Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Phải Biết Ơn Cha Mẹ Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Bạn Nên Biết Ơn Cha Mẹ?

Rất nhiều thứ bất hạnh đó có đến từ cha mẹ nghèo. Họ là kết quả của nền kinh tế lạc hậu, ít được đi học và chưa được đầu tư đúng đắn. Nói như vậy không có nghĩa rằng chúng ta đổ lỗi mọi thứ cho cha mẹ chỉ vì tình hình hiện tại không theo ý muốn. Nếu không có cha mẹ, bạn không thề tồn tại trên cõi đời này. Cha mẹ dạy bạn nói, bạn chạy, dạy bạn những điều nên và không nên làm. Có một câu nói mà tôi rất thích: “Có thể cha mẹ không hoàn hảo, nhưng họ luôn yêu thương ta theo cách hoàn hảo nhất”. Những điều sau đây bạn nên biết ơn cha mẹ mình, dù là bạn đang ở trong hoàn cảnh nào đi nữa.

Đứa con và người mẹ đều chung dòng máu, xương cốt và cả tâm hồn. Vì thế có thể nói người mẹ hi sinh máu của mình, xương của mình để sinh ra bạn. Chưa kể, người mẹ còn mang thai 8 tháng, di chuyển nặng nề và khó khăn. Trong suốt quãng thời gian đó họ không dám làm việc nặng, chạy hay làm điều gì gây ảnh hưởng đến đứa con mình. Đây có thể nói là điều thiêng liêng hơn tất cả mọi thứ trên đời. Bạn nên biết ơn và tự hào về cha mẹ mình. Đây là điều chỉ một và duy nhất cha mẹ có thể làm cho bạn mà không phải ai khác.

Đứa trẻ cần được lớn lên trong tình yêu thương. Nuôi cho đứa trẻ lớn lên, dạy những điều hay lẽ phải và đưa chúng vào môi trường xã hội. Khi các bạn đọc được dòng này, cũng có nghĩa bạn đuọc cha mẹ cho đi học và biết cách đọc chữ.

Đây là điều nhiều người tranh cãi. Họ nói rằng cha mẹ không hề tôn trọng ý kiến cá nhân của họ. Bạn không hề biết rằng nếu cha mẹ không tôn trọng thì sẽ chẳng dỗ bạn khi khóc, cho bạn ăn khi đói và đưa bạn đến trường để học. Mọi thứ họ làm là mong muốn bạn trở nên tốt hơn để không phải vất vả như thời của họ. Khi lớn lên, bạn cảm thấy cần tự do nhiều hơn nhưng cha mẹ vẫn un ém bạn như thể bạn sắp phải rời xa mình. Mà quả thật như thế, khi lớn lên bạn đi chơi với bạn bè và không ít lần về trễ, bạn có người trong mộng nhưng lại chẳng hề nói với cha mẹ mình, bạn có chuyện buồn nhưng không muốn sẻ chia với họ. Bạn đang cần sự tôn trọng hay bạn đang nuôi sự ích kỉ của mình từng ngày. Khi làm bậc cha mẹ bạn sẽ thấy, sẽ hiểu cảm giác khi con mình không muốn chia sẻ điều gì cả. Bạn sẽ cảm thấy lo lắng, hồi hộp và không ngừng suy nghĩ về điều đó. Đừng dùng sự ích kỉ của mình, đừng đem sự thiếu suy nghĩ để nói rằng cha mẹ không tôn trọng.

Người thầy đầu tiên của bạn chính là cha mẹ. Không có thầy cô nào dạy bạn tiếng nói đầu đời, không dạy bạn từng bước đi chập chững cũng như dạy bạn phải đứng lên khi vấp ngã. Khi bạn lớn lên, và đánh nhau chỉ vì lý do nào đó, cha mẹ là người chỉ bạn rằng đánh nhau không phải là cách giải quyết. Khi bạn chọn trường đại học, cha mẹ luống cuống tìm ngôi trường tốt nhất cho con mình. Khi bạn đi làm và bị sếp mắng, cha mẹ luôn ở đó để nghe bạn than thở. Hãy nhớ lại đi, cha mẹ luôn ở đó khi bạn cần và sẵn sàng lắng nghe khi bạn cảm thấy yếu đuối trong tâm hồn.

Giải Thích Vì Sao Cần Phải Có Lòng Biết Ơn ?

Một người sống trong tâm trạng biết ơn sẽ hạnh phúc , thư thái , và dễ

thành công hơn rất nhiều so với những người hay oán trách . Lòng biết

ơn thường xuất phát từ những tấm lòng nhân hậu , những trái tim lạc

quan và mở rộng … Nhưng nếu sinh ra đời không được “lập trình” sẵn

cho phẩm chất này thì bạn hãy tự mình nuôi dưỡng bằng những cách sau

đây :

– Mở rộng lòng biết ơn :

Có biết bao điều để bạn đặt vào đó lòng biết ơn của mình . Việc tồn

tại trên đời này chẳng là một ân sủng hay sao ? hãy cảm ơn cha mẹ đã

sinh ra mình , là một người con gái Việt Nam trung hậu đảm đang , là

một người con trai Việt Nam dũng cảm , đầy bản lĩnh , Với những phẩm

chất tốt đẹp bẩm sinh của giới tính làm vui lòng biết bao người …Hãy

cảm ơn vì được sống trong một hành tinh xanh , giữa cộng đồng loài

người , là tạo vật thông minh , nhạy cảm nhất và không ngừng tìm cách

để cuộc đời ngày càng tốt đẹp hơn . Cảm ơn người thầy nghiêm khắc để

ta lo học hơn . Cảm ơn cả sự chê bai của bạn để ta nhìn lại mình . Cảm

ơn những thử thách , khó khăn đã hun đúc cho ta ý chí …

– Biểu lộ lòng biết ơn :

Hãy biểu lộ lòng biết ơn , bằng lời nói , ánh mắt , việc làm … Dù có

ai làm cho ta một việc rất nhỏ như nhặt hộ một cái mũ , chỉ cho một

con đường … Hãy biểu lộ lòng biết ơn với những người thương yêu ta

nhất , rằng ta sung sướng được sống với họ , được gặp họ … Tìm cách

cảm ơn những đồng nghiệp cùng ta hợp tác làm việc để hoàn thành một

sản phẩm , một nhiệm vụ . Cảm ơn sự gay gắt của sếp để ta cẩn thận hơn

… Hãy thì thầm cảm ơn sách báo cho ta tri thức , cảm ơn một bông hoa

cho ta mùi thơm . Ngay một người tình bỏ ta ra đi mà ta không còn cách

nào giữ lại cũng nên cảm ơn vì người ấy đã từng cho ta những giây phút

xao xuyến , đẹp đẽ … Cảm ơn đi , bạn sẽ thấy nhẹ lòng…

– Tạo cơ hội cho lòng biết ơn :

Vậy hãy ân cần chỉ đường cho một người khách lạ , nhường chỗ cho một

cụ già , nâng một em bé bị ngã , đỡ đần một người vác nặng , giúp một

người hoạn nạn , đón tiếp ai đó với nụ cười …Kẻ tạo ơn và người biết

ơn đều được nhấm nháp hương vị ngọt ngào như nhau.

Đây là bài viết mình tháy tâm đắc nhất.

Dạy Con Lòng Biết Ơn Cha Mẹ Là Cho Con Đôi Cánh Thành Công Mai Này

Một cô gái có thành tích học tập xuất sắc đến xin vào làm ở công ty lớn. Cô đã vượt qua nhiều vòng loại bên ngoài để tiến vào vòng cuối cùng do đích thân chủ tịch công ty phỏng vấn. Nhìn vào hồ sơ lý lịch, vị chủ tịch biết được quá trình học tập nghiên cứu của cô có kết quả rất tốt và chưa từng bị gián đoạn.

Chủ tịch hỏi: “Cô đã từng nhận được học bổng lần nào chưa?”.

Người phụ nữ: “Dạ thưa, chưa từng ạ”.

Chủ tịch: “Học phí có phải do cha cô trả không?”

Người phụ nữ: “Cha tôi mất khi tôi một tuổi. Mẹ là người trả tiền những khoản học phí cho tôi”.

Chủ tịch: “Vậy mẹ cô làm gì?”.

Người phụ nữ: “Mẹ tôi là nhân viên giặt là”.

Chủ tịch nghe xong liền bảo người phụ nữ xòe tay ra. Ông nhìn một lát rồi hỏi tiếp: “Cô đã từng giúp mẹ giặt quần áo bao giờ chưa?”.

Người phụ nữ: “Dạ chưa từng ạ. Mẹ luôn muốn tôi dành thời gian cho việc học nhiều hơn. Bên cạnh đó, công việc giặt giũ mẹ làm nhanh hơn tôi rất nhiều”.

Chủ tịch nói: “Tôi có một yêu cầu, hôm nay cô về nhà, hãy rửa tay cho mẹ rồi trở lại gặp tôi vào sáng ngày mai”.

Người phụ nữ cảm thấy rằng bản thân rất có thể được trúng tuyển. Sau khi trở về nhà, cô vui vẻ kể lại cho mẹ nghe về cuộc phỏng vấn và thực hiện rửa tay cho mẹ giống như chăm sóc đôi tay của em bé.

Ban đầu, cô vui vẻ rửa tay cho mẹ, nhưng dần dần… những giọt nước mắt trên gương mặt cô lăn xuống. Bởi vì đây là lần đầu tiên cô thấy tay mẹ bị bong tróc da, hơn nữa còn có một vết thương khiến mẹ cô cảm thấy đau đến phát run.

Giờ đây, cô mới cảm nhận được mẹ dùng đôi bàn tay bị bong tróc da hết lần này đến lần khác giặt từng bộ quần áo cho khách để có tiền cho cô đi học. Đôi bàn tay này là cái giá cho sự tốt nghiệp của cô. Sau khi rửa tay cho mẹ xong, cô đã tự mình giặt quần áo thay mẹ mà không nói một lời. Đêm hôm đó, nằm trên giường hai mẹ con cô đã nói chuyện rất lâu.

Chủ tịch nhìn vào đôi mắt đỏ của người phụ nữ và hỏi: “Cô có thể cho tôi biết, hôm qua cô đã làm gì khi về nhà?”.

Người phụ nữ trả lời: “Sau khi tôi rửa tay cho mẹ, tôi đã giúp mẹ tôi giặt quần áo”.

Chủ tịch nói: “Xin vui lòng cho tôi biết, cô cảm thấy thế nào?”.

Người phụ nữ nói: “Đầu tiên, tôi biết cách cảm ơn, không có mẹ thì không có tôi ngày hôm nay. Thứ hai, tôi biết rằng cần phải giúp mẹ làm việc để hiểu công việc khó khăn của bà. Thứ 3, tôi hiểu được tình yêu gia đình vô cùng trân quý”.

Chủ tịch nói: “Tôi chỉ muốn nhận một nhân viên biết cảm ơn, bởi vì có vậy người này mới cảm nhận được khó khăn vất vả của người khác. Tôi không phải là người giám đốc coi tiền là trên hết. Cô đã trúng tuyển”.

***

Nếu ngay từ nhỏ, đứa trẻ đã hình thành thói quen không biết nghĩ đến người khác, chỉ muốn được mọi người vây quanh cưng chiều thì khi trưởng thành, người này sẽ coi mình là trên hết. Cha mẹ khó khăn vất vả thế nào cũng không biết. Khi đi làm, người này hẳn là không biết được đồng nghiệp có những khó khăn vất vả gì mà chỉ biết đòi hỏi mọi người phải lắng nghe và dễ đổ lỗi cho người khác khi kết quả không thành.

Những đứa trẻ ích kỷ như vậy, có lẽ sẽ có thành tích học tập tốt khiến cha mẹ tự hào một thời gian. Tuy nhiên, khi trưởng thành, chúng sẽ không làm nên đại sự. Người này cũng không cảm nhận được hạnh phúc và vấp ngã liên tục. Đây chính là do tình yêu bao bọc quá lớn của cha mẹ tạo thành. Cha mẹ bao bọc quá mà thành hại con.

Chúng ta có thể cho con sống trong những ngôi nhà lớn, ăn những bữa ăn thịnh soạn, học piano và xem chương trình TV. Nhưng khi chúng ta cắt cỏ, chúng ta phải để con cái nhổ cỏ dưới ánh mặt trời. Sau khi ăn xong, chúng ta phải cho con rửa bát. Đây không phải là vì chúng ta không có tiền thuê người giúp việc, mà là đang giúp con hình thành lòng biết ơn và sẻ chia với người khác.

Giáo Dục Sớm Cho Trẻ: Vì Con Hay Vì Cha Mẹ?

“Giáo dục sớm” cứ tưởng là một “trào lưu”, nay đã thành một chương trình giáo dục được rất nhiều bậc phụ huynh ưa chuộng, tìm hiểu và đầu tư cho con mình. Thế nhưng, đến thời điểm hiện tại, việc giáo dục sớm đang vì các con hay vì cha mẹ?

Trên thế giới, khái niệm “giáo dục sớm” không có gì xa lạ, đặc biệt ở các nước có nền giáo dục tiên tiến như Anh, Mỹ, Úc, Nhật Bản… Cũng bởi có nguồn gốc từ cái tên những “ông lớn” trong ngành giáo dục thế giới, nên các bậc phụ huynh ở Việt Nam cũng quan tâm và không ít cha mẹ “phát cuồng” với những phương pháp giáo dục mới.

Học cho con…

Không thể phủ nhận lợi ích mà các phương pháp giáo dục sớm được nghiên cứu một cách đúng đắn mang lại. Trên thực tế, những năm đầu đời rất quan trọng cho trẻ, bởi đây là giai đoạn não bộ phát triển với tốc độ nhanh nhất, đạt đến 80% thể tích – và là cơ hội vàng để trẻ tiếp thu nhanh và phát triển khả năng, kỹ năng cần thiết cho mình.

Một đứa trẻ được dạy dỗ cẩn thận, đúng đắn trước 3 tuổi – và quá trình này cần được tiếp tục sau đó – sẽ giúp con có thiên hướng và cơ hội phát triển toàn diện hơn. Với lý do và mong muốn “tạo tiền đề”, cho con cơ hội phát triển toàn diện mà rất nhiều cha mẹ đang “điên cuồng” thử qua lại rất nhiều phương pháp một cách vô cùng kiên nhẫn.

Trẻ theo học chương trình giáo dục sớm đúng cách sẽ tự tin và hạnh phúc với cuộc sống theo một cách rất riêng

Hay học cho cha mẹ?

Không có gì sai khi phụ huynh trông chờ, hy vọng vào tương lai tươi sáng hơn của con cái. Với văn hóa người châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng, con cái thành công là niềm tự hào, hãnh diện của cha mẹ. Vì vậy, nhiều cha mẹ không tiếc tiền triệu, tiền trăm để đầu tư sớm cho con. Đôi khi, chỉ để có mục tiêu “ngắn hạn” là khoe “con em biết đọc rồi”, “con em nói tiếng Anh được từ hồi 3 tuổi, còn giỏi hơn tiếng Việt”…

Theo bà Phùng Thị Hải Âu – chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục sớm cho trẻ em cho rằng, “Giáo dục sớm không phải ép con biết đọc, biết viết sớm và cho rằng như vậy sẽ giúp con thông minh. Giáo dục sớm cho con cũng chính là cơ hội “dạy” cho chính cha mẹ. Bản thân cha mẹ cũng cần phải tìm hiểu đúng đắn các kiến thức nuôi dạy con, tạo ra cho con một môi trường học, môi trường sống năng động, dành nhiều thời gian cho con để giúp con tìm ra năng khiếu, sở thích và tiềm năng thực sự của mình. Và cuối cùng, đó là cho con một tuổi thơ hạnh phúc.”

Giáo dục sớm là giáo dục toàn diện, về ngôn ngữ, kỹ năng, tình cảm, xã hội… chứ không chỉ đơn giản là ép con học đọc, học viết. Và để như thế, cha mẹ là tấm gương sáng để con nhìn vào và học theo. Việc tiếp thu những cái mới trong sự vui vẻ, hạnh phúc, yêu thương của cha mẹ thông qua các trò chơi lành mạnh sẽ giúp các tế bào thần kinh của trẻ liên kết chặt chẽ với nhau, tạo được tiền đề cho việc học hỏi, tư duy và sáng tạo trong tương lai.

Việc học của trẻ mầm non chính là trải nghiệm thực tế và thu hoạch “vốn sống” cho riêng mình

Giáo dục sớm cho con là xu thế, và nếu ứng dụng đúng phương pháp, nó sẽ là giai đoạn quan trọng, “bản lề” và là tiền đề cho sự phát triển trí não của trẻ. Vì thế, cha mẹ cũng cần khéo léo và thông minh khi áp dụng các phương pháp học với mục tiêu “học để tốt cho con” chứ không phải vì “sĩ diện” của cha mẹ, cho bằng bạn bằng bè. Điều đó sẽ tạo áp lực không cần thiết, thậm chí là tổn thương nhận thức vĩnh viễn cho trẻ.