Chuyện trẻ nhỏ bị rụng tóc từng mảng lốm đốm là không thường gặp. Bé có thể bị do nằm ngủ lâu ở một tư thế từ ngày này sang ngày khác, hoặc do dụi đầu vào đệm. Bác sỹ cũng có thể giải thích con bị rụng tóc là do tác dụng phụ của một đợt điều trị bằng thuốc hoặc xạ trị.
Một số trường hợp rụng tóc ở trẻ
Nếu bé bị rụng tóc từng mảng, và vùng da đầu ở đó bị đỏ và tróc vảy, đôi khi có những chấm đen đen ở chân tóc rụng… thì có thể bé bị một loại nấm lây nhiễm gọi là nấm da đầu, hoặc vảy nến. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở trẻ;
Những thương tổn vật lý – ví dụ do buộc hoặc tết tóc quá chặt – có thể gây tình trạng rụng tóc gọi là rụng tóc do kéo;
Những mảng tóc rụng bất thường nếu con thường cố ý kéo hoặc xoắn tóc mạnh do bị hội chứng nhổ tóc;
Nếu trên đầu con có những mảng hói tròn và hoàn toàn nhẵn, có thể bé bị rụng tóc từng mảng, là tình trạng mà chính hệ miễn dịch của bé đã tấn công các nang tóc, làm giảm tốc độ tóc mọc một cách nghiêm trọng. Tình trạng rụng tóc này thường xảy ra ở những mảng lốm đốm nhưng cũng có thể bị rụng hết lông tóc trên cơ thể;
Một số bệnh chẳng hạn như suy giảm hoạt động tuyến giáp hoặc suy giảm chức năng tuyến yên cũng có thể khiến bé bị rụng hết tóc trên đầu, tuy nhiên tình trạng này không phổ biến.
Một nguyên nhân khác khiến tóc của bé bị thưa (ở toàn đầu chứ không phải tóc bị rụng ở từng mảng) là tình trạng gọi là rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển. Diễn biến của tình trạng này như sau: tóc của chúng ta có hai giai đoạn mọc và nghỉ; giai đoạn tóc mọc kéo dài khoảng ba năm, sau đó nghỉ khoảng ba tháng (tuy nhiên giai đoạn này có thể chỉ một tháng hoặc dài đến 6 tháng cũng là bình thường). Trong giai đọan nghỉ, sợi tóc vẫn ở nguyên trong nang tóc cho đến khi sợi tóc mới mọc lên thay thế. Thường mỗi lần chỉ có khoảng 5-15% tóc trên đầu ở vào giai đoạn nghỉ, nhưng nếu bị stress, bị sốt hoặc thay đổi nồng độ hormone có thể khiến một lượng tóc lớn hơn “rủ” nhau cùng nghỉ một lúc. Sự sụt giảm hormone sau khi sinh có thể gây rụng tóc cả mẹ và con.
Mẹ có thể làm gì?
Hãy trao đổi với bác sỹ của con, bác sỹ sẽ phải xác định nguyên nhân gây rụng tóc để có phương án điều trị phù hợp. Nếu con bị vảy nến chẳng hạn, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc trị nấm.
Nếu con bị rụng tóc từng mảng, bé có thể sẽ được cho thuốc kích thích tóc mọc lại, hoặc sẽ được giới thiệu sang bác sỹ chuyên khoa da liễu để được điều trị bài bản hơn. Cũng có nhiều bé sẽ tự khỏi tình trạng này mà không cần điều trị;
Nếu bé bị rụng tóc do tác động vật lý, bạn chỉ cần chăm sóc cho tóc và da đầu của con thật cẩn thận, nhẹ nhàng một thời gian để tóc mọc trở lại. Hãy luôn nhớ rằng tóc của hầu hết trẻ em trên thế giới này đều mảnh và yếu hơn tóc của người lớn. Thay vì buộc túm hoặc tết chặt như trước, bạn hãy chọn cho con những kiểu tóc tự nhiên hơn và chỉ chải nhẹ nhàng;
Nếu những thói quen ngủ là yếu tố gây nên vấn đề thì tình trạng này sẽ có thể tự hết khi bé lớn hơn và có thể ngủ yên vào buổi tối.
Nếu bé bị rụng tóc do bệnh thì bạn không cần phải làm bất cứ gì ngoài việc kiên nhẫn chờ tóc mọc lại sau vài tháng;
Hãy kiềm lại thôi thúc tập trung vào hành vi của con nếu bé có thói quen kéo, giật tóc. Thay vào đó, hãy trao đổi và phối hợp với bác sỹ để đến được ngọn ngành vấn đề về sự bồn chồn, lo lắng hoặc bực bội của con. Một khi vấn đề tận gốc này được giải quyết, bé cũng sẽ từ bỏ thói quen của mình, để tóc mọc lại.
Không có gì bảo đảm cả, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì tình trạng rụng tóc của bé chỉ là tạm thời; rồi tóc của con sẽ mọc lại đầy đầu chỉ trong vòng một năm mà thôi.