Top 14 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Pate Minh Chay Có Độc Tố Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Nhiều Người Ngộ Độc Pate Minh Chay?

Tại TP.Hồ Chí Minh, hiện có 7 bệnh nhân phải nhập viện điều trị sau khi ăn phải sản phẩm “Pate Minh Chay” có chứa độc tố botulinum.

TS-BS Nguyễn Văn Vĩnh Châu – Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.Hồ Chí Minh – thông tin, bệnh viện đang điều trị 2 ca nhiễm độc tố botulinum từ khoảng 2 tuần trước. Hai bệnh nhân này là chị em tuổi trung niên, nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó nuốt, không há miệng được. Tình trạng bệnh nhân trở xấu khi liệt cơ toàn thân (kể cả cơ hô hấp). Bệnh nhân phải thở máy.

TS-BS Lê Quốc Hùng – Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy TP.Hồ Chí Minh cũng cho biết, trong 6 ngày từ 24 – 30/7, bệnh viện tiếp nhận và điều trị cho 5 bệnh nhân gồm hai vợ chồng và 3 người bạn, bị nhiễm độc tố botulinum sau khi ăn “Pate Minh Chay” đóng hộp.

Ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) – cho biết, kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm “Pate Minh Chay” của các lô khác nhau của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

Bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết: Rất may mới có 9 bệnh nhân, đây cũng là bài học cần tuân thủ chặt chẽ hơn về quy định chống nhiễm khuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả các bác sĩ, chuyên gia thực phẩm đều sợ khi nói tới vi khuẩn Clostridium botulinum và độc tố của nó là botulinum. Với liều 0,004μg/kg cân nặng, botulinum sẽ giết chết một người trưởng thành. Ngộ độc botulinum không phải là cá biệt, do vi khuẩn tồn tại tương đối phổ biến, ngộ độc chủ yếu vẫn xảy ra ở thịt bảo quản trong điều kiện thiếu không khí. Tuy nhiên, ngộ độc có thể vô tình xảy ra ở bất cứ thực phẩm nào. Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa là từ khâu nuôi trồng đến chế biến và vận chuyển, cuối cùng là ăn uống, cần phải thực hành sạch sẽ.

Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh, nó xâm nhập vào các tế bào thần kinh, rồi ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền acetylcholine từ các đầu dây thần kinh. Một khi chất dẫn truyền thần kinh này bị chặn, xung thần kinh không thể truyền dẫn được nữa, giao tiếp các tế bào thần kinh không được thực hiện, làm cho các cơ bị tê liệt.

Nguy hiểm như vậy nhưng botulinum không chịu được nhiệt, nếu đun ở 100⁰C, sau 2 phút chất độc bắt đầu biến tính và giảm độc lực, đun đến 10 phút có thể bị phá hủy. Đây là điều may mắn, bởi thực phẩm đun sôi nhiệt độ xấp xỉ 100⁰C, nên đồ ăn tươi nấu chín về cơ bản là yên tâm.

Nhưng với thực phẩm chế biến sẵn, dù đã đun nóng ở nơi sản xuất, thì vẫn còn công đoạn vận chuyển và lưu thông, nó được bảo quản trong vài ngày đến vài tháng, người sử dụng sẽ ăn ngay chứ không đun sôi lại, vì thế mà khó đảm bảo an toàn. Để tránh bị độc tố botulinum gây hại, từ lâu các nhà sản xuất đã tìm ra phương pháp bổ sung Nitrit, đây là chất đặc biệt hiệu quả trong việc ức chế độc tố botulinum.

Mặc dù Nitrit cũng độc, nhưng với liều lượng nhỏ vẫn chấp nhận được, nó sẽ tổng hợp thành nitrosamine trong thịt. Tất cả các nước trên thế giới đều cho phép bổ sung Nitrit vào các sản phẩm thịt đã qua chế biến.

Ngày 30/8, cơ quan chức năng đã yêu cầu Công ty TNHH Hai thành viên Lối sống mới – đơn vị sản xuất ”Pate Minh Chay” ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hiện công ty có 13 sản phẩm, gồm Pate Minh Chay, Pate nấm hầu thủ, Ruốc nấm Heri vị hảo hạng, Muối vừng bát bảo đặc biệt, Ruốc nấm Heri hương thảo mộc, giò nấm lúa mì, Ruốc nấm truyền thống, Ruốc nấm sả ớt, Ruốc nấm cháy tỏi…

Cục An toàn thực phẩm cho biết hiện có 9 bệnh nhân liệt cơ, yếu cơ, sụp mí mắt, khó thở… sau khi ăn Pate Minh Chay nhiễm vi khuẩn, tuy nhiên thực tế cho thấy số bệnh nhân có sử dụng sản phẩm và hiện đang phải nhập viện lớn hơn số này.

Tại Bệnh viện Bạch Mai, thông tin cho biết có bệnh nhân hiện đang rất nặng, phải thở máy, trong khi thuốc giải độc nhập khẩu (bệnh viện không có loại thuốc phù hợp trong thời điểm bệnh nhân nhập viện) mới về được một vài ngày.

PV (th)

Tại Sao Độc Tố Botulinum Có Trong Pate Minh Chay Được Dùng Trong Thẩm Mỹ?

(CAO) Trước hiện tượng nhiều người bị ngộ độc thực phẩm khi sử dụng pate Minh Chay chứa vi khuẩn Clostridium botulinum mang độc tố botulinum gây bệnh, nhiều người đặt ra câu hỏi liệu Botulinum sử dụng trong thẩm mỹ có an toàn hay không?

ThS. BS. Trần Nguyên Ánh Tú, Phó trưởng khoa Thẩm Mỹ Da – Bệnh viện Da Liễu TPHCM cho biết: “Thực phẩm nhiễm khuẩn chứa Botulinum (0,004μg/kg cân nặng) có thể gây ngộ độc, dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, kỹ thuật tiêm Botulinum trong thẩm mỹ lại rất an toàn. Tại sao lại như vậy?

Bởi vì khác với tác hại khi tiếp xúc Botulinum lượng lớn qua đường tiêu hóa gây ngộ độc toàn thân, các chỉ định trong thẩm mỹ sử dụng đường tiêm tại chỗ với liều lượng rất thấp, do đó hầu như chỉ tác động đến lớp cơ và các tuyến tại chỗ, không ảnh hưởng toàn thân.

Hơn nữa, khoảng an toàn của Botulinum sử dụng trong thẩm mỹ khá cao, liều tiêm thường không vượt quá 1/30 liều gây ngộ độc. Vì vậy việc sử dụng Botulinum trong thẩm mỹ rất an toàn”.

Hơn 30 năm qua, Botulinum được ứng dụng trong y học giúp điều trị một số bệnh lý về mắt, nội thần kinh, niệu khoa, da liễu… Để trở thành thuốc, Botulinum phải được phân lập, tinh chế và cố định với quy trình rất nghiêm ngặt.

Đặc biệt, năm 2002, Botulinum lần đầu tiên được chính thức sử dụng trong xóa nếp nhăn vùng mặt. Kể từ đó, tiêm Botulinum trở thành kỹ thuật được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất trong ngành thẩm mỹ trên thế giới nhờ tính an toàn, hiệu quả, dễ thực hiện và chi phí hợp lý.

Tại Việt Nam, Botulinum cũng được Bộ Y tế cho phép sử dụng trong thẩm mỹ và một số chuyên ngành khác từ nhiều năm qua.

Botulinum rất có hiệu quả trong thẩm mỹ như làm giảm nếp nhăn giữa 2 cung mày, nếp nhăn đuôi mắt, nếp nhăn vùng trán, điều trị tăng tiết mồ hôi, trẻ hóa làn da, làm thon gọn khuôn mặt…

Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng Botulinum thường mang tính tạm thời, sẽ phục hồi sau vài tuần đến vài tháng. Nguyên nhân tai biến chủ yếu do người thực hiện chưa được huấn luyện bài bản, không nắm vững cấu trúc giải phẫu vùng mặt.

“Việc sử dụng Botulinum trong thẩm mỹ rất an toàn nếu được thực hiện đúng kỹ thuật với các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Vì vậy, khi muốn làm đẹp với Botulinum, để đảm bảo hiệu quả và tránh tai biến, người dân cần chọn các cơ sở thẩm mỹ uy tín, bác sĩ được đào tạo bài bản và được phép thực hiện kỹ thuật này” BS Tú khuyến cáo.

Vì Sao Pate Minh Chay Gây Nguy Hiểm Tính Mạng?

Từ ngày 13/7 đến 18/8, ít nhất 9 bệnh nhân ngộ độc botulinum phải vào viện điều trị, trong đó 7 người phải thở máy. Các bệnh nhân này đều đã ăn pate Minh Chay nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum type B, độc tố là botulinum.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, vi khuẩn được tìm thấy trong pate Minh Chay có tên Clostridium botulinum chứa 1 loại độc tố mạnh nhất hiện nay.

Bộ Y tế cảnh báo khẩn pate Minh Chay chứa độc tố mạnh

Chỉ trong vòng một tháng (từ 13.7 đến 18.8.2020) đã xuất hiện 9 ca bệnh phải điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai (2 ca bệnh), Bệnh viện Chợ Rẫy (5 ca) và Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới TP.Hồ Chí Minh (2 ca) từ một số tỉnh/thành phố trong cả nước với triệu chứng mệt mỏi, sụp mi mắt, yếu cơ tứ chi, khó nuốt, liệt cơ, khó thở… Qua điều tra cho thấy các bệnh nhân đều sử dụng sản phẩm Pate Minh Chay của Công ty TNHH Hai Thành viên Lối sống mới có địa chỉ tại tổ 2, thị trấn Đông Anh, huyện Đông Anh, Hà Nội sản xuất và kinh doanh trực tiếp qua mạng.

Các bệnh nhân này đều đã ăn pate Minh Chay nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum type B, độc tố là botulinum.

Ông Nguyễn Hùng Long – Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) – cho biết, kết quả kiểm nghiệm ban đầu một số sản phẩm “Pate Minh Chay” của các lô khác nhau của Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia và Viện Y tế công cộng TP.Hồ Chí Minh đã phát hiện vi khuẩn Clostridium botulinum typ B. Đây là vi khuẩn kị khí tuyệt đối, sinh bào tử; độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum có độc lực rất mạnh, ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, kéo dài và dễ tử vong.

Bác sĩ Trần Văn Phúc – Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết: Rất may mới có 9 bệnh nhân, đây cũng là bài học cần tuân thủ chặt chẽ hơn về quy định chống nhiễm khuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm. Tất cả các bác sĩ, chuyên gia thực phẩm đều sợ khi nói tới vi khuẩn Clostridium botulinum và độc tố của nó là botulinum. Với liều 0,004μg/kg cân nặng, botulinum sẽ giết chết một người trưởng thành. Ngộ độc botulinum không phải là cá biệt, do vi khuẩn tồn tại tương đối phổ biến, ngộ độc chủ yếu vẫn xảy ra ở thịt bảo quản trong điều kiện thiếu không khí. Tuy nhiên, ngộ độc có thể vô tình xảy ra ở bất cứ thực phẩm nào. Giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, nghĩa là từ khâu nuôi trồng đến chế biến và vận chuyển, cuối cùng là ăn uống, cần phải thực hành sạch sẽ.

Vi khuẩn hình que sinh botulinum là độc tố kịch độc, có thể gây tử vong chỉ với lượng nhỏ. Ảnh: minh họa.

Những ngộ nhận về ăn chay trong đời sống hiện đại

Botulinum là chất độc thần kinh cực mạnh. Nó xâm nhập vào các tế bào thần kinh, rồi ngăn chặn sự giải phóng chất dẫn truyền acetylcholine từ các đầu dây thần kinh. Một khi chất dẫn truyền thần kinh bị chặn, xung thần kinh không thể truyền dẫn được nữa, giao tiếp các tế bào thần kinh không được thực hiện làm cho các cơ bị tê liệt.

Nguy hiểm như vậy nhưng botulinum không chịu được nhiệt, nếu đun ở 100⁰C, sau 2 phút chất độc bắt đầu biến tính và giảm độc lực, đun đến 10 phút có thể bị phá hủy. Đây là điều may mắn, bởi thực phẩm đun sôi nhiệt độ xấp xỉ 100⁰C, nên đồ ăn tươi nấu chín về cơ bản là yên tâm.

Biểu hiện ngộ độc botiulinum xuất hiện sau khi ăn từ 12 đến 36 giờ, có thể kéo dài tới vài ngày, thậm chí 4 ngày. Thời gian ủ bệnh càng ngắn, độc tố càng nhiều, bệnh càng nặng và nguy cơ tử vong càng cao.

Các triệu chứng ban đầu bao gồm mệt mỏi, chóng mặt, chán ăn, tiêu chảy, đau bụng, nôn mửa, biểu hiện viêm dạ dày và ruột. Nếu lượng độc tố vào cơ thể ít, triệu chứng sẽ biến mất trong vài giờ.

Các chuyên gia cảnh báo, cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức nếu nhận thấy có các triệu chứng ngộ độc Clostridium botulinum. Nếu bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, người bệnh có thể bị tê liệt ở cánh tay, chân hoặc tê liệt toàn thân và cơ hô hấp. Lúc này, người bệnh có thể phải sử dụng máy thở để hỗ trợ hô hấp.

Tuệ Lâm

Vụ Ngộ Độc Patê Minh Chay: Vì Sao Điều Trị Khó Khăn?

Số người đến khám tăng, bệnh nhân đến từ nhiều tỉnh thành khu vực phía Bắc, riêng ở Hà Nội có 24 người. Các bệnh nhân có triệu chứng ngộ độc gồm 7 người đã đến bệnh viện khám, 17 người được hướng dẫn đến cơ sở y tế.

Phải thở máy lâu ngày

Hai vợ chồng bệnh nhân nặng nhất điều trị nội trú tại Bệnh viện Bạch Mai thì người vợ (68 tuổi) đã có chuyển biến khá hơn, nhưng người chồng (70 tuổi) vẫn đang ở tình trạng nặng: thở máy, liệt…

Thời gian thở máy với những trường hợp như thế này, theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên – giám đốc Trung tâm chống độc, có thể lên tới 2 tháng, thời gian hồi phục cũng kéo dài nhiều tháng nữa. Cho đến nay, bệnh nhân này đã thở máy trên 1 tháng.

Tình trạng bệnh nhân như thế này cho thấy đây là loại ngộ độc không dễ điều trị. Hiện loại thuốc duy nhất sử dụng giải độc cho bệnh nhân ngộ độc độc tố botulinum là antitoxin botulinum, giá rất đắt đỏ, loại mua từ Thái Lan tới 8.000 USD/lọ.

Bên cạnh đó, thuốc chỉ có hiệu quả tốt trong vòng 7 ngày kể từ khi có biểu hiện ngộ độc, trong khi những bệnh nhân bị ngộ độc sau ăn patê Minh Chay ở Việt Nam thì đều đã ở giai đoạn muộn. Người sớm nhất cũng đã ăn patê cách đây 2 tuần, còn lại đều ăn trên 1 tháng, thậm chí ăn từ tháng 7 – đã quá xa so với thời gian thuốc có hiệu quả tốt nhất.

Do đó, điều trị cho bệnh nhân ngộ độc botulinum hiện nay chủ yếu là bổ trợ. Những bệnh nhân nhẹ thì bổ trợ có hiệu quả; bệnh nhân nặng đòi hỏi thời gian thải độc, phục hồi lâu hơn, vì vậy các ca bệnh nặng không tiến triển được nhiều.

Điều trị gặp khó

Theo BS Đặng Hà Hữu Phước – phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, ngộ độc botulinum ở Việt Nam gần như rất hiếm gặp, lâu rồi các bệnh viện không gặp lại trường hợp ngộ độc botulinum, do đó quá trình chẩn đoán, điều trị cho bệnh nhân gặp nhiều khó khăn.

Thời gian ủ bệnh kéo dài từ 6-18 tiếng, tùy theo lượng độc tố bệnh nhân ăn vào; thời gian ủ bệnh sẽ thay đổi, thông thường bệnh nhân tới bệnh viện trễ khiến việc chẩn đoán khó khăn.

Theo BS Phước, bản thân căn bệnh này tương đối hiếm gặp, còn thuốc giải đặc hiệu không có sẵn mà phải nhập từ nước ngoài, từ đó việc điều trị cũng khá nan giải. Đặc biệt, độc tố này phá hủy dẫn truyền thần kinh, gây ảnh hưởng đến tận cùng đầu thần kinh. Do đó, để phục hồi phải chờ sự đổi mới lại tế bào thần kinh, tức chờ đợi tế bào thần kinh sản sinh trở lại, thay mới.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân còn gặp một số vấn đề phát sinh khác như liệt hô hấp, buộc phải thở máy kéo dài, gây ra viêm phổi. Ngoài ra, bệnh nhân có thể bị suy dinh dưỡng, teo cơ do lâu ngày không vận động, loét tì đè…

Phương pháp điều trị các trường hợp ngộ độc do botulinum đang được áp dụng hiện nay là hỗ trợ bệnh nhân vượt qua giai đoạn liệt hô hấp bằng máy thở, liệu pháp nâng đỡ dinh dưỡng, bài tập vật lý trị liệu… để điều trị cứng khớp có thể xảy ra. Đối với các trường hợp liệt quá nặng hoặc độc lực quá nhiều thì sẽ có những điều trị khác như lọc máu. Song phương pháp này tồn tại 2 rào cản lớn.

“Một là gần như chỉ các bệnh viện tuyến trung ương mới thực hiện phương pháp này, hai là chi phí điều trị kỹ thuật này tương đối cao” – BS Phước nói.

Tổn thương làm mất đi sự “chỉ huy” của các dây thần kinh

Theo BS Lê Quốc Hùng – trưởng khoa bệnh nhiệt đới Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) – độc tố này gây tổn thương làm mất đi sự “chỉ huy” của các dây thần kinh (đặc biệt thần kinh vận động) đến các cơ và bị liệt. Do đó, điều quan trọng là bệnh nhân cần được chẩn đoán đúng, sớm và sử dụng thuốc kháng độc tố càng sớm càng tốt.

Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc kháng độc tố (nếu có) cũng chỉ có tác dụng rút ngắn thời gian bị liệt, tránh việc phải thở máy kéo dài gây ra các biến chứng viêm phổi.

Ông Nguyễn Tri Thức – giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy – cho biết hiện chỉ có thuốc antitoxin mới có thể hóa giải độc tố nhưng trong nước không có bán. Đặc biệt, thuốc này chỉ có tác dụng với bệnh nhân ngộ độc botulinum trong vòng một tuần, nên việc nhập thuốc dự phòng trong điều trị cho các ca bệnh tiếp theo rất bức thiết. Trong văn bản gửi Bộ Y tế mới đây, Bệnh viện Chợ Rẫy đã đề nghị cho nhập thuốc antitoxin botulinum để dự phòng.

“Phần lớn sức cơ của bệnh nhân bị ngộ độc botulinum cần thời gian phục hồi rất lâu. Trong khoảng thời gian chờ phục hồi sức cơ, bệnh nhân còn đối diện với các nguy cơ viêm phổi do thở máy lâu ngày, các biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp. Trong khi thuốc kháng độc chưa có, phương pháp điều trị hỗ trợ như thay huyết tương, thở máy, truyền dịch… đang là giải pháp tối ưu được thực hiện để điều trị cho bệnh nhân.

Bác sĩ Phạm Công Doanh (khoa hồi sức tích cực chống độc Bệnh viện Nhân dân 115)

Cấp phép nhập thêm 10 lọ thuốc giải độc

Hiện có 10 bệnh nhân ngộ độc botulinum nặng sau ăn patê Minh Chay nhưng chưa được điều trị bằng thuốc giải độc, Bộ Y tế đang làm thủ tục để nhập thêm 10 lọ thuốc giải độc cho các bệnh nhân này. 2 lọ thuốc nhập về ngày 29-8 từ Thái Lan, nhưng lần này thuốc sẽ nhập từ châu Âu.

Dễ nhầm với bệnh nhược cơ

Tất cả 9 ca bệnh nhập viện điều trị sau khi ăn patê Minh Chay có chứa độc tố clostridium botulinum tại chúng tôi đều có điểm chung rất điển hình là khó thở, sụp mi, yếu tứ chi và đang phải nằm điều trị dài ngày.

“Để nhận biết được ngộ độc botulinum không phải dễ dàng. Trong giai đoạn đầu, nó giống như bị rối loạn tiêu hóa, hoàn toàn không bị sốt, không bị rối loạn tri giác. Kế đến, các triệu chứng liệt xảy ra rầm rộ mà không một loại bệnh nào giống cả và chỉ sau vài ngày liệt tứ chi sau các triệu chứng khó nuốt, khó nói, khó thở, sụp mi mắt”, BS Hùng nói.

Đã có ca ngộ độc botulinum đang điều trị tại Bệnh viện Nhân dân 115 có diễn biến khá phức tạp. Ban đầu khi chuyển vào một bệnh viện ở Q.Bình Thạnh, trải qua quá trình điều trị không thuyên giảm, bệnh nhân được chuyển qua Bệnh viện Nhân dân 115 với chẩn đoán là “nhược cơ”.

Ngoài việc yếu tứ chi, bệnh nhân rơi vào tình trạng suy hô hấp, được bệnh viện đặt nội khí quản, thay huyết tương 5 lần, sử dụng dịch truyền, kháng sinh. Đến nay, sau gần 1 tháng nhập viện, tình trạng bệnh nhân chưa có tiến triển gì khả quan.

Vẫn còn bệnh nhân điều trị hơn một tháng tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), BS Đặng Hà Hữu Phước – phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai – cho hay cần thời gian điều trị tương đối dài để bệnh nhân bình phục.

Cụ thể, chị T.T.G. (26 tuổi, quê Thừa Thiên Huế, tạm trú tại huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai) hiện đã tỉnh táo, tự thở được qua ống thở hỗ trợ, ngưng điều trị kháng sinh, sức cơ hồi phục 4/5. Các bác sĩ đang tiếp tục điều trị hỗ trợ hô hấp, dinh dưỡng, phòng ngừa thuyên tắc do huyết khối và điều trị vật lý trị liệu cho bệnh nhân.

Trường hợp chị N.T.T. (20 tuổi, ngụ huyện Nhơn Trạch) bị nặng hơn, hôn mê sâu, viêm phổi. Tại Bệnh viện Chợ Rẫy, bệnh nhân này đã được mở khí quản, thở máy, thay huyết tương (lọc máu), điều trị kháng sinh. Sau khi tình trạng tạm ổn, sức cơ hồi phục 3/5, bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai tiếp tục điều trị.