Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Quan Vũ Chết Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Quan Vũ Bình Thản Nhận Lấy Cái Chết Cay Đắng?

Tính cách kiêu căng, ngạo mạn cùng với việc bị “cầm tù” trong tư tưởng trung quân, phục Hán chính là nguyên nhân khiến Quan Vũ rước họa sát thân.

Phác họa hình tượng Quan Vũ.

Bên cạnh Gia Cát Lượng, Tào Tháo, tiểu thuyết Tam quốc diễn nghĩa của tác giả La Quán Trung cũng đề cập đến những nhân vật kiệt xuất khác thời Tam quốc như Quan Vũ, Tôn Quyền, ngũ hổ tướng Thục Hán… Loạt bài này sẽ làm rõ những tình tiết hư cấu trong tiểu thuyết cũng như khai thác yếu tố mà Tam quốc diễn nghĩa không đề cập đến.

Theo trang mạng Qulishi, trong giai đoạn xây dựng uy danh thời Tam quốc, Quan Vũ hết gây xích mích với Tôn Quyền, lại thể hiện thái độ đối với Lưu Bị, Gia Cát Lượng, còn khước từ lòng tốt của Tào Tháo.

Điều này khiến cho các học giả Trung Quốc sau này nhận định, cả 3 thế lực Thục Hán, Đông Ngô và Tào Ngụy đều hiểu rõ, Quan Vũ không chết thì đại cục không thể yên ổn.

Khước từ Tào Tháo

Tào Tháo ngưỡng mộ và lấy lòng Quan Vũ nhưng không giữ được danh tướng này trở về với Lưu Bị

Bất đắc dĩ quy hàng Tào Tháo, Quan Vũ được đối đãi hết sức nồng hậu. Quan Vũ được phong làm “Hán Thọ đình hầu”. Chức tước này trên danh nghĩa là Hán Hiến Đế sắc phong, nhưng thực chất là do chủ ý của Tào Tháo.

Quan Vũ hết sức coi trọng chức tước này. Vì trong mắt một người trung quân, phục Hán, đây là bằng chứng cho thấy Quan Vũ bắt đầu bước chân vào hàng ngũ quan lại của nhà Hán.

Sau này, Quan Vũ nhất quyết quay về với Lưu Bị, thậm chí còn “qua 5 ải, chém 6 tướng” Tào. Nhưng nếu có ở lại với Tào Tháo, tư tưởng trung quân, phục Hán cùng tính cách kiêu căng, ngạo mạn cũng sẽ sớm hại chết Quan Vũ

Cái chết của Tuân Úc là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này, các học giả Trung Quốc phân tích. Tuân Úc là mưu sĩ sớm nhất của Tào Tháo, luận về tài năng chỉ đứng sau Quách Gia.

Tuân Úc tận tâm, trung thành, lập nhiều công trạng, được Tào Tháo rất mực trọng dụng, kính nể. Nhưng càng về sau, Tuân Úc càng lộ rõ mục đích đi theo Tào Tháo để trợ giúp cho nhà Hán. Trong khi đó, Tào Tháo chỉ muốn chấm dứt một triều đình bù nhìn để xưng đế. Kế hoạch này sớm muộn bị Tuân Úc phát hiện.

Từ chỗ là mưu sĩ thân cận, Tuân Úc công khai đứng ra phản đối Tào Tháo. Kết quả là mưu sĩ tài ba này bị Tào ban cho một chén rượu độc mà chết tức tưởi.

Không bằng lòng với Lưu Bị

Ba anh em kết nghĩa Quan Vũ (phải), Lưu Bị (giữa) và Trương Phi kết nghĩa tại vườn đào

Trở về Thục Hán, Quan Vũ lẽ ra không nên nhắc đến chức “Hán Thọ đình hầu” để tránh làm Lưu Bị không vui.

Nhưng bởi tình tính ngạo mạn, kiêu căng, Quan Vũ vẫn nhiều lần tự xưng tước vị mà Tào Tháo ban cho. Quan Vũ coi đây là vinh dự thì Lưu Bị có thể nghĩ huynh đệ mình đã trúng kế thị uy của Tào Tháo.

Theo các nhà học giả Trung Quốc, bất hòa giữa hai huynh đệ từng uống máu ăn thề dần lên đến đỉnh điểm. Nếu Lưu Bị chết, Quan Vũ là ứng cử viên sáng nhất để nắm quyền lực Thục Hán.

Trong khi đó, nếu Lưu Bị giết Tào thành công, Quan Vân Trường sợ rằng kẻ tiếp theo phải rơi đầu sẽ chính là mình.

Đến khi chiếm Tây Xuyên, cả Gia Cát Lượng, Pháp Chính và nhiều người khác đều cật lực khuyên Lưu Bị xưng đế. Nhưng Lưu Bị một mực cự tuyệt, chỉ muốn làm Hán Trung Vương.

Điều này khiến cho Quan Vũ trong lòng vô cùng bất mãn. Quan Vân Trường cho rằng, danh xưng ấy không được Hán Hiến Đế phê chuẩn, không được công nhận, là hành động phản nghịch.

Tam quốc diễn nghĩa của La Quán Trung miêu tả chi tiết vụ việc này. Khi Phí Y mang theo chiếu bổ nhiệm của Lưu Bị tới Kinh Châu, Quan Vũ ngang nhiên hỏi: “Hán Trung Vương phong cho ta tước gì?”

Thái độ của Quan Vũ tỏ rõ sự bất mãn, khác hẳn với lúc được Tào Tháo phong làm “Hán Thọ đình hầu”.

Quan Vũ là dũng tướng nhưng cuối cùng phải nhận lấy cái chết thảm.

Khi nghe tới việc mình được phong chức đứng đầu trong “ngũ hổ thượng tướng”, Quan Vũ càng thêm giận dữ, miễn cưỡng tiếp nhận.

Phí Y đã đem toàn bộ sự tình tâu lại với Lưu Bị và Gia Cát Lượng. Đó là lúc mà Quan Vũ trở thành “cái gai” trong mắt Gia Cát Lượng.

Nếu để Quan Vũ vào Tứ Xuyên, khó tránh khỏi xích mích, dẫn đến huynh đệ tương tàn. Ngược lại, trấn thủ Kinh Châu, Quan Vũ có thể dâng thành cho Tào Ngụy bất cứ lúc nào.

Nhục mạ Tôn Quyền

Trong khi đó, Tôn Quyền ở Đông Ngô “đứng ngồi không yên”, bởi Quan Vũ trấn Kinh Châu, bất cứ lúc nào cũng có thể tiến đánh xuống nước Ngô.

Tôn Quyền bèn dùng kế, sai sứ giả tới xin Quan Vân Trường gả con gái cho con trai mình, thể hiện lòng muốn thắt chặt quan hệ Ngô-Thục.

Nhưng Quan Vũ vốn ngạo mạn, tự phụ và không có tầm nhìn xa nên rất coi thường Tôn Quyền. Quan Vũ không hề biết rằng, làm tổn hại quan hệ Thục-Ngô cũng sẽ phá tan chiến lược “Long Trung đối sách” mà Gia Cát Lượng đề ra.

Vì vậy, Quan Vũ mắng chửi sứ giả hết lời, thậm chí còn có ý nhục mạ Tôn Quyền khi nói: “Hổ nữ sao có thể gả cho khuyển tử”.

Có thể nói, Quan Vũ đã phạm sai lầm chết người khi thẳng thừng gây hấn với Tôn Quyền, bởi xét về vai vế, Tôn Quyền đứng ngang hàng với Lưu Bị.

Tôn Quyết biết tin, tỏ ra hết sức tức giận, một mặt nhẫn nhịn chờ thời, mặt khác bắt đầu xây dựng mối quan hệ giao hảo với Tào Ngụy.

Quan Vũ chết là điều tất yếu

Cái chết của Quan Vũ được cho là điều cần thiết trong thời Tam quốc.

Trên thực tế, bản thân Quan Vũ trong giai đoạn này có lẽ cũng hết sức đau đầu. Bởi Lưu Bị dù khởi binh khôi phục Hán triều, nhưng lại tự ý xưng vương khi chưa có sự đồng ý của Hán Hiến Đế. Nếu theo Tào Tháo, Quan Vũ sớm muộn cũng chứng kiến cảnh nhà Hán diệt vong.

Trong bối cảnh đó, Gia Cát Lượng để Lưu Bị phong Quan Vũ làm Tiền Tướng quân, khởi binh đánh Tương Dương.

Quan Vũ dù không giỏi mưu lược nhưng cũng hiểu rằng, đánh Tương Dương chẳng khác nào tấn công Tào Tháo trong khi Tôn Quyền ở phía sau sẵn sàng “đâm sau lưng” bất cứ lúc nào.

Trước có Tào Tháo, sau có Tôn Quyền, Quan Vũ biết mình đang dấn thân vào chỗ chết.

Một số học giả Trung Quốc phân tích, nếu may mắn có thể diệt được Tào Tháo, Quan Vũ sẽ lập công, chấn hưng nhà Hán. Nếu không may thì sẽ bại trận mà chết. Cả hai con đường ấy đều không vi phạm tư tưởng trung quân, phục Hán, nên Quan Vũ chấp nhận dẫn quân lên đường.

Có một điều mà Quan Vũ không ngờ, đó là mối quan hệ của ông với các tướng lĩnh dưới quyền cũng xấu đi nhanh chóng. Đến khi rơi vào bế tắc trong chiến dịch đánh Tương Dương-Phàn Thành, Quan Vũ không nhận được bất kỳ sự hỗ trợ nào, lại bị quân Đông Ngô đánh úp, buộc phải rút chạy về Mạch Thành

Quan Vũ thất thủ Mạch Thành là điều tất yếu, bị quân Ngô bắt sống. Quan Vũ kiên quyết không hàng Ngô và chỉ còn đường nhận lấy cái chết.

Có thể nói, Quan Vũ đã đạt được tâm nguyện khi hi sinh tính mạng để bảo vệ lý tưởng. Cái chết của Quan Vũ thể hiện vận mệnh của nhà Hán đã hết, báo hiệu sự diệt vong.

Năm 219, Lưu Bị sai Quan Vũ đang trấn thủ Kinh Châu đem quân bắc tiến. Lợi dụng thời cơ này, một danh tướng Đông Ngô đã bí mật đưa quân vượt sông chiếm Kinh Châu, uy chấn Trung Hoa. Bài viết xuất bản ngày 28.2.2017 sẽ tập trung khai thác cái chết bí ẩn của danh tướng này.

“Điều Tra Lại” Thủ Phạm Đích Thực Hại Chết Quan Vũ?

Miếu thờ ‘Quan Thánh Đế’

Các nhà nghiên cứu Tam Quốc nghiên cứu phân tích cho rằng, thực ra Lưu Bị hiểu, Gia Cát Lượng cũng hiểu, Quan Vũ cũng hiểu và ngay cả Tào Tháo, Tôn Quyền cũng đều hiểu:

Quan Vũ không chết thì mọi người chưa được yên ổn; Quan Vũ chết thì mọi người mới yên tâm. Vì vậy, hạt nhân của “Tam Quốc diễn nghĩa” chính là cái chết của Quan Vũ; kết luận là: Quan Vũ chết vì bị mưu sát! Vậy ai đã mưu sát Quan Vũ?

Từ cái chết của Tuân Úc

Tuân Úc là mưu sĩ theo Tào Tháo sớm nhất, trong số các quân sư chỉ xếp sau Quách Gia, hết lòng trung thành với Tào Tháo, lập nên nhiều công lớn. Tào Tháo cũng rất tôn trọng Tuân Úc. Gia tộc Tuân Úc “Tứ thế tam công”, vị thế cao sang hơn nhiều nhà Tào Tháo, vì vậy sự cống hiến của ông đối với Tào Tháo còn mang lại rất nhiều lợi ích từ địa vị gia tộc họ Tuân trong giang hồ.

Thế nhưng, mục đích Tuân Úc giúp Tào Tháo là để cùng Tào Tháo phò tá Hán thất. Về sau khi Tào Tháo lĩnh phong Ngụy Vương gia cửu tích thì Tuân Úc phát hiện Tháo có dã tâm thoán nghịch nên đã đứng ra phản kháng. Kết quả là bị Tháo dùng thuốc độc hại chết.

Quan Vũ cũng là người giống Tuân Úc. Quan Vũ là người “khi rảnh rỗi đọc Xuân Thu”, trọng đại nghĩa. Ông theo Lưu Bị cũng có phần do nghĩa khí huynh đệ, nhưng căn bản nhất là mong phò tá Hán thất, lưu danh thiên cổ.

Có một chuyện cho thấy rõ điều này: Khi Quan Vũ bị Tào Tháo bắt, Tháo phong ông là “Hán Thọ Đình hầu”. Về danh nghĩa là Hán Hiến đế phong, nhưng thực tế là Tào Tháo phong. Quan Vũ rất coi trọng tước phong này bởi về danh nghĩa đó là tước hầu của nhà Hán, ông đã là quan to của triều Hán.

Sau này Quan Vũ rời bỏ Tào Tháo, về lý thì ông nên tránh nhắc đến tước hiệu “Hán Thọ Đình hầu” để tránh kích nộ đại ca Lưu Bị, vì trong mắt Lưu Bị, tước hiệu đó là do Tào Tháo phong; thế nhưng Quan Vũ vẫn cứ xưng danh, thậm chí cho thêu hiệu kỳ “Hán Thọ Đình hầu Quan”.

Đối với ông, đó là niềm vinh dự, nhưng với Lưu Bị đó là “đạn bọc đường”, là mồi nhử. Sau khi Quan Vũ tha Tào Tháo ở đường Hoa Dung, trong lòng Lưu Bị đã nghi ngại, thấy người em này không còn đáng tin nữa.

Vì sao Quan Vũ tha Tào Tháo? Có phần về nghĩa khí, nhưng có người phân tích: Nếu Lưu Bị giết Tào Tháo thì chính Lưu Bị sẽ là người thế chỗ Tào Tháo. Gia Cát Lượng biết Quan Vũ nhất định tha Tào Tháo, ông biết mục tiêu của Quan Vũ là phò tá Hán thất.

Vì sao biết trước mà vẫn giao Quan Vũ giữ cửa ải cuối cùng này? Vì ông biết thế “ba chân vạc” là kết quả tốt nhất. Khi Lưu Bị lấy được Tây Xuyên, cánh Gia Cát Lượng, Pháp Chính ra sức khuyên Lưu Bị xưng đế, nhưng Lưu Bị từ chối, chỉ tự phong Hán Trung vương. Vì sao? Vì Quan Vũ đang ở Kinh Châu, nếu xưng đế, khác nào bức Quan Vũ đầu hàng Tào Tháo.

Nhưng việc Lưu Bị tự phong Hán Trung vương cũng khiến Quan Vũ bất bình: không được Hán Hiến đế tấn phong thì có khác nào tiếm quyền. Do đó, khi Lưu Bị phong Quan Vũ đứng đầu Ngũ Hổ Thượng tướng, ông đã từ chối, không nhận.

Quan Vũ trong phim truyền hình Tam Quốc

“Tam Quốc diễn nghĩa” viết, khi Phí Thi mang văn bản của Lưu Bị đến Kinh Châu, Quan Vũ hỏi ngay: “Hán Trung Vương phong ta tước gì?”. Ngữ khí thể hiện sự bất mãn và không phục. Vì ông biết rõ, là vương thì Lưu Bị không có tư cách phong tước. Sau đó nghe nói Lưu Bị phong mình đứng đầu Ngũ Hổ tướng, Quan Vũ nổi giận.

Phản ứng của Quan Vũ rất không bình thường. Tuy sau đó ông vẫn miễn cưỡng nhận phong hiệu, nhưng sự bất mãn vẫn còn đó. Phí Thi nhất định sẽ về bẩm báo lại với Lưu Bị và Gia Cát Lượng phản ứng của Quan Vũ. Tình thế lúc đó, Lưu Bị rất khó xử.

Để Quan Vũ vào Tứ Xuyên, sau này tất có chính biến, Quan Vũ e sẽ giống như Tuân Úc, còn mình sẽ bị tiếng qua cầu rút ván; cứ để Quan Vũ ở lại trấn thủ Kinh Châu, chưa biết chừng sau sẽ hàng Tào Tháo. Làm sao đây?

Cái gai trong mắt Lưu Bị, Tào Tháo và Tôn Quyền

Tôn Quyền lúc đó cũng rất đau đầu. Quan Vũ chiếm cứ Kinh Châu, lúc nào cũng có thể đánh thốc xuống Đông Ngô. Tào Tháo cũng đau đầu bới Kinh Châu là yếu địa chiến lược, lúc nào cũng có thể đánh vào Hứa Xương.

Đến thời điểm này, Quan Vũ đã trở thành nhân vật làm đau đầu cả 3 nước Ngụy, Thục, Ngô. Bản thân Quan Vũ cũng đau đầu: cứ theo Lưu Bị sẽ trở thành Hán tặc; đầu hàng Tào Tháo hay Đông Ngô, vẫn là Hán tặc; tự xưng vương thì cũng là Hán tặc. Điều Quan Vũ không muốn nhất là sợ bị coi là Hán tặc, nhưng mọi con đường đều dẫn tới Hán tặc.

Tào Tháo nghĩ ra một cách, cử người sang xúi Tôn Quyền đánh lấy Kinh Châu. Tôn Quyền không phải kẻ ngốc, biết rõ Quan Vũ không phải là dễ xơi, nên viết thư trả lời, đề nghị Tào Tháo đánh Kinh Châu. Kết quả, Tào Tháo và Tôn Quyền đều không đánh, mà đều bí mật chuẩn bị.

Gia Cát Lượng nham hiểm nhất. Ông xui Lưu Bị cho Quan Vũ làm Tiền tướng quân khởi binh đánh lấy Tương Dương. Quan Vũ không phải kẻ ngốc, biết rõ mình đem quân lấy Tương Dương khác nào mang quân đánh Tào Tháo, đằng sau thì Tôn Quyền đang như hổ ngồi rình mồi.

Vấn đề là trong tình thế Tào Tháo phía trước, Tôn Quyền đằng sau, đại ca Lưu Bị không cử thêm các tướng đến giúp người em, mà bắt Quan Vũ một mình một mình đối phó với cả Tào Tháo lẫn Tôn Quyền. Như thế liệu có ổn?

Trước khi đem quân Bắc phạt, Quan Vũ đã chuẩn bị cả hai tình huống: tốt, là một tay ông có thể tiêu diệt được Tào Tháo, sau đó phò tá Hán thất thống nhất thiên hạ; còn xấu là chết vì bại trận. Kết quả cả 2 tình huống đều không phải là Hán tặc, cho nên Quan Vũ quyết mang quân Bắc tiến.

Lưu Bị, Tôn Quyền, Tào Tháo thực ra đều có tâm trạng giống nhau: mong Quan Vũ không thắng. Quan Vũ đánh lấy Phàn Thành, sau đó dùng nước dìm ba quân, bắt Vu Cấm, chém Bàng Đức, uy chấn thiên hạ. Tào Tháo lo sợ đến mức chuẩn bị dời đô, nhưng Tư Mã Ý nhìn thấu mọi chuyện.

Ý biết rằng, trong tình thế cả Thục, Ngô, Ngụy đều không muốn Quan Vũ đi quá xa, ông nhất định sẽ không đi. Tôn Quyền hành động, Lã Mông áo trắng lẻn vào chiếm lấy Kinh Châu. Thử hỏi, nếu trước đó Gia Cát Lượng cho Triệu Vân đến giữ Kinh Châu thì 10 Lã Mông cũng không làm nên trò trống gì.

Ở phía trước, Quan Vũ thế như cung đang giương tên, cuối cùng bị Từ Hoảng đánh bại, phải chạy về giữ Mạch Thành. Liêu Hóa đến Thượng Dung cầu viện, tướng giữ thành là Lưu Phong, con nuôi Lưu Bị lại cự tuyệt không cứu.

Điều này khiến người ta thấy khó hiểu: nếu không có chỉ thị ngầm của Lưu Bị hay Gia Cát Lượng thì Lưu Phong liệu có dám không cứu Quan Vũ? Như thế là: phía trước là Tào Tháo, phía sau là Tôn Quyền, lại thêm Lưu Bị không cứu, Quan Vũ dù có ba đầu sáu tay cũng không thể không thua. Cuối cùng, Quan Vũ bị quân Ngô bắt sống. Đến lúc này, Quan Vũ tất phải chết. Cái chết của Quan Vũ thành niềm vui cho tất cả.

Quan Vũ dùng cái chết của mình để toàn vẹn lý tưởng của ông; còn Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền cũng đạt được điều họ muốn. Do đó, cái chết của Quan Vũ làm hài lòng tất cả. Ít lâu sau khi Quan Vũ chết, Tào Tháo cũng qua đời. Thế là Tào Phi, Lưu Bị, Tôn Quyền đua nhau xưng đế.

Quan Vũ, Chu Sương và Quan Bình (tranh thờ)

Gia Cát Lượng – chủ phạm mưu sát Quan Vũ?

Sau khi Quan Vũ chết, Lưu Bị chém Lưu Phong, chỉ là diễn kịch, Lưu Phong rõ ràng là con dê tế thần. Dù sao Lưu Bị cũng lương tâm cắn rứt, thấy không phải với Quan Vũ nên đem quân đánh Ngô để trả thù.

Trong sự kiện này, có lẽ Lưu Bị bất bình với Gia Cát Lượng nên khi Lượng dâng biểu can không nên phạt Ngô, Bị đã “ném biểu xuống đất”, không nghe theo – điều trước nay chưa từng có. Cũng vì bất bình với Gia Cát Lượng nên Lưu Bị không mang ông theo, thể hiện sự không tin tưởng.

Đương nhiên, những điều trên đều không được ghi trong chính sử, chỉ có quan hệ lợi hạ là rõ. La Quán Trung đã nhìn thấu mọi việc nên đã ngầm bày tỏ, có điều người đọc có nhận ra hay không mà thôi.

Có thể kết luận: Gia Cát Lượng đã mưu sát Quan Vũ, còn Lưu Bị, Tào Tháo, Tôn Quyền đều là đồng lõa. Trong suốt thời kỳ Tam Quốc, họ chỉ có một việc cùng mưu tính chính là mưu sát Quan Vũ. Cũng chính vì vậy, Quan Vũ cao thượng vượt hẳn trên họ. Vì thế, Quan Vũ trở thành “Quan Thánh”, còn họ thì không…/.

39 Người Chết Cóng Và Những Câu Hỏi “Vì Sao?”

(GLO)- Trước mỗi nỗi đau, có lẽ điều quan trọng nhất chúng ta có thể làm là cảm thông, chia sẻ với thân nhân của các nạn nhân. Câu chuyện 39 người bị chết cóng trong container đông lạnh khi cố tìm đường vào nước Anh trái phép là một thông điệp đau đớn, hối thúc những truy vấn về trách nhiệm liên đới, đặt ra những câu hỏi “vì sao?” cho toàn xã hội về những chuyến đi theo lời mời gọi đến những “miền đất hứa”.

Nhân viên pháp y thuộc Cảnh sát Anh điều tra tại hiện trường xe container chở 39 thi thể ở Khu Công nghiệp Waterglade thuộc hạt Essex, miền Đông Nam nước Anh ngày 23/10/2019. (Nguồn: THX/TTXVN)

Dù chưa có kết luận chính thức nhưng qua diễn biến câu chuyện và thông tin từ các cơ quan chức năng cũng như gia đình có người đi lao động nước ngoài được đăng tải trên báo chí, mạng xã hội mấy ngày gần đây, rất có thể trong số 39 người chết ấy, hầu hết là người Nghệ An, Hà Tĩnh. Nếu kết quả xác minh trùng khớp với thông tin mà các gia đình trình báo thì các nạn nhân đều là những người trẻ. Cái nghèo của mảnh đất này đã nung nấu ý chí vượt khó và cả những giấc mộng đổi đời ở họ. Ra đi, họ mang theo ước mơ cùng sự trăn trở của cha mẹ, anh chị em mình về tương lai nhờ vào những đồng tiền kiếm được ở xứ người. Có thể chỉ là để gia đình đỡ vất vả, có tiền cho em út ăn học; cũng có thể là để xây được căn nhà 2-3 tầng, mua được chiếc xe đời mới cho “bằng với người ta”. Tiếc là những chàng trai, cô gái trẻ trung ấy có thừa ước mơ và khao khát nhưng lại thiếu kiến thức và tầm nhìn về cuộc sống. Họ bị hấp dẫn bởi những hình ảnh lung linh về một cuộc sống giàu sang nơi đất khách quê người; họ mơ ước được làm công dân ở một đất nước hiện đại bậc nhất trời Tây…

Có cầu ắt có cung, những chân rết của các đường dây buôn người đã vươn đến tận thôn cùng ngõ hẻm đón họ ra đi sau khi cầm khoản tiền vài chục ngàn đô la cho mỗi trường hợp. Theo một tổ chức chuyên về nhận dạng và hỗ trợ nạn nhân buôn người thì Việt Nam là nước đứng thứ 2 về số nạn nhân nô lệ hiện đại nước ngoài ở nước Anh trong năm ngoái. Còn theo số liệu của Hội đồng Kinh tế-Xã hội Liên hợp quốc thì mỗi năm có khoảng 18.000 người Việt Nam nhập cảnh trái phép vào châu Âu theo các đường dây buôn người.

Điều gì đã khiến họ bất chấp tất cả để ra đi như vậy?

Có lẽ, những chiếc xe máy đời mới, những ngôi làng chỉ toàn nhà 2-3 tầng khang trang được xây bằng tiền tích góp sau mấy năm của những người đi xuất khẩu lao động hợp pháp chưa đủ hấp dẫn. Một số bạn trẻ muốn giàu có nhanh chóng bằng những công việc được hứa trả công cả trăm triệu mỗi tháng, dù biết đó là phi pháp, biết mình có thể bị đối xử như nô lệ hiện đại ở châu Âu!

Điều đáng nói là trong những bước chân hăm hở của họ đã có sự thỏa hiệp, thôi thúc của cha mẹ, người thân. Nhìn những lá đơn chủ động trình báo cho chính quyền sau khi nhận những dòng tin nhắn trong vô vọng, nhìn những bàn thờ được lập vội ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, đủ biết gia đình các nạn nhân đã lường trước được những hiểm nguy mà chồng, con họ có thể gặp phải khi vay mượn cả chục ngàn đô la Mỹ đưa cho những đường dây buôn người, hòng được bước chân vào nước Anh.

Chuyện nhập cư trái phép vào châu Âu lao động kiếm tiền diễn ra từ hơn 15 năm trước. Lúc đó, thường chỉ là công dân các nước Nam Á, Trung Đông-những nơi xảy ra chiến tranh loạn lạc. Còn bây giờ thì cái tên Việt Nam đã được đưa lên bản tin đầu, trang đầu của nhiều hãng truyền thông trên thế giới khi cảnh sát phát hiện 39 nạn nhân bị chết cóng trong một container nhập cảnh vào Anh. Đó không còn là những giọt nước tràn ly nữa, mà thực sự là “nước đã thành băng”, những tảng băng đã nổi lên để lộ ra một thực trạng báo động về nạn buôn người cùng với một lối quan niệm lệch lạc về đồng tiền và phẩm giá con người.

Trách cứ ai trong lúc này đều là điều không phải. Nhưng đặt ra những câu hỏi “vì sao?” lúc này hẳn là chưa muộn. Vì sao người lao động Việt Nam luôn tìm cách ở lại nước ngoài bất hợp pháp? Vì sao họ sẵn sàng chấp nhận cuộc sống như nô lệ để kiếm tiền? Trách nhiệm của các cơ quan phụ trách về việc làm, cấp ủy, chính quyền ở đâu khi mà người dân vẫn còn mù mờ thông tin về thị trường lao động, để cho các công ty lừa đảo xuất khẩu lao động, những đường dây tổ chức đưa người trái phép ra nước ngoài có đất sống?

Đã qua rồi cái thời mà chuyện “miếng cơm manh áo” luôn là lý do của những chuyến “ra đi” mấy mươi năm về trước. Đất nước bây giờ đã khác. Tuy chưa phải ai cũng là triệu phú, tỷ phú nhưng cơ hội làm giàu là của tất cả mọi người, nếu có tri thức và ý chí quyết tâm.

Vì Sao Kẻ Chết Người Cười Ở Xứ ‘Đông Lào’?

Chẳng hiểu tại sao và từ bao giờ người ta gọi xứ ấy là xứ Đông Lào. Có thể họ buồn vì là công dân cái xứ mà muốn đi chơi đâu cũng thót cả tim vì không biết người ta có cho visa nhập cảnh không? Hay họ ngán vì ra sân bay có visa nhập cảnh rồi nhưng mấy anh công an hứng lên là bảo ‘cô thuộc diện chưa được xuất cảnh’ mà chẳng có cơ sở pháp luật nào để đưa ra cái lệnh cấm đó? Có thể họ thấy cái xứ ấy giờ còn chẳng bằng xứ Lào nên chỉ đáng gọi thế thôi? Hoặc là họ xót xa vì vừa mở miệng nói mấy câu cho sướng miệng đã phải bỏ con ở nhà đi bóc lịch 10 năm?

Còn nhiều lý do khác có thể lắm. Có thể họ chán đi đâu cũng phải phong bì kể cả đi đẻ phòng trường hợp mấy bà đỡ đổi ca mà không kịp phong bì ngay cho bà mới thì họ tiêm cho đau có mà muốn chết. Có thể họ đợi mãi không đến ngày đỡ phải cày cuốc kiếm tiền tỷ để cho con du học. Có thể họ thấy nhục nhã vì phải đi ở đợ tận đẩu tận đâu vì ở xứ Đông Lào chẳng đủ cơ hội cho họ. Có thể họ nhục như con trùng trục vì xấu hổ khi người xứ ấy giờ rủ nhau ra nước ngoài ăn cắp từ cái quần lót. Có thể họ sợ có ngày bị bắt vào đồn công an là họ lại tự gí tay vào ổ điện tự tử.

Những cái có thể đấy khiến nhiều người hân hoan khi một vị tứ trụ xứ Đông Lào đột tử. Dưới thời vị ấy là thủ lĩnh công an, các tiểu yêu dưới trướng tham nhũng cả triệu đô, bảo kê cho các đường dây đánh bạc công nghệ cao, dùng sao và vạch để cướp đất của dân, ghét ai là tống vào tù, thích lên thì cho dân vào đồn tự tử. Chắc nhờ thế mà vị ấy vào hàng tứ trụ.

Dĩ nhiên không phải ai cũng cười khi người ấy chết. Có người bảo nghĩa tử là nghĩa tận. ‘Tức là sao?’ – người khác đặt câu hỏi. ‘Thế Hitler chết cũng phải đau buồn và ngả mũ à’ – người ta lại tự trả lời. Có người đăng lại chuyện Stalin chết ra sao. Nhưng đấy là những người giết cả chục triệu người. Dân xứ Đông Lào đâu có quá đông mà giết được mấy chục triệu. Vài triệu người đã chết trong cuộc chiến giữa những người nói cùng thứ tiếng trong đó hàng trăm ngàn người cho tới giờ vẫn chưa biết xác ở đâu. Hàng trăm ngàn người khác chết trên biển khi rời xứ Đông Lào đi tìm tự do. Hàng trăm ngàn người khác nữa suýt chết vì đi từ trại cải tạo này tới trại cải tạo khác. Một người bảo ‘máu chúng tôi rỏ xuống chân, thấm xuống đất’ mà thế giới đâu có biết.

Thế giới họ đâu cần biết. Họ chỉ cần thấy phong cảnh Đông Lào đẹp, phụ nữ Đông Lào xinh, người Đông Lào thấy Tây vẫn quý hơn người xứ họ, đồ ăn Đông Lào ngon… là họ lên mạng cho Đông Lào năm sao. Lãnh đạo xứ ấy cũng chỉ dám roi vọt với dân họ chứ với công dân nước ngoài họ tử tế và cung kính lắm. Người nước ngoài nói xấu lãnh đạo xứ Đông Lào đầy ra. Nhưng có ai ở tù 10 năm đâu.

Tôi cũng vẫn còn hộ chiếu Đông Lào nhưng mười mấy năm nay không dùng. Hộ chiếu tư bản giãy chết đi cả trăm nước không phải xin visa, kể cả khi về lại Đông Lào. Hồi cách đây đúng 20 năm tôi từ Hoa Kỳ về Đông Lào nhưng rẽ qua Hong Kong. Thấy hộ chiếu xanh lá cây họ soi ghê lắm. Rồi ngồi chờ. Họ ngắm đi ngắm lại hộ chiếu. Rồi họ gọi sếp của họ ra ngắm. Sau đó đến màn chất vấn khách du lịch. Lạy hồn cuối cùng cũng được cho vào. Thót hết cả tim với cả gan.

Nhưng mà tôi biết tôi vẫn còn yêu xứ Đông Lào lắm. Không yêu tôi chẳng mất công viết về xứ ấy làm gì. Đời là mấy tí. Tôi cũng buồn khi người xứ Đông Lào coi nhau như kẻ thù. Tôi cũng biết họ coi chính tôi như kẻ thù vì không chịu viết như báo Cán Bộ, à quên báo Nhân Dân. Thật chẳng hiểu họ lấy tiền của Nhân Dân, mà nghe nói lấy nhiều lắm đấy, để in cái báo chủ yếu cho cán bộ đọc làm gì. Hồi tôi còn ở Đông Lào người ta kể phóng viên báo Nhân Dân về một làng nọ và được một lão nông khen ‘báo chú mày lão thích lắm đấy’. Phóng viên phổng mũi lắm. Lão nông rít xong một hơi thuốc bảo tiếp ‘báo in giấy dày, quấn hút thuốc thích lắm’.