Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Tóc Dễ Rụng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Tóc Dễ Rụng Khi Mang Thai?

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh…

Khi mang thai, cơ thể bạn sẽ có nhiều thay đổi như nổi mụn, giãn tĩnh mạch ở mặt và ngực, rám má, rạn da, tóc mọc nhanh, dày lên hoặc ngược lại, tóc bị rụng nhiều và mỏng đi…

Hiện tượng rụng tóc khi mang thai là một trong những dấu hiệu thay đổi hoàn toàn bình thường của cơ thể. Có nhiều nguyên nhân gây nên rụng tóc, bạn đừng quá lo lắng bởi đôi khi sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cùng với nỗi lo rụng tóc (stress) cứ ám ảnh bạn làm tóc rụng nhiều hơn.

Rụng tóc, dấu hiệu thay đổi của cơ thể khi mang thai

Theo chu kỳ tự nhiên, từ nang tóc mọc lên, dài ra (trong khoảng 3-5 năm) già đi, rồi rụng. Trên đầu ta có khoảng 100-150 ngàn nang tóc. Mỗi nang tóc có thể mọc và rụng tới 20 lần. Mức độ rụng tóc trung bình mỗi ngày có 50 sợi tóc rụng là bình thường; từ trên 100 sợi/ngày hoặc có khi chỉ vuốt nhẹ mà tóc rơi ra dễ dàng từng búi là hiện tượng rụng tóc do bệnh lý.

Ở phụ nữ mang thai, do thay đổi nội tiết tố, do cơ thể thiếu hụt dinh dưỡng, thiếu vitamin, thiếu máu da đầu… dẫn đến hiện tượng rụng tóc nhiều hơn người bình thường (có thể thấy ở khoảng 30-50% phụ nữ mang thai). Khi mang thai bạn có thể gặp chứng rụng tóc từ 1-5 tháng đầu của thai kỳ và cũng có thể kéo dài đến khoảng thời gian sau sinh. Điều đó là hoàn toàn bình thường.

Nguyên nhân gây rụng tóc

Khi mang thai, hàm lượng estrogen tăng có khả năng tác động đến tóc của bạn; làm thúc đẩy quá trình trao đổi chất, gây xáo trộn môi trường da đầu, những nang tóc bị thoái hóa không nuôi nổi tóc và làm rụng tóc. Bên cạnh đó, chế độ dinh dưỡng không cân đối trong những tháng đầu của thai kỳ do ốm nghén, chán ăn… hoặc do việc bổ sung vitamin khi mang thai cũng là nguyên nhân gây rụng tóc.

Thiếu protein, tóc chậm phát triển; thiếu vitamin A, vitamin C, sự tổng hợp collagen (để hình thành biểu mô) bị giảm sút, da đầu sẽ không tốt; thiếu sắt, acid folic sẽ gây thiếu máu không nuôi được da đầu khiến tóc khô, giòn và dễ gãy; thiếu kẽm, nang tóc kém phát triển… Chính vì vậy, cần ăn đủ chất và vi chất dinh dưỡng. Khi khẩu phần ăn thiếu hoặc cơ thể không hấp thu được đủ các chất trên thì phải bổ sung bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Một nguyên nhân khác ngày nay cũng khá phổ biến là do bạn thường xuyên uốn nhuộm tóc, do dầu gội đầu, do dùng thuốc,… yếu tố tâm lý cũng là nguyên nhân gây rụng tóc. Nhiều khi do lo âu, căng thẳng mà tóc rụng nhiều.

Cách khắc phục rụng tóc khi mang thaiTóc rất nhạy cảm với cả tác nhân bên trong và bên ngoài cơ thể. Chế độ ăn đầy đủ dưỡng chất có tác dụng rất lớn trong việc phòng ngừa bệnh rụng tóc. Tóc rất cần các chất như protein, sắt, canxi, vitamin C, các acid béo omega-3 và kẽm.

Mặt khác, trong thời gian mang thai, cơ thể bạn có thể thiếu hụt chất sắt, thiếu hụt canxi, do đó bạn cần đi khám thai định kỳ để được bổ sung theo đơn của bác sĩ. Cải thiện trạng thái tinh thần, giảm căng thẳng, bớt lo lắng cũng giúp giảm rụng tóc. Ngủ đủ giấc, tập thể dục nhẹ nhàng phù hợp giúp máu lưu thông tốt hỗ trợ việc mọc tóc.

Chọn dầu gội thích hợp và chất lượng tốt. Khi chải đầu, bạn nên gỡ tóc rối một cách nhẹ nhàng bằng tay hoặc dùng lược răng thưa. Tránh chải tóc mạnh và sử dụng máy sấy nhiệt độ cao khiến tóc khô, giòn dễ gãy.

Nếu bạn biết cách chăm sóc tóc và luôn thực hiện một chế độ ăn uống khoa học, cân bằng ngay từ khi mang thai thì hiện tượng rụng tóc sẽ được cải thiện đáng kể. Tóc có thể rụng nhưng sau đó sẽ mọc lại nhanh chóng và bạn sẽ có một lớp tóc mới khỏe hơn, đẹp hơn. Rụng tóc có thể kéo dài đến khoảng thời gian sau sinh 3-7 tháng. Nếu sau đó lượng tóc vẫn rụng nhiều thì bạn nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

BS. Nguyễn Tố Ngân/Nguồn SKĐS

Vì Sao Trẻ Bị Rụng Tóc?

Có thể có rất nhiều nguyên do giải thích cho sự rụng tóc của bé; mỗi nguyên do lại có những dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị khác nhau.

Chuyện trẻ nhỏ bị rụng tóc từng mảng lốm đốm là không thường gặp. Bé có thể bị do nằm ngủ lâu ở một tư thế từ ngày này sang ngày khác, hoặc do dụi đầu vào đệm. Bác sỹ cũng có thể giải thích con bị rụng tóc là do tác dụng phụ của một đợt điều trị bằng thuốc hoặc xạ trị.

Một số trường hợp rụng tóc ở trẻ

Nếu bé bị rụng tóc từng mảng, và vùng da đầu ở đó bị đỏ và tróc vảy, đôi khi có những chấm đen đen ở chân tóc rụng… thì có thể bé bị một loại nấm lây nhiễm gọi là nấm da đầu, hoặc vảy nến. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở trẻ;

Những thương tổn vật lý – ví dụ do buộc hoặc tết tóc quá chặt – có thể gây tình trạng rụng tóc gọi là rụng tóc do kéo;

Những mảng tóc rụng bất thường nếu con thường cố ý kéo hoặc xoắn tóc mạnh do bị hội chứng nhổ tóc;

Nếu trên đầu con có những mảng hói tròn và hoàn toàn nhẵn, có thể bé bị rụng tóc từng mảng, là tình trạng mà chính hệ miễn dịch của bé đã tấn công các nang tóc, làm giảm tốc độ tóc mọc một cách nghiêm trọng. Tình trạng rụng tóc này thường xảy ra ở những mảng lốm đốm nhưng cũng có thể bị rụng hết lông tóc trên cơ thể;

Một số bệnh chẳng hạn như suy giảm hoạt động tuyến giáp hoặc suy giảm chức năng tuyến yên cũng có thể khiến bé bị rụng hết tóc trên đầu, tuy nhiên tình trạng này không phổ biến.

Một nguyên nhân khác khiến tóc của bé bị thưa (ở toàn đầu chứ không phải tóc bị rụng ở từng mảng) là tình trạng gọi là rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển. Diễn biến của tình trạng này như sau: tóc của chúng ta có hai giai đoạn mọc và nghỉ; giai đoạn tóc mọc kéo dài khoảng ba năm, sau đó nghỉ khoảng ba tháng (tuy nhiên giai đoạn này có thể chỉ một tháng hoặc dài đến 6 tháng cũng là bình thường). Trong giai đọan nghỉ, sợi tóc vẫn ở nguyên trong nang tóc cho đến khi sợi tóc mới mọc lên thay thế. Thường mỗi lần chỉ có khoảng 5-15% tóc trên đầu ở vào giai đoạn nghỉ, nhưng nếu bị stress, bị sốt hoặc thay đổi nồng độ hormone có thể khiến một lượng tóc lớn hơn “rủ” nhau cùng nghỉ một lúc. Sự sụt giảm hormone sau khi sinh có thể gây rụng tóc cả mẹ và con.

Mẹ có thể làm gì?

Hãy trao đổi với bác sỹ của con, bác sỹ sẽ phải xác định nguyên nhân gây rụng tóc để có phương án điều trị phù hợp. Nếu con bị vảy nến chẳng hạn, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc trị nấm.

Nếu con bị rụng tóc từng mảng, bé có thể sẽ được cho thuốc kích thích tóc mọc lại, hoặc sẽ được giới thiệu sang bác sỹ chuyên khoa da liễu để được điều trị bài bản hơn. Cũng có nhiều bé sẽ tự khỏi tình trạng này mà không cần điều trị;

Nếu bé bị rụng tóc do tác động vật lý, bạn chỉ cần chăm sóc cho tóc và da đầu của con thật cẩn thận, nhẹ nhàng một thời gian để tóc mọc trở lại. Hãy luôn nhớ rằng tóc của hầu hết trẻ em trên thế giới này đều mảnh và yếu hơn tóc của người lớn. Thay vì buộc túm hoặc tết chặt như trước, bạn hãy chọn cho con những kiểu tóc tự nhiên hơn và chỉ chải nhẹ nhàng;

Nếu những thói quen ngủ là yếu tố gây nên vấn đề thì tình trạng này sẽ có thể tự hết khi bé lớn hơn và có thể ngủ yên vào buổi tối.

Nếu bé bị rụng tóc do bệnh thì bạn không cần phải làm bất cứ gì ngoài việc kiên nhẫn chờ tóc mọc lại sau vài tháng;

Hãy kiềm lại thôi thúc tập trung vào hành vi của con nếu bé có thói quen kéo, giật tóc. Thay vào đó, hãy trao đổi và phối hợp với bác sỹ để đến được ngọn ngành vấn đề về sự bồn chồn, lo lắng hoặc bực bội của con. Một khi vấn đề tận gốc này được giải quyết, bé cũng sẽ từ bỏ thói quen của mình, để tóc mọc lại.

Không có gì bảo đảm cả, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì tình trạng rụng tóc của bé chỉ là tạm thời; rồi tóc của con sẽ mọc lại đầy đầu chỉ trong vòng một năm mà thôi.

Tóc Yếu Dễ Rụng Phải Làm Sao?

Trung bình mỗi ngày sẽ có 30 – 100 sợi tóc rụng tùy thuộc theo độ tuổi, vì vậy dù cho tóc bạn có khỏe đến mấy đi nữa thì việc rụng tóc xảy ra hàng ngày là điều hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên nếu tóc rụng quá số lượng trung bình trong một thời gian dài, nhất là khi mới ngủ dậy, chải đầu, tóc rụng thành mảng, tóc con mọc lên yếu, mảnh và xoăn hay tóc con không có dấu hiệu mọc lên ở chỗ bị rụng. Để giải quyết thắc mắc tóc dễ rụng phải làm sao thì khi phát hiện được những dấu hiệu của chứng rụng tóc bạn nên xem xét ngay có phải là do một số nguyên nhân sau không?

– Rụng tóc do di truyền

– Rụng tóc do nguồn nước bẩn, môi trường ô nhiễm, tiếp xúc nhiều với hóa chất hay không che chắn tóc khi ra ngoài trời nắng

– Rụng tóc do thiếu sắt, kẽm và một số dưỡng chất cần thiết nuôi tóc

– Rụng tóc sau sinh hoặc thời kỳ mãn kinh ở phụ nữ

– Rụng tóc do thói quen làm đẹp không đúng cách: buộc tóc quá chặt, lạm dụng hóa chất tạo kiểu, dập phồng, duỗi ép, uốn nhuộm không đúng cách

– Rụng tóc do sử dụng các loại thuốc chữa bệnh gây tác dụng phụ

– Rụng tóc vì đang mắc bệnh ung thư phải điều trị hóa trị, xạ trị, người đang bị bệnh tiểu đường, rối loạn nội tiết tố, mất cân bằng tuyến giáp hay mắc một số bệnh da liễu như viêm da tiết bã, viêm nang lông, nấm, vảy nến, eczema gây nên

– Thói quen sinh hoạt không lành mạnh, áp lực, căng thẳng và thức khuya, ăn uống không điều độ, gội đầu bằng loại dầu gội không phù hợp cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng tóc xơ yếu, gãy rụng

Tóc yếu dễ rụng phải làm sao?

Không chỉ làm mất đi tính thẩm mỹ mà rụng tóc phần nào sẽ tác động tới tâm lý người bệnh, gây mặc cảm, mất đi sự tự tin và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy khi gặp tình trạng tóc yếu, dễ gãy rụng thì trước tiên bạn cần phải quan tâm tới chế độ dinh dưỡng trong bữa ăn hàng ngày, đặc biệt là việc bổ sung nhiều thực phẩm giàu protein như thịt gia cầm, thịt bò, trứng, các loại cá biển, trái cây và rau xanh, giúp tăng cường chất dinh dưỡng đến nang tóc và làm lành các tổn hại ở vùng chân tóc.

Tạo tâm lý thoải mái, hạn chế stress, phiền muộn, ngủ đủ giấc, sinh hoạt lành mạnh, tạo thói quen và tinh thần tốt cũng góp phần làm cho mái tóc khỏe, đẹp hơn. Không nên nhuộm, uốn, duỗi tóc hay tác động nhiệt quá nhiều lên tóc vì dễ làm ảnh hưởng tới cấu trúc tóc, khiến tóc khô xơ và dễ gãy rụng hơn. Nếu có sử dụng hóa chất, nên tìm hiểu kỹ và lựa chọn những sản phẩm phù hợp và nên dùng kèm các sản phẩm hỗ trợ để giảm bớt đi nồng độ hóa chất có trên tóc.

Khi gặp tình trạng tóc yếu gãy rụng, nhiều người mách tai nhau sử dụng các loại mặt nạ thiên nhiên như mặt nạ mật ong, dầu dừa, oliu, trứng gà để giúp tóc khỏe mạnh, bóng mượt hơn. Đây là những nguyên liệu có nguồn gốc tự nhiên, chi phí thấp và an toàn nhưng mất khá nhiều thời gian mới phục hồi được mái tóc ưng ý. Ngoài ra, hiện nay cũng có khá nhiều các sản phẩm chức năng, thảo dược gia truyền Đông y từ thiên nhiên, thuốc Tây y kích thích mọc tóc được chào bán rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên, hiệu quả của những phương pháp này đều chưa được kiểm chứng và chỉ mang tính hỗ trợ chứ không mang tính chất điều trị triệt để, lại còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa, tình trạng rụng tóc của mỗi người.

Lời khuyên từ chuyên gia

Trong một thời gian dài áp dụng một số biện pháp kể trên mà không thấy tình trạng rụng tóc không thuyên giảm, tóc ngày càng yếu, khô xơ thì bạn nên tìm đến các cơ sở y tế và phòng khám chuyên về tóc để được tư vấn và điều trị kịp thời. Đây là một việc vô cùng cần thiết giúp bạn có thể phòng ngừa, loại trừ sớm hói đầu cũng như các bệnh về da đầu như nấm, viêm da, á sừng da đầu,…

Để biết thêm chi tiết và được bác sĩ của Phòng khám tư vấn miễn phí về các dịch vụ chăm sóc, điều trị, bạn có thể trực tiếp đến phòng khám tại hoặc liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0243 678 1111 – 035 606 1818.

Tóc Bị Nhờn, Chân Tóc Yếu Dễ Rụng Phải Làm Sao ?

Xin chào

Tôi năm nay 26 tuổi, tóc của tôi thường hay rụng nhiều, da đâu tôi thường hay bị nhờn, nên hay gội đầu thường xuyên để cho tóc ko bị ướt, chân tóc không được khỏe lắm rất dễ bị rụng, có thể vướt nhẹ bằng tay cũng rụng từ 6-8 sợi tóc. Tôi không biết phải làm sao, mong chương trình giáp đáp giúp tôi, biện pháp và cách chữa trị.

Trả lời

Chào bạn,

Tuy nhiên nguyên nhân chính làm tăng tiết bã nhờn tại chân tóc là do lượng Dyhydro testosterone (DHT) trong cơ thể tăng cao. DHT là hoocmone nội sinh, được cơ thể sản sinh ra khi không có đủ Testosterone. Lượng DHT tăng cao làm kích thích hoạt động của tuyến bã nhờn tại chân tóc, sản sinh ra nhiều chất nhờn gây ra hiện tượng da đầu dầu.

DHT, nguyên nhân gây ra hiện tượng da đầu dầu, cũng là “thủ phạm” chính của bệnh rụng tóc, hói đầu. Lượng DHT dư thừa lớn sẽ tác động ngược vào nang tóc, làm chúng co lại khiến cho lớp màng bảo vệ trên da đầu dày hơn, chậm lại sự truyền máu đến mao mạch. Điều này là nguyên nhân gây nên chứng rụng tóc và chậm lại quá trình thiết lập những sợi tóc mới.

Ngoài ra, da đầu dầu khiến tóc dễ bị bết, bẩn, khiến tình trạng rụng tóc diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.

Điều trị tận gốc tình trạng rụng tóc kéo dài do da đầu dầu cần áp dụng kết hợp nhiều biện pháp phù hợp:

– Chăm sóc tóc đúng cách: Đối với những người da đầu dầu thì nên thường xuyên gội đầu (cách ngày gội 1 lần), khi gội nên sử dụng nước lạnh để hạn chế lượng dầu sản sinh tại da đầu.

– Chọn dầu gội đầu và dầu xả phù hợp: tránh chọn các loại dầu dưỡng ẩm vì chúng sẽ làm tăng lượng chất nhờn tại chân tóc. Khi dưỡng tóc, bạn cũng cần lựa chọn những loại mặt nạ tóc đặc biệt dùng cho da đầu dầu.

– Đặc biệt, bạn cần cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết để mái tóc: được bảo vệ từ bên trong, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc kéo dài và nuôi dưỡng tóc chắc khỏe. Để điều trị tận gốc hiện tượng rụng tóc do da đầu dầu cần tập trung giảm tiết bã dầu tại chân tóc cũng như giảm lượng DHT sản sinh trong cơ thể. Bạn nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo và bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho tóc như: omega – 3, protein, đặc biệt cần bổ sung các loại vitamin hữu ích cho tóc như: Vitamin A, Vitamin C, viamin nhóm B (Biotin, B3, B6, B12…), vitamin E có nhiều trong cà rốt, cam quýt, cà chua, ớt xanh và đỏ, dâu tây, dứa, rau lá sẫm màu, trứng, bí, dưa đỏ, ngũ cốc, thịt nội tạng… sẽ giúp hạn chế rụng tóc. Hạn chế uốn/nhuộm/ ép tóc, sau khi dùng hóa chất cho tóc nên dùng các sản phẩm hỗ trợ để giúp tóc thải độc. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc vừa nuôi dưỡng tóc chắc khỏe và thải độc cho tóc.

Để điều trị hiện tượng rụng tóc ở da đầu dầu cho hiệu quả tốt nhất và bảo vệ tóc từ bên trong, bạn nên kết hợp sử dụng các thực phẩm chức năng hỗ trợ chăm sóc tóc.

Để chúng tôi có những lời khuyên chi tiết hơn, bạn vui lòng gọi tới tổng đài 18001506 (miễn cước) để cung cấp thêm các thông tin về tình trạng tóc của bạn và được tư vấn trực tiếp.