu bạn cứ hút thuốc lá nhiều thì đừng hỏi vì sao bị hôi miệng!

– Nhiễm trùng miệng, mũi và họng

Mũi, các vấn đề về xoang và cổ họng có thể dẫn đến nhỏ giọt sau khi thở. Điều này góp phần vào việc khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

– Tắc ruột

Sự tắc nghẽn đường ruột khiến thức ăn không thể di chuyển xuống đường ruột của bạn. Khi bạn ăn bất cứ thứ gì, chúng đều nằm trong đường tiêu hóa và lên men, gây hôi miệng.

– Mang thai

Cái thai trong không tự nó gây nên mùi hôi miệng cho bạn. Nhưng việc buồn nôn trong thời kỳ thai nghén có thể gây ra chứng hôi miệng. Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố, mất nước và ăn các loại thực phẩm khác nhau do cảm giác thèm ăn cũng có thể gây ra hơi thở hôi trong thai kỳ.

Chứng bệnh hôi miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh trong cơ thể như trào ngược dạ dày, tiểu đường, gan hoặc bệnh về thận… Do đó, những người mắc những chứng bệnh trên rất có thể mắc chứng bệnh hôi miệng.

Làm thế nào để đối phó với chứng hôi miệng?

Hầu hết hơi thở hôi đều có thể được chữa khỏi và ngăn ngừa nếu bạn có chế độ vệ sinh răng miệng thích hợp, chế độ ăn uống phù hợp. Nó hiếm khi đe dọa tính mạng, tuy nhiên, hơi thở hôi có thể là một biến chứng của một rối loạn y tế cần được điều trị.

Thông thường với những người bị hôi miệng do bệnh lý răng miệng, bác sỹ sẽ tiến hành lấy cao răng – loại bỏ nơi cư trú của vi khuẩn có hại sản sinh mùi hôi. Khi cao răng được làm sạch mùi hôi miệng cũng nhanh chóng biến mất.

Tuy nhiên, nếu hôi miệng phát sinh do bệnh lý toàn thân bạn cần được bác sỹ thăm khám cụ thể. Xác định nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị bệnh thích hợp nhất.

Hãy thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ từ 4 – 6 tháng/ 1 lần, nếu có bất cứ triệu chứng của bệnh lý răng miệng nào, bác sỹ sẽ điều trị triệt để để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe răng miệng, giúp hơi thở của bạn thơm mát suốt cả ngày.

– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng tiên tiến: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng như nước súc miệng và kem đánh răng có chứa fluoride sẽ rất có hiệu quả trong việc chống lại hơi thở hôi.

– Chăm sóc răng miệng đúng cách: Chải răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất hai lần một ngày sẽ giải quyết được gốc rễ của vấn đề này.

– Kích thích dòng chảy nước bọt của bạn: Ngăn ngừa khô miệng bằng kẹo cao su, viên ngậm, hoặc bạc hà không có đường.

– Ăn nhiều trái cây và rau quả xơ: Một trong những cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn trong miệng là ăn nhiều trái cây và rau củ nhiều chất xơ như táo, cà rốt, súp lơ… Nó sẽ cải thiện hơi thở có mùi của bạn một cách đáng kể. Ngoài ra, bạn nên bổ sung Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E và Vitamin B, chúng có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ chất nhờn và chất độc dư thừa một cách tự nhiên.