1. Rối loạn nội tiết tố (hormone)
Sự thiếu hụt nội tiết tố sinh dục nữ (estrogen) – chất có tác dụng kích thích sinh trưởng tóc. Trong khi mang thai, lượng estrogen được tuyến nội tiết tiết ra tương đối nhiều. Tuy nhiên sau khi sinh, lượng estrogen ở một số phụ nữ lại hạ xuống quá thấp, khiến tóc phát triển chậm và bị rụng nhiều.
2. Vấn đề tâm lý
Những áp lực về mặt tâm lý như căng thẳng quá độ, mất ngủ, trầm cảm ảnh hưởng xấu tới hoạt động sinh lý, khiến cho quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể bị rối loạn. Cụ thể sẽ khiến máu lưu thông kém, tóc không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nên dễ bị rụng.
3. Rối loạn dinh dưỡng
Cơ thể phụ nữ sau khi sinh đã bị tổn thương, lại phải liên tục tạo sữa cho con bú, nên nhu cầu về dinh dưỡng phải hơn bình thường. Do đó, nếu không bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, hoặc một số bệnh gây ảnh hưởng đến chức năng hấp thụ và tiêu hóa thức ăn, sẽ khiến cơ thể bị suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển của tóc.
Phụ nữ rụng tóc sau sinh nên làm gì?
Hiện tượng rụng tóc sau sinh có thể kéo dài tới 8 tháng và phải mất rất đâu để tóc mọc trở lại. Do đó, các bà mẹ cần chăm sóc tóc ngay từ bây giờ trước khi quá muộn.
1. Dưỡng tóc và bổ sung vitamin
Mát xa tóc với loại nước dưỡng tóc hàng ngày giúp tóc tăng độ đàn hồi, mượt mà và khỏe hơn.
Các loại mặt nạ cho tóc nhằm tăng cường vitamin B5, B6 và B8 sẽ giúp tóc chắc khỏe và nhanh mọc trở lại (mặt nạ dưỡng tóc với dầu ô liu…).
Những biện pháp trên có thể được thực hiện trong 3 tháng. Sau thời gian này các bà mẹ sẽ thấy tóc được cải thiện rõ rệt.
Ngoài ra, bạn có thể bổ sung chất keratin giúp tóc chắc khỏe chắc chắn thông qua rau xanh và hoa quả trong bữa ăn hàng ngày.
2. Giữ tâm trạng luôn bình thản
Sau khi sinh con, nhiều phụ nữ cảm thấy lo lắng, hoang mang và căng thẳng vì thiếu kiến thức nuôi con hoặc áp lực khác. Điều này không chỉ có hại cho sức khỏe của mẹ và bé mà tàn phá mái tóc và làn da của bạn.
Hãy dành ra một khoảng thời gian để thực hiện các bài tập thiền và thở. Điều này giúp bạn giảm căng thẳng sau sinh, ngăn ngừa chứng trầm cảm và giảm rụng tóc sau sinh rõ rệt.
3. Tránh dùng quá nhiều dầu gội
Gội đầu quá nhiều với nhiều loại dầu gội khác nhau và chải tóc thường xuyên cũng là nguyên nhân khiến tóc bị khô và rụng nhiều. Do sau khi sinh nồng độ hóc-môn tăng khiến cho tóc giòn hơn và dễ gãy nên hạn chế chải hoặc chà xát mạnh thường xuyên. Bạn nên dùng dầu gội bằng nguyên liệu tự nhiên hoặc dầu gội dành cho trẻ em để gội đầu.
4. Uống đủ nước
Thiếu nước sẽ làm tăng khả năng rụng tóc ở phụ nữ sau sinh, nên cần uống đủ nước trong ngày. Ngoài ra, bạn có thể bôi dầu dưỡng tóc để giữ cho da đầu luôn mềm và mượt, giảm khô và ngứa.
5. Chế độ ăn giàu protein
Vì tóc chủ yếu được cấu tạo từ protein, nên cách tốt nhất để có mái tóc chắc khỏe là chế độ ăn phải giàu protein.
Một số thực phẩm cung cấp protein tuyệt vời như trứng, các loại đậu, thịt gà, cải bruxen, pho-mát không kem,… Tốt nhất nên dùng những thực phẩm này trong mỗi bữa ăn hàng ngày, dặc biệt là bữa sáng để phát huy tốt nhất.
6. Nhờ bác sĩ tư vấn
Nếu hiện tượng rụng tóc sau sinh ở mức nghiêm trọng mà bạn có thể cảm nhận được như rụng quá nhiều, rối thành từng đám và búi, thì ngay lập tức hãy tìm đến bác sĩ. Bác sĩ sẽ khám và tìm hiểu nguyên nhân chính xác nhất để phát hiện sớm nếu bạn bệnh gì khác. Nếu chỉ việc rụng tóc mất cân bằng hóc-môn hoặc nhiễm trùng bên trong cùng Bác sĩ cho bạn một số cách điều trị và thuốc để hồi phục lại mái tóc.
Kết luận
Phụ nữ sau khi sinh sức khỏe vẫn chưa lấy lại được nhiều, bên cạnh đó nhan sắc cũng phần nào bị ảnh hưởng. Do đó việc phát hiện và can thiệp kịp thời sẽ khiến cho các bà mẹ có thêm sự tự tin và sức khỏe để nuôi con khỏe mạnh. Và khi biết khi rụng tóc sau sinh nên làm gì các mẹ sẽ càng tự tin hơn.
Hy vọng những thông tin về nguyên nhân và cách điều trị rụng tóc sau sinh ở trên sẽ giúp ích được cho các chị em chúng ta.