Top 14 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Rừng Ở Úc Bị Cháy Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Cháy Rừng Khủng Khiếp Ở Úc?

Mặc dù cháy rừng vẫn là chuyện xảy ra theo mùa ở Úc và cũng từng có những vụ cháy rừng gây thiệt hại nặng nề trước đây, song “mùa cháy rừng” năm nay ở Úc bắt đầu sớm bất thường và dự kiến kéo dài nhiều tháng nữa.

2019 là năm nóng và khô kỷ lục của Úc. Tháng 12 năm ngoái là một trong hai tháng nóng nhất lịch sử nước này. Giới chuyên gia cho rằng các nguyên nhân chính gây cháy rừng là biến đổi khí hậu, loại cây dễ bắt lửa và thời tiết.

Hội tụ nhiều yếu tố

Trang chúng tôi dẫn phân tích của ông Chris Field – trưởng khoa môi trường học Đại học Stanford (California, Mỹ), đồng thời là chủ trì báo cáo khoa học quốc tế về biến đổi khí hậu và những hiện tượng cực đoan – cho rằng: “Tình trạng này về cơ bản là sự hội tụ khủng khiếp của nhiều yếu tố”.

Cũng theo ông Chris Field, đây là một trong những hiện tượng cực đoan của biến đổi khí hậu tồi tệ nhất, nếu không muốn nói là tệ nhất ông từng thấy. “Những đám cháy rừng là sự thể hiện mang tính biểu tượng cho những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu” – ông Field nhận định.

Đồng tình với quan điểm này, ông Mike Flannigan – nhà khoa học về cháy tại Đại học Alberta ở Canada – cho rằng các đám cháy rừng của Úc là “ví dụ của biến đổi khí hậu”. Trên thực tế, báo cáo tóm lược của Chính phủ Úc năm 2019 về cháy rừng và biến đổi khí hậu cũng thừa nhận: “Biến đổi khí hậu do con người gây ra đã dẫn tới những tình trạng thời tiết nguy hiểm hơn vì cháy rừng trong nhiều thập kỷ qua với nhiều khu vực của Úc”.

Một chiếc ôtô bị thiêu rụi ở đường Quinlans sau vụ cháy rừng xuyên đêm ở Quaama, bang New South Wales hôm 6/1 – (Ảnh: AFP).

Mặc dù không nghi ngờ về việc Trái đất nóng lên là một phần lớn nguyên nhân, song các nhà khoa học, gồm cả những người nghiên cứu về hỏa hoạn và những chuyên gia thời tiết, đều cho rằng biến đổi khí hậu không phải là nguyên nhân duy nhất.

Năm ngoái nước Úc chứng kiến thời tiết nóng và khô kỷ lục. Theo Cơ quan Khí tượng Úc, mức nhiệt trung bình theo năm của năm 2019 cao hơn 1,5 oC so với mức nhiệt trung bình giai đoạn từ 1960-1990. Nhiệt độ ở Úc trong tháng 12 có lúc đã lên tới 49,9 o C.

Trên thực tế, ông Andrew Watkins – trưởng bộ phận dự báo dài hạn Cơ quan Khí tượng Úc – thừa nhận thời tiết là một nhân tố đáng kể khiến mùa cháy rừng năm nay cực đoan hơn. Tình trạng đột ngột ấm lên của tầng bình lưu ở Nam cực trong tháng 9 năm ngoái đã làm thay đổi những điều kiện thời tiết thông thường của Úc, khiến từ giữa tháng 10 trở đi xuất hiện những luồng gió mạnh liên tục thổi từ hướng tây, mang không khí nóng từ lục địa ra bờ biển.

“Với môi trường khô như vậy, nhiều đám cháy đã phát sinh vì tia chớp (các cơn dông gây sấm chớp nhưng lại rất ít mưa)” – ông Watkins giải thích.

Ngoài ra, theo ông Flannigan, cây bạch đàn vốn phổ biến ở Úc cũng là nhân tố khiến tình trạng cháy rừng nghiêm trọng hơn. Ông Flannigan ví chúng dễ cháy “như chứa xăng dầu trên cây”, với tinh dầu trong thân cây, khi bị bắt lửa loài cây này khiến hỏa hoạn lan nhanh hơn. Ngoài ra, khi độ ẩm hạ thấp, không khí khô hơn, các đám cháy lại càng dễ lan xa.

Thiên tai hay nhân tai?

Theo ông Flannigan, vẫn là quá sớm để biết chính xác nguyên nhân làm phát sinh các đám cháy rừng, bởi cháy rừng chỉ mới bùng phát gần đây và hiện mọi cơ quan chức năng vẫn đang ưu tiên dành thời gian kiểm soát các đám cháy.

Dù con người là nhân tố lớn gây hỏa hoạn ở Úc, song những nguyên nhân do tai nạn cũng thường xảy ra như các vụ chập, cháy từ xe cộ hay dây điện. Mặc dù các đầu mẩu thuốc lá còn lại sau khi hút thường không gây hỏa hoạn, song trong điều kiện thời tiết khô nóng, chuyện này hoàn toàn có thể xảy ra.

Ông Flannigan cho rằng không có cách nào để kiểm soát cháy rừng. “Chúng sẽ cháy ở nhiều nơi cho tới khi ra tới bờ biển” – ông nói.

Dự đoán về xu thế trong tương lai của tình trạng cháy rừng ở Úc, bà Nerilie Abram – nhà khoa học khí hậu của Đại học Quốc gia Úc – cảnh báo: “Mùa cháy cực đoan ở Úc năm 2019 đã được dự đoán.

Tuy nhiên, vấn đề cần đặt ra là liệu chúng ta có thể chấp nhận việc này ở mức độ tồi tệ đến thế nào? Đây mới chỉ là những gì xảy ra khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 1oC, chúng ta có thực sự muốn chứng kiến những ảnh hưởng khi nhiệt độ Trái đất tăng thêm 3oC hay hơn nữa không, vì đó chính là quỹ đạo chúng ta đang bị cuốn theo nó”.

Cháy rừng theo mùa đã thay đổi

Theo ông Andrew Watkins, tình trạng khô hạn của Úc từ cuối năm 2017 cho tới nay ít nhất cũng tương đương với mùa hạn nhất năm 1902 của Úc. Chuyên gia này cho rằng điều này rất có thể do các yếu tố nhiệt độ nước biển ở Ấn Độ Dương và xu hướng khô hạn kéo dài. Theo ông Andrew Watkins, hiện tượng cháy rừng theo mùa ở Úc đã thay đổi. Theo đó, mùa này kéo dài hơn từ 2-4 tháng và cũng bắt đầu sớm, đặc biệt ở khu vực phía nam và phía đông.

Tóm Lại Là: Tại Sao Rừng Ở Úc Cháy?

1. Chuyện gì đang diễn ra ở nước Úc?

Nước Úc đang chống chọi với cháy rừng diện rộng, kéo dài. Tới 6 giờ sáng ngày 07/01, tại bang New South Wales (NSW) có 136 vụ cháy, trong đó có 69 vụ lửa cháy lan rộng chưa kiểm soát được.

2. Ở đâu cháy to nhất?

Bang New South Wales là nơi ngọn lửa tàn phá nhiều nhất với 6 triệu héc ta rừng và khu dân cư bị ảnh hưởng, một diện tích bằng 6 thành phố Sài Gòn cộng lại.

3. Từ bao giờ rừng bắt đầu cháy?

Tại NSW, rừng bắt đầu cháy từ tháng 09/2019, tính đến nay đã được hơn 4 tháng. Trước đó, lần cuối Úc cháy rừng nghiêm trọng là vào Thứ Bảy Đen năm 2009, khi 173 người thiệt mạng tại Victoria, bang tiếp giáp phía Nam với NSW.

4. Ai đã đốt rừng?

Cháy rừng là thiên tai phổ biến ở Úc. Ngọn lửa gốc có thể bắt đầu do lá cây khô bắt lửa dưới ánh nắng mặt trời hay sét đánh khi tiết trời quá nóng và hanh khô.

Hiện tại, vẫn chưa rõ có tác động của con người trong những ngọn lửa đầu tiên hay không.

5. Tại sao năm nay rừng cháy khủng khiếp vậy?

Cháy rừng là một phần thiết yếu của hệ sinh thái ở Úc. Cháy rừng tự nhiên cũng có những lợi ích nhất định, như giúp đất dinh dưỡng hơn, giúp cây con tiếp xúc với ánh mặt trời, giúp một số loài cây sinh sôi.

Tuy nhiên, cháy rừng ở Úc năm nay nghiêm trọng hơn hẳn so với các năm khác. Có nhiều tranh cãi về nguyên nhân của diễn biến xấu này.

Nhiều chuyên gia cho rằng biến đổi khí hậu là chất xúc tác chính. Nhiệt độ trung bình ở Úc tăng 1°C so với năm 1920. Gió mạnh, hạn hán, và nhiệt độ cao kỷ lục tạo điều kiện thuận lợi để ngọn lửa hoành hành.

Một số chuyên gia và chính trị gia cho rằng các nhà hoạt động môi trường đang “làm quá”. Chris Kenny, Biên tập viên của tờ Australian, nhấn mạnh hạn hán và hỏa hoạn đã, đang, và sẽ là những thiên tai phổ biến tại Úc – biến đổi khí hậu không phải nguyên nhân chủ đạo.

View this post on Instagram

A post shared by Black Jaguar-White Tiger (@blackjaguarwhitetiger) on Jan 6, 2020 at 6:54pm PST

6. Bao nhiêu thiệt hại đã được ước tính?

25 người mất tích và thiệt mạng, trong đó có 3 lính cứu hỏa.

Nửa tỉ động vật chết cháy, trong đó có ⅓ số gấu koala ở NSW. Koala không biết chạy trốn, chúng lặng lẽ ôm cây chờ nguy hiểm qua đi. Loài vật hiền lành, khờ khạo này không có nhiều cơ hội sống sót.

14.7 triệu héc ta rừng và khu dân cư bị thiêu trụi trên cả nước. Tổng diện tích hỏa hoạn bằng 13 thành phố Sài Gòn cộng lại và gấp 16 lần diện tích rừng Amazon cháy cùng năm.

400µg/m3 là nồng độ bụi mịn trong không khí của Sydney vào tháng 12/2019, gấp 40 lần mức khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

1.39 tỉ USD được Thủ tướng công bố sẽ điều vào quỹ hỗ trợ thiên tai.

7. Làm thế nào để hết cháy rừng?

Theo ông Thomas Duff, một chuyên gia về cháy rừng, hỏa hoạn ở Úc có thể được dập tắt trong ba trường hợp sau:

Mưa đủ rộng và lâu để dập những đám cháy, tuy mưa cũng tạo nên những trở ngại trong cứu hộ, dập lửa, và giao thông;

Gió bớt mạnh để lực lượng cứu hỏa có thể kiểm soát ngọn lửa;

Rừng cháy hết, không còn gì để lửa bắt vào nữa.

Khóc, Vì Gần Nửa Tỉ Động Vật Ở Úc Đã Chết Cùng Cháy Rừng

Con số này thực sự gây chấn động trong bối cảnh người dân Úc đã quá mệt mỏi và đau khổ với cháy rừng. Bà Sussan Lei, bộ trưởng Môi trường Úc, cho biết: “Các loài vật không cần phải dễ thương để được cứu hộ, tất cả đều quan trọng như nhau trong thảm họa này”.

Tự tay giải thoát vật nuôi

Steve Shipton là nông dân nuôi bò sữa ở Coolagolite, một thị trấn bị tàn phá nặng vì cháy rừng ở New South Wales. Ngay đúng ngày đầu năm mới 1-1, ông Shipton đã phải đích thân chấm dứt nỗi thống khổ của 20 con trong đàn bò 250 con của mình vì chúng bị lửa thiêu, bị phỏng toàn thân nghiêm trọng.

Ở Úc, hàng triệu sinh vật đã chết và hàng trăm ngàn loài vật khác có thể sẽ chịu chung số phận trong những ngày sắp tới đây do hậu quả của các đám cháy rừng. Chúng bao gồm động vật hoang dã lẫn vật nuôi thuộc nhiều giống loài: động vật có vú, thú, chim, bò sát…

Theo các chuyên gia, dẫu thoát khỏi cái chết cháy nhưng chúng có thể bị đói, khát hoặc chết vì sốc nhiệt trong khi bị mất đi môi trường sống.

Trên báo News ngày 3-1, bà Megan Davidson – trưởng Cơ quan bảo vệ động vật hoang dã bang Victoria – cho biết: “Chúng ta có thể sẽ không bao giờ lường hết mức độ của cuộc tàn sát này và nguy cơ vẫn chưa kết thúc. Các nhóm cứu trợ động vật hoang dã gần như không thể làm gì trong nhiều trường hợp”.

Hiện nay, nỗi đau và ám ảnh của những người làm công tác cứu hộ động vật ở Úc là có quá nhiều con vật bị phỏng nặng. Công việc của họ không chỉ là cứu sống những con vật tội nghiệp, mà còn giúp chấm dứt sự đau khổ của chúng.

Bật khóc vì koala

Một người phụ nữ đang lái xe thì phát hiện con koala (gấu túi) đi vào đám cháy. Chị cởi áo làm khăn quấn lấy con koala, rồi tức tốc cho uống nước, xối nước hạ nhiệt và quấn con thú đang hoảng loạn vào tấm chăn. Máu từ vết thương của chú koala thấm vào tấm chăn trắng khiến nhiều người bật khóc.

Kể từ khi cháy rừng hoành hành dữ dội ở Úc, tờ News của Úc cho biết 1/3 đàn koala – biểu tượng quốc gia của Úc – đã chết và 1/3 nơi sinh sống của chúng bị tàn phá – chỉ tính riêng ở New South Wales, nơi có quần thể koala thuộc loại lớn với 15.000 – 28.000 con. Các tình nguyện viên đã cứu koala từ những thân cây âm ỉ cháy, hay trên nền đất đầy tro bụi sau các đám cháy rừng.

Theo báo New York Times, không giống như kangaroo, chim hay rắn, koala không biết chạy trốn. Thay vào đó, chúng leo lên cây và cuộn mình lại chờ nguy hiểm qua đi. Trong các vụ cháy dữ dội đã xảy ra ở Úc, loài vật hiền lành, khờ khạo này đã không có nhiều cơ hội sống sót.

Tại một bệnh viện dành cho koala ở Port Macquarie thuộc NSW, bà Cheyne Flanagan – giám đốc bệnh viện – cho biết: “Những con koala được cứu sống đều hoảng sợ về những gì đã xảy ra”. Nhiều gia đình ở Úc đã biến nhà, phòng khách, phòng ngủ của họ thành nơi cứu hộ koala, loài động vật biểu tượng của Úc nhưng đang đối diện với nhiều nguy cơ dẫn đến họa tuyệt chủng từ tháng 9-2019 đến nay.

Tuy nhiên, danh sách các loài động vật chịu đựng “hỏa ngục” từ cháy rừng không chỉ có koala. Hàng trăm ngàn con dơi rơi xuống đất chết thảm khi nhiệt độ quá 42 độ C ở bắc Úc. Còn kangaroo không còn chỗ trú phải nhảy vào sân nhà, vào vườn nho của dân hoặc bất chấp nguy hiểm lao ra xa lộ, khu dân cư để rồi bị chó tấn công hoặc tông vào xe hơi.

“Phải có ai đó chăm sóc chúng vì những người khác và chính quyền đều đang quá tải lẫn bận rộn bảo vệ tài sản, nhà cửa của họ. Chúng tôi làm điều này với hi vọng có thể cứu một số nào đó koala khỏi số phận nghiệt ngã” – nữ tình nguyện viên Christeen McLeod chia sẻ.

“Hỏa ngục khổng lồ”

Ngày 4-1, báo chí Úc đã dùng những cụm từ “hỏa ngục khổng lồ”, “bom nguyên tử” để mô tả về những trận cháy rừng khủng khiếp đang diễn ra và diễn biến xấu trên cả nước, đặc biệt là tại hai bang New South Wales và Victoria.

Thủ tướng Úc Scott Morison ngày 4-1 cho biết sẽ tăng cường quân đội vào công việc chữa cháy, thêm máy bay trên trời, tàu dưới biển và xe cộ lăn bánh trên đất liền để hỗ trợ các nỗ lực chữa cháy và tái thiết.

Những ngày gần đây, liên tục có thêm người chết vì cháy rừng ở Úc. Theo báo News ngày 4-1, thống kê chưa đầy đủ các nỗ lực tập trung vào việc chữa cháy và cứu hộ cho biết ít nhất 22 người chết, diện tích bị cháy là hơn 5 triệu ha. Một số đám cháy lớn có xu hướng nhập lại thành “hỏa ngục khổng lồ” hoặc lan tới những khu vực xa xôi không thể tiếp cận. Thời tiết nắng nóng và gió mạnh cũng khiến công việc của những người lính cứu hỏa dũng cảm khó khăn rất nhiều.

Trời dịu mát, Úc hy vọng giảm bớt cháy rừng

Vì Sao Cháy Rừng Ở Australia Thảm Khốc Tới Mức Này?

Kể từ tháng 9 đến nay, nạn cháy rừng đã phá hủy hơn 1500 ngôi nhà trên khắp Australia, khiến ít nhất 20 người thiệt mạng và 6 triệu ha đất bị thiêu rụi, hơn 500 triệu động vật hoang dã chết trong biển lửa. Chỉ tính riêng Victoria, số người mất tích đã lên đến 28.

Trong tuần đầu tiên của năm mới, hàng nghìn người dân địa phương và khách du lịch ở miền đông nam Australia đã phải sơ tán khẩn cấp vì hỏa hoạn lan nhanh trên diện rộng. Chính phủ đã điều động máy bay quân sự để vận chuyển nước, thực phẩm và nhiên liệu tiếp tế cho các thị trấn bị lửa bao vây.

Lý giải nguyên nhân cháy rừng ở Australia tồi tệ

Nhiệt độ cao kỷ lục, hạn hán kéo dài cùng với sức gió lớn đã khiến hỏa hoạn ở Australia lan rộng không kiểm soát. Giữa tháng 12 năm ngoái, cư dân một số vùng xứ chuột túi đã trải qua một ngày khủng khiếp khi thủy ngân nhiệt kế chạm đến con số 41,9°C. Làn sóng nhiệt vẫn tiếp tục vờn quanh miền đông nam, nhiệt độ ở thủ đô Canberra dự kiến sẽ lên đến 40,6°C trong tuần này.

Bên cạnh nền nhiệt nóng bức kinh người, Australia cũng phải oằn mình vượt qua mùa xuân khô hạn nhất lịch sử. Từ năm 2017 đến nay, hầu hết các khu vực ở bang New South Wales và Queensland đều không có đủ lượng mưa cần thiết.

Hạn hán đã giết lần giết mòn những vùng đất tạo ra nông sản tươi ngon nhất nước này, còn nhấn chìm chúng trong biển lửa.

Đến tháng 9/2019, chính phủ bắt đầu cảnh báo người dân về dấu hiệu nguy hiểm báo trước một mùa cháy rừng dữ dội. Ngày 9/9/2019, Binna Burra Lodge, khu du lịch non xanh nước biếc ở Queensland, đã thành tro tàn sau một đám cháy. Hỏa hoạn khủng khiếp bùng phát tại nơi ẩm ướt, mát mẻ như Binna Burra Lodge đã khiến nhiều người nhận ra mức độ nghiêm trọng của sự việc.

Tính đến đầu tháng 11/2019, 1500 lính cứu hỏa đã được điều động để dập tắt 70 đám cháy trên khắp New South Wales. Trong số 4 bang bị tàn phá nặng nề sau hỏa hoạn, khu vực bờ biển phía đông là nơi chịu hậu quả kinh khủng nhất.

Ngày 11/11/2019, lần đầu tiên trong vòng 10 năm qua, chính phủ Australia tuyên bố tình trạng khẩn cấp đối với nạn cháy rừng, đồng thời áp dụng hệ thống cảnh báo hiện đại. Dù rất nghiêm chỉnh thực thi lệnh cấm lửa, song Sydney vẫn chìm trong khói bụi mịt mù từ các đám cháy ngay trong thành phố lẫn khu vực bên ngoài, khiến chất lượng không khí tụt dốc báo động, bầu trời chuyển sắc đỏ cam mờ ảo. Những đám cháy lớn xảy ra liên tiếp và cách nhau quá gần sẽ tạo nên bão lửa, bên trong toàn là sấm sét, gió giật và lốc xoáy bỏng rát.

Hai ngày cuối năm 2019, New South Wales phải trải qua trong tang thương khi có ít nhất 7 người thiệt mạng trong biển lửa. Với số lượng thành viên lên đến hơn 70.000, Sở Phòng cháy chữa cháy Nông thôn New South Wales vẫn phải làm việc liên tục, đôi khi lên đến 12 tiếng/ngày để đối phó giặc lửa.

Hầu hết nhân viên của sở đều làm việc không lương, họ tình nguyện dùng công sức của mình để bảo vệ tài sản và người thân yêu, không chỉ của bản thân mà còn của đồng bào. Trung bình, mỗi ngày phải có 3000 người lính “tự phát” như thế lên đường cứu hỏa ở khắp nơi trên tiểu bang.

Trước sự tàn phá ngày một khủng khiếp của nạn cháy rừng, Australia vừa triển khai quân đội, vừa nhờ đồng minh chi viện giúp mình vượt qua “tâm bão”. Canada đã cam kết điều lính cứu hỏa sang nước này để hỗ trợ.

Biến đổi khí hậu khiến cháy rừng càng tệ hơn

Đúng như dự đoán của các chuyên gia, biến đổi khí hậu sẽ càng khiến nạn cháy rừng ở Australia diễn biến phức tạp hơn, với tần suất cao hơn. Rất hiếm có quốc gia phát triển nào lại dễ chịu tổn thương vì nạn cháy rừng như xứ chuột túi. Mùa hè ở Australia vốn đã khô nóng, biến đổi khí hậu càng khiến thời gian nắng nóng kéo dài, khiến thời tiết càng khó lường và thảm thực vật cằn cỗi, dễ bén lửa.

Tình trạng trên đã phản ánh sự yếu kém của nước này trong công tác giảm lượng khí thải carbon dioxide. Ngay cả khi thực sự muốn “chuyển mình” về chính sách năng lượng và biến đổi khí hậu, Australia cũng sẽ vấp phải tranh cãi gay gắt trong nội bộ chính phủ, một phần cũng do truyền thống khai thác mỏ và sản xuất than nổi danh bao lâu nay.

Theo các chuyên gia dự đoán, cháy rừng sẽ còn tiếp diễn ở Australia ít nhất là tới tháng 3.