Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Phải Thay Thế Thức Ăn Lẫn Nhau Mới Nhất 5/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Trẻ Biếng Ăn? Bé Lười Ăn Phải Làm Sao?

Vị giác của trẻ mới bắt đầu hình thành nên thức ăn có mùi vị quá nồng, không phù hợp với khẩu vị của bé có thể gây ra chứng chán ăn

Hệ tiêu hóa của bé còn non yếu: Một trong những lý do hàng đầu gây nên tình trạng trẻ biếng ăn là hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt. Rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột sẽ khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy… Hệ tiêu hóa của bé hoạt động không tốt sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống của bé.

Bé bị ép ăn tạo nên tâm lý sợ ăn: Liên tục ép, giục con phải ăn hay thậm chí quát mắng, đe dọa con vô tình đã tạo nên áp lực tâm lý cho bé, khiến bé sợ hãi và muốn trốn tránh khi nhắc đến bữa ăn.

Bé biếng ăn do bệnh lý: Bé gặp khó khăn khi nhai, nuốt: bé bị viêm amidan, mọc răng, nấm lưỡi, áp xe lợi, viêm tuyến nước bọt… Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ biếng ăn.

Do vi khuẩn bệnh lý: Virus hay vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm một cơ quan nào đó, khiến trẻ sốt, ho, mệt mỏi…sẽ dẫn đến hệ quả tất yếu là trẻ không muốn ăn hoặc ăn rất ít.

Do bé không được bổ sung vi chất cần thiết: Vì rất nhiều lý do khiến cho bữa ăn của trẻ không cung cấp đủ lượng vi chất cần thiết cho bé: chất lượng của thực phẩm chưa đảm bảo, chế biến chưa đúng cách làm hao hụt lượng vi chất có sẵn, bé chỉ ăn một số loại thực phẩm nhất định…

Ngoài ra, trẻ biếng ăn còn là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe của trẻ như thiếu máu, còi xương, suy dinh dưỡng.

Bé lười ăn phải làm sao?

1. Trang trí các món ăn thành một bữa ăn đẹp mắt

Do vậy, đĩa đồ ăn trang trí với những hình thù con vật ngộ nghĩnh, bố trí khéo léo sẽ khiến bé thích thú ăn nhiều hơn.

2. Giúp bé cảm thấy thân thuộc và dễ chịu

Nếu không quen thì bé sẽ rất dễ từ chối món ăn thay vì việc ép bé ăn ngay từ đầu bạn nên giới thiệu cho bé chất dinh dưỡng của món ăn và bạn nên thường xuyên mang thức ăn tới bàn. Lần đầu có thế bé không ăn nhưng những lần sau bé sẽ chú ý đến tần suất xuất hiện của món ăn đó và thấy quen thuộc hơn và sẽ muốn thử ăn.

3. Câu thần chú “Giờ ăn tới rồi, Cà nhà đây rồi!”

4. Không sử dụng đồ ăn như một phần thưởng

Đồ ăn là để cung cấp và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể chứ bạn không nên sử dụng nó là một hình thức thưởng phạt nào hết. Ví dụ bạn hứa phần thưởng cho bé là một chiếc banhws hamburger và khoai tây chiên nếu bé được 10 điểm, những lần hứa phần thưởng như này không hề hay một chút nào nó sẽ làm cho bé thích ăn các món ăn ngoài hơn là ăn cơm mẹ nấu.

5. Bé của bạn rất thông minh – Vì thế hãy giải thích về sự thay đổi của món ăn

Mỗi khi có sự thay đổi về món ăn bạn cần bình tĩnh giải thích cho bé về sự thay đổi này. Ví dụ như bạn muốn giảm bớt cho bé sử dụng thịt đã qua chế biến nên bạn không mua cho bé xúc xích nữa. Khi đó bạn cần thuyết phục và nói lí do về sự thay đổi đó cho bé và lựa chọn cho bé đồ ăn phù hợp hơn. Bạn nên bình tĩnh giải thích chứ không nên lớn tiếng bắt ép be khiến bé sợ hãi hơn.

6. Giúp trẻ nhận biết mùi vị

Thấm 1 ít nước mát vào một chiếc khăn mềm khô rồi cho trẻ nếm. Sau đó bạn dần dần cho trẻ thử vị ngọt, tùy theo thời gian mẹ hãy cho trẻ tiếp xúc thật nhiều mùi vị khác nhau như vị mặn,vị chua, đắng, chát… chứ không chỉ cho trẻ tiếp xúc với một vị nhất định sẽ khiến trẻ khó cảm nhận được các mùi vị khác gây ra chứng biếng ăn. Phương pháp kích hoạt vị giác và kích thích tuyến vị này rất tốt để cải thiện sự thèm ăn của trẻ.

7. Thay đổi thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ

Đầu tiên là bé bú sữa mẹ nên khi bắt đầu cho bé ăn dặm bạn cần làm thức ăn từ loãng, nhuyễn cho đến đặc và dần là cứng theo từng thời điểm phát triển của bé cho bé quen dần. Cho trẻ ăn theo tuần tự từ đơn giản đến phức tạp này sẽ thúc đẩy cơ, xương hàm của trẻ phát triển nhanh chóng, đồng thời phù hợp với quá trình phát triển răng và khả năng nhai của trẻ.

8. Bổ sung sản phẩm kích thích trẻ ăn ngon miệng, tiêu hóa tốt

Một số loại thảo dược đã được người dân tại châu Âu và một số nước trên thế giới sử dụng để điều trị biếng ăn, khi được phối hợp lại với nhau để tăng cường khả năng tác động lên trẻ biếng ăn theo nhiều cơ chế khác nhau. Hiện nay, một số ít nhà máy sản xuất thảo dược tại Italia và châu Âu đã đạt tiêu chuẩn cGMP (FDA – Hoa Kỳ) chuyên sản xuất các chế phẩm chứa thảo dược chuẩn hóa có độ an toàn đặc biệt cao và hiệu quả nhanh, chuyên biệt chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ như Pharmalife Reserach.

Theo chúng tôi Nguyễn Thị Lâm Nguyên phó viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia: 5 loại thảo dược chuẩn hóa của châu Âu được chứng minh sử dụng hiệu quả và an toàn cho trẻ trong điều trị trẻ biếng ăn với 3 tác động toàn diện là hạt cỏ Cari, rễ Long đởm vàng, ngọn Centaury, Phấn hoa, Mầm lúa mì. Công thức này với 3 tác động như sau:

Kích thích tạo cảm giác ngon miệng cho trẻ.

Tăng cường khả năng tiết dịch tiêu hóa tự nhiên để thức ăn được tiêu hóa và hấp thu tốt nhất.

Bổ sung trực tiếp dưỡng chất tự nhiên từ dịch chiết Phấn hoa và Mầm lúa mì cho cơ thể nhanh chóng phục hồi sau giai đoạn biếng ăn.

Appetito bimbi là chế phẩm được chiết xuất tiêu chuẩn hóa từ các loại thảo dược trên và được sản xuất trên dây truyền cGMP, được chọn lọc và kiểm soát sinh học chặt chẽ với các tiêu chuẩn nghiêm ngặt tại Châu Âu. Sản phẩm có hương thơm hoa quả – thảo dược tự nhiên, vị ngọt thảo dược nên rất dễ uống, sản phẩm không chứa đường nhanh nên không gây nguy cơ béo phì, tiểu đường, bệnh lý chuyển hóa đường khi sử dụng kéo dài.

Để được tư vấn chi tiết về điều trị biếng ăn ở trẻ nhỏ, bạn đọc vui lòng liên hệ 1800 8070 hoặc đường dây nóng 0976807722.

Dị Ứng Thức Ăn Ở Trẻ Nhỏ Phải Làm Sao?

Dị ứng thức ăn ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh phải làm sao?

18 Sep 2019

Dị ứng thức ăn ở trẻ là hiện tượng gặp rất nhiều hiện nay khiến cho các bậc phụ huynh hết sức lo lắng… Đây là hiện tượng mà dân gian gọi là “ máu phong“…. Đặc điểm của hiện tượng sẽ làm cho trẻ bị ngứa, sưng đỏ, mẩn da..

1/ Dị ứng thức ăn ở trẻ là gì

Dị ứng thức ăn là triệu chứng của hệ miễn dịch cơ thể phản ứng với những thực phẩm không hợp với cơ thể. Ở những trẻ có cơ địa dị ứng – là những trẻ thường có nồng độ kháng thể IgE trong máu cao hơn bình thường.

Các kháng thể IgE còn gọi là kháng thể gây dị ứng bám trên bề mặt tế bào bạch cầu có tên là mastocyte còn gọi là dưỡng bào, chứa nhiều túi nhỏ bên trong có nhiều hóa chất trung gian như histamine, serotonin,…

Trong thức ăn có những protein “lạ” là những dị nguyên (allergen) khi hấp thu vào máu, gắn vào kháng thể IgE kích thích dưỡng bào phóng thích các túi chứa histamin, serotonin,… đi vào trong máu, gây ra triệu chứng dị ứng như ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở, và thậm chí là gây sốc.

2/ Triệu chứng, biểu hiện của trẻ

Dị ứng có thể xảy ra vài phút hoặc vài giờ sau ăn. Triệu chứng dị ứng thức ăn thường đa dạng, biểu hiện ở nhiều cơ quan như:

Sổ mũi (có chảy mũi), chảy nước mắt, hắt hơi và khò khè.

Ho nhiều (ho mạn tính).

Sưng phù quầng mắt.

Thường xuyên bị nhiễm lạnh hoặc viêm thanh quản

Nổi mề đay ở da khu trú hay toàn thân, thường xuyên phát ban trên da (chàm bội nhiễm, nổi ban, lác sữa ở trẻ nhũ nhi).

Ho vào ban đêm và nghẹt mũi vào buổi sáng.

Tiêu chảy, đau bụng, tiêu phân nhầy máu

Đầy bụng.

Mệt mỏi, đau đầu.

3/ Những loại thức ăn dễ gây dị ứng

Nguyên tắc điều trị dị ứng là phát hiện ra các dị nguyên nào là nguyên nhân gây dị ứng và tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Từ đó phải thay đổi thói quen ăn uống và cẩn trọng hơn trong việc sử dụng thức ăn cho trẻ

– Trứng, lòng trắng trứng.

– Cá, tôm, cua, ghẹ, trai, điệp, hào sò, vẹm (đồ biển)

– Các loại hạt.

– Ngũ cốc có chứa gluten (lúa mì, mạch đen, yến mạch và lúa mạch).

– Dioxyde lưu huỳnh và sulphit (các chất bảo quản thường sử dụng trong một số thức ăn và đồ uống).

– Một số trẻ nhũ nhi có tình trạng dị ứng với sữa

4/ Cách xử lý khi trẻ bị dị ứng thức ăn

Khi nghi trẻ bị dị ứng thức ăn thì đưa trẻ đi bác sĩ để chẩn đoán bệnh và có được lời khuyên hợp lý. Mỗi sản phẩm ăn uống đều có dán nhãn thành phần thức ăn nên phụ huynh dễ dàng hơn khi quyết định có thể và không thể cho con ăn cái gì.

Tình trạng dị ứng hoặc không dung nạp thức ăn có thể kéo dài hay tái phát làm các quí phụ huynh lo lắng nên cần nghe tư vấn từ một chuyên gia dinh dưỡng hoặc một bác sĩ nhi khoa.

Quý phụ huynh lưu ý, để ý xem mỗi lần con em mình dị ứng thì các cháu đã dùng thức ăn gì trong mấy ngày qua, từ đó “cắt nguồn dị nguyên” có thể để trẻ không bị dị ứng tái phát.

Một số trung tâm xét nghiệm có bộ kit làm thử nghiệm lẩy da (skin prick test) hoặc xét nghiệm máu tìm các loại dị nguyên khác nhau trong đó có các dị nguyên thức ăn khác nhau, giúp cho quí phụ huynh tránh được các thức ăn này cho con em mình, cũng như các dị nguyên khác như lông chó mèo,.. không cho trẻ tiếp xúc, hay “cắt bỏ” nguồn tiếp xúc.

Để điều trị triệu chứng dị ứng, các bác sĩ thường cho các thuốc kháng histamine có kèm hay không kèm thuốc corticoid dưới dạng uống hay bôi.

Tuyệt tối không tự ý mua sử dụng các thuốc trên mà phải theo kê toa và hướng dẫn của bác sĩ.

5/ Cách phòng tránh

+ Cách đơn giản nhất để tránh bị dị ứng thức ăn là loại bỏ thức ăn gây dị ứng đã được xác định ra khỏi khẩu phần ăn.

+ Cách phòng ngừa dị ứng thức ăn tốt nhất ở trẻ sơ sinh là nên cho trẻ bú sữa mẹ trong tối thiểu 4 – 6 tháng đầu (không bú thêm sữa bột), vì nó làm giảm tối đa việc tiếp xúc với các protein lạ, giúp hoàn chỉnh lớp bảo vệ ở ruột, giảm nguy cơ nhiễm trùng (nhiễm trùng làm dị ứng dễ bùng phát). Ở những trẻ này, nên bắt đầu cho ăn thức ăn đặc sau 6 tháng và khởi đầu bằng: gạo, thịt heo, thịt gà, chuối, lê, rau quả và các loại dầu tinh chế (không còn protein để gây dị ứng)

Các thức ăn nên tránh

Có một số loại thức ăn bạn nên tránh cho em bé ăn trước một độ tuổi nhất định, để tránh làm tăng nguy cơ bị dị ứng khi mà hệ miễn dịch của bé còn đang phát triển:

Gluten (trước 6 tháng): đây là một loại đạm có trong hạt ngũ cốc như: lúa mì, mạch đen, lúa mạch và yến mạch. Bạn nên tránh cho em bé ăn các thứ này trong 6 tháng đầu. Hãy xem kỹ các nhãn thức ăn có ghi dòng chữ “không chứa gluten”.

Cá (trước 6 tháng): cá có thể gây dị ứng ở một số trẻ, cho nên tốt nhất là không cho em bé của bạn ăn cá trước khi bé được 6 tháng tuổi. Khi em bé đã được 6 tháng tuổi thì cá có thể là một phần của chế độ ăn cân bằng.

Đậu phộng và các thức chứa đậu phộng: là món ăn không nên cho em bé trong gia đình có tiền sử bị dị ứng ăn cho đến khi em bé ít nhất được 3 tuổi. Nếu không có vấn đề gì khác thì các em bé có thể ăn các loại thức ăn trên từ 6 tháng tuổi trở lên.

….

Nguy Kịch Vì Dị Ứng Thức Ăn

Mới đây, các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương sau 4 ngày điều trị tích cực đã cứu sống một bệnh nhi bị dị ứng thức ăn khỏi tình trạng nguy kịch. Bệnh nhi được chuyển tới bệnh viện trong tình trạng suy thở, nghi do sốc phản vệ với thức ăn.

Suýt tử vong vì dị ứng thức ăn

Theo người nhà bệnh nhi, sau bữa cơm trưa gồm thịt gà, thịt lợn, măng tươi, mít, cháu Nguyễn Duy H. (14 tuổi, Bắc Ninh) xuất hiện nhiều nốt sẩn ngứa trên da, sưng nóng môi, mắt mờ, chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài nhiều lần…

Ngay khi thấy bé H. có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, đi ngoài, người nhà nghĩ cháu H. bị ngộ độc thực phẩm nên đã đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Ninh. Tại đây, tình trạng trẻ ngày càng nặng lên, bệnh nhi dần li bì, xuất hiện khó thở, tím tái, tụt huyết áp nên đã nhanh chóng được cấp cứu, đặt nội khí quản hỗ trợ hô hấp và được chuyển viện ngay.

Bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương trong tình trạng nguy kịch, suy thở, nghi do sốc phản vệ với thức ăn. Lập tức bệnh nhi được cấp cứu, sử dụng các thuốc vận mạch, chống sốc, an thần, thở máy đảm bảo duy trì các dấu hiệu sinh tồn trong giới hạn bình thường.

Sau 4 ngày điều trị tích cực, cháu H. đã thoát khỏi tình trạng nguy kịch, tự thở có ôxy hỗ trợ, mạch và huyết áp trở lại mức tương đối bình thường. Hiện tại, bệnh nhi đang được điều trị tại khoa Miễn dịch – Dị ứng lâm sàng.

 Những thực phẩm dễ gây dị ứng.

Những thực phẩm dễ gây dị ứng

Tôm, cá, sữa bò, trứng, lạc, đậu nành là những thực phẩm dễ gây dị ứng. Nếu như ở người lớn, ta thường thấy hay gặp dị ứng với tôm, cá thì với trẻ em phần nhiều là dị ứng với sữa bò, trứng và đậu nành là những thực phẩm dễ gây dị ứng.

Tỷ lệ trẻ bị dị ứng với sữa bò là 2,5%; trứng 1,3%; lạc 0,8%; đậu nành 0,4%. Các phản ứng dị ứng với các thực phẩm không chứa protein hoặc ít protein là hiếm khi xảy ra.

Dị ứng thức ăn là dị ứng với thực phẩm đưa vào đường tiêu hóa nhưng các biểu hiện chủ yếu lại ở da và những yếu tố gây nặng bệnh lại nằm ở đường hô hấp. Có đến 80% trẻ bị dị ứng có biểu hiện ở da, 20% có biểu hiện triệu chứng đường hô hấp, 20% có biểu hiện ở hệ tiêu hóa, các triệu chứng khác chỉ chiếm vài phần trăm. Dị ứng thức ăn nếu không được điều trị tốt có thể dẫn đến những hệ lụy không thể khắc phục được.

Những dấu hiệu nguy hiểm

Biểu hiện của dị ứng thức ăn khá nhanh. Chỉ từ vài phút đến khoảng 2 giờ sau khi cho trẻ ăn thực phẩm có chứa các dị nguyên gây dị ứng.

Đó là những biểu hiện nổi ở bề mặt cơ thể, dễ thấy, dễ quan sát. Ở mức độ nhẹ, trẻ có biểu hiện sưng môi, ngứa miệng lưỡi, ngứa hầu họng.

Ở mức độ vừa, trẻ sẽ bị ngứa khắp mình mẩy, nổi nốt đỏ kích thước lấm tấm hoặc có thể nổi thành những ban đỏ kích thước lớn, mắt có thể sưng đỏ, chảy nhiều nước mắt.

Ở mức độ nặng, trẻ có biểu hiện buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó thở và sốc dị ứng. Khi rơi vào trường hợp nặng cần xử trí nhanh chóng, nếu không có thể dẫn tới tử vong.

Khi có các biểu hiện ở mức độ nặng như tiêu chảy liên tục, khó thở đến tím tái, sốc phản vệ dữ dội. Khi có một hay tổ hợp các biểu hiện trên thì cần khẩn trương cấp cứu, đưa đến trạm y tế gần nhất trước khi chuyển đến bệnh viện có chuyên khoa.

Phải làm gì khi trẻ bị dị ứng?

Tuyệt đối tránh những thức ăn mà trẻ bị dị ứng, đặc biệt là trẻ dưới 3 tuổi, lứa tuổi bị dị ứng thức ăn cao nhất. Sự kết hợp ăn kiêng với một chế độ bù dưỡng chất từ thực phẩm bổ sung là một giải pháp an toàn.

Tuy nhiên, nhiều trẻ khi lớn lên có khả năng dung nạp các thực phẩm vốn đã từng gây ra dị ứng khi còn nhỏ. Hiện tượng này thường xảy ra với trứng, sữa, đậu nành. Có khoảng 85% trẻ em dung nạp được với trứng và sữa sau 3 – 5 năm, và khoảng 50% trẻ hết các phản ứng dị ứng ở độ tuổi 8 – 12 tuổi. Những đứa trẻ này tiếp tục sẽ hết dị ứng thức ăn khi lớn lên. Do vậy, chúng ta sẽ cho trẻ làm quen dần với những thực phẩm này ở độ tuổi đến trường để nhanh chóng trả lại cho trẻ một chế độ ăn cân bằng và đa dạng

 Khi cho trẻ ăn dặm cần thận trọng nếu trẻ có biểu hiện dị ứng thức ăn.

Trong tình huống này, khi mang thai, bà mẹ không nên ăn nhiều lạc và đậu nành nhằm hạn chế khả năng dị ứng cho trẻ trong độ tuổi bú mẹ.

Mặc dầu sữa mẹ chứa ít protein như trong chế độ ăn nhưng bà mẹ cho con bú nên hạn chế những thực phẩm mà có thể gây dị ứng cho trẻ nhằm làm an toàn hóa sữa mẹ.

Dị ứng có thể phòng tránh được không?

Chúng ta không nên chờ khi con mình xuất hiện các triệu chứng dị ứng rồi mới phòng tránh. Những trẻ bị dị ứng thức ăn khi nhỏ sẽ có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh dị ứng khác trong suốt cuộc đời, như viêm mũi dị ứng, chàm hoặc hen phế quản, đó là “tiến trình dị ứng”.

Nếu xác định trẻ có nguy cơ cao nên sử dụng các phương pháp phòng ngừa dị ứng sớm qua chế độ ăn:

– Bú mẹ hoàn toàn ít nhất 6 tháng, loại bỏ các dị nguyên thức ăn trong chế độ ăn của mẹ.

– Trường hợp không có sữa mẹ nên sử dụng các công thức sữa giảm tính dị ứng với đạm thủy phân một phần, tránh sử dụng sữa bò.

– Không nên cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi. Khi trẻ ăn dặm nên làm quen với các loại thức ăn từ từ, ăn một loại thức ăn mới mỗi tuần để theo dõi và tránh các loại thức ăn dễ gây dị ứng như: Lòng trắng trứng, lạc, hải sản (tôm, cua, sò điệp khô và tươi). Những thức ăn này nên tập cho trẻ ăn sau 12 tháng tuổi.

Bác sĩ Nguyễn Minh Ngọc

Theo suckhoedoisong.vn

Tại Sao Phải Thay Dầu Xe Máy? Lịch Thay Dầu Cho Xe

[Giải đáp] Tại sao phải thay dầu xe máy? Lịch thay dầu cho xe

Đánh giá bài viết

Tại sao phải thay dầu xe máy?

Trong quá trình vận hành, dầu xe của bạn sẽ chứa một số mạt sắt và cặn bẩn do quá trình ma sát của động cơ gây ra. Một số loại cặn bẩn phổ biến như muội carbon bám trên xi lanh, mạt kim loại mài mòn sinh ra bởi các chi tiết máy ma sát với nhau hoặc do các lá bố chà lên đĩa (xe số). Nếu để lâu và không tẩy rửa sẽ khiến các cặn bẩn đóng trong động cơ, gây hư hại các các bộ phận bên trong xe. Nguyên nhân chính là do ma sát mạnh của các bộ phận bên trong như xi lanh và hộp số.

Chính vì vậy, bạn cần thay dầu xe máy để lọc bớt cặn và các chất bẩn có trong dầu. Ngoài ra, nhiều lại dầu hiện nay có chứa các thành phần phụ gia giúp tẩy rửa và phân tán; chúng giúp làm sạch những cặn bẩn dính bên trong động cơ.

Thành phần phụ gia trong dầu xe máy bị hao mòn

Các thành phần phụ gia có trong dầu xe máy, bao gồm:

– Phụ gia làm sạch

– Chất chống oxy hóa

– Phụ gia ngăn cản các phản ứng hóa học do tác động từ môi trường

– Phụ gia chống mài mòn các chi tiết động cơ

Sau một thời gian sử dụng, các chất phụ gia này sẽ bị hao mòn hoặc thay đổi tính chất sẽ rất có hại cho động cơ của xe. Do đó, bạn nên thay dầu xe định kỳ để đảm bảo những thành phần phụ gia có trong dầu nhớt luôn ổn định để bảo vệ động cơ.

Đa số các loại dầu nhớt đều bị biến tính theo thời gian; nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt tỏa xuống từ buồng đốt trong quá trình động cơ hoạt động. Khi hấp thụ một nhiệt lượng quá lớn tỏa xuống, dầu sẽ sinh ra hiện tượng bay hơi. Nếu vẫn tiếp gia nhiệt, dầu sẽ tới cực điểm flashpoint, dẫn đến cháy hoặc nổ.

Thông thường, dầu xe máy sẽ được pha thêm các chất phụ gia đặc biệt để làm tăng nhiệt độ flashpoint lên. Tuy nhiên, những chất này sẽ bị giảm dần và trong quá trình sử dụng nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào mỗi loại, mỗi hãng.

Nên thay dầu xe máy khi nào?

Bao lâu thay dầu xe máy 1 lần? Thời gian thay nhớt định kỳ cho xe gắn máy còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ sử dụng, tốc độ chạy xe, xe máy mới hay cũ, môi trường,…

Theo các chuyên gia về dầu nhớt xe máy, sau 1000km đầu tiên buộc phải thay nhớt. Sau khi thay nhớt xe máy lần đầu, bạn nên thay nhớt định kỳ tiếp sau mỗi 2000km đối với xe đời mới và từ 1000 – 1500 km đối với xe cũ. Tuy nhiên, thời gian thay dầu có thể được rút ngắn tùy theo tuổi thọ của xe, môi trường sử dụng và phụ thuộc vào những dấu hiệu khi xe máy cần thay dầu.

Ở Việt Nam, do một số yếu tố tác động và điều kiện mặt đường không tốt, các hãng xe thương khuyến cáo nên thay dầu định kỳ theo lịch bảo dưỡng trong sách hướng dẫn sử dụng cho từng loại xe.

Thêm vào đó, trước khi thay dầu cho xe máy, bạn nên để động cơ nghỉ từ 30 – 60 phút, sau đó mới dùng kìm lót để mở que thăm nhớt. Nếu que thăm nhớt không ướt và dưới mức có đánh dấu X nghĩa là hết dầu. Nhớt có màu vàng nhạt, loãng và phai ra từ từ là còn sử dụng được. Trường hợp nhớt chuyển sang màu xám đen và loãng ra nhanh chóng thì phải thay ngay.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại dầu khác nhau. Tùy vào thành phần của cấu tạo của chúng các mức giá đưa ra cũng khác nhau. Để trả lời câu hỏi “Thay dầu xe máy hết bao tiền?” các bạn cần xác định được các yếu tố sau đây:

Điều đầu tiên, bạn cần xác định được loại xe mà mình đang sử dụng là xe số hay xe tay ga, bởi mỗi loại xe sẽ cần một loại dầu nhớt chuyên dụng, từ đó mà giá thành sản phẩm cũng có sự chênh lệch. Xe tay ga truyền động vô cấp bằng ly hợp khô và dây đai, trong khi đó xe số lại truyền động bằng ly hợp ướt và bánh răng. Bởi vậy, dầu dành cho xe số thường đặc hơn so với dầu dùng cho xe tay ga.

Thay dầu xe máy Honda bao nhiêu tiền cũng là một trong những mối quan tâm của nhiều người. Trên thị trường có rất nhiều loại dầu, đây là một trong những yếu tố chính ảnh hưởng đến giá dầu cho xe Honda nói riêng và các loại xe gắn máy nói chung.Một số loại dầu được sử dụng phổ biến hiện nay như:

– Dầu nhớt gốc khoáng: là loại dầu thường được khai thác từ mỏ dầu dưới lòng đất. Sau khi được chưng cất, nhà sản xuất sẽ cho thêm chất phụ gia để tạo thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Sản phẩm này thường được có giá khoảng 100.000 đồng.

– Dầu nhớt tổng hợp: là một trong những dòng sản phẩm cao cấp, được tạo từ phòng thí nghiệm. Các phân tử trong loại dầu này có cấu tạo động nên có tính bôi trơn cao, mát máy và ít hao hụt. Tại các gara sửa chữa xe máy thay loại dầu này khoảng 150.000 đồng.

– Dầu nhớt bán tổng hợp: loại dầu này được làm từ dầu tổng hợp nguyên chất và dầu gốc khoáng. Thông thường, người ta sẽ không sử dụng dầu nhớt bán tổng hợp để thay nhớt cho xe máy Honda. Giá của loại dầu này dao động từ 100.000 – 150.000 đồng.