Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Phát Xít Thắng Thế Ở Đức Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Cùng Đi Tìm Câu Trả Lời Vì Sao Chủ Nghĩa Phát Xít Thắng Thế Ở Đức

Chủ nghĩa phát xít là gì?

Định nghĩa về chủ nghĩa phát xít

Chủ nghĩa phát xít là một hệ tư tưởng chính trị và phong trào số đông gắn liền với sự độc tài, dã man, tàn bạo và chiến tranh. Có rất nhiều tranh cãi xung quanh định nghĩa và bản chất của chủ nghĩa phát xít, tuy nhiên nhìn chung chủ nghĩa phát xít được cấu thành bởi những yếu tố sau chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi, chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa độc tài quân sự, chủ nghĩa quân phiệt,.. Một định nghĩa khá dễ hiểu về chủ nghĩa phát xít đó là lực lượng đế quốc phản động, hiếu chiến, có chủ trương thủ tiêu, đàn áp mọi quyền tự do cơ bản của con người và gây ra chiến tranh xâm lược nhằm thống trị thế giới.

Sự hình thành chủ nghĩa phát xít trong lịch sử

Chủ nghĩa phát xít tại Đức

Một trong những quốc gia bị thống trị bởi chủ nghĩa phát xít nổi tiếng nhất trong lịch sử đó chính là Đức. Phát xít Đức dưới sự lãnh đạo của Adolf Hitler đã gây ra rất nhiều tội ác kinh hoàng, trong đó bao gồm việc châm ngòi chiến tranh thế giới thứ 2 – một trong những cuộc chiến thảm khốc nhất trong lịch sử nhân loại. Chủ nghĩa phát xít Đức hình thành từ sự ra đời của Đảng Công nhân Đức Quốc gia Xã hội chủ nghĩa, gọi tắt là NAZI. Từ một nhóm nhỏ cảnh hữu, NAZI đã trở thành đảng chính trị lớn nhất trong nghị viện vào cuộc tổng tuyển cử năm 1932. Ngày 30/1/1933, Adolf Hitler được bổ nhiệm làm Thủ tường Đức, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng của nước Đức – Quốc xã chiếm quyền lực. Chủ nghĩa phát xít Đức lúc này không chỉ là một hiện tượng chính trị mà còn trở thành chế độ chính trị xã hội.

Vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức?

Khủng hoảng kinh tế trầm trọng

Như các quốc gia phương Tây khác, Đức cũng gánh chịu hậu quả nặng nề từ cuộc tổng khủng hoảng kinh tế xã hội 1929 – 1933. Tuy nhiên nền kinh tế nước Đức lại phải nhận khủng hoảng nghiêm trọng hơn cả vì trước đó nước Đức đã chìm sâu trong hỗn loạn, bạo động và bất ổn. Nguyên nhân của tình trạng này đó là Đức phải bồi thường thiệt hại chiến tranh sau khi Thế chiến I kết thúc. Chính phủ đã tiến hành in tiền để trả nợ và dẫn tới hậu quả là lạm phát tăng cao và các cuộc bạo động diễn ra liên tiếp. Chính vì vậy khủng hoảng kinh tế thế giới nổ ra đã tác động hết sức tàn khốc đối với nước Đức.

Sự bất lực của chính Đảng

Ảnh hướng của Đảng Quốc xã và Hitler

Một trong những câu trả lời cho câu hỏi vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức đó chính là sự ảnh hưởng của Hitler và Đảng Quốc xã. Trong tình hình khủng hoảng tăng cao, Đảng Quốc xã đã nắm bắt đúng thời cơ để tăng thêm lòng tin từ người dân. Với tài hùng biện và thủ đoạn tuyên truyền của mình, Hitler đã khiến người dân tin rằng đảng Quốc xã sẽ có những chính sách hiệu quả nhằm tái lập trật tự trong xã hội, đưa nền kinh tế trở về thời kỳ hoàng kim và nâng cao uy tín của Đức trên trường quốc tế. Cùng lúc đó, Đảng Quốc xã chi tiêu mạnh hơn cho quân sự và vận dụng kinh tế hỗn hợp, từ đó phần nào khôi phục được nền kinh tế và chấm dứt nạn thất nghiệp. Có thể nói, Hitler và đảng Quốc xã đã mở ra một con đường mới đầy hi vọng cho nước Đức. Chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức là một kết quả tất yếu dưới sự thúc đẩy của những sự kiện đã diễn ra trong lịch sử. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ vì sao chủ nghĩa phát xít thắng thế ở Đức và hiểu về một trong những giai đoạn lịch sử đầy biến động này của nước Đức.

Trong Cuộc Chiến Internet, Vì Sao Google Thắng Thế Còn Yahoo Thua Đau?

Vì sao hai kẻ sinh ra gần như cùng một thời điểm, huy hoàng cùng nhau mà bởi lựa chọn hai hướng đi khác nhau nên trở thành “người thắng kẻ bại”?

Những gì chúng ta đang chứng kiến trong hiện tại có thể là những tháng ngày cuối cùng của Yahoo với tư cách một công ty độc lập. Chẳng ai ngờ được, cách đây chỉ một thập kỷ, Yahoo từng là đối thủ sát sườn với Google, công ty hiện giữ vị trí doanh nghiệp có giá trị thị trường lớn nhất thế giới.

Vì sao sinh ra gần như cùng một thời điểm, huy hoàng cùng nhau mà bởi lựa chọn hai hướng đi khác nhau nên họ trở thành “người thắng kẻ bại”?

Tư duy về cơ sở hạ tầng của Google tương phản mạnh mẽ so với Yahoo

Vào thời kỳ đầu của thiên niên kỷ mới, Google và Yahoo bắt đầu những kế hoạch rất khác nhau nhằm mở rộng quy mô để đáp ứng với yêu cầu của một nền kinh tế Internet (tìm kiếm, email, bản đồ…) ngày càng lớn lên về cả lượng và nhu cầu. Về phía Yahoo, công ty này chọn giải pháp sử dụng các thiết bị lưu trữ dữ liệu NetApp, cho phép công ty bổ sung thêm không gian máy chủ với tốc độ chóng mặt. Hầu hết mọi dịch vụ của Yahoo cung cấp đều phải chạy trên các thiết bị lưu trữ dễ sử dụng và thiết lập nhanh của NetApp, giúp Yahoo nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của thị trường (và sớm trở thành khách hàng lớn nhất của NetApp).

Thế nhưng, anh “hàng xóm” ở Mountain View – Google – lại bắt đầu bằng cách xây dựng nên chính cơ sở hạ tầng phần mềm của mình, hay còn được biết đến với cái tên Google File System. Hệ thống này là nền tảng phục vụ nhiều mục đích sử dụng khác nhau cho tất cả các dịch vụ của Google thuộc hệ sinh thái tương lai của công ty. Thay vì sử dụng các thiết bị lưu trữ tân tiến nhất làm nền tảng, Google File System sử dụng các máy chủ doanh nghiệp hỗ trợ cấu trúc linh hoạt và bền bỉ, có thể xử lý các vấn đề về khả năng mở rộng và sự bền bỉ, đơn giản hóa và đẩy nhanh tốc độ những lần triển khai ứng dụng web trên diện rộng, từ ứng dụng bản đồ đến ứng dụng lưu trữ.

Cách tiếp cận của Yahoo bộc lộ những điểm yếu

Phải mất tới 4 năm phát triển liên tục và rất nhiều tài nguyên kỹ thuật thì Google File System mới đạt tới cấp độ mà công ty đã đề ra khi xây dựng hệ thống này. Trong khi đó, Yahoo có thể bổ sung các thiết bị lưu trữ NetApp gần như ngay lập tức để đáp ứng với nhu cầu dịch vụ ngày càng tăng lên. Trong cuộc chiến thống trị mảnh đất Internet, Yahoo dường như đã bỏ xa Google.

Thế nhưng, cách tiếp cận của Yahoo bắt đầu bộc lộ một số lỗ hổng. Khi nhu cầu mở rộng và đa dạng hơn, một nền tảng hạ tầng dựa trên thiết bị xuất hiện các nhược điểm như công tác kỹ thuật ngày càng nhiều, môi trường ngày càng phức tạp và không hiệu quả, và hơn hết là tốn chi phí. Khi Yahoo mở thêm một dịch vụ mới, công ty này buộc phải thiết lập lại nền tảng của NetApp cho phù hợp với mục đích sử dụng

Kết quả là mỗi một dịch vụ mới được đưa ra lại gặp những khó khăn giống nhau, ví dụ như Yahoo Search và Yahoo Mail đều từng phải xử lý rất nhiều vấn đề trên những nền tảng khác nhau. Chính nền tảng phân tán đó đã làm lãng phí tài nguyên, bởi mỗi một trường hợp lại phải sử dụng một không gian máy chủ riêng và các tính năng lại không thể chia sẻ trên các nền tảng.

Điều quan trọng nhất là chi phí để chạy các thiết bị NetApp ngày càng tăng lên, chiếm một phần không nhỏ trong doanh thu của Yahoo.

Yahoo “vất vả”, Google “nhàn tênh”

Trái lại, Google đã xây dựng hệ thống dữ liệu có khả năng đoán trước những khó khăn, vì thế việc bổ sung thêm các tính năng sử dụng mới hoặc chỉnh sửa hạ tầng kiến trúc có thể được thực hiện một cách hiệu quả. Ví dụ như sau khi mua xong YouTube, Google có thể đơn giản nói rằng “hãy ném cái của bạn đi và chúng tôi sẽ sử dụng nền tảng của mình cho bạn”. Các kỹ sư có thể cập nhật hạ tầng kiến trúc một lần và giải pháp này có thể được áp dụng trên toàn bộ dịch vụ của Google.

Khi chi phí và độ phức tạp của nền tảng hạ tầng Yahoo lựa chọn ngày càng tăng lên, công ty này đã đuối sức trong nỗ lực bắt kịp với tốc độ của Google khi triển khai và phát triển các ứng dụng mới.

Hiểu rõ vấn đề trước khi đưa ra giải pháp

Khi bạn hình dung ra một vấn đề, bắt đầu từ những thứ nhỏ nhất. Dù bạn có là một kỹ sư hay một chủ doanh nghiệp (hoặc cả hai), hãy nhắm mắt, không nhìn vào những vấn đề hiện có và cách giải quyết chúng, lờ đi những gì bạn đã làm trước đây và xây dựng một giải pháp lý tưởng. Sau khi đã hoàn thành xong điều đó, bạn có thể quyết định nên sử dụng giải pháp hiện có nào và cần xây dựng lại những gì.

Đây là một yếu tố then chốt để thành công cho rất nhiều startup đã tạo nên huyền thoại trên thị trường. Đương nhiên, sẽ có lúc lựa chọn giải pháp “bắt đầu từ những thứ cơ bản nhất” đồng nghĩa với việc hy sinh khả năng phát triển ngay lập tức để đánh đổi bằng sự bền vững lâu dài, đặc biệt trong một thế giới vận hành với tốc độ cao như Thung lũng Silicon, điều này lại càng là một thách thức.

Những giải pháp sửa chữa nhanh lại đem lại nhiều nguy cơ lớn hơn về độ phức tạp cũng như không hiệu quả. Google đã xây dựng một nền tảng rộng hơn có thể mở rộng ra toàn bộ các trang web, tập trung vào sự đơn giản và linh hoạt, trong khi đó, sự phức tạp của cơ sở hạ tầng của Yahoo có thể là lý do dẫn đến việc Yahoo có ngày hôm nay.

Phát Triển Nhiều Đức Tính Tốt Ở Trẻ – Kipkis

Phát triển nhiều đức tính tốt ở trẻ

Thích tìm hiểu

Nếu trẻ ham hiểu biết, không nên vì lý do “khác với mong muốn của cha mẹ” mà ngăn cản trẻ. Hãy để trẻ tự do phát triển, như thế trẻ sẽ nhanh tiến bộ. So với việc đưa ra cho trẻ nhiều hình mẫu, để trẻ được tìm tòi sâu vào cái mà trẻ ham thích sẽ tốt hơn. Khi trẻ quan tâm sâu sắc đến một vấn đề, sức tập trung và khả năng suy nghĩ của trẻ sẽ tăng lên, khả năng tiếp thu cũng tăng.

Với trẻ thích quá nhiều thứ, cha mẹ hãy giúp đỡ để trẻ tìm thấy phương hướng riêng.

Tâm hồn phong phú

Làm thế nào để có thể nuôi dưõng tâm hồn cho trẻ? Việc này phải làm ở giai đoạn trẻ từo – 3 tuổi.

Giai đoạn trẻ ở o tuổi nên cho trẻ ra ngoài xem các trẻ khác chơi, khi trẻ 1 – 2 tuổi, cho đi chơi nhiều hơn, gặp gỡ bạn bè nhiều hơn. Nếu không có những trải nghiệm đó, chỉ chơi loanh quanh trong nhà, thì trẻ sẽ chỉ biết đến mẹ, tâm hồn trẻ sẽ bị giới hạn. Hãy cho trẻ đi chơi những noi như thủy cung trên cạn, vườn bách thú, về quê, càng nhiều càng tốt.

Cha mẹ có thể nhờ trẻ đi mua đồ, mua rau quả, dạy trẻ tự đi xe buýt, xe điện trên một chặng nào đó, nếu có nhầm lẫn cũng là một trải nghiệm thú vị. Hãy bắt đầu từ những noi gần nhất.

Tính tình vui vẻ

Trẻ luôn vui vẻ là do được hưởng đầy đủ tình yêu của mẹ, được chú ý phát triển năng lực, bản thân trẻ cũng thấy tự tin. Khi hòa nhập vào tập thể được người khác tôn trọng, bản thân trẻ cũng biết giúp đỡ người khác, có tính cộng đồng cao.

Người mẹ hãy cho con tình yêu trọn vẹn, hãy cố gắng tạo điều kiện cho trẻ phát triển càng nhiều khả năng càng tốt, bên cạnh đó cũng nên cho trẻ giao lưu thật nhiều.

Biết thông cảm

Sự cảm thông không phải là thứ có thể học được từ sách vở, mà là từ giáo dục ý thức. Biện pháp là hãy nhờ trẻ giúp đỡ những việc phù hợp ngay từ nhỏ. Để trẻ có thể hiểu được tâm tư người khác thì đầu tiên hãy cho trẻ thấy rằng việc giúp đỡ người khác là mang lại niềm vui cho họ và nhận được lời cảm ơn cũng là một niềm vui. Bản thân trẻ cũng sẽ dần dần cảm nhận được niềm vui từ đó.

Kỹ lưỡng, tỷ mỉ

Đức tính này có thể rèn luyện được nhờ việc cho trẻ tự chơi ghép hình. Không được cho trẻ chơi các hình đã được ghép sẵn, vì như vậy trẻ sẽ không có khả năng tập trung, sẽ quen với việc “ăn sẵn”. Hãy cho trẻ chơi những đồ chơi mà phải tự mình bỏ công sức mới chơi được. Chú ý mua cho trẻ nhiều sách có hình ảnh.

Làm việc cẩn thận

Làm mọi việc cẩn thận là đức tính có thể huấn luyện trẻ ngay từ nhỏ.

Ví dụ, ngoài vẽ tranh, có thể cho trẻ chơi những trò có tính tỉ mẩn như dán tem, ghép hình… cũng rất có tác dụng. Cho trẻ làm cả những việc cần theo dõi quan sát kỹ lưỡng như trồng hoa, nuôi con vật.

Có cá tính

Đứa trẻ cá tính là đứa trẻ có một tài năng đặc biệt nào đó. Có thể là ngoại ngữ, bơi lội, âm nhạc, múa,… Hãy giúp trẻ phát triển kỹ năng đó thật tốt.

Ngoài ra, những trẻ này có tính cạnh tranh, không muốn thua kém bất kỳ ai. Cha mẹ hãy để trẻ được hướng đến lĩnh vực mà trẻ rất thích, rất giỏi và rất chuyên tâm.

Tính sáng tạo

Tính cách của trẻ chủ yếu hình thành ở nửa sau của giai đoạn 2 tuổi, đây là thời kỳ quan trọng nhất để phát huy tính sáng tạo ở trẻ.

Để trẻ phát huy tính sáng tạo, cha mẹ hãy luôn tỏ ra thích thú với những thứ con đã làm ra. Với những thứ mà con đã bỏ nhiều công sức, hãy chụp ảnh lại, treo lên tường hoặc cho vào album. Sau đó hãy khuyên khích con làm cái khác đẹp hơn nữa. Với cách làm này, dần dần sẽ có được 1, 2, rồi 5, 10 cuốn album, như vậy, trí sáng tạo của trẻ đã được nuôi dưỡng rất tốt.

Tóm lại, nếu cha mẹ thường xuyên chỉ cho con làm thế này, thế kia, thì sẽ tạo cho con thói quen nhờ vả, vì vậy nhất thiết không được làm giúp mà để con tự làm, sau đó khen ngợi thành quả của con.

Tính tích cực

Người mẹ hãy suy nghĩ xem ở nhà có nói quá nhiều không, có sai bảo con bằng mệnh lệnh không? Hãy thử đặt mình ngang hàng với con, rồi nhờ con giúp đỡ xem. Khi làm như vậy, trẻ sẽ rất hứng thú, sẽ cố tự suy nghĩ, dần dần làm được nhiều việc, trở thành một đứa trẻ tích cực.

Nếu cha mẹ xen vào quá nhiều, chăm lo cho con quá mức cần thiết, sẽ dẫn đến tình trạng không có chỉ dẫn của cha mẹ thì con không biết phải làm thế nào. Trẻ luôn nghĩ cha mẹ sẽ bảo mình làm và cứ thế chờ đợi, dần dần sinh ra không tự giác. Thói quen đó phải sửa càng sớm càng tốt.

Biết nói lên cảm giác của mình

Để trẻ có thể nói lên cảm nhận của mình và có cách ứng xử tích cực thì phương pháp lặp Yamabiko (Yamabiko nghĩa là tiếng vọng) rất có hiệu quả. Phương pháp Yamabiko là phương pháp mà người mẹ bỏ hẳn nhũng câu mệnh lệnh dành cho con, thay vào đó là lắng nghe lời nói của con. Con nói gì thì mẹ sẽ lặp lại gần như thế.

Giả sử con nói: “Mẹ ơi, anh con tệ lắm!”

Người mẹ sẽ nói: “Anh con tệ lắm? Tệ như thế nào nhỉ?”

“Anh đánh con.”

“Vậy là anh con đã đánh con đấy! Sao anh lại đánh con?”

“Chẳng có gì cả mà anh lại đánh con.”

“À, chẳng có gì cả mà anh lại đánh con! Tại sao chẳng có gì cả mà anh lại đánh con nhỉ?”

Cứ như vậy, dùng phương pháp Yamabiko lặp lại những gì trẻ đã nói và tiếp tục hội thoại theo cách đó. Nhờ phương pháp này, đối thoại giữa hai mẹ con được hình thành, trẻ sẽ dần biết cách đối đáp. Trẻ cũng sẽ tích cực phát ngôn khi đi nhà trẻ, mẫu giáo.

Tính tự chủ

Tính tự chủ thể hiện qua việc tự làm và tự chịu trách nhiệm, xuất phát từ tính độc lập của trẻ. Tính cách này không tự nhiên có mà phải nhờ vào cách nuôi dạy của cha mẹ.

Người luôn suy nghĩ đến những điều có ích cho người khác, khiến người khác nghe theo ý kiến của mình, được cho là người có tính tự chủ.

Rèn luyện tính tự chủ, đầu tiên là phải tuân theo các quy tắc chung, phải học các luật lệ xã hội. Nếu không có ý thức nghiêm chỉnh tuân thủ trật tự chung, tự do làm những điều mình thích, thì khi lớn lên sẽ trở thành người không có khả năng tự kiểm soát.

Giáo dục trẻ nhỏ, ban đầu phải theo một khuôn khổ nhất định. Học các việc khác cũng như thế. Tiếp sau đó mới là vượt ra khỏi khuôn khổ và tự tạo ra hình ảnh của chính mình. Đó là căn bản của việc giáo dục ý thức tự chủ.

Có hứng thú

Muốn trẻ có hứng thú, phải quan sát thật kỹ lưõng để tìm ra những khả năng nổi bật của trẻ để khen ngợi và khuyến khích. Hãy cố gắng ghi lại những điểm đặc biệt trong hành động của trẻ.

Cha mẹ thường có khuynh hướng chỉ nhìn thấy những điểm chưa được ở con mà bỏ qua mất điểm tốt. Hãy quan tâm tới mặt mạnh của con, giúp con nhận thức được khả năng tuyệt vòi của bản thân. Khi trẻ hiểu rõ điều đó, trẻ sẽ có thể phát huy năng lực của mình ngày càng tốt hơn.

Động viên khen ngợi trẻ chính là để xóa đi màn sương mờ che phủ tâm hồn trẻ. Trẻ phải nhận thức được thế mạnh của mình thì mới cố gắng phấn đấu được. Đầu tiên trẻ chỉ có thể giúp được những việc rất nhỏ, nhưng không được chê cười trẻ. Nếu trẻ nói muốn tự mình làm việc gì đó, cũng không được trêu chọc.

Hàng ngày, hãy ghi chép lại những việc khiến con thích thú và làm tốt, chắc chắn sẽ có ích. Ban đầu có thể không đến năm việc mỗi ngày, nhưng sau có khi sẽ lên tới 50 việc tốt. Bản thân người mẹ hãy thay đổi cách nhìn với con mình.

Vô tư không lo lắng

Hãy dạy cho trẻ rằng, nếu trẻ có ấn tượng mạnh với một việc gì đó, thì hãy nhất quyết thực hiện. Thực hiện điều mình ấp ủ là quy tắc quan trọng thứ nhất.

Phần đông mọi người có thói quen suy nghĩ không tích cực, vì thế khó có thể thành công được. Nếu có thói quen suy nghĩ lạc quan thì sẽ làm được, ngược lại nếu luôn có thói quen bàn lùi thì sẽ không thực hiện được, đó là quy tắc quan trọng thứ hai. Theo quy tắc này, người hay lo lắng sẽ có kết cục thất bại. Quá lo lắng thì sẽ nhận được kết quả đúng như mình đã lo lắng, đó là quy tắc quan trọng thứ ba. Vì vậy, hãy tạo cho mình thói quen không lo lắng.

Với trẻ con, hãy dùng những câu nói kiểu như “Con chắc chắn sẽ làm được”, để tạo sự tự tin cho con. Nếu ngay từ khi con còn nhỏ, cha mẹ luôn tự nhủ lạc quan, không từ bỏ giữa chùng, thì sẽ nuôi dạy con thành công.

Tác phẩm, tác giả, nguồn

Tác phẩm: 300 thói quen rèn luyện nhân cách cho trẻ

Tác giả: Shichida Makoto

Nhà xuất bản: Nhà xuất bản Dân trí

Nhà phát hành: Công ty CP Sách Alpha

“Like” us to know more!

Knowledge is power

Vì Sao Giá Ôtô Ở Việt Nam Đắt Nhất Thế Giới?

(DĐDN) Giá ôtô ở Việt Nam quá cao và nếu cộng thuế thì Việt Nam là một trong những nước có giá xe bán ra đắt đỏ nhất thế giới, đồng thời cũng là một trong những nước kém nhất về sức mua tính theo đầu người. Tại sao?

Chỉ có 13 hãng xe ôtô tham dự Triển lãm Ôtô Việt Nam 2012 (VNMS 2012) hồi tuần trước, trong đó có 7 nhà sản xuất thuộc Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) và 6 nhà nhập khẩu. Họ mang tới vài chục mẫu xe trưng bày trên khoảng diện tích 5.000 mét vuông thuộc khu Triển lãm Giảng Võ, Hà Nội. Nếu so với số lượng tên tuổi các nhà sản xuất ôtô trên thế giới, và đặc biệt là số lượng mẫu xe mới mà các hãng giới thiệu hàng năm, những con số trên chẳng thấm vào đâu. Điều này cho thấy qui mô của ngành công nghiệp ôtô và thị trường ôtô Việt Nam hiện nay khiêm tốn tới mức nào.

5 loại thuế, 9 loại phí

Ông Laurent Charpentier, Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) cho biết, trong 8 tháng đầu năm nay sản lượng xe ôtô bán ra tại Việt Nam giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh yếu tố khách quan – khủng hoảng kinh tế – nguyên nhân chủ yếu được ông Charpentier nêu ra là do “ma trận” các loại thuế, lệ phí tạo ra một gánh nặng vô cùng lớn lên vai người mua xe. Tính trung bình, theo thống kê của Hiệp hội Vận tải Ôtô Việt Nam, mỗi chiếc xe nhập khẩu vào Việt Nam phải gánh tới 5 loại thuế và 9 loại lệ phí.

Trong thực tế, theo ông Andreas Klingler, Tổng giám đốc Công ty Porsche Việt Nam, Chính phủ Việt Nam đã xác định ngay từ những năm đầu thập niên 1990 rằng, ngành công nghiệp ôtô là một trong những yếu tố chủ đạo trong sự phát triển của lĩnh vực công nghiệp Việt Nam. Quyết tâm của Chính phủ được cụ thể hóa bằng hàng loạt chính sách khuyến khích, nhằm thu hút các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đầu tư vào ngành công nghiệp này. Chẳng hạn, ngay từ năm 2004, Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định 177 về việc “phê duyệt kế hoạch phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”. Nhưng, bất chấp những nỗ lực đó và cả các chính sách ưu đãi từ Quyết định 177, có thể nói mục tiêu đầy tham vọng này đã không thành công. Ông Klingler dẫn chứng: ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đã suy giảm liên tục từ năm 2009 và dự báo đến cuối năm nay lượng xe bán ra chỉ bằng 50% lượng xe bán ra năm 2009. Và đây là năm thứ 3 liên tiếp sụt giảm. “Điều này là đáng báo động và không thể hiện sự phát triển lành mạnh của nền công nghiệp ôtô trong một thị trường đang nổi lên”, ông Klingler nói.

Tương phản với gam màu xám xịt của thị trường Việt Nam, thị trường ôtô thế giới đang có mức tăng trưởng gần 30%. Riêng thị trường châu Á tăng 40% (năm 2009 đạt 17,69 triệu xe bán ra và dự đoán năm 2012 đạt 24,58 triệu xe (nguồn: www.gbm.scotiabank.com/English/bns_econ/bns_auto.pdf).

Vẫn khó!

Tổng giám đốc Porsche Việt Nam luôn băn khoăn với câu hỏi: “Tại sao trong khi thị trường ôtô toàn cầu đang tăng trưởng đáng kể mà thị trường ôtô Việt Nam lại suy giảm mạnh”? Vị Tổng giám đốc này cho rằng có hai lý do chính.

Thứ hai là cơ sở hạ tầng không tốt, hệ thống giao thông đô thị ở các thành phố lớn như Hà Nội và chúng tôi chậm được cải thiện. Ông Klingler trích dẫn một báo cáo chính thức từ năm 2008 của Bộ Xây dựng cho thấy: chỉ có 6,18 % diện tích đất được sử dụng cho hệ thống giao thông ở Hà Nội, trong khi ở ngoại ô Hà Nội tỉ lệ này chỉ là 0,9%. Tại chúng tôi tỷ lệ này tại khu vực trung tâm từ 8% đến 14% và ở ngoại ô chỉ là 0,2% đến 2,8%. Trong khi theo chuẩn mực thế giới, diện tích sử dụng cho hệ thống giao thông ở mức chung là từ 15% đến 20%. Bên cạnh đó, Việt Nam có dân số gần 90 triệu người và số chỗ đỗ xe theo ước đoán chỉ đủ cho 750.000 xe hơi; trung bình 8 chỗ cho 1.000 người. Trong khi đó, nước Đức với dân số 80 triệu người có số chỗ đỗ xe cho gần 40 triệu chiếc, trung bình 500 chỗ cho 1.000 người. Cùng một diện tích đất nước nhưng số chỗ đỗ xe gấp hơn 60 lần. Không khó để lý giải tình trạng tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng ở Hà Nội và chúng tôi

Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng giám đốc Vinaxuki khuyến nghị rằng, cần có một sự nhất quán về mặt chiến lược phát triển công nghiệp ôtô giữa các bộ Tài chính và Công Thương. Trên thế giới có lẽ rất hiếm nước có nhiều bộ cùng quyết định số phận của ngành công nghiệp ôtô mà thường xuyên “đồng sàng dị mộng” với nhau như hai bộ này. Việt Nam không thể có một ngành công nghiệp ôtô đúng nghĩa nếu như một bộ khuyến khích, bộ kia lại tìm mọi cách thu thật nhiều loại phí. Ông Huyên so sánh, tại Malaysia một nhà sản xuất ôtô được Chính phủ khuyến khích bằng cách cho hưởng mức giảm thuế tiêu thụ đặc biệt tương ứng với mức tăng tỷ lệ nội địa hóa.

Trong khi đó, như lời ông Trần Tấn Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Liên Á Quốc tế – nhà phân phối chính thức xe Audi tại Việt Nam, thì phí trước bạ ở nước ta được ban hành khá ngẫu hứng. Cụ thể là mức phí này mới tăng lên 15% ở chúng tôi và 20% ở Hà Nội.