Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Sữa Chua Không Đặc Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tại Sao Làm Sữa Chua Không Đông? Cách Khắc Phục

Làm sữa chua không đông do chất lượng men. Một trong những nguyên liệu quan trọng nhất ảnh hưởng đến độ đông của sữa chua là men. Men phải đảm bảo thì mới cho ra thành phẩm sữa chua tổt. Với vấn đề sữa chua không đông cũng vậy, men là lý do chính. Dùng men cũ làm sữa chua khiến vi khuẩn men ít và yếu, không hoạt động ổn định. Vì thế, sữa chua khó lên men hơn. Mặt khác, dùng men chưa hết lạnh cũng làm chất lượng lợi khuẩn giảm mạnh. Nên bảo quản men cái ở nhiệt độ phòng và ở trạng thái lỏng để sữa chua đông, không nhớt.

Làm sữa chua không đông do chất lượng sữa. Nếu không đảm bảo được nguồn sữa, sữa chua rất dễ bị tách nước sau quá trình lên men. Vì sao? Bởi vì nếu sữa có hàm lượng kháng sinh cao, dễ khiến sữa chua kém mịn do sự hoạt động yếu của các lợi khuẩn.

Nhiệt độ ủ sữa chua lý tưởng nhất

Cách khắc phục sữa chua không đông

Để khắc phục sữa chua không đông thì không hề khó. Với những nguyên nhân đã nêu trên, tương đương với những lưu ý như sau:

Cách chọn men sữa chua chất lượng: Nên chọn men sữa chua có ngày sản xuất mới nhất. Cách bảo quản men cái cũng cực kỳ đơn giản, để ở nhiệt độ phòng thông thoáng. Không nên bảo quản men cái trong tủ lạnh vì sẽ khiến sữa chua vừa nhớt vừa khó đông. Ngoài ra, để trong tủ lạnh dễ khiến các thành phần vi khuẩn men trong sữa chua bị “sốc nhiệt” khi mang ra điều chế môi trường ngoài. Khi hòa với sữa đặc, nên khuấy theo một chiều.

Cách chọn sữa chất lượng: Để mua được loại sữa thích hợp, nên mua ở các đại lý, siêu thị uy tín. Có thể đặt mua trên các trang thương mại điện tử ship đến tận nhà mà nhà phân phối chính hãng như Website VnShop. Chọn loại sữa có hàm lượng Protein và nên nghiên cứu kỹ thành phần của nó.

Ủ sữa chua ở nhiệt độ chuẩn nhất: Là một trong những cách tránh sữa chua không đông. Nhiệt độ ủ sữa chua lý tưởng nhất thay đổi theo từng cách ủ khác nhau. Trong quá trình làm, nên chọn loại máy ủ sữa chua chuyên dụng nếu không tiện ủ như cách truyền thống.

Máy làm sữa chua loại nào tốt nhất nên mua

Cách làm sữa chua không bị nhớt

Tại Sao Sữa Chua Bị Tách Nước?

Nguyên nhân khiến sữa chua tách nước

1.Chất lượng men sữa chua

Men sữa chua quá cũ khiến vi khuẩn ít lên men và hoạt động yếu. Hoặc bạn sử dụng men bị quá lạnh/nóng trước khi cho vào trộn cùng sữa. Đây là 1 yếu tố nhỏ, tuy nhiên, nếu bạn không để ý cũng sẽ dễ dẫn tới mẻ sữa chua bị hỏng.

2. Do chất lượng sữa kém

Nếu trong sữa có dư lượng kháng sinh cao, nhất là sữa tươi sẽ ảnh hưởng đến quá trình hình thành sữa lên men. Tốt hơn hết là bạn nên chọn sữa đặc, bởi khi sữa chua được làm từ sữa đặc sẽ có hương vị thơm ngon và tỉ lệ thành công cao.

3. Nhiệt độ khi trộn sữa chua vào hỗn hợp sữa quá cao

Nhiệt độ lý tưởng để bạn cho sữa chua vào trộn cùng hỗn hợp sữa là từ 40-45 độ C. Nếu cao quá sẽ làm cho vi khuẩn tạo men bị chết. Hoặc nhiệt độ quá thấp cũng làm cho vi khuẩn mn kém hoạt động.

Một điều nữa là khi cho sữa chua vào, bạn khuấy quá mạnh và khuấy 2 chiều. Điều này vô tình cũng làm chết đi những khuẩn sữa.

4. Sữa chua làm mồi lên men có hàm lượng Protein thấp

Nếu lựa chọn sữa chua có hàm lượng protein thấp sẽ làm cho chất lượng hình thành lên sữa chua kém, khiến sữa chua dễ bị tách nước.

5. Nhiệt độ ủ không đảm bảo và dụng cụ sử dụng không được tiệt trùng

Khi nhiệt độ ủ không đảm bảo sẽ làm gián đoạn quá trình đông đặc và hình thành sữa chua, gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nhiệt độ ủ sữa phải ở mức 40-45 độ C và luôn được duy trì trong suốt 6-8h.

Một yếu tố dẫn đến sữa chua bị tách nước đó chính là dụng cụ làm và đựng sữa không được tiệt trùng, vẫn dính nước hoặc có nấm mốc. Do đó, bạn cần đảm bảo trước khi sử dụng những dụng cụ này, tất cả những dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ.

Chăm sóc da cùng: Cách làm sữa chua nha đam

(Visited 680 times, 1 visits today)

Công Thức Sữa Chua Chuẩn Vị, Không Nhớt

Xin lỗi các bạn vì đã để mọi người phải đợi bài viết về công thức sữa chua hơi lâu. Đáng lẽ ra mình định viết bài từ tuần trước. Nhưng vì phải chuẩn bị bài vở để đi công tác, và mình cũng muốn xác nhận lại một số thông tin để viết bài cho chính xác hơn. Nên hôm nay mới tiếp tục được.

Trước khi viết tiếp phần công thức, mình cũng xin gửi lời cảm ơn đến bạn Quỳnh Anh (email: quynhanh146..@…), hiện đang phụ trách việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm sữa chua tại một nhà máy ở Việt Nam đã góp ý cũng như chia sẻ thêm một số kiến thức rất hữu ích trong việc làm sữa chua. Với những thông tin từ chuyên gia, hi vọng là chúng mình sẽ làm mẻ nào, chắc ăn mẻ đó, không còn lo nhớt, vữa, tách nước, không đông nữa

Còn một điều quan trọng mà mình muốn nhấn mạnh là: Tuy là món ăn đơn giản và dễ làm, nhưng chất lượng sữa chua tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như loại sữa sử dụng, loại men, chất lượng men, thao tác khi trộn men, nhiệt độ ủ… Bởi vậy nên không có công thức nào là “chuẩn” cho sữa chua. Và khi sữa chua có vấn đề, đoán nguyên nhân chính xác cũng khá khó. Cho nên cách tốt nhất để làm sữa chua thành công, theo mình nghĩ là nắm được các nguyên tắc cơ bản (mà mình liệt kê trong bài trước) và cố gắng tuân thủ nguyên tắc này một cách triệt để, có lẽ sẽ giảm thất bại được đến mức tối đa.

CÔNG THỨC SỮA CHUA

Số lượng: 8 cốc nhỏ (dung tích 125 ml)

60 – 100 ml sữa chua (có hoặc không đường) làm men cái – để cho hết lạnh ở nhiệt độ phòng

840 ml sữa tươi không đường

160 ml sữa đặc có đường

1. Sữa chua dùng để làm men cái: cần chọn loại tươi mới. Sữa chua cũ, gần hết hạn có thể sẽ có lượng vi khuẩn men ít, hoạt động yếu, làm cho sữa lên men chậm, sữa sẽ kém chua hoặc đông chậm hay không đông.

Nếu dùng sữa chua tự làm để làm men cái, nên dùng sữa mới được làm trong vòng 1 tuần.

Một số hướng dẫn của người Mỹ mà mình đã đọc có lưu ý là nếu chọn mua sữa chua tại siêu thị làm men cái, cần lưu ý trên nhãn sữa phải có ghi chú “live cultures” (tức là có chứa vi khuẩn lên men còn sống/ còn hoạt động). Ngoài ra, trong số các vi khuẩn men này, cần phải có hai loại là lactobacillus bulgaricus và thì mới dùng để lên men sữa chua được. Có lẽ các bạn ở US sẽ cần để ý điều này hơn. Còn như ở Bỉ thì sữa chua trong siêu thị hầu như không có ghi chú về mục này. Mình có thử 3 loại sữa chua khác nhau để làm men cái thì đều thấy ổn nên mình nghĩ các bạn có thể thoải mái lựa chọn loại mà các bạn thích.

2. Về tỉ lệ men: như trong bài trước mình có ghi chú là tỉ lệ men có thể dao động trong khoảng 3 – 10% (so với tổng lượng sữa). Sử dụng bao nhiêu men sẽ tùy thuộc ở việc bạn muốn sữa chua có độ mềm/ cứng như thế nào, và quan trọng hơn cả là tùy vào loại men, loại sữa mà bạn sử dụng. Thường thì sữa chua có nhiều men sẽ đông và chua nhanh hơn, nhưng cũng cứng và sữa chua thành phẩm dễ tách nước hơn.

Ở US và EU: các tài liệu mình đọc được đều nói rằng nên dùng tối đa 5%. Bản thân mình đã thử với 3% men thì thấy sữa chua khá ổn, mặc dù hơi mềm hơn so với sữa chua ở nhà một chút. Nên các bạn ở US và EU mình nghĩ có thể dùng lượng men bằng khoảng 5 – 7% so với lượng sữa.

Ở VN: theo tư vấn của bạn Quỳnh Anh thì với sữa chua công nghiệp sản xuất tại Việt Nam, các bạn nên dùng lượng men bằng khoảng 7 – 10% so với tổng lượng sữa là ổn nhất.

3. Sữa chua làm men cái luôn phải được để hết lạnh (về nhiệt độ phòng) rồi mới dùng. Các lý do chính mình đã giải thích trong bài trước. Ngoài ra, còn một lí do quan trọng khác như bạn Quỳnh Anh giải thích, đó là nếu men còn lạnh, khi cho vào sữa (ấm) có thể sẽ gây “sốc” nhiệt cho vi khuẩn men trong sữa. Kết quả là men sẽ hoạt động kém, làm cho sữa không đông, bị nhớt, không chua…

4. Về loại sữa và tỉ lệ pha trộn sữa để làm sữa chua: Các bạn có thể chọn tùy thích theo khẩu vị. Nhưng sữa có lượng Protein càng cao thì sẽ cho sữa chua càng đặc và cũng sẽ hạn chế được hiện tượng nhớt. Vì lí do này mà thường mình dùng sữa tươi pha sữa đặc chứ không dùng sữa đặc pha nước. Và cũng vì lí do này mà mình nghĩ sữa tươi pha sữa đặc sẽ có độ đông tốt hơn là sữa tươi pha đường (vì có Protein cao hơn).

Ngoài sữa đặc và sữa tươi, các bạn có thể cho thêm một vài thìa sữa bột vào pha cùng để tăng lượng Protein trong sữa, giúp cho sữa chua đặc hơn và hạn chế nhớt.

1. Trước khoảng 1 – 2h: để sữa chua làm men cái ra ngoài cho hết lạnh

2. Khử trùng các nguyên liệu dùng làm sữa chua như: hũ đựng sữa, dụng cụ cân đo (thìa đong, cốc đong, nhiệt kế), muôi, thìa để múc, khuấy, âu đựng…

Mình thường đun nước sôi rồi cho các dụng cụ này vào “luộc” trong khoảng 30 giây rồi lấy ra, cho vào lò nướng (đã bật ở 100 độ C), để khoảng 2 – 3 phút cho khô ráo.

Nếu không có lò nướng, các bạn có thể để khô trong không khí hoặc dùng khăn sạch lau cho tất cả dụng cụ thật khô.

– Cách để nguội nhanh nhất là đổ sữa vào âu kim loại rồi ngâm trong nước đá lạnh. Quấy đều để sữa nguội đều, không bị lạnh bên ngoài (nơi tiếp xúc với thành âu và nước đá) và nóng bên trong.

4. Múc khoảng 2 – 3 thìa sữa cho vào bát đựng men (men đã hết lạnh hoàn toàn và lỏng mềm). Nhẹ nhàng quấy đều. Đổ phần sữa có men này vào âu đựng sữa, quấy đều cho men và sữa hòa quyện.

* Lưu ý: khi trộn men nên làm nhẹ nhàng, không quấy đảo mạnh tay sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của men. Sữa chua nếu đã hết lạnh và lỏng thì sẽ hòa vào hỗn hợp sữa rất dễ dàng. Thường thì mình không quấy mà dùng thìa to múc sữa từ dưới đáy âu rồi đổ nhẹ nhàng trở lại (thao tác khá giống với động tác fold bột trong làm bánh).

Có thể dùng rây lọc khi đổ hỗn hợp có sữa chua (men cái) vào âu sữa.

6. Ủ sữa chua: Men trong sữa chua hoạt động tốt nhất ở nhiệt độ khoảng 40 độ C (theo Quỳnh Anh thì nhiệt độ lí tưởng là 40 – 44 độ C). Nên nếu có thể duy trì được nhiệt độ này liên tục thì sữa sẽ đông khá nhanh.

Cần lưu ý, 40 độ C là nhiệt độ của sữa chứ không phải là nhiệt độ của môi trường bên ngoài (tức là, nhiệt độ bên ngoài có thể sẽ cần cao hơn một chút để làm sữa trong hũ đạt mức nhiệt phù hợp).

Mình ủ bằng lò nướng như thế này:

Bật lò ở 70 – 80 độ C trong khoảng 5 phút – để nhiệt trong lò nóng đến khoảng này.

Cho sữa vào. Tắt lò (hoặc có thể bật đèn trong lò).

Sau khoảng 1 – 1,5h, bật lò lên 50 – 60 độ C trong 2 – 3 phút (nếu bật đèn thì lò có thể nóng lâu hơn, sau khoảng 2 – 2,5h mới cần bật lại)

Sau khoảng 1 – 1,5h nữa, bật lò 50 – 60 độ C trong 1 – 2 phút.

Trong toàn bộ quá trình ủ không mở lò (vì sẽ làm nhiệt độ thay đổi đột ngột) và tránh làm cho hũ sữa bị lay động, di chuyển nhiều (sữa chua sẽ dễ bị vữa).

Với cách này, nhiệt độ trong lò (như mình đo được) luôn ở khoảng 55 – 60 độ C. Nhiệt độ sữa mà mình đo ở khoảng 40 – 45 độ C. Nếu làm công thức như trên thì sau khoảng 3 – 3,5h đã thấy sữa đông rồi, để sau khoảng 4 – 5h thì sữa chua như ý muốn.

Ngoài lò nướng, các bạn có thể ủ bằng các dụng cụ khác như:

Dùng nồi cơm điện/ thùng xốp/ lò vi sóng/ nồi áp suất hoặc nồi có nắp đậy kín: Xếp các hũ sữa vào dụng cụ ủ. Đổ nước nóng già (khoảng 75 – 80 độ C) ngập khoảng 2/3 cốc sữa. Tùy vào khả năng giữ ấm của dụng cụ mà sau khoảng 2 – 3h đồng hồ các bạn thay nước một lần để giữ nhiệt độ ấm trong dụng cụ ủ.

Nếu trời nắng nóng, có thể ủ sữa dưới nắng.

– Không ủ sữa ở nhiệt độ quá cao (trên 54 độ C), sẽ làm men bị chết, sữa không chua và không đông được.

– Sữa có ít Protein + ủ ở nhiệt độ thấp + ủ lâu sẽ làm cho sữa dễ bị loãng, nhớt và chua nhiều.

– Không nên dùng lò vi sóng để làm nóng sữa, hoặc để làm tăng nhiệt độ trong lò vì có thể gây ảnh hưởng đến hoạt động của men, làm chết men.

7. Khi sữa đã đông lại và đủ chua, bảo quản sữa trong tủ lạnh. Sữa chua có thể để trong tủ lạnh khoảng 2 – 3 tuần. Nếu dùng để làm men cái thì trong vòng 1 tuần.

* Nếu muốn làm sữa chua không đường, các bạn có thể bỏ phần sữa đặc, chỉ dùng sữa tươi, nhưng nên pha thêm sữa bột để tăng lượng Protein trong sữa, giúp cho sữa đặc hơn.

* Về cách làm sữa chua uống: cách đơn giản nhất là dùng sữa chua đặc (để bớt lạnh), pha thêm với sữa tươi không đường, quấy đều đến khi sữa chua loãng hơn và có thể uống được. Lượng sữa tươi có thể thay đổi, tùy theo việc bạn muốn sữa chua uống loãng đến mức nào. Nếu muốn có vị chua nhiều, có thể ủ sữa chua đặc trong thời gian dài để sữa có vị chua nhiều hơn, rồi pha làm sữa chua uống.

Hết phần 2, bài sau mình sẽ viết về các thất bại thường gặp với sữa chua, nguyên nhân và cách khắc phục (sữa chua bị nhớt, sữa chua tách nước đều có thể dùng được và ngon lành, không phải sữa chua bị hỏng nên đừng đổ đi nha).

Cách Làm Sữa Chua Ngon Thơm Mềm Không Bị Nhớt

Nhưng trong một số trường hợp sau khi làm sữa chua mặc dù sữa vẫn đặc, hương vị cũng thơm, ăn cũng rất ngon nhưng sữa chua lại bị nhớt dính, nhầy nhầy giống như lòng trắng trứng gà hoặc sữa bị bột, nhám.

1. Tiệt trùng dụng cụ làm sữa chua

– Đây là một công đoạn rất cần thiết bởi nó gây ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của sữa chua thành phẩm, nếu các dụng cụ không được diệt khuẩn và loại bỏ tạp chất thì có thể làm sữa chua bị nhiễm khuẩn và sẽ nhanh bị hỏng hơn. – Những dụng cụ làm sữa chua bao gồm: lọ đựng, muôi, thìa dùng để khuấy sữa, rây lọc, thìa đong, cốc đong,… cách tiệt trùng cũng rất khá đơn giản, bạn chỉ cần cho các dụng cụ này vào nước sôi khoảng 30 giây rồi vớt ra rồi để khô hoàn toàn trong không khí.

2. Chọn sữa và men làm sữa chua

Chọn hỗn hợp sữa phù hợp

– Để sữa chua đặc thì bạn nên chọn mua loại sữa có hàm lượng Protein cao và có nhiều chất béo, có thể dùng sữa đặc pha chung với sữa tươi, nếu muốn sữa chua đặc và thơm hơn thì cho thêm một ít sữa bột vào hỗn hợp trên.

– Nên đun nóng hỗn hợp sữa ở nhiệt độ 80 – 85 độ C rồi để sữa nguội về khoảng 38 – 42 độ C và sử dụng, làm như vậy sẽ giúp diệt vi khuẩn có hại trong sữa ngoài ra, việc đun sôi sữa còn giúp sắp xếp các loại Protein trong sữa làm cho quá trình lên men được nhanh hơn và hạn chế tách nước ở sữa thành phẩm.

Chọn men sữa chua

– Đối với men làm sữa chua thì nên chọn men còn tươi mới. Nếu chọn men được lấy từ sữa chua thành phẩm thì hãy chọn men trong những hũ sữa chua đã để dưới 7 ngày và khi dùng nên để men ở nhiệt độ phòng cho men bớt lạnh như vậy men sẽ dễ hòa tan với sữa hơn. – Một vấn đề cần lưu ý là chỉ nên cho ít men (khoảng 5% – 10% so với lượng sữa) để sữa chua đảm bảo độ mịn, mềm của thành phẩm. Men càng nhiều thì sữa chua thành phẩm càng cứng.

3. Trộn hỗn hợp men với sữa đúng cách

– Nên trộn nhẹ nhàng, không khuấy đảo nhiều lần và mạnh tay vì như vậy sẽ làm suy giảm hoạt động của men sữa chua khiến sữa chua lâu đông hơn. Phải trộn thật đều để men sữa chua hòa quyện với sữa và không để vón cục vì thường những men bị vón cục sẽ tập trung khá nhiều men, khi bị lắng xuống dưới sẽ làm sữa chua bị nhớt ở đáy.

4. Ủ sữa chua ở những nơi ấm áp

– Sở dĩ phải ủ sữa chua ở những nới ấp áp để nhiệt độ sữa chua luôn dao động từ 32 – 48 độ C là bởi vì các men sữa chua chỉ hoạt động tốt và mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ này, nếu nhiệt độ thấp hơn hay cao hơn sẽ làm các men này hoạt động yếu, có khi còn không hoạt động, như vậy sẽ khiến sữa chua không đông và không có độ chua hoặc quá trình này sẽ bị kéo dài lâu hơn.

– Có rất nhiều cách ủ sữa chua khác nhau, bạn có thể ủ sữa chua bằng nồi cơm điện, thùng xốp, nồi áp suất, lò vi sóng, hoặc bạn có thể phơi dưới trời nắng nóng, chỉ cần đảm bảo được yêu cầu giữ ấm cho sữa chua là được. Thời gian ủ có thể giao động từ 4 – 24h tùy theo nhiệt độ ủ và lượng men thành phần trong sữa.

5. Làm lạnh sữa chua sau khi ủ

– Việc làm lạnh sữa sau khi ủ sẽ giúp làm chậm quá trình lên men lại, giữ cho sữa không bị quá chua và để được lâu hơn (khoảng 2 – 3 tuần nếu bảo quản trong tủ lạnh).