Top 13 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Raptor Biển A Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Ford Ranger Raptor Được Tính Các Loại Thuế, Phí, Biển Số Như Xe Con?

Ford Ranger Raptor đã chính thức ra mắt khách hàng Việt, có giá bán 1,198 tỷ đồng. Theo thông tin từ Ford Việt Nam, Ranger Raptor sẽ được tính các loại thuế và phí theo mức dành cho xe con.

Điều này đồng nghĩa với việc Ranger Raptor sẽ không bị áp niên hạn sử dụng 25 năm và được đăng ký để lăn bánh tương tự như xe con, không giống với các loại xe bán tải thông thường trên thị trường hiện nay như Mazda BT-50, Toyota Hilux, Nissan Navara, Isuzu D-Max hay ‘người anh em’ Ford Ranger.

Hãng xe Mỹ cho biết, dù có thiết kế xe bán tải nhưng mẫu Raptor được coi là xe con bởi Ford Ranger Raptor không thỏa mãn các quy định về công năng của xe bán tải theo cục Đăng kiểm. Trong đó, lý do chính là tỷ lệ giữa tải trọng chở hàng với chở người yêu cầu phải đạt trên 0,8 nhưng chỉ số của Raptor chỉ đạt dưới 0,8.

Đại diện Ford cho rằng việc quy định Raptor mang biển xe con là hợp lý. Thiết kế xe bán tải nhưng hãng xe Mỹ lại hướng mẫu xe mới này tới tính năng của một chiếc SUV. Ngoài hệ thống treo hàng hiệu, xe còn có động cơ 2.0 Bi-turbo, hộp số tự động 10 cấp và nhiều tiện nghi nội thất cũng như công nghệ an toàn.

Cục đăng kiểm Việt Nam cho biết, hiện chưa có hồ sơ của Raptor đăng ký làm biển số, nhưng sẽ căn cứ vào các quy định để xem xét khi có xe. Thực tế Raptor không phải trường hợp đầu tiên dáng bán tải mang biển xe con, trước đó những chiếc Ford F-150 nhập khẩu không chính hãng cũng thường đeo biển A (xe con) chứ không phải biển C (xe tải).

Tại sao lại có sự khác biệt đến vậy?

Nói một cách dễ hiểu, căn cứ để xác định đâu là xe bán tải chở người và đâu là xe bán tải chở hàng sẽ được phân định ở mốc trên và dưới tỷ lệ 80% công năng sử dụng để chở người hay chở hàng.

Theo đó, nếu tỷ lệ công năng cho phép chở người nhỏ hơn 80% thì sẽ xác định là xe bán tải cabin kép chở hàng. Còn khi tỷ lệ công năng cho phép chở người lớn hơn 80% thì xếp là xe bán tải cabin kép chở người.

Tuy nhiên, trong thực tế cũng có trường hợp cùng một mẫu xe bán tải nhưng có xe lại được đăng ký biển số như xe con, nhưng cũng có xe đăng ký biển số như xe tải.

Về vấn đề này lãnh đạo một trung tâm đăng kiểm trên địa bàn Hà Nội cho biết: ‘Tất cả đều được phân loại dựa theo TCVN 7271:2010 để đóng thuế và ra biển số. Tuy nhiên, một mẫu xe có thể có nhiều loại xe, với kích thước và kiểu dáng, thông số kỹ thuật khác nhau nên sẽ có trường hợp cùng một mẫu xe mà có xe gắn biển C, H nhưng có xe lại gắn biển A, E hoặc F’.

Vì Sao Nước Biển Lại Mặn?

Tại sao nước biển có vị mặn? Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản nhưng phải đến tận năm 1979, các nhà khoa học mới có thể tìm được câu trả lời.

Đại dương bao phủ 70% diện tích bề mặt trái đất, lượng nước trong các đại dương cũng chiếm hơn 90% tổng lượng nước trên trái đất. Đã từ rất lâu, con người tự hỏi điều gì đã khiến cho nước biển có vị mặn, không thể uống được. Hiển nhiên, việc nước biển chứa một lượng lớn muối khiến cho nó có vị mặn, nhưng, cho đến trước năm 1979, chưa ai có thể trả lời được nguồn gốc lượng muối này từ đâu.

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần phải nhìn vào sự hình thành và phát triển của trái đất nói chung và đại dương nói riêng. Ở giai đoạn đầu khi đại dương mới được hình thành, nước biển chưa mặn như ngày nay. Tuy nhiên, trải qua hàng tỉ năm, những cơn mưa xối xả đã vận chuyển một lượng lớn khoáng sản có trong đất liền ra biển. Theo ước tính của các nhà khoa học, hàng năm, các con sông và suối từ Mỹ mang theo hơn 225 triệu tấn chất rắn hòa tan và 523 triệu tấn trầm tích ra đại dương. Chính các khoáng chất này, một phần đã tạo nên độ mặn của nước biển. Trên phạm vi toàn cầu, mỗi năm có đến hơn 4 tỷ tấn muối khoáng được thêm vào đại dương từ các con sông trên thế giới.

Nước từ sông mang khoáng chất ra biển

Muối khoáng thoát ra từ vỏ trái đất thông qua các miệng núi lửa phía dưới đáy đại dương cũng góp phần tạo nên vị mặn cho nước biển. Có rất nhiều các khe hở tồn tại dưới đáy đại dương, điều đó đồng nghĩa với việc có hàng tỷ mét khối nước biển đi sâu vào trong lòng trái đất mỗi giây, lấy đi các chất hóa học trong lòng trái đất. Các phản ứng hóa học phức tạp giữa các chất có trong lòng trái đất cùng với các chất có trong đất liền đã tạo nên độ mặn cho đại dương. Và quá trình này đã diễn ra hàng chục triệu năm.

Khoáng chất từ các khe nứt dưới đáy đại dương

Tuy vậy, các nhà khoa học cho tới hiện giờ vẫn chưa thể hiểu hết hoàn toàn thành phần hóa học của nước biển. Khó khăn ở đây là do kích thước quá lớn của đại dương cũng như thành phần hóa học của nó thay đổi liên tục theo thời gian.

Bạn có biết?

– 28 lít nước biển chưa khoảng 1 kg muối, mặn hơn nước ngọt trong hồ khoảng 220 lần.

– Nếu tách toàn bộ muối khỏi nước biển, nó sẽ tạo một lớp dày 152 m trải đều các lục địa. Để hình dung 152 mét cao như thế nào, bạn có thể tưởng tượng ra tòa nhà cao 40 tầng.

– Đại tây Dương là đại dương có độ mặn cao nhất (trong 4 đại dương) trong khi Biển chết là nơi có độ mặn cao nhất thế giới

Vì Sao Xe Bán Tải Ford Ranger Raptor Được Đăng Ký Như Xe Con?

Vì sao xe bán tải Ford Ranger Raptor được đăng ký như xe con?

Mẫu Ford Ranger Raptor này sẽ được tính thuế theo mức dành cho xe du lịch dưới 9 chỗ nhập khẩu vào Việt Nam. Theo đó, mức thuế nhập khẩu ưu đãi là 0% (nếu xe nhập từ Thái Lan đáp ứng đủ điều kiện), mức thuế tiêu thụ đặc biệt là 40% với động cơ dưới 2.000cc (thay vì 15% nếu là xe bán tải), và phí trước bạ 10 – 12% (thay vì 2% nếu là xe bán tải).

Đã có những chiếc bán tải cỡ lớn của Ford F-150 tại Việt Nam đeo biến số của dòng xe chở người (Passenger Car).

Nguyên nhân của việc này, theo thông tin từ Ford, là do xe có thiết kế của dòng xe chở người, chứ không phải thiết kế của dòng xe vừa chở người vừa chở hàng như quy định trong TCVN 7271:2003 Quy định về phương tiện giao thông đường bộ – ôtô – phân loại theo mục đích sử dụng.

Trích quy định về phân loại xe tại TCVN 7271:2003

Với việc (quy định là xe SUV chở người) này, Ford Ranger Raptor sẽ giữ lại được một số thiết kế ban đầu; trong đó, đáng quan tâm nhất là hệ thống giảm xóc sau độc lập với càng chữ A giảm chấn giảm chấn thủy lực đi kèm lò xo (tương tự thiết kế trên Everest hay các mẫu SUV/crossover khác) do Fox cung cấp, khác biệt hoàn toàn so với dạng dùng lá thép (nhíp) như trên các mẫu bán tải truyền thống.

Hệ thống giảm xóc cao cấp trên Ranger Raptor là một phần quan trọng ảnh hưởng đến tiêu chí phân loại xe.

Tuy nhiên, điều này cũng sẽ khiến giá xe Ranger Raptor khá cao. Hiện tại, giá bán mẫu Ford Ranger Raptor tại Thái Lan là 1,7 triệu baht (khoảng 51.900 USD); khi về Việt Nam sẽ thêm thuế Tiêu thụ Đặc biệt 40%, tương đương 20.000 USD, trong khi nếu áp mức thuế của xe bán tải như Ranger 15% thì khoản thuế TTĐB là gần 7.800 USD.

Như vậy, sau khi có được lộ trình, Ford Ranger Raptor sẽ sớm được đưa về Việt Nam, dự kiến là tại triển lãm Vietnam Motor Show vào tháng 10 tại Tp Hồ Chí Minh. Và nếu mọi điều kiện thuận lợi, Ranger Raptor sẽ đến tay khách hàng Việt Nam vào cuối năm nay.

Quý khách hàng vui lòng gọi 

0936 053 899

 - 

096 656 38 39

 để biết thêm thông tin chi tiết!

Vì Sao Nước Biển Có Vị Mặn Mà Nước Sông Hồ Lại Có Vị Ngọt?

Đều cùng là nước như nhau nhưng nước biển không thể sử dụng trong cuộc sống hàng ngày vì nó quá mặn, trong khi đó nước sông, ao, hồ,… lại dùng để sử dụng trong sinh hoạt và hoạt động thường ngày. Vậy sự khác biệt ở đây là gì?

Tất cả chúng ta đều biết rằng nước biển có vị mặn, đó là điều quá hiển nhiên rồi; còn nước sông hồ hay nước mưa lại có vị ngọt chứ không phải mặn. Vậy thì tại sao nước ở một số vùng trên Trái Đất mặn còn những vùng khác thì không? Nước sạch không phải hoàn toàn không chứa muối hòa tan; ngay cả nước mưa cũng chứa các chất bị hòa tan trong không khí khi rơi qua bầu khí quyển.

Nước biển có vị mặn vì nó chứa một lượng muối lớn. Theo ước tính của các nhà khoa học, các đại dương trên Trái Đất chứa hàm lượng muối NaCl vào khoảng 50 triệu tỉ tấn muối. Nếu chúng ta rải tất cả số muối này lên bề mặt đất liền sẽ được một lớp dày khoảng 152m. Một con số quá khủng khiếp!

Câu hỏi được đặt ra là lượng muối này từ đâu ra?

Hiện nay chưa có một câu trả lời chính xác nào có thể giải thích được được điều này. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, có 3 giả thuyết như sau:

Giả thuyết thứ nhất là nguồn từ đất liền bao quanh chúng ta.

Khi nước mưa rơi xuống hòa tan các khoáng chất, muối từ đá và đất khô rồi chảy ra sông. Lượng muối tích tụ ở các sông lâu dần được đưa tới các đại dương khi nước sông đổ ra biển thông qua các cửa biển.

Cứ như vậy theo thời gian muối cứ lắng đọng dần xuống biển làm cho nước biển mặn. Lượng muối được hình thành bởi sức nóng của Mặt Trời khiên nước trên bề mặt bốc lên, để lai muối ở lại. Quy trình này cứ lặp đi lặp lại theo thời gian và lượng muối cũng đồng thì tăng theo, đồng nghĩa với nước biển sẽ có vị mặn.

Giả thuyết thứ 2 là từ các miệng núi lửa nằm sâu trong lòng đại dương và các vụ phun trào núi lửa dưới nước. Quá trình này tương tự như quá trình trước đó khi nước biển phản ứng với đá nóng và hòa tan các thành phần khoáng chất.

Và giả thuyết cuối cùng là từ đá cùng các lớp trầm tích dưới đáy biển.

Mỗi vùng biển khác nhau sẽ có lượng muối khác biệt. Ví dụ: vùng cực sẽ không có nhiều muối vì băng ở đây tan hàng năm làm loãng nước biển. Còn ở quanh xích đạo và nhiệt đới, do nhiệt độ cao khiến lượng nước bốc hơi nhiều nên di nhiên lượng muối ở đây cao hơn các nơi khác.

Theo nghiên cứu, hiện tại độ mặn của nước biển toàn cầu có xu hướng tăng lên do nhiệt độ tăng từ biến đổi khí hậu toàn cầu, lượng hơi bốc hơi nhiều hơn khiến nhiều hơn và làm nước biển ngày càng mặn hơn so với trước.

Vậy còn nước sông tại sao lại có vị ngọt?

Như đã trình bày ở trên, vị mặn của nước biển là từ các lớp đất đá, trầm tích và 1 phần từ các dòng sông đổ ra biển. Như vậy bạn đã có một nửa câu trả lời rồi đó.

Theo giả thuyết 1, sông cũng chứa một lượng muối nhất định từ lòng đất, núi lửa phun được nước mưa cuốn trôi theo dòng ra sông. Sau đó, lượng muối này tiếp tục được đưa ra biển nên lượng muối còn lại không đủ để trung hòa với nước sông, vì vậy nước sông không mặn như nước biển.

Nói như vậy cũng có nghĩa là nước sông có vị ngọt trong khí nó cũng chứa muối trong thành phần vì lượng muối trong nước sông chỉ như “một giọt nước trong đại dương”. Tuy vậy, vấn đề này chưa có nhà nghiên cứu nào có thể chỉ rõ tại sao.

Tại sao nước biển mặn và nước sông ngọt vẫn là một ẩn đố với giới khoa học gia, vừa rồi chỉ là một một vài giả thuyết được đưa ra nhằm giải thích cho vấn đề này.

Video: