Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Sao Diêm Vương Không Thuộc Hệ Mặt Trời Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Sao Diêm Vương Không Còn Là Hành Tinh Thuộc Hệ Mặt Trời?

Tới nửa đầu năm 2006, mọi người vẫn quan niệm Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. Tuy nhiên, Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) sau khi nhóm họp đã quyết định loại Sao Diêm Vương ra khỏi danh sách các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời và định nghĩa lại thiên thể này là một hành tinh lùn.

Nguồn gốc và ý nghĩa của cái tên Sao Diêm Vương là gì?

Được phát hiện vào năm 1930 bởi Clyde Tombaugh ở Đài quan sát Lowell tại Flagstaff, Arizona, Hoa Kỳ, Sao Diêm Vương nhanh chóng được công nhận là hành tinh thứ 9 thuộc Hệ Mặt Trời. Những nhân viên ở Đài quan sát Lowell được quyền đặt tên cho hành tinh này. Và ngày 24 tháng 3 năm 1930, sau một cuộc bỏ phiếu họ đã định danh cho hành tinh là 134340 Pluto hay “Pluto” theo gợi ý của cô bé 11 tuổi Venetia Burney đang học ở Oxford. Cô bé cho rằng hành tinh lạnh lẽo và u tối này rất thích hợp trở thành nơi ở của vị thần cai quản địa ngục Pluto trong thần thoại La Mã.

Tại Nhật Bản, một tờ báo đã đề nghị phiên dịch tên của hành tinh là Minh Vương (tên gọi của Diêm Ma La Già – Chúa tể địa ngục trong Phật giáo). Trung Quốc cũng gọi tên hành tinh này là Minh Vương tinh. Tuy nhiên, khi được đưa vào Việt Nam, do trong tiếng Hán – Việt Minh Vương cũng có nghĩa là vị vua sáng suốt nên chúng ta đã sử dụng Diêm Vương (gọi tắt của Diêm Ma La Già) để thay thế. Từ đó, cái tên Diêm Vương Tinh hay Sao Diêm Vương ra đời.

Vì sao Sao Diêm Vương bị loại khỏi các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời?

Từ khi được phát hiện đến hơn 70 năm sau, vào nửa đầu năm 2006 mọi người vẫn công nhận là Hệ Mặt Trời có 9 hành tinh. Mặc dù hành tinh thứ 9 này có kích thước, khối lượng nhỏ hơn rất nhiều so với các hành tinh còn lại đồng thời quỹ đạo của nó cũng hoàn toàn khác biệt. Trong khi các hành tinh khác có quỹ đạo gần tròn và gần như nằm trên cùng một mặt phẳng thì Sao Diêm Vương lại có quỹ đạo hình elip dẹt và nằm trên một mặt phẳng khác hẳn. Khoảng cách lúc thiên thể này xa Mặt Trời nhất là 49 AU (đơn vị thiên văn, 1AU là một lần khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời) tuy nhiên lúc gần nhất nó lại chỉ là 30 AU, tức là gần hơn cả sao Hải Vương. Mặc dù vậy, do có quỹ đạo độc lập và to hơn nhiều so với các tiểu hành tinh đã được phát hiện nên Sao Diêm Vương vẫn được coi là một hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời trong nhiều năm.

Quỹ đạo của Sao Diêm Vương (Pluto) khác hẳn so với quỹ đạo các hành tinh còn lại

Khúc mắc bắt đầu nảy sinh khi vào đầu năm 2005, các nhà thiên văn học quan sát được Eris – Thiên thể 2003 UB313. Eris nằm cùng quỹ đạo, có kích thước tương đương và khối lượng thậm chí còn lớn hơn cả Sao Diêm Vương. Rõ ràng nếu Sao Diêm Vương là hành tinh thì Eris cũng phải là hành tinh. Đồng thời một số thiên thể có kích thước nhỏ hơn một chút cũng sẽ là hành tinh. Để giải quyết, Hiệp hội thiên văn quốc tế (IAU) đã tổ chức một cuộc họp ở Prague, Cộng hoà Séc vào ngày 24 tháng 8 năm 2006. Ở đây, 3.000 nhà thiên văn học đã tổ chức bỏ phiếu để quyết định xem sẽ loại Sao Diêm Vương ra khỏi danh sách hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời hay công nhận cả Eris và Ceres (tiểu hành tinh lớn nhất có kích thước gần tương đương với Sao Diêm Vương thuộc vành đai tiểu hành tinh nằm giữa Sao Mộc và Sao hoả) là hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời.

Kết quả như mọi người đã biết, Sao Diêm Vương bị loại và Hệ Mặt Trời chỉ còn lại 8 hành tinh thay vì 9 như trước kia. Ngoài ra, IAU cũng đã đưa ra quy định chung để xác định xem một thiên thể có phải là hành tinh hay không. Cụ thể:

– Có quỹ đạo quay quanh một ngôi sao, hệ sao hay tàn dư sao.

– Có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn của chính nó thắng được cường độ của vật chất khiến cho thiên thể có hình dạng cân bằng thuỷ tĩnh (nguyên nhân các hành tinh có dạng cầu hoặc cận cầu).

– Chiếm ưu thế tuyệt đối về khối lượng so với các thiên thể khác trong cùng một quỹ đạo (thiên thể đó có khối lượng lớn hơn rất nhiều lần so với tổng khối lượng các thiên thể còn lại).

Như vậy, có thể thấy mặc dù Sao Diêm Vương đáp ứng được hai điều kiện đầu tiên nhưng nó lại không đáp ứng được yêu cầu thứ ba. Khối lượng của nó chỉ chiếm một phần rất nhỏ so với tổng khối lượng các thiên thể nằm trong cùng một quỹ đạo (cần biết rằng Trái Đất có khối lượng lớn hơn 1,7 triệu lần so với tổng khối lượng các thiên thể còn lại nằm trong cùng quỹ đạo). Hội nghị cũng đã quyết định là Sao Diêm Vương sẽ thuộc vào một nhóm mới – Hành tinh lùn.

Được đưa ra trong hội nghị ngày 24 tháng 8, hành tinh lùn là khái niệm dùng để phân loại các thiên thể trong Hệ Mặt Trời. Theo đó, một hành tinh lùn sẽ có các điều kiện sau:

– Có quỹ đạo quanh Mặt Trời.

– Có khối lượng đủ lớn để tạo nên hình dạng cân bằng thuỷ tĩnh.

– Có những vật thể khác nằm trên quỹ đạo chưa được dọn sạch

– Không phải là vệ tinh tự nhiên của một hành tinh hay các vật thể khác trong Hệ Mặt Trời.

Kích thước Trái Đất so với các hành tinh lùn và vệ tinh của chúng

Cũng trong hội nghị, IAU đã quy định mọi vật thể trong Hệ Mặt Trời sẽ được xếp vào 3 nhóm là hành tinh hành, hành tinh lùn và vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời. Như vậy, trong các tiểu hành tinh trước đây, có 5 thiên thể trở thành hành tinh lùn là Sao Diêm Vương, Ceres, Eris, Makemake, Haumea. Các tiểu hành tinh còn lại trở thành vật thể nhỏ trong Hệ Mặt Trời.

Phim Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối

Phim Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối – Dao Lhong Fah (2019) có nội dung xoay quanh Anyamanee hay Namwan là cháu gái duy nhất của Malee, một phụ nữ cao cấp đã nhận nuôi Dom, một cậu bé mồ côi tốt bụng. Cô lớn lên với một gia đình tan vỡ vì cha cô không thể chịu đựng được người mẹ hống hách của mình và ông có một nhân tình ở bên ngoài. Và rồi cuối cùng thì bố mẹ cô cuối cùng cũng ly hôn. Namwan được mẹ dạy để ghét cha mình, và nghĩ rằng mọi người đàn ông đều ích kỷ. Cô cố gắng quyến rũ những người đàn ông đã có vợ để chứng minh những gì cô nghĩ là đúng trong phim Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối – Dao Lhong Fah (2019). Một người không thể chịu được cảnh hạnh phúc của mọi gia đình khác nên cô ấy phá hỏng nó cho đến khi cô ấy hài lòng mới thôi. Dom là người duy nhất bắt gặp cô vì họ quen nhau từ nhỏ, nên cô ghét anh.

Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối – Dao Lhong Fah (2019)

Phim Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối – Dao Lhong Fah (2019) có nội dung xoay quanh Anyamanee hay Namwan là cháu gái duy nhất của Malee, một phụ nữ cao cấp đã nhận nuôi Dom, một cậu bé mồ côi tốt bụng. Cô lớn lên với một gia đình tan vỡ vì cha cô không thể chịu đựng được người mẹ hống hách của mình và ông có một nhân tình ở bên ngoài. Và rồi cuối cùng thì bố mẹ cô cuối cùng cũng ly hôn. Namwan được mẹ dạy để ghét cha mình, và nghĩ rằng mọi người đàn ông đều ích kỷ. Cô cố gắng quyến rũ những người đàn ông đã có vợ để chứng minh những gì cô nghĩ là đúng trong phim Vì Sao Dưới Trời / Vì Sao Lạc Lối – Dao Lhong Fah (2019). Một người không thể chịu được cảnh hạnh phúc của mọi gia đình khác nên cô ấy phá hỏng nó cho đến khi cô ấy hài lòng mới thôi. Dom là người duy nhất bắt gặp cô vì họ quen nhau từ nhỏ, nên cô ghét anh.

7

Trái Đất Và Hệ Mặt Trời

Được bắt đầu thực hiện từ nửa cuối năm 2016, cuốn sách “Trái Đất và Hệ Mặt Trời” do các tác giả VACA thực hiện đã chính thức được phát hành vào cuối tháng 9 năm 2017. Chiều ngày 08/10/2017, hội thảo giới thiệu sách đã được thực hiện tại hội trường Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội.

Với mong muốn mang tới cho người yêu thích khoa học nói chung và thiên văn học nói riêng một tài liệu có tính hệ thống và chính xác, một tài liệu chứa đựng lượng thông tin vừa đủ và phù hợp với nhiều đối tượng độc giả, VACA đã bắt tay vào thực hiện dự án sách phổ biến kiến thức bắt đầu từ thời điểm hoàn thiện của “Từ điển Thiên văn học và Vật lý thiên văn” (cuối năm 2016).

“Trái Đất và Hệ Mặt Trời” là cuốn sách đầu tiên trong dự án này, với nội dung tập trung vào chính Trái Đất của chúng ta cùng hệ hành tinh có chứa nó. Qua cuốn sách, nhóm tác giả muốn đưa lại cái nhìn tổng quan nhưng cũng vừa đủ chi tiết và trên hết là chính xác nhất về Hệ Mặt Trời theo những gì mà khoa học ngày nay đã cho chúng ta biết.

Sách được thực hiện bởi 8 tác giả đều là hội viên của Hội thiên văn học trẻ Việt Nam – VACA (gồm: Đặng Vũ Tuấn Sơn, Toàn Ngọc Ánh, Trần Hữu Phú Cường, Phạm Thị Lý, Đinh Thị Minh Phương, Hoàng Gia Linh, Lê Hương Giang và Trần Quốc Việt). Sau gần nửa năm biên soạn, nội dung của sách đã được hoàn thiện vào đầu năm 2017 và bắt đầu đi vào giai đoạn kiểm duyệt, đính chính và trình bày. Tính chính xác được đặt lên rất cao, cũng như những sách và tài liệu khác mà VACA từng thực hiện, bởi phương châm hàng đầu trong mỗi hoạt động của VACA luôn là: Khoa học là chính xác!

Sách “Trái Đất và Hệ Mặt Trời”

Xin trích lời chủ biên giới thiệu về cuốn sách:

Hành Tinh Trong Hệ Mặt Trời

Từ thời Hy Lạp cổ đại, con người đã nghiên cứu về thiên văn học, tìm tòi, phát hiện ra các vì sao, các thiên thể và những điều bí ẩn trong vũ trụ. Họ cũng đã có một nền văn minh tương đối phát triển , đặt biệt là di sản văn hóa “Thần thoại Hy Lạp”, từ lâu di sản này đã trở thành một giá trị phổ biến vô cùng quý báu của gia tài văn hóa nhân loại. Người Hy Lạp xưa đã dùng tên của những vị thần trong các câu chuyện thần thoại để đặt tên cho các vì sao trên bầu trời.

Bầu trời sao. Credit: Bob King

Vào năm 146 TCN, lúc bấy giờ đế chế La Mã đang là một quốc gia hùng mạnh, người La Mã đã tiến hành các cuộc chinh phạt vào các vùng xung quanh mình trong đó có Hy Lạp, Hy Lạp bị xâm lược và đã bị nhập vào đế quốc La Mã. Người La Mã đã chịu ảnh hưởng và tiếp thu văn hóa Hy Lạp một cách mạnh mẽ, nền văn học “Thần thoại Hy Lạp” cũng không phải ngoại lệ. “Thần thoại La Mã” đã ra đời dựa trên sự biến tấu lại từ “Thần thoại Hy Lạp”. Song, sự chế biến này gần với nguyên mẫu như sao chép đến nỗi khoa thần thoại học hầu như không có sự phân biệt giữa những vị thần Hy Lạp đổi tên La tinh với những vị thần Hy Lạp chính cống. Tương tự như người Hy Lạp, người La Mã cũng đã đặt tên cho các vì sao theo tên của các vị thần.

1. Sao Thủy – Mercury

Với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày, chu kỳ giao hội trên quỹ đạo khi nhìn từ Trái Đất xấp xỉ 116 ngày, tốc độ này nhanh hơn hẳn những hành tinh còn lại và đã khiến người La Mã liên tưởng đến vị thần liên lạc và đưa tin một cách nhanh chóng-Mercurius. Tương ứng với thần thoại Hy Lạp, tên của vị thần này là Hermes.

Sao Thủy – hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất.Hình ảnh Sao Thủy được chụp từ tàu vũ trụ Messenger.Image Credit: NASA/JHU/APL/Carnegie Institution of Washington

Thông tin thêm:– Hành tinh bị khóa thủy triều với Mặt Trời.– Tuy gần Mặt Trời nhất nhưng Sao Thủy không phải là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời vì hành tinh không có khí quyển để giữ lại nhiệt lượng.

2. Sao Kim – Venus

Sao Kim là thiên thể tự nhiên sáng thứ hai trong bầu trời tối, xếp sau Mặt Trăng. Hành tinh này có một ánh sáng rực rỡ. Vào những thời điểm sáng nhất, chúng ta có thể thấy ánh sáng từ Sao Kim lung linh, lấp lánh hình chữ thập. Chính vẻ đẹp tuyệt diệu, kì ảo này đã khiến người phương Tây xưa liên tưởng đến Aphrodite-nữ thần tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại Hy Lạp. Sau này, người La Mã gọi nữ thần này là Venus.

Thông tin thêm:– Mật độ không khí trong khí quyển của Sao Kim khá lớn, thành phần chủ yếu là cacbon điôxít, do đó, nó là hành tinh nóng nhất trong Hệ Mặt Trời.

3.Trái Đất – Earth

Do Trái Đất chỉ được chấp nhận rộng rãi là một hành tinh vào thế kỷ XVII, nên không có một tên gọi truyền thống nào của các vị thần dành cho nó. Nguồn gốc tên gọi “Earth” từ một từ Anglo-Saxon ở thế kỷ thứ VIII là “erda”, có nghĩa là “nền” hay “đất”. Từ này có nguồn gốc sâu xa trong tiếng Đức cổ.

Thông tin thêm:– Trái Đất là hành tinh duy nhất mà tên gọi trong tiếng Anh không bắt nguồn từ thần thoại Hy Lạp hay thần thoại La Mã, và cũng là hành tinh duy nhất đến nay có thuyết kiến tạo mảng.

4.Sao Hỏa-Mars

Sao Hỏa có màu cam đỏ đặc trưng, khá dễ dàng nhận biết khi nhìn lên bầu trời đêm. Màu sắc này có được là do bề mặt hành tinh chứa nhiều oxi sắt. Chính gam màu nóng này đã khiến người xưa liên tưởng đến binh đao, máu và chiến tranh. Người La Mã gọi Sao Hỏa là Mars – vị thần của chiến tranh, tương ứng với thần thoại Hy Lạp là thần Ares.

Thông tin thêm:– Sao Hỏa có ngọn núi Olympus Mons, là ngọn núi cao nhất Thái Dương hệ, và hẻm núi Valles Marineris, hẻm núi dài và rộng nhất trong Hệ Mặt Trời.

5.Sao Mộc-Jupiter

Image credit: NASA/JPL-Caltech/SSI

Vì đây là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời, nên người La Mã đã đặt theo tên vị thần Jupiter – vua của các vị thần, tương ứng với thần thoại Hy Lạp là thần Zeus.

Thông tin thêm:– Sao Mộc là hành tinh có nhiều vệ tinh tự nhiên nhất trong Hệ Mặt Trời (với ít nhất 79 vệ tinh tự nhiên đã được biết tính đến thời điểm hiện tại)

6.Sao Thổ- Saturn

Thần Saturn trong thần thoại La Mã tương ứng với thần Cronus trong thần thoại Hy Lạp, là cha của thần Zeus.

Sao Thổ là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có khối lượng riêng trung bình nhỏ hơn nước

Thông tin thêm:– Sao Thổ có một hệ thống vành đai bao gồm chín vành chính liên tục và ba cung đứt đoạn, chúng chứa chủ yếu hạt băng với lượng nhỏ bụi và đá.– Khối lượng riêng trung bình của Sao Thổ chỉ bằng một phần tám so với của Trái Đất.

7.Sao Thiên Vương- Uranus

Sao Thiên Vương được phát hiện vào năm 1781. Vì trước đó Sao Mộc và Sao Thổ đã lần lượt được đặt tên theo vị thần Zeus và cha của Zeus-Cronus, cho nên người ta đã đặt tên cho hành tinh này là Uranus – thần bầu trời và cũng là ông nội của thần Zeus.

Thông tin thêm:– Đây là hành tinh duy nhất được đặt theo tên của thần thoại Hy Lạp chứ không phải của La Mã.– Hệ thống Sao Thiên Vương có cấu hình độc nhất bởi vì trục tự quay của hành tinh bị nghiêng rất lớn, gần như song song với mặt phẳng quỹ đạo của hành tinh.

8.Sao Hải Vương – Neptune

Từ Trái Đất, Sao Hải Vương hiện lên với màu xanh lam. Màu sắc này là do tầng ngoài khí quyển của Sao Hải Vương chứa một lượng lớn khí metan. Điều này đã khiến người ta liên tưởng đến vị thần biển cả-Neptune của người La Mã, tương ứng với thần Poseidon của người Hy Lạp.

Thông tin thêm:

– Sao Hải Vương có khối lượng gấp 17 lần khối lượng của Trái Đất.– Lực hấp dẫn trên bề mặt hành tinh này chỉ nhỏ hơn của Sao Mộc.