Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Samsung Chọn Bắc Ninh Mới Nhất 4/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Samsung Việt Nam Lý Giải: Tại Sao Nhất Thiết Phải Đầu Tư Mạnh Vào Bắc Ninh Mà Không Phải Các Tỉnh Khác?

Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo cấp cao của Samsung Electronics Việt Nam (SEV) – xin được giấu tên, cho biết con số cả chục tỷ USD được đầu tư vào Bắc Ninh là một tín hiệu tốt, chứng tỏ chính sách thu hút, hỗ trợ nhà đầu tư của tỉnh này đang phát huy hiệu quả cần có.

– Đầu tư vào Bắc Ninh từ năm 2008, Samsung đã gắn bó với mảnh đất này gần 1 thập kỷ. Quay ngược lại quá khứ, Samsung có thể chia sẻ lý do tại sao lại chọn đầu tư vào Bắc Ninh? Đâu là lợi thế mạnh nhất khi đó để Samsung tìm tới Bắc Ninh?

Năm 2008, nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) chính thức được thành lập tại Bắc Ninh. Chúng tôi đã có mặt ở đây gần một thập kỉ và cho đến nay chúng tôi vẫn hoàn toàn tự hào về quyết định lịch sử của mình. Lựa chọn địa điểm cho một nhà máy lớn như SEV cần có các yếu tố thuận lợi về chính trị, kinh tế, con người, vị trí địa lý và Bắc Ninh đã đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu đó.

Trước hết, Bắc Ninh thừa hưởng nền chính trị ổn định của Việt Nam. Đặc biệt hơn, vị trí địa lý của Bắc Ninh vô cùng thích hợp với các dự án lớn, Bắc Ninh rất gần Hà Nội, gần sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng, gần Trung Quốc, là nơi có các nhà máy khác của Samsung nên viêc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi thị trường toàn cầu là điều rất dễ dàng.

– Với các DN FDI lớn như Samsung, người ta hay nói tới cụm từ “ưu đãi đặc biệt”, Samsung có thể chia sẻ khái quát những ưu đãi đặc biệt mà mình được nhận tại Bắc Ninh?

SEV chỉ là một trong rất nhiều doanh nghiệp FDI khác có mặt tại Bắc Ninh và chúng tôi đều được tỉnh Bắc Ninh tạo sân chơi công bằng trong các hoạt động kinh doanh

– Từ góc nhìn của một DN FDI lớn, Samsung đánh giá thế nào về cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh? So với những địa phương khác tại Việt Nam như Thái Nguyên, Tp HCM thì Bắc Ninh có gì vượt trội?

Cơ sở hạ tầng của Bắc Ninh nhìn chung rất tốt cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Không phải đơn giản khi có rất nhiều doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam cùng chọn Bắc Ninh làm địa bàn sản xuất và kinh doanh. Sản xuất không thể phát triển nếu cơ sở hạ tầng yếu kém và điều quan trọng nhất mà chúng tôi nhận thấy là chính quyền Bắc Ninh đã và đang có rất nhiều các hoạt động tích cực để cải thiện cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của doanh nghiệp và của toàn bộ người dân.

– Khi Samsung đầu tư vào Thái Nguyên, lãnh đạo tỉnh Thái Nguyên cũng cho biết sẽ áp dụng chính sách tương tự như Bắc Ninh. Mặc dù vậy, mới đây Samsung tuyên bố vẫn muốn rót thêm 2,5 tỉ USD giải ngân vào Bắc Ninh trong 5 năm kể từ năm 2018, qua đó nâng mức tổng đầu tư lên 6,5 tỉ USD. Vì sao Samsung vẫn quyết tâm chọn đầu tư vào Bắc Ninh trong giai đoạn mới này mà không phải địa phương khác?

Xin khẳng định rằng tất cả các dự án mở rộng kinh doanh của Samsung Việt Nam đều xuất phát từ nhu cầu của khách hàng và chiến lược của Tập đoàn, hoàn toàn không bởi vì chính sách ưu đãi hay bất kì điều gì khác.

Việc đầu tư thêm 2,5 tỉ USD vào Bắc Ninh là kế hoạch của Công ty Samsung Display Việt Nam (SDV), chứ không phải của Samsung Electronics Việt Nam. Nhà máy SDV tại Bắc Ninh chính thức đi vào hoạt động từ năm 2014, được đầu tư thêm 2,5 tỉ USD vào dự án mở rộng nhà máy.

– Công nghiệp phụ trợ của Bắc Ninh đã đáp ứng nhu cầu linh kiện, phụ kiện Samsung đến mức nào? Bắc Ninh có bao nhiêu nhà cung cấp cấp 1, cấp 2 cho Samsung?

Hiện nay, chúng tôi có hơn 50 nhà cung cấp cấp 1 tại Bắc Ninh. Nhìn chung, các nhà cung cấp trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu sản xuất của Samsung tuy vậy chúng tôi mong muốn trong tương lai sẽ có nhiều hơn các doanh nghiệp cung cấp được các linh kiện có hàm lượng chất xám và công nghệ cao.

– Trong một buổi làm việc hồi tháng 5 giữa Shin Jong Kyun, Tổng giám đốc Điều hành Samsung cho biết số lượng nhân viên của Samsung làm việc tại Việt Nam đang chiếm tới 86,6% tổng số nhân viên trên toàn cầu của tập đoàn này. Samsung có thể chia sẻ con số cụ thể về số nhân công tại Việt Nam nói chung và Bắc Ninh nói riêng?

Tổng số nhân viên của Samsung Electronics tại Việt Nam hiện nay là gần 110.000 người, tương đương 33% tổng số nhân viên toàn cầu của Samsung Electronics. Trong đó, có khoảng 44.000 người đang làm việc tại nhà máy SEV, Bắc Ninh.

Vì Sao Ông Trần Bắc Hà Bị Bắt?

Dự án chăn bò nghìn tỷ thất bại

Dự án chăn nuôi bò giống và bò thịt do Công ty Cổ phần chăn nuôi Bình Hà làm chủ đầu tư có thể nói là một siêu dự án trong lĩnh vực nông nghiệp, thuộc hàng các dự án nông nghiệp lớn nhất miền Bắc.

Theo quyết định bổ sung quy hoạch, chấp thuận chủ trương đầu tư và giới thiệu địa điểm khảo sát thực hiện dự án mà UBND tỉnh Hà Tĩnh đã ban hành vào ngày 15/04/2015, tổng diện tích dự kiến khảo sát của dự án khoảng 6.119,28 ha; quy mô đầu tư dự kiến là 150.000 con bò/năm; tổng mức đầu tư dự kiến là 4.223 tỷ đồng.

Để thực hiện dự án này, Công ty Bình Hà đã vay vốn từ BIDV. Theo thông tin từ BIDV, Công ty Bình Hà có kế hoạch vay ngân hàng này 2.190 tỷ đồng (tương ứng 76% tổng mức đầu tư) do BIDV – Chi nhánh BIDV Hà Tĩnh làm đầu mối cho vay, trong đó BIDV Hà Tĩnh sẽ đầu tư 1.200 tỷ đồng. Các chi nhánh trong hệ thống cho vay số tiền còn lại.

Nói tại lễ ký kết hợp đồng tín dụng với Bình Hà năm ấy, ông Kiều Đình Hoà, Giám đốc BIDV – Chi nhánh Hà Tĩnh, cho biết ngoài hợp đồng tín dụng cho vay trung dài hạn đã được ký kết, BIDV sẽ tiếp tục làm đầu mối đầu tư vốn lưu động cho dự án với tổng số tiền trên 1.000 tỷ đồng. Đây là dự án đầu tư tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp lớn nhất mà Chi nhánh thực hiện từ trước tới nay.

Được biết dự án đầu tư tín dụng này có thời hạn vay 10 năm, trong đó 2 năm đầu ân hạn. Lãi suất cho vay được áp dụng theo cho vay thương mại trên thị trường, 3 tháng điều chỉnh một lần.

Theo tiến độ thực hiện dự án, đến tháng 8/2015, Công ty Bình Hà sẽ nhập 20.000 con bò và đến cuối năm 2015 sẽ nhập đủ 30.000 con theo đúng quy mô giai đoạn 1 của dự án.

Tuy nhiên, khi mới đi vào hoạt động, dự án đã gây ô nhiễm môi trường và vấp phải phản ứng gay gắt của người dân địa phương. Đến nay, sau 3 năm triển khai, số lượng bò của dự án chỉ vào khoảng vài trăm con. Một diện tích rất lớn của dự án bị bỏ hoang. Để cải thiện tình hình, Công ty Bình Hà đã chuyển đổi một phần diện tích đất sang trồng chuối. Tuy nhiên, hiệu quả của việc trồng chuối cũng hết sức mịt mờ.

Ai đứng sau công ty Bình Hà?

Chiều 29/11, một nguồn tin VietnamFinance cho biết: “Dự án của Công ty Bình Hà sau khi lập xong, đã giải ngân rầm rầm nhưng sau đó bị thua lỗ. Chưa kể còn sai phạm trong quá trình cho vay”.

Trước đó, một số tờ báo đăng tải cho biết BIDV đã cho Công ty Bình Hà vay 810 tỷ đồng; trong đó vốn dài hạn là 492 tỷ đồng để thực hiện xây dựng dự án, cho vay ngắn hạn 318 tỷ đồng để thực hiện nhập khẩu bò, thuốc thú y, thức ăn…

Tuy nhiên, với tình cảnh hoạt động bết bát hiện tại, việc BIDV thu hồi khoản cho vay này đang trở nên khá mong manh. Cho đến nay Công ty Bình Hà mới chỉ trả cho BIDV được 5 tỷ đồng.

Lần giở lại quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư của UBND tỉnh Hà Tĩnh đối với dự án của Công ty Bình Hà, thấy nêu: “Căn cứ Thông báo số 642-TB/TU ngày 26/3/2015 của Tỉnh ủy về kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc với BIDV, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai và Công ty Cổ phần Khoáng sản và Năng lượng An Phú…”

Như vậy có thể thấy dự án chăn nuôi bò của Công ty Bình Hà dính dáng tới ba cái tên: BIDV, Hoàng Anh Gia Lai và An Phú.

Theo thông tin từ Viettimes, Công ty Cổ phần Chăn nuôi Bình Hà (Bình Hà) được thành lập tại Hà Tĩnh vào ngày 10/04/2015, chỉ khoảng 5 ngày trước khi được tỉnh Hà Tĩnh chấp thuận chủ trương đầu tư và giới thiệu địa điểm khảo khảo sát thực hiện dự án.

Khi mới thành lập, Công ty Bình Hà có vốn điều lệ 200 tỷ đồng, đóng góp bởi 3 cá nhân: Thái Thành Vinh (60 tỷ đồng, tương đương với 30%); Trần Anh Quang (25%); Đinh Văn Dũng (45%). Tháng 01/2016, Bình Hà tăng vốn lên mức 400 tỷ đồng, thông qua sự đóng góp của các cổ đông hiện hữu.

Tổng giám đốc ban đầu của Bình Hà là ông Đinh Văn Dũng (sinh năm1965, thường trú tại Pleiku, Gia Lai). Đến trung tuần tháng 10/2016, chức vụ này được chuyển sang cho ông Trần Anh Quang (sinh năm 1982, thường trú tại Bình Định).

Ông Trần Anh Quang từng nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty An Phú! Và An Phú thì do ông Trần Duy Tùng – con trai của ông Trần Bắc Hà, làm người đại diện pháp luật!

Ông Trần Duy Tùng, sinh ngày 25/2/1985, từng là thành viên HĐQT Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn. Tuy nhiên, hồi tháng 11/2017, ông Tùng đã bất ngờ từ nhiệm khỏi công ty này. Rất có thể, từ vụ án này, sẽ còn lộ thêm một số hoạt động cấp tín dụng của BIDV dưới thời kỳ ông Trần Bắc Hà làm chủ tịch.

Bắc Ninh: Tiềm Năng Và Lợi Thế Trong Thu Hút Fdi

Thực hiện chính sách mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, với lợi thế về vị trí địa lý cùng khả năng liên kết vùng, khu vực thuận lợi, nguồn nhân lực chất lượng và sự năng động của lãnh đạo tỉnh, những năm qua, Bắc Ninh đã thu hút có hiệu quả dòng vốn FDI. Tính đến tháng 9 năm 2017, Bắc Ninh đã thu hút được 1.087 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký là 15,8 tỷ USD. Với kết quả này, Bắc Ninh là tỉnh nằm trong Top đầu các tỉnh, thành phố của Việt Nam về thu hút vốn đầu tư nước ngoài.

Vị trí địa lý thuận lợi

So với các tỉnh thành khác, Bắc Ninh có nhiều lợi thế so sánh về vị trí địa lý. Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội, tiếp giáp với các trung tâm kinh tế lớn của phía Bắc. Hệ thống giao thông thuận lợi với hệ thống đường cao tốc Hà Nội – Bắc Ninh, các tuyến đường quan trọng nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của phía Bắc như: quốc lộ 1A-1B, 18 và 38, đường sắt xuyên Việt đi Trung Quốc… Bên cạnh đó, Bắc Ninh nằm ở vị trí gần sân bay quốc tế Nội Bài và cảng biển Hải Phòng… đã tạo cơ hội tốt cho giao lưu kinh tế và luân chuyển hàng hóa của tỉnh.

Chia sẻ về lý do chọn Bắc Ninh để đầu tư tại Việt Nam, đại diện Samsung Việt Nam cho biết: Năm 2008, nhà máy Samsung Electronics Việt Nam (SEV) chính thức được thành lập tại Bắc Ninh. Samsung đã có mặt ở đây gần một thập kỉ và cho đến nay Samsung hoàn toàn tự hào về quyết định lịch sử của mình. Lựa chọn địa điểm cho một nhà máy lớn như SEV cần có các yếu tố thuận lợi về chính trị, kinh tế, con người, vị trí địa lý và Bắc Ninh đã đáp ứng được toàn bộ những yêu cầu đó.Trước hết, Bắc Ninh thừa hưởng nền chính trị ổn định của Việt Nam. Đặc biệt hơn, vị trí địa lý của Bắc Ninh vô cùng thích hợp với các dự án lớn, Bắc Ninh rất gần Hà Nội, gần sân bay Nội Bài và cảng Hải Phòng, gần Trung Quốc, là nơi có các nhà máy khác của Samsung nên việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm của Samsung Việt Nam đi thị trường toàn cầu là điều rất dễ dàng.

Vì vậy, không chỉ Samsung mà các tập đoàn lớn trên thế giới như Canon (Nhật Bản), Foxconn (Đài Loan), ABB… đều lựa chọn Bắc Ninh để đầu tư.

Môi trường đầu tư hiện đại, thông thoáng

Về cơ sở hạ tầng

Tỉnh luôn chú trọng xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi triển khai các dự án của Trung ương trên địa bàn.

Hệ thống các khu, cụm công nghiệp của tỉnh cũng ngày càng hoàn thiện về cơ sở vật chất, là điểm sáng trong thu hút đầu tư nước ngoài. Bắc Ninh hiện có 16 KCN tập trung được Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích 6.397,68 ha. 10 KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy trên diện tích đất quy hoạch đạt hơn 71% và trên diện tích đất thu hồi gần 85%.

Hệ thống kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông, điện, nước, nhà ở… được triển khai xây dựng đồng bộ, đúng quy hoạch, kết nối với tuyến giao thông đối ngoại tạo động lực thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu hoạt động sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư.

Về cơ chế, chính sách

Nhằm tạo ra những lợi thế so sánh động, tăng khả năng cạnh tranh trong thu hút FDI, tỉnh Bắc Ninh chú trọng đến công tác cải cách thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư, tạo môi trường đầu tư tốt nhất cho doanh nghiệp. Công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính được chính quyền tỉnh thực hiện quyết liệt, triệt để ở tất cả các cấp, các ngành.

Ngoài các ưu đãi chung về tiền thuê đất, sử dụng đất theo quy định, tỉnh Bắc Ninh có những cơ chế, chính sách riêng như sau: Hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo kế hoạch được phê duyệt hàng năm; Hỗ trợ sản xuất nông nghiệp và hạ tầng nông thôn giai đoạn 2016 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo quy định tại Quyết định số 46/2016/QĐ-UBND ngày 21/12/2016; Hỗ trợ các doanh nghiệp có số thu ngân sách lớn; Hỗ trợ đào tạo lao động và sử dụng lao động đối với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tại Quyết định số 286/2014/QĐ-UBND ngày 26/6/2014; Hỗ trợ xây dựng thương hiệu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo kế hoạch được phê duyệt hàng năm; Hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính tại Thông báo liên ngành của Sở Kế hoạch và Đầu tư và Cục thuế tỉnh, trong đó: giảm số ngày cấp và điều chỉnh GCNĐKDN và GCNĐKĐT so với số ngày quy định tại Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2014; Hỗ trợ tư vấn thủ tục đăng ký doanh nghiệp và đăng ký đầu tư.

Xây dựng Mô hình bác sĩ doanh nghiệp và thành lập tổ công tác hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bản tỉnh; Thành lập Trung tâm Hành chính công. Xây dựng Bộ Chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh các sở, ngành và UBND cấp huyện (DCI Bắc Ninh). Nhờ những nỗ lực trên, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh liên tục đạt ở mức tốt hoặc rất tốt. Theo cảm nhận của ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội các nhà đầu tư nước ngoài: Môi trường đầu tư của tỉnh Bắc Ninh có sự khác biệt, tạo cho ông nhiều ấn tượng tốt đó chính là bộ máy lãnh đạo của tỉnh. Họ đã quán triệt từ trên xuống dưới phải có ý thức thu hút, tạo điều kiện hết cỡ trong khuôn khổ chính sách cho phép đối với các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư nước ngoài, có công nghệ cao như Samsung, Cannon… Tỉnh Bắc Ninh giải quyết được hài hoà quan hệ lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp khi giải phóng đất đai, cung cấp mặt bằng. Việc Samsung tiếp tục rót thêm 2,5 tỷ USD vào Bắc Ninh trong Quý I năm 2017 được xem là tín hiệu ghi nhận cho những nỗ lực của bộ máy chính quyền tỉnh, khẳng định môi trường đầu tư hấp dẫn, bộ máy công quyền tốt, chính sách hỗ trợ đi đúng hướng.

Về nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của tỉnh đã dần đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các doanh nghiệp FDI. Hiện, Bắc Ninh có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học dạy nghề và nhiều cơ sở giáo dục quy mô lớn, chất lượng khá với hơn 753.414 người trong độ tuổi lao động, trong đó lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 63,2%.

Trong thời gian tới, tỉnh Bắc Ninh cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, công khai thủ tục hành chính, đẩy mạnh dịch vụ hành chính công, tạo môi trường thông thoáng, hiện đại nhằm thu hút đầu tư bền vững, có chọn lọc, có chiều sâu, có sức cạnh tranh cao, gắn với lợi thế của tỉnh, tạo sức mạnh lan tỏa gắn với hội nhập kinh tế quốc tế, phấn đấu trở thành thủ phủ sản xuất đồ điện tử công nghệ cao của châu Á và thế giới, rồi hướng tới là một trong những thành phố sáng tạo nhất châu Á, là hình mẫu cho sự phát triển nhanh và bền vững, trong khi vẫn bảo tồn và phát huy được các giá trị, bản sắc văn hóa độc đáo của vùng đất Kinh Bắc như kỳ vọng của Thủ tướng Chính phủ.