Chào bác sĩ, tôi là Mai, năm nay 40 tuổi. Gần đây, tôi thường xuyên bị khó ngủ, đặc biệt là vào ban đêm. Không rõ nguyên do vì sao tôi bị khó ngủ và cần làm gì để khắc phục tình trạng này. Mong bác sĩ cho tôi lời khuyên, cảm ơn bác sĩ.
Trả lời:
1. Tìm hiểu về triệu chứng khó ngủ về đêm
2. Biểu hiện của khó ngủ về đêm
3. Nguyên nhân gây ra khó ngủ về đêm
Yếu tố nguy cơ bị khó ngủ về đêm
4. Biện pháp tự chăm sóc khi bị khó ngủ về đêm
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
6. Bác sĩ điều trị
XEM THÊM
1. Tìm hiểu về triệu trứng khó ngủ về đêm
Khó ngủ về đêm là khi bạn không thể ngủ thẳng giấc trong đêm và bạn bị thức giấc nhiều lần trong đêm. Những người bị khó ngủ về đêm thường cảm thấy bất lực vì họ không thể quay lại giấc ngủ được. Bạn có thể bị thức giấc vào giữa đêm hoặc gần về sáng. Đôi khi đó chỉ là cơn thức giấc ngắn ngủi, nhưng có thể trở thành một thói quen và bắt đầu gây ra lo lắng về việc khó ngủ về đêm.
Những người bị khó ngủ về đêm thường than phiền về việc không thể ngủ thẳng giấc. Bạn đặt báo thức lúc sáng nhưng lại thức sớm hơn khoảng thời gian bạn dự định thức giấc. Sau đó bạn quay trở lại giấc ngủ và chợt giật mình thức giấc, nhận ra trời đã sáng và tới lúc phải dậy. Việc này đem lại cho bạn cảm giác bạn không có một giấc ngủ ngon và có thể ảnh hưởng tới khả năng làm việc, học tập của bạn trong ngày. Nếu việc khó ngủ về đêm này liên tục lặp lại, bạn sẽ có xu hướng sợ hãi việc đi ngủ vì bạn sợ bị thức giấc giữa đêm, sau đó bắt đầu lo lắng về việc khó ngủ về đêm và vòng tuần hoàn này tiếp tục lặp lại. Bạn có thể thắc mắc rằng “Tại sao tôi lại thức giấc vào giữa đêm?” và sau đó là câu hỏi “Làm thế nào để ngủ lại?”
Ngủ bao nhiêu là đủ tùy thuộc vào mỗi người, nhưng hầu hết người lớn cần ngủ 7 tới 8 tiếng mỗi ngày.
Đôi lúc, nhiều người trải qua tình trạng khó ngủ cấp tính (ngắn hạn), kéo dài vài ngày hay vài tuần. Đây thường là hậu quả của căng thẳng hay một sự kiện chấn thương. Nhưng với một số người bị khó ngủ mạn tính (dài hạn) kéo dài một tháng hay hơn. Khó ngủ có thể là rối loạn tiên phát, hay có thể kết hợp với các bệnh lí y khoa khác hoặc thuốc.
2. Biểu hiện của chứng khó ngủ về đêm
Những biểu hiện của khó ngủ về đêm có thể bao gồm:
Khó ngủ ban đêm
Thức dậy giữa đêm
Thức dậy quá sớm
Không cảm thấy thoải mái sau giấc ngủ đêm
Mệt mỏi hay buồn ngủ vào ban ngày
Khó chịu, trầm cảm hay lo lắng
Khó tập trung chú ý hay khó nhớ
Tăng số lượng lỗi lầm hay tai nạn
Lo lắng về giấc ngủ
3. Nguyên nhân gây ra khó ngủ về đêm
Khó ngủ về đêm có vẻ như là triệu chứng tạm thời lúc đầu và mọi người có thể bỏ qua nó hoặc cố gắng tìm ra cách để giải quyết nó. Tuy nhiên, nếu việc khó ngủ về đêm này cứ liên tục gây phiền phức cho bạn trong thời gian dài, nó cũng có thể gây hại tới sức khỏe của bạn, tới tâm trí và hiệu suất làm việc tổng thể của bạn.
Khó ngủ mạn tính thường là hậu quả của căng thẳng, sự kiện nào đó trong cuộc sống hay thói quen làm ngăn cản giấc ngủ. Điều trị nguyên nhân nền có thể giải quyết khó ngủ, nhưng đôi khi có thể kéo dài vài năm.
Có rất nhiều nguyên nhân làm bạn khó ngủ về đêm như:
Đi vệ sinh
Cảm thấy đói hoặc khát nước
Làm ca đêm
Thường xuyên đi xa
Lệch múi giờ
Thay đổi thói quen thức ngủ
Lo lắng, căng thẳng
Tuổi già hoặc thời kì mãn kinh ở phụ nữ
Dùng thuốc
Chứng ngưng thở khi ngủ
Béo phì
Các bệnh về dạ dày
Chứng trào ngược dạ dày – thực quản
Tăng huyết áp
Các rối loạn của tuyến tiền liệt (ở nam)
Các bệnh gây đau mạn tính
Các vấn đề cảm xúc kéo dài
Nguyên nhân thường gặp của mất ngủ mạn tính bao gồm:
Căng thẳng: Mối bận tâm về công việc, trường học, sức khỏe, tài chính hay gia đình có thể giữ bạn tỉnh táo cả đêm, làm khó ngủ. Các sự kiện gây căng thẳng trong cuộc sống hay chấn thương, như việc người thân qua đời, li dị, hay mất việc, cũng có thể dẫn tới khó ngủ.
Thời gian biểu đi du lịch hay làm việc: Nhịp sinh học của bạn điều khiển các thứ như chu kì thức ngủ, chuyển hóa và nhiệt độ cơ thể. Rối loạn nhịp sinh học cơ thể có thể dẫn tới khó ngủ. Nguyên nhân bao gồm “jet lag” – tình trạng mệt mỏi sau chuyến bay dài qua nhiều múi thời gian, làm việc ca đêm hay ca sớm, hay thường xuyên đổi ca.
Thói quen ngủ không tốt: gồm có một thời gian biểu của giấc ngủ bất thường, hoạt động gây kích thích trước khi ngủ, môi trường ngủ xung quanh không thoải mái, sử dụng giường ngủ để làm việc, ăn uống hay xem ti vi. Xem màn hình máy vi tính, ti vi, game, điện thoại trước khi ngủ có thể ảnh hưởng đến chu kì ngủ.
Ăn quá nhiều vào buổi tối: Ăn nhẹ trước ngủ thì được, nhưng ăn quá nhiều có thể làm bạn khó chịu về mặt thực thể khi nằm xuống. Nhiều người bị ợ nóng, làm họ bị tỉnh giấc.
Các nguyên nhân khác có thể có:
Bệnh lí tâm thần và bệnh lí y khoa thực thể: Lo lắng, rối loạn căng thẳng sau chấn thương có thể ảnh hưởng giấc ngủ. Dậy quá sớm có thể là dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Một số bệnh thực thể như đau mạn tính, ung thư, bệnh tiểu đường, bệnh tim, hen, bệnh trào ngược dạ dày thực quản, bệnh cường giáp, bệnh Parkinson và bệnh Alzheimer.
Thuốc: Các thuốc như chống trầm cảm và thuốc hen hay huyết áp có thể ảnh hưởng giấc ngủ. Một số thuốc giảm đau, dị ứng hay thuốc cảm và các sản phẩm giảm cân chứa chất cà phê và các chất kích thích khác có thể gây khó ngủ.
Khó ngủ và tuổi già
Khi bạn già đi, bạn có thể trải qua:
Thay đổi hình thức ngủ: Khi bạn già đi, tiếng ồn hay bất kì thay đổi ở môi trường xung quanh có thể làm bạn tỉnh giấc. Đông hồ sinh học thay đổi làm bạn mệt hơn vào buổi chiều và dậy sớm vào buổi sáng. Nhưng người già nhìn chung vẫn cần thời lượng ngủ như người trẻ.
Thay đổi hoạt động: Bạn có thể trở nên thiếu vận động, làm khó ngủ về đêm.
Sức khỏe thay đổi: Đau mạn tính do viêm khớp hay đau lưng cũng như trầm cảm hay lo lắng đều có thể ảnh hưởng sức khỏe. Các bệnh lí làm tăng nhu cầu đi tiểu ban đêm, như vấn đề về tuyến tiền liệt hay bàng quang có thể gây khó ngủ. Chứng khó thở khi ngủ, hội chứng chân bồn chồn không yên trở nên thường gặp khi về già.
Khó ngủ ở trẻ và tuổi vị thành niên
Một số trẻ và tuổi vị thành niên khó ngủ bởi vì đồng hồ sinh học trong cơ thể thường bị trì hoãn. Họ muốn đi ngủ trễ và thức trễ hơn.
Yếu tố nguy cơ bị khó ngủ về đêm
Các yếu tố nguy cơ có thể có:
Giới tính nữ: Sự thay đổi hormones trong chu kì kinh nguyệt và thời kì mãn kinh có thể đóng vai trò trong việc gây khó ngủ. Suốt thời kì mãn kinh, vã mồ hôi về đêm gây khó ngủ. Khó ngủ cũng thường gặp ở phụ nữ có thai.
Tuổi hơn 60.
Bệnh lí tâm thần hay bệnh lí y khoa thực thể.
Căng thẳng: Căng thẳng có thể gây mất ngủ cấp tính hay mạn tính.
Thời gian biểu thất thường. Ví dụ, thay ca làm việc hay đi du lịch có thể gây mất ngủ
4. Biện pháp tự chăm sóc khi bị khó ngủ về đêm
Kiểm soát lượng nước uống vào và nên uống nước nhiều vào buổi sáng, tránh uống nhiều nước trước khi ngủ 2 tiếng để ngăn việc thức giấc vào ban đêm để đi vệ sinh.
Cần duy trì thói quen ngủ lành mạnh và đặt ra đồng hồ sinh học hợp lý cho bản thân để tránh khó ngủ về đêm bằng cách:
Tránh ngủ nhiều vào ban ngày và tăng hoạt động nhiều vào ban ngày để gia tăng khả năng ngủ đủ giấc vào ban đêm. Ăn nhẹ vào buổi tối, tránh ăn nhiều để làm đầy dạ dày, gây khó chịu vào ban đêm
Lên kế hoạch các việc cần làm trước khi ngủ như nghe nhạc nhẹ, đọc sách hoặc nghe các âm thanh nhẹ nhàng để giúp bạn thư giãn và chuẩn bị đi ngủ tốt hơn. Duy trì thói quen này cùng một thời điểm mỗi ngày để xây dựng đồng hồ sinh học của bạn và tránh ngủ trễ vào cuối tuần vì nó có thể ảnh hưởng tới chu kì giấc ngủ mà bạn đã xây dựng được vào các ngày trong tuần.
Đi vệ sinh trước khi ngủ và tránh suy nghĩ về các công việc cần làm vào ngày mai khi đã lên giường ngủ. Đặt báo thức nếu cần thiết và tránh để đồng hồ trên giường để không phải nhìn giờ mọi lúc khi ngủ đêm.
Tránh sử dụng các thức uống có chứa caffeine
Không uống rượu, không hút thuốc lá
Tránh ăn đêm
Tránh làm việc trước khi ngủ ít nhất 1 tiếng và tắt điện thoại cũng như laptop để não bộ được thư giãn
Ngoài ra bạn nên tập thể dục thường xuyên, đi dạo dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng. Bạn nên tập thể dục vào buổi sáng, điều này có thể giúp bạn duy trì nhịp sinh học, giữ cho tinh thần bạn thoải mái vào ban ngày và ngủ tốt hơn vào ban đêm, giúp cơ thể bạn thư giãn và giải tỏa căng thẳng.
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Nếu tình trạng thức giấc giữa đêm xảy ra ít nhất 3 lần một đêm và bạn phải mất hơn nửa tiếng để có thể ngủ lại được và việc thức giấc giữa đêm này ảnh hưởng tới năng suất làm việc của bạn trong ngày hôm sau thì bạn nên đi khám bác sĩ chuyên khoa tâm thần để tìm ra được nguyên nhân hợp lý gây ra vấn đề này ở bạn.
Bạn sẽ được bác sĩ khám tổng quát, hỏi một vài câu hỏi về giấc ngủ và thói quen đi ngủ của bạn cũng như các câu hỏi khác về tình hình sức khỏe bạn hiện tại để tìm ra được nguyên nhân thích hợp nhất gây ra chứng khó ngủ về đêm của bạn.
Đang ngủ bỗng 2 giờ sáng đột nhiên trở mình thức dậy, và cảm thấy ráo hoảnh. Đừng quá lo lắng, bạn không ngoại lệ.
Đang ngủ bỗng 2 giờ sáng đột nhiên trở mình thức dậy, và cảm thấy ráo hoảnh. Đừng quá lo lắng, bạn không ngoại lệ.
Trước hết, hãy hiểu rằng thức dậy vào giữa đêm là hoàn toàn bình thường, tiến sĩ Jose Colon, người sáng lập Trung tâm Paradise Sleep và tác giả của cuốn The Sleep Diet cho biết. Ông nói thêm, trong thực tế vẫn có người thức giấc từ 4 – 6 lần một đêm. Điều này có từ thời tiền sử, khi hằng đêm, người ta phải tỉnh dậy nhiều lần để quan sát, kiểm tra coi có thú dữ rình mò đâu đó không rồi sau đó mới đi ngủ lại.
Mặc dù tỉnh giấc giữa đêm là bình thường, nhưng sau đó ngủ lại được hay không mới là chuyện đáng nói. Nếu không thể ngủ lại, rất có thể do các nguyên nhân sau:
Tiểu đêm là một trong những nguyên nhân gây mất ngủ. Nếu thấy mình thức dậy 2 – 4 lần trong đêm để đi tiểu, ngay cả khi đã hạn chế uống nước vào buổi tối, thì chỉ cần thêm một chút muối vào nước và uống, Jonathan Steele, Giám đốc điều hành của trang chúng tôi nói. Cơ thể chúng ta cố gắng duy trì sự cân bằng của nước và các chất điện giải. Quá nhiều nước mà không đủ muối, cơ thể sẽ cố gắng loại bỏ nước và điều đó có thể giải thích lý do tại sao bạn thường thức dậy vào giữa đêm để đi tiểu.
Để đối phó với tình trạng này, khoảng 30 phút trước khi đi ngủ, uống một ly nước nhỏ pha một nhúm muối biển chưa qua tinh chế. Muối chưa qua chế biến sẽ tạo điều kiện cho nước đi vào tất cả các tế bào.
Nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh
Theo Quỹ giấc ngủ quốc gia của Mỹ, thời tiết nóng nực hoặc lạnh cóng có thể làm giấc ngủ trở nên khó khăn hơn. Nhiệt độ phòng, những gì bạn mặc hay không mặc khi ngủ, chăn mền có thể ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ. Theo chuyên gia chăm sóc giấc ngủ Marc Leavey của Trung tâm y tế Mercy ở Baltimore, tùy cơ địa mỗi người mà điều chỉnh nhiệt độ thích hợp để tránh việc thức giấc giữa đêm vì quá nóng hoặc quá lạnh.
Ngoài ra, chuyên gia Leavey còn gợi ý để có giấc ngủ ngon, hãy thử tắm nước ấm trước khi đ
Thói quen lướt Facebook, đăng nhập Twitter hay Instagram trước giờ đi ngủ có thể làm rối tung giấc ngủ của bạn. Ánh sáng phát ra từ các thiết bị điện tử khiến cơ thể ngưng sản xuất melatonin – hoóc môn giấc ngủ, từ đó gây rối loạn giấc ngủ một cách nghiêm trọng. Những người dùng điện thoại thông minh thường có xu hướng để điện thoại rất gần với khuôn mặt nên ánh sáng từ màn hình có thể gây khó ngủ.
Một hoặc 2 ly rượu có thể khiến bạn buồn ngủ, nhưng nó cũng có thể phá vỡ một đêm yên tĩnh nếu uống quá lố. Tiến sĩ Leavey nói, rượu có tác dụng an thần nếu uống vừa phải, nhưng nó sẽ phản tác dụng nếu dùng quá mức. Trong vài giờ đầu khi vào cơ thể, rượu chuyển hóa khá nhanh và lập tức gây rối loạn giấc ngủ. Việc mất ngủ lúc nửa đêm thường tạo ra cảm giác bồn chồn và khó chịu vô cùng.
Stress được coi là một trong những thủ phạm đánh cắp giấc ngủ ngọt ngào của bạn. Để giải quyết vấn đề này, hãy áp dụng các liệu pháp thiền chánh niệm hoặc thư giãn hoặc yoga. Tiến sĩ Lekeisha A. Sumner, nhà tâm lý học tại Đại học California, Los Angeles (Mỹ), cho biết thiền đã được chứng minh mang lại hiệu quả tích cực trong việc điều trị rối loạn giấc ngủ, bao gồm cả thức giấc thường xuyên do căng thẳng gây mê.
Hoạt Huyết Xuân Điều có tác dụng hỗ trợ điều trị mất ngủ như thế nào?
Công dụng chính của hoạt huyết Xuân Điều
Hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc
Giúp làm giảm căng thẳng mệt mỏi, giảm các triệu chứng rối loạn tiền đình: ù tai, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, huyết áp thấp.
Giúp an thần, bổ huyết, điều kinh
Nguồn gốc ra đời của Hoạt Huyết Xuân Điều
Đây là sản phẩm được bào chế theo công thức gia truyền hơn 200 năm của gia tộc họ Vũ
Và là tâm huyết hơn 30 năm làm nghề của lương y Vũ Xuân Điều.
Hiện tại sản phẩm Hoạt Huyết Xuân Điều được phân phối độc quyền bởi Đông Y Hoa Bảo.
Các thành phần thảo dược chính trong Hoạt Huyết Xuân Điều là gì ?
Thảo dược thiên nhiên được kết hợp tạo lên Hoạt Huyết Xuân Điều gồm
Đặt mua sản phẩm Hoạt Huyết Xuân Điều ở đâu uy tín ?
Hiện tại Đông Y Hoa Bảo nhà phân phối độc quyền của sản phẩm Hoạt Huyết Xuân Điều có rất nhiều Show room tại các tỉnh thành trên cả nước ,để biết nơi bạn ở có gần các Show room của Hoa Bảo center hay không hãy liên hệ ngay với chúng tôi thông qua mẫu cạnh trang bên tay trái màn hình ,
Tùy từng cơ địa và tình trạng bệnh mà bệnh nhân sẽ được tư vấn sử dụng liệu trình phù hợp và hiệu quả nhất. Mọi thắc mắc bệnh nhân có thể tham khảo chi tiết và để lại thông tin tại chúng tôi hoặc liên hệ
Mời bạn đọc để lại câu hỏi ở fom cạnh trang chúng tôi sẽ gọi lại và tư vấn miễn phí trong thời gian sớm nhất