Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Răng Ố Vàng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Răng Bị Ố Vàng

Một hàm răng đẹp và sáng bóng sẽ giúp bạn tự tin hơn khi giao tiếp với người đối diện. Thế nhưng có nhiều lí do làm cho hàm răng bạn bị xuống màu, ố vàng. Vậy nguyên nhân do đâu và giải pháp để khắc phục răng bị ố vàng như thế nào?

* Vì sao răng bị ố vàng ?

Theo Thạc sĩ- Bác sĩ Nguyễn Quang Tiến thì răng bị ố vàng chủ yếu do các nguyên nhân sau đây:

– Vệ sinh răng miệng chưa tốt: Đây được xem là nguyên nhân chính làm răng bạn dần mất đi độ sáng và ngả màu. Thói quen vệ sinh răng miệng không tốt sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn và mảng bám bám lên răng, kèm theo đó là các bệnh lý về răng miệng.

– Thói quen ăn uống: Việc thường xuyên sử dụng các thực phẩm và thức uống có màu sậm như trà, cà phê, rượu vang, hút thuốc lá,.. sẽ làm răng bạn mau chóng trở nên xỉn màu, không còn trắng bóng nữa!

– Răng ngà tự nhiên: có thể do yếu tố di truyền là từ lúc bé răng bạn đã ngà chứ không trắng như mọi người. Điều này được các nhà khoa học giải thích là do lớp men răng của bạn mỏng, không đủ khoáng chất nên màu của lớp ngà màu vàng nổi trội hơn so với bề mặt men răng.

* Giải pháp nào cho răng bị ố vàng ?

– Tập cho mình thói quen vệ sinh răng miệng tốt, đánh răng ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng sau khi thức dây và buổi tối trước khi đi ngủ, sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng sau mỗi bữa ăn. Khi bạn sử dụng các thực phẩm dễ làm răng bị đổi màu như trà, cà phê và các loại thực phẩm khác thì bạn nên súc miệng lại để hạn chế sự bám màu trên răng.

(Mỗi bệnh nhân sẽ cho ra kết quả khác nhau tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Trong trường hợp răng bạn bị ngả vàng nhiều quá thì bạn nên đến các trung tâm nha khoa để các bác sĩ đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp để lấy lại màu răng trắng sáng của mình. Hiện nay, để phục vụ cho nhu cầu sở hữu một hàm răng trắng của của mọi người thì phương pháp tẩy trắng răng tại các trung tâm nha khoa đang là một dịch vụ được nhiều người ưa chuộng nhất. Với phương pháp này sẽ giúp bạn tạm biệt hàm răng bị ố vàng ngả màu của mình mà thay vào đó là một hàm răng sáng bóng và nụ cười tự tin.

* Cách phòng ngừa răng ố vàng như thế nào?

– Chăm sóc răng miệng đúng cách, sử dụng chỉ nha khoa

– Khám răng và cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần là một biện pháp giúp bạn có một hàm răng khỏe mạnh.

Vì Sao Răng Ố Vàng? 10 Thực Phẩm Làm Răng Ố Vàng Bạn Cần Tránh

Việc bảo vệ màu răng trắng đẹp là không khó nếu bạn nhận diện được những thực phẩm sẽ khiến răng ố vàng và từ đó hạn chế thưởng thức chúng. Tất cả chúng ta đều muốn những nụ cười trắng sáng bởi điều này sẽ cải thiện vẻ ngoài và làm tăng sự tự tin. Nếu bạn đang muốn cải thiện màu men răng, hãy hạn chế các loại thực phẩm sẽ khiến răng ố vàng ngay từ những ngày đầu.

Vì sao răng bị ố vàng?

Men răng bị bào mòn là nguyên nhân gây ra tình trạng răng ố vàng. Theo thời gian, lớp men răng bao bọc bề mặt răng sẽ bị mòn đi, làm lộ ra lớp ngà răng màu vàng nhạt bên dưới. Những nguyên nhân sau đây cũng có thể khiến răng bị ố vàng:

Men răng yếu do di truyền từ người thân.

Người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh tetracycline – một loại thuốc trị nhiễm khuẩn, nhưng lại ức chế men răng, khiến răng bị đổi màu, ố vàng.

10 thực phẩm khiến răng ố vàng

Ngoài ra, một trong những nguyên nhân phổ biến khiến răng ố vàng là do ăn uống các loại thực phẩm khiến răng dễ bị nhiễm màu như:

1. Cà phê

Các loại cà phê, đặc biệt là cà phê đen sẽ làm răng bị ố vàng. Nhiều người có thói quen đánh răng xong liền tìm đến cốc cà phê thay vì ăn sáng trước. Bề mặt cấu tạo răng chứa nhiều lỗ xốp, đồng nghĩa với việc nó có khả năng hấp thụ những chất lỏng mà bạn uống vào.

Độ đậm màu của cà phê sẽ dễ dàng bám lên các lỗ làm răng ố vàng và khiến màu răng ngày càng tối. Tuy nhiên, bạn có thể ngăn ngừa hiện tượng này bằng cách cho thêm một chút sữa vào thức uống. Biện pháp sẽ giúp làm nhạt màu của cà phê đen cũng như bổ sung một lượng canxi cần thiết đấy.

2. Trà

Với hy vọng ngăn chặn hiện tượng xỉn màu răng, nhiều người đã chuyển sang uống trà để giữ tỉnh táo thay vì dùng cà phê. Thế nhưng, ý tưởng trên lại không hẳn sẽ đem đến kết quả như mong muốn. Trà chứa khá nhiều tannin, hợp chất có thể làm ố men răng. Lượng tannin trong trà tùy thuộc vào loại trà mà bạn lựa chọn. Nước trà càng sẫm màu thì càng dễ khiến răng xỉn màu. Nếu không thể từ bỏ thói quen uống trà, hãy chọn trà xanh hoặc trắng thay vì trà đen. Dĩ nhiên, chúng vẫn sẽ tác động đến màu sắc của răng, chỉ là không mạnh mẽ như trà đen mà thôi.

3. Nước ngọt

Nước ngọt không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến răng. Khi uống vào, đường và axit nhân tạo sẽ cùng nhau tác động vào men răng, khiến lớp ngoài yếu dần cũng như ngả màu dần, đặc biệt là nếu bạn dùng thức uống này mỗi ngày.

Giống như trà, mặc dù bạn có thể tránh được hiện tượng răng xỉn màu bằng cách uống nước ngọt nhạt màu hoặc trong suốt nhưng đường và axit vẫn khiến răng bị tổn thương. Do đó, hãy hạn chế tiêu thụ loại thức uống này ở mức tối đa.

4. Nước ép trái cây tối màu

Việc tiêu thụ nước ép nho và nước ép nam việt quất là hai trong những thủ phạm lớn nhất khiến răng ố vàng. Mặc dù rất tốt cho sức khỏe, nhưng chúng có các hắc sắc tố không cần thiết cho răng. Thêm vào đó, nước ép chứa khá nhiều axit, dễ bào mòn men răng và làm răng dễ ngả màu.

Hãy chuyển sang những loại nước hoa quả có màu nhạt một chút, chẳng hạn như nước ép táo và nước ép cam. Ngoài ra, việc uống nước ép nhạt màu còn hỗ trợ đánh bay những vết ố bám trên răng mà các loại thực phẩm trước đó đã để lại.

5. Kem

Không gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức que kem mát lạnh cho những ngày trời nóng bức. Nhưng nếu một thực phẩm có thể đổi màu môi và lưỡi thì nó cũng sẽ làm ố răng của bạn. Hãy hạn chế thứ quà vặt hấp dẫn này lại và thay thế bằng vài gợi ý lành mạnh hơn, chẳng hạn như trái cây đông lạnh.

6. Nước tương

Không chỉ đồ uống tối màu mới làm cho răng bị ố vàng, gia vị lỏng đậm màu được sử dụng để tạo hương vị cho thực phẩm, chẳng hạn như nước tương cũng có thể tạo ra tác động tương tự. Mặt khác, bạn hãy sử dụng nước tương một cách vừa phải vì chúng chứa nhiều natri, một thành phần không tốt cho những bệnh nhân cao huyết áp.

7. Rượu vang

Dẫu rằng rất tốt cho sức khỏe tim mạch, nhưng rượu vang đỏ không hề thân thiện đối với nụ cười cho lắm. Nếu không tin, bạn hãy thử nhìn vào gương và mỉm cười sau khi đã thưởng thức 1 ly rượu vang xem, chắc hẳn kết quả sẽ khá thú vị đấy.

Mặt khác, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng rượu vang đỏ sở hữu tính chất kháng viêm, có thể giúp giảm hoặc ngăn ngừa bệnh nướu răng. Do vậy, bạn hãy lựa chọn rượu vang trắng hoặc súc miệng thật kỹ sau khi thưởng thức rượu vang.

8. Tương cà chua

9. Quả việt quất

Quả việt quất là một trong những siêu thực phẩm tốt đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng các vết sẫm màu mà chúng để lại trên răng có thể khiến nhiều người ngần ngại khi thưởng thức. Bạn không cần phải tránh xa loại quả này hoàn toàn. Thay vào đó, sau khi ăn, hãy súc miệng với nước nhằm cuốn trôi cặn thừa.

10. Củ dền

Nếu từng sơ chế củ dền, bạn sẽ biết chúng dễ dàng gây ra vết ố sậm màu như thế nào. Giống như quả việt quất và cà chua, củ dền thực thực sự tốt cho sức khỏe nhưng khả năng nhuộm màu răng của loại quả này thậm chí còn mạnh hơn các loại trái cây hay rau củ khác. Việc súc miệng sau khi ăn thường sẽ không mang lại nhiều tác dụng mà bạn nên vệ sinh răng kỹ càng để bảo vệ nụ cười trắng sáng một cách toàn diện nhất.

Nên làm gì khi răng bị ố vàng?

Tẩy trắng răng ố vàng tại nhà

Nếu răng chỉ mới ố vàng nhẹ, bạn có thể dễ dàng làm răng trắng sáng trở lại với những phương pháp tự nhiên như sau:

Vỏ chuối

Những thành phần trong vỏ chuối có công dụng tẩy trắng răng rất tốt. Bạn chỉ cần xé nhỏ vỏ chuối và chà sát lên bề mặt răng trong khoảng 3-5 phút. Sau khi chà xong, bạn để yên khoảng 5 phút rồi súc miệng lại bằng nước ấm. Thực hành thường xuyên để giải quyết tình trạng răng ố vàng.

Chanh và baking soda

Baking soda là một vật liệu phổ biến để tẩy trắng, kết hợp với tính axit của chanh sẽ giúp tẩy trắng răng bị ố vàng hiệu quả.

Sau khi trộn baking soda và chanh thành 1 lượng vừa đủ, bạn lau sạch răng bằng khăn giấy, rồi dùng bàn chải quết hỗn hợp này lên răng và chải khô trong vòng 1 phút. Sau đó rửa sạch để axit không bào mòn.

Lưu ý không nên lạm dụng do ảnh hưởng từ axit trong chanh sẽ khiến răng yếu đi gây ê buốt, khó chịu.

Than hoạt tính và muối

Than hoạt tính nổi tiếng với công dụng loại bỏ độc tố, giúp bào mòn các vết ố vàng. Muối có khả năng diệt khuẩn tốt, giúp bổ sung khoáng chất và đem lại hàm răng trắng sáng tự nhiên.

Trộn muối và than hoạt tính vào nước thành hỗn hợp đặc sệt, dùng bàn chải đánh răng trong khoảng 5 phút rồi súc miệng với nước sạch.

Dầu dừa

Một phương pháp ít ai biết đến đó là sử dụng dầu dừa để tẩy trắng răng ố vàng. Dầu dừa không chỉ giúp nướu răng khỏe hơn, phòng ngừa hôi miệng mà còn loại bỏ máng bám gây vàng răng rất tốt.

Mỗi buổi sáng, trước đi khi đánh răng, hãy dùng 1 muỗng dầu dừa để súc miệng trong khoảng 10-15p, sau đó nhổ ra và đánh răng như bình thường.

Những cách tẩy trắng răng tại nhà có tác dụng duy trì màu răng cho những ai vừa mới tẩy trắng tại phòng khám và giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, nhưng đồng thời cũng mang nhiều thiệt hại nếu áp dụng không đúng cách. Hơn nữa, bạn sẽ phải kiên trì thực hiện để giữ được màu răng trắng sáng.

Nếu bạn muốn thấy kết quả trắng răng nhanh chóng và hiệu quả thì phương pháp tối ưu nhất vẫn là tẩy trắng răng tại phòng khám.

Tẩy trắng răng tại phòng khám nha khoa

Công nghệ tẩy trắng răng bằng đèn Zoom tại Nha khoa Hoa Hồng Phương Đông (Nha khoa Hoa Hồng cũ) đảm bảo an toàn cho sức khỏe của khách hàng và đem lại kết quả trắng răng nhanh nhất. Đèn Zoom không chỉ ít gây ê buốt răng mà còn có mật độ sáng cao, chính là ưu điểm giúp răng trở nên trắng sáng hơn so với công nghệ cũ.

Mẹo nhỏ để bảo vệ màu men răng

Trước khi ăn những thực phẩm có nguy cơ làm răng ố vàng, bạn hãy ăn các loại rau đậm màu. Chúng sẽ tạo ra một lớp màng trên răng và bảo vệ răng khỏi hiện tượng axit hóa, khiến lớp men đổi màu.

Sau khi dùng bữa, bạn có thể ăn thêm một chút cà rốt, súp lơ và cần tây. Đây đều là các món ăn tốt trong việc đánh bay những chất đậm màu còn sót lại trên răng.

Súc miệng ngay sau khi ăn và đánh răng sau khoảng thời gian chờ đợi từ 30 phút đến 1 giờ, do sau khi ăn thực phẩm có tính axit, men răng thường mềm đi và hành động đánh răng sẽ làm mòn lớp men bảo vệ này.

Tại Sao Răng Bị Ố Vàng?

Nhiều nguyên nhân như thuốc, tuổi tác, nhiễm màu thực phẩm khiến răng vàng sậm, xám, gây mất thẩm mỹ.

Hàm răng trắng sáng, không ố vàng là yếu tố quan trọng tạo nên sự tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên, theo thời gian, hàm răng không còn giữ được độ trắng bóng cần thiết mà bắt đầu chuyển sang màu ố vàng, gây mất thẩm mỹ khi cười, nói.

Nguyên nhân răng ố vàng

Tiến sĩ, bác sĩ Phạm Thị Thu Hằng, khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), cho biết có rất nhiều lý do làm răng bạn ố vàng. Nguyên nhân phổ biến là lớp ngà, ở bên dưới men răng, có màu vàng tự nhiên do di truyền.

Ngoài ra, lớp ngà có thể thành màu vàng do trẻ em uống nhiều thuốc kháng sinh, phụ nữ dùng tetracycline sau tháng thứ 4 của thai kỳ hoặc trong thời gian cho con bú có thể gây răng vàng tự nhiên ở bé.

Sử dụng nước súc miệng nồng độ chlorhexidine cao, thuốc trị mụn minocycline, hóa trị hoặc xạ trị ở vùng đầu mặt cổ, tiêu thụ quá nhiều fluoride… cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng răng xỉn màu.

Theo TS Hằng, khi bạn già đi, răng bị mòn cũng khiến chúng không còn trắng bóng như xưa. Bên cạnh đó, một số người hút thuốc lá, sử dụng các sản phẩm chứa nicotine, thích ăn hoa quả có màu, uống cà phê, trà, thuốc bắc, cũng khó tránh khỏi làm răng chuyển màu.

Người bị chấn thương cấp tính làm nứt men răng, lộ ngà hay có thói quen nghiến răng cũng gây nên tình trạng này. Răng có màu vàng vì nhiều lý do khác nhau. Một số nguyên nhân chúng ta không thể xác định chắc chắn.

Các biện pháp cải thiện

TS Hằng cho hay có nhiều phương pháp cải thiện tình trạng răng ố vàng nhanh chóng như tẩy trắng tại trung tâm nha khoa hoặc bạn tự thực hiện tại nhà theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Với phương pháp tẩy trắng tại nha khoa, bác sĩ sẽ dùng chất bảo vệ lợi cho vùng răng được xử lý. Nha sĩ đặt gel tẩy trắng trên bề mặt răng, có thể dùng đèn LED giúp tăng tốc quá trình này. Thời gian tẩy trắng khoảng 60 phút. Sau khi tẩy trắng, bệnh nhân có thể xuất hiện cảm giác hơi ê buốt vài ngày sau đó, kiêng ăn uống đồ có màu trong 1-2 tuần.

Trường hợp tự tẩy trắng tại nhà, nha sĩ sẽ cho khách hàng sử dụng các dải, khay cá nhân hoặc làm sẵn theo kích cỡ tương đối để tự điều chỉnh phù hợp với khuôn răng. Gel để tẩy trắng tại nhà có nồng độ không cao như ở nha khoa. Thời gian thực hiện 7-10 ngày, mỗi ngày sử dụng ít nhất 4 giờ.

“Để duy trì kết quả tẩy trắng, vệ sinh răng miệng tốt là yếu tố quan trọng nhất. Bạn nên đánh răng 2-3 lần mỗi ngày, dùng chỉ tơ nha khoa hoặc bàn chải kẽ để lấy thức ăn thừa trong miệng. Súc miệng bằng các dung dịch làm sạch. Bạn thường xuyên làm như vậy sẽ chống được tình trạng ố vàng của răng”, bác sĩ Hằng cho hay.

Theo chuyên gia này, ngoài 2 biện pháp trên, người dân có thể áp dụng một số cách khác đơn giản hơn tại nhà như:

– Baking soda và oxy già: Bạn trộn một thìa baking soda và 2 thìa nước oxy già 5V để tạo thành hỗn hợp sệt. Chải răng với bột nhão như bạn thường dùng kem đánh răng. Rửa sạch miệng bằng nước.

– Ngậm dầu dừa: Bạn ngậm 1-2 thìa cà phê dầu dừa hữu cơ trong 10-30 phút, không được nuốt. Sau đó, bạn nhổ bỏ dầu dừa, đánh răng như thông thường.

– Vỏ chanh, cam và chuối: Bạn có thể chà răng bằng vỏ chanh, cam hoặc vỏ chuối. Những loại vỏ này có hợp chất d-limonene giúp làm trắng răng.

– Than hoạt tính: Chúng giúp loại bỏ độc tố và vi khuẩn ra khỏi miệng. Khi sử dụng bột than hoạt tính hoặc kem đánh răng, bạn nên làm theo hướng dẫn đi kèm. Bạn chải răng nhẹ nhàng theo chuyển động tròn và cẩn thận quanh nướu. Bạn không nên dùng mỗi ngày vì có thể bào mòn răng.

– Tiêu thụ nhiều nước: Nước giúp rửa trôi các hạt thức ăn và vi khuẩn. Ngoài ra, tiêu thụ trái cây, rau với hàm lượng nước cao giúp làm trắng vì chất xơ làm sạch răng và nướu của bạn khỏi mảng bám vi khuẩn. Bên cạnh đó, ăn hoa quả giúp tiết ra nhiều nước bọt để rửa sạch răng hơn.

Theo TS Thu Hằng, cách hiệu quả nhất để ngăn ngừa răng vàng là vệ sinh răng miệng tốt. Bạn nên đánh răng 2-3 lần/ ngày, tốt nhất là sau mỗi bữa ăn. Chúng ta có thể sử dụng chỉ tơ nha khoa và bàn chải kẽ mỗi ngày.

Các cách khác để tránh răng vàng bao gồm không hút thuốc, hạn chế cà phê, trà, rượu vang đỏ và uống nhiều nước. Ngoài ra, người dân cũng nên khám định kỳ răng miệng 6 tháng một lần.

Cách Làm Trắng Răng Bị Ố Vàng

Nụ cười toả sáng là điểm nhấn để tạo dấu ấn cá nhân. Tuy nhiên, hàm răng bị ố vàng có thể ngăn bạn có một nụ cười toả sáng và tự tin. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc nguyên nhân tại sao răng trở nên ố vàng và cách làm trắng răng, cũng như việc tẩy trắng răng có an toàn không? 

Răng ngả vàng do men răng bị bào mòn(1). Lớp bao phủ của men răng mất đi, lớp ngà răng bên dưới trở nên ngày càng rõ màu khiến răng bị ố vàng.

Răng ngả vàng do ăn hoặc uống các loại thức ăn có màu đậm như: trà, cà phê, cacao, rượu đỏ, củ dền.(2)

Răng ngả vàng do hút thuốc. Nicotine trong thuốc lá sẽ làm ố màu răng và còn có thể gây ra mảng bám và vôi răng.(3)

Cách làm trắng răng bị vàng 

Giữa các cách tẩy trắng răng bị ố vàng, bạn có thể chọn cách làm trắng răng bị ố vàng chuyên nghiệp với nha sĩ hoặc các mẹo làm trắng răng tại nhà. 

Liệu trình làm trắng răng chuyên nghiệp với nha sĩ 

Trước tiên, để tẩy trắng răng an toàn, nha sĩ sẽ đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn, loại bỏ các mảng bám hoặc vôi răng rồi bôi lên răng chất chống tổn thương nướu để bảo vệ nướu trong quá trình điều trị. Tùy theo mức độ trầm trọng của vết ố, đôi khi phải mất vài lần điều trị mới thực hiện xong phương pháp làm răng trắng.(4)

Sau cách trị răng ố vàng trên, bạn cần tiếp tục chải răng, dùng chỉ nha và súc miệng bằng nước súc miệng thường xuyên để duy trì sức khỏe răng miệng. Bạn có thể sử dụng P/S Than Hoạt Tính thế hệ mới để giữ hàm răng trắng sau khi thực hiện cách làm răng trắng với nha sĩ.