Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vi Sao Toi Theo Dao Phat Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Cách Phân Biệt Dao Seki Thật Giả, Làm Sao Mua Được Dao Nhật Made In Japan

Nhắc tới Nhật Bản chắc hẳn các bạn đều ấn tượng với những thanh kiếm Katana huyền thoại vô cùng nổi tiếng chế tạo bởi những sản phẩm thép chất lượng cao từ nền công nghiệp luyện kim hàng đầu thế giới của Nhật Bản. Dao Nhật Made in JapanSeki cũng như vậy, được làm từ nguyên liệu thép không gỉ chất lượng cao nên có độ bền, sắc bóng đẹp và rất an toàn với các loại thực phẩm khi chế biến.

Dao Seki thật Vật liệu lõi được làm bằng thép lưỡi thép không gỉ có độ cứng cao và kim loại bên được làm bằng thép không gỉ dễ mài, đạt được độ sắc nét và sắc nét. B00KKEBT9C

Không giống với các loại dao thông thường khác, chất liệu chủ yếu là sắt hoặc inox kém chất lượng, không được bền và bị mài mòn theo thời gian, lưỡi dao hay bị cùn, bị mẻ.

Dao Seki Nhật Bản làm từ thép cao cấp nên cầm rất đầm tay, thái cũng dễ dàng, dứt khoát hơn rất nhiều.

Dao Seki thật với tay cầm Nylon (Nhiệt độ chịu nhiệt 170 độ), tán đinh inox giúp cầm chắc tay và hiệu quả cao khi chặt, thái, tạo sự thoải mái cho người sử dụng.

Lưỡi dao làm từ Vật liệu composite vỏ thép không gỉ, bền đẹp theo thời gian. Việc mài các cạnh (góc) được tạo ra sau lưỡi cắt giúp thái thực phẩm tốt hơn và đạt được độ sắc nét hơn.

Với công nghệ mới Nhật Bản, Hoàn thiện thân lưỡi mỏng hơn trước (xử lý SE mới) và cắt lại (xử lý UL) để đạt được hình dạng ngao lý tưởng. Sức đề kháng giảm và độ sắc nét được cải thiện.

Việc mài các cạnh (góc) được tạo ra sau lưỡi cắt giúp cắt vào thực phẩm tốt hơn và đạt được độ sắc nét hơn.

Thông tin chi tiết sản phẩm:

Quý khách có nhu cầu mua Dao Seki thật, Dao Nhật Made in Japan xin vui lòng liên hệ shop Nhật Việt qua hotline: 0983131528 để được tư vấn cụ thế nhất.

Chúng tôi đáp ứng mọi nhu cầu mua hộ hàng Nhật về Việt Nam 24/7 giúp các bạn tìm được sản phẩm ưng ý, gửi yêu cầu Shop Nhật Việt theo 4 cách để shop báo giá và order :

Gửi link vào mail: shopnhatviet.com@gmail.com

Chat facebook với Shop theo link sau: fb.com/orderhangnhatban

Đặt Hàng online tại shopnhatviet.com/dathang

Gọi điện cho Shop qua Hotline 0983.1315.28 hoặc Chat Viber,Zalo

Kể từ năm 2010 đến nay Shop Nhật Việt Chuyên nhận Order Vận Chuyển hàng xách tay từ Nhật về Việt Nam và ngược lại. Nếu bạn có nhu cầu hãy liên hệ 0983.1315.28 để được tư vấn trực tiếp!

Mua Hàng Nhật Xách Tay : ✓ Hàng Nhật Nội Địa ✓ Giá rẻ ✓ Giao hàng miễn phí.

Tìm Kiếm Với Google:

Vien Chien Luoc Phat Trien

Tại buổi sinh hoạt, Ths. Nguyễn Quỳnh Trang đã giới thiệu đến các nghiên cứu viên trong Viện về phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng; đặc điểm, nguyên tắc, công cụ và lợi ích sử dụng phương pháp PRA; áp dụng phương pháp PRA ở Việt Nam. PRA là viết tắt của Participatory Rural Appraisal. Phương pháp PRA là cách tiếp cận từ dưới lên, khai thác các nguồn thông tin từ người dân, giúp họ tự tìm ra vấn đề và biện pháp khắc phục. Phương pháp này xuất hiện từ năm 1980 tại Ấn Độ và Châu Phi, do các nhà hoạt động trong công tác xóa đói giảm nghèo của Anh (Robert Chamber) nghiên cứu. Phương pháp PRA được phát triển từ phương pháp RRA (Rapid Rural Appraisal).

Nguyên tắc của phương pháp PRA là chủ yếu sử dụng kết quả định tính, kết quả định lượng chỉ mang tính hỗ trợ; kiểm tra chéo các nguồn thông tin từ các nhóm đối tượng khác nhau; vận dụng linh hoạt, sử dụng các phương tiện đơn giản, dễ hiểu; bình đẳng trong sự tham gia, tránh phân biệt giới và đối xử thiếu công bằng.

Phương pháp PRA cũng mang lại một số lợi ích như: nâng cao được tính xác thực, tính hiệu quả, bền vững cho quá trình xóa đói giảm nghèo và phát triển; tạo ra công bằng xã hội trong xóa đói giảm nghèo và phát triển; làm giảm bớt đi được sự phụ thuộc vào nguồn lực của nhà nước vì thông qua quá trình PRA sẽ phát huy được trách nhiệm của người dân trong phát triển cộng đồng.

Chủ đề sinh hoạt cũng đã nhận được nhiều ý kiến trao đổi xoay quanh vấn đề làm thế nào để có thể áp dụng phương pháp này vào Việt Nam một cách hiệu quả cũng như lồng ghép phương pháp vào các quy hoạch, chiến lược mà Viện thực hiện trong thời gian tới.

Kết thúc buổi sinh hoạt, Ths. Nguyễn Thu Lan, Phó trưởng ban Ban Phát triển nhân lực và xã hội cảm ơn bài chia sẻ của Ths. Nguyễn Quỳnh Trang và mong muốn sẽ có nhiều buổi sinh hoạt khoa học như thế này để các nghiên cứu viên trong Viện cùng tìm hiểu, nghiên cứu và chia sẻ những thông tin bổ ích./.

Nguồn: Viện Chiến lược phát triển.

Các Loại Dao Tiện Cnc, Mũi Dao Tiện Cnc, Chip Tiện Sắt, Dao Tiện Địa Hình

Các loại dao tiện CNC, mũi dao tiện CNC, chip tiện sắt, dao tiện địa hình: Dao tiện CNC có hai phần là phần cắt và phần cán được chọn lựa theo yêu cầu, đặt điểm của bề mặt chi tiết gia công. Các loại chip dao tiện (insert tiện, mảnh dao tiện) tiêu chuẩn và thông dụng nhất ngành cơ khí chế tạo, gồm nhiều chủng loại như dao tiện ren, tiện vai, tiện mặt đầu, tiện lỗ, tiện ngoài,.. tại chúng tôi chuyên trang bán buôn sỉ lẻ các dụng cụ cơ khí, các loại dao phay dao tiện chất lượng nhất hiện nay

# Các loại dao tiện CNC, mũi dao tiện CNC, chip tiện sắt, dao tiện địa hình

Trong lĩnh vực gia công cơ khí có rất nhiều loại dao tiện khác nhau được sử dụng trong máy tiện. Mỗi loại dao lại phù hợp với một chức năng và loại vật liệu cắt riêng. Dao tiện có nhiều loại dao như: dao đầu thẳng, dao đầu cong, dao vai, dao khỏa mặt đầu, dao tiện lỗ, dao tiện định hình… Mảnh dao tiện, dao tiện rảnh hay các loại phụ kiện dao tiện như cán dao chống rung giảm chấn,..

Tiện là gì?

Tiện là phương pháp gia công có phoi (kim loại, inox, sắt, thép, gang,..) được thực hiện bằng sự phối hợp hai chuyển động gọi là chuyển động tạo hình gồm chuyển động chính là chuyển động quay tròn của chi tiết và chuyển động chạy dao (chuyển động chạy dao dọc và chuyển động chạy dao ngang) và là phương pháp gia công cắt gọt kim loại thông dụng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong gia công kim loại ngành cơ khí bằng cách cắt (khoảng 25-50%) vì ngoài nguyên công tiện trên máy tiện còn có thể khoan, khoét, doa, taro,…

Dao tiện là gì?

Dao tiện là dụng cụ cắt dưới dạng một vật thể hình học có phần cắt với hình dáng và các góc nhất định được làm từ vật liệu có độ cứng cao hơn nhiều so với vật liệu chi tiết gia công, dao tiện dùng để tiện các chi tiết cần gia công.

Dao tiện gồm các loại thân dao chữ nhật, thân dao hình vuông, thân dao hình trụ, dao đầu thẳng, dao đầu cong, dao đầu uốn, dao đầu hẹp, dao phải, dao trái, dao tiện ngoài, dao xén mặt đầu, dao cắt đứt, dao cắt rãnh, dao tiện lỗ, dao định hình, dao cắt ren,…

Hiệu quả làm việc của dao tiện phụ thuộc vào các yếu tố: vật liệu phần cắt, hình dạng, kích thước dao, thông số hình học phần cắt, sự bẻ phoi, sức bền của dao. Theo dạng vật liệu phần cắt, có thể chia ra các loại: dao tiện bằng thép dụng cụ, thép gió, hợp kim cứng, kim cương.

Thông số hình học phần cắt của dao gồm: góc sau, góc trước, góc nâng của lưỡi cắt chính, góc nghiêng phụ, bán kính cong của mũi dao. Dao tiện là loại dụng cụ cắt đơn giản nhất và được dùng phổ biến nhất trong công nghệ gia công kim loại.

Các loại dao tiện

Khi gia công sản phẩm, muốn đảm bảo được độ chính xác về kích thước, hình dáng, độ nhẵn bóng cũng như năng suất thì đòi hỏi phải lựa chọn hình dáng, các góc và dạng mặt trước của dao sao cho phù hợp. Nếu như chưa có kinh nghiệm, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhân viên tư vấn bán hàng trước khi đưa ra quyết định.

Dao tiện được cấu tạo gồm ba bộ phận chính đó là thân hay còn gọi là cán dao, đầu gao và lưỡi dao.

– Cán dao: Thiết kế phần cán dao dùng để kẹp giữ dao trên ổ gá dao.

– Đầu dao: Được thiết kế gồm mặt thoát (mặt trước) và mặt sát (mặt sau). Trong quá trình cắt gọt phôi sẽ thoát ra ở mặt trước. Còn mặt sau chính và phụ sẽ đối diện với mặt gia công.

– Lưỡi dao: Có hai loại, một là lưỡi dao cắt chính ở giao tuyến giữa mặt sau chính và mặt trước của dao. Hai là lưỡi cắt phụ ở giao tuyến giữa mặt sau phụ và mặt trước. Riêng phần mũi dao là vị trí giao diểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Tùy theo mỗi trường hợp khác nhau mà lưỡi dao sẽ nhọn hay được mài với bán kính r.

Tùy thuộc vào những yếu tố sau để phân loại dao tiện:

Căn cứ theo hướng tiện của dao trong quá trình thi công mà người ta chia thành dao tiện trái và dao tiện phải.

Căn cứ theo hình dáng và vị trí của phần đầu dao tiện so với thân dao để phân loại thành dao thẳng, da đầu cong và dao cắt đứt.

Dựa theo chức năng, dao tiện lỗ được phân thành dao phá thẳng, dao xén mặt đầu, da ren, dao tiện móc lỗ, dao cắt rãnh, dao vai, dao địa hình, dao đầu cong. Ngoài ra, loại dao tiện còn được chia thành dao tiện thô hay dao tiện tinh.

Dựa theo cấu trúc của dao có thể chia thành da liền, dao hàn, dao răng chắp. Dao liền được sản xuất từ cùng một loại vật liệu. Dao hàn chắp với một phần được hàn, một phần kẹp chặt bằng cấu kẹp. Phần thân với vật liệu thép, phần dưới được chế tác từ những vật liệu dụng cụ đặc biệt.

1. Dao tiện ngoài và móc lỗ

Dao tiện ngoài có hai loại: dao tiện ngoài đầu thẳng (phải hoặc trái) và dao tiện ngoài đầu cong (phải hoặc trái), loại dao này vừa có thể tiện trụ ngoài vừa có thể vạt mặt đầu. Trong dao tiện ngoài có thể phân ra dao tiện trụ suốt và dao tiện trụ bậc ( Trong hai loại này có thể phân loại thêm dao tiện trái và dao tiện phải )

Dao tiện ngoài và móc lỗ được sử dụng khá phổ biến ở tại các xưởng gia công cũng như những chi tiết máy đòi hỏi tính thẩm mỹ cao cũng như trong quá trình thiết kế và sản xuất. Sản phẩm mảnh dao tiện với khả năng chống nứt rất hiệu quả nên được nhiều đơn vị gia công tin tưởng sử dụng.

2. Dao tiện lỗ

Dao tiện lỗ cũng có 2 loại là dao tiện lỗ suốt (lỗ thông) và dao tiện lỗ bậc (lỗ không thông). Dao tiện lỗ thường có kích thước nhỏ hơn dao tiện trụ ngoài và phần cắt cũng được chế tạo từ 2 vật liệu chính là thép gió (HSS) và thép hợp kim cứng (Carbide )

3. Dao tiện mặt đầu (dao xén mặt)

Dao tiện mặt đầu gồm có 2 loại : Dao vạt mặt đầu cong và dao vạt mặt đầu thẳng, phần cắt của dao tiện thường được chế tạo từ hai vật liệu chính là thép gió (HSS) và thép hợp kim cứng (Carbide). Loại dao này có thể chế tạo với góc φ = 90°

4. Dao tiện vai

5. Dao tiện rãnh và cắt đứt

Dao tiện rãnh và cắt đứt thường được sử dụng để cắt rãnh hoặc cắt đứt để tách chi tiết rời ra khỏi thanh vật liệu ngoài và cắt rãnh trong trên các chi tiết trụ tròn. Dạng hình học của bậc dẫn phoi (bậc phoi trượt) tạo dạng phoi nhỏ hơn bề rộng của rãnh.

6. Dao tiện ren

Dao tiện ren được dùng để tiện ren ngoài hoặc tiện ren trong. Dao tiện ren là bộ phận quan trọng trong máy tiện, không có nó chúng ta không thể nào tiện ren hay cắt bất cứ vật liệu nào cả. Chất lượng của mảnh dao tiện ren sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc

7. Dao tiện định hình

Dao tiện định hình được dùng để gia công các bề mặt định hình tròn xoay trong sản xuất hàng loạt, hàng khối trên các máy tiện tự động, bán tự động.

Gia công bằng dao tiện định hình có một số ưu điểm sau:

Đảm bảo độ đồng nhất prôfin chi tiết trong quá trình gia công vì không phụ thuộc vào tay nghề công nhân mà chỉ phụ thuộc vào độ chính xác khi thiết kế và chế tạo dao tiện định hình.

Năng suất gia công cao vì giảm được thời gian máy và thời gian phụ.

Tuổi thọ lớn vì mài sắc được nhiều lần.

Dao tiện định hình có nhiều loại:

Theo hình dạng dao: dao hình tròn, dao hình lăng trụ.

Theo phương chạy dao: dao hướng kính, dao tiếp tuyến.

Theo các góc dao: dao gá thẳng, dao gá nghiêng.

Dao tiện định hình hình lăng trụ được kẹp chặt bằng mang cá và vít giữ được dùng để tiện các bể mặt ngoài định hình. Dao tiện định hình hình tròn được lắp vào trục gá và chống xoay bằng khía mặt đầu hoặc chốt .

Dao tiện định hình hình tròn được dùng để gia công các mặt định hình ngoài và trong (các lỗ định hình).

Dao tiện định hình được hướng kính các loại được gá sao cho đỉnh dao nằm ngang tâm chi tiết

Dao tiện đinh hình tiếp tuyến được gá sao cho mặt sau tiếp xúc với đường tròn bé nhất của chi tiết và hướng chạy dao tiếp tuyến với bề mặt chi tiết.

Dao tiện định hình hình tròn chế tạo dễ hơn hình lăng trụ, nhưng độ chính xác và độ cứng vững kém hơn. Profin lưỡi cắt của dao tiện định hình được tính toán và thiết kế dựa vào prôfin của chi tiết gia công (định hình) và khi dao mòn được mài sắc lại theo mật trước (mặt phắng) để đảm báo prôfin lưỡi cắt không thay đổi.

Các loại mảnh dao tiện

Các loại mảnh dao tiện có hình bình hành (ký hiệu A, B, K), hình thoi (ký hiệu C, D, E, M, V), hình chữ nhật (L), hình tròn (R), hình vuông (S), hình tam giác (T), hình 3 góc (W), hình bác giác (O), ngũ giác (P), lục giác (H).

Mảnh dao tiện (chíp tiện) thường được có hình dạng là cán thẳng, có hình vuông cho cán tiện ngoài và hình trụ cho cán tiện trong (lỗ). Tùy theo những vật liệu cần gia công mà người dùng có thể lựa chọn cán và mảnh dao cho phù hợp.

Mảnh dao tiện là loại dao cắt ngắn hạn, chỉ có hiệu quả sử dụng một lần. Chíp tiện, mảng tiện được dùng để gắn vào đài dao, nếu không có nó chúng ta không thể nào tiện được bất kỳ vật liệu nào cả. Thông thường nó sẽ được làm từ vậy liệu cứng như hợp kim chuyên dụng, thép gió (HSS) hoạc thép hợp kim cứng (Carbide).

Đặc điểm mảnh dao tiện (chip tiện)?

Để đáp ứng được yêu cầu trong gia công sản xuất đối với mảnh dao hợp kim cứng có các đặc điểm như sau:

Độ cứng: Muốn cắt được vật liệu kim loại thì độ cứng của dao phải lớn hơn độ cứng của vật liệu cần gia công

Độ bền cơ học: Trong khi cắt dụng cụ cắt thường phải chịu những lực, xung lực lớn do đó đòi hỏi tính năng sử dụng tốt cần thép có σb, ak cao.

Tính chịu cứng nóng: vật liệu bị nung nóng thường độ cứng giảm đi, tính chịu cứng nóng là khả năng giữ độ cứng ở nhiệt độ cao (không có chuyển biến tổ chức) trong một thời gian dài.

Tính chịu mài mòn: khi vật liệu dao đủ độ bền cơ học thì dạng hỏng chủ yếu là mài mòn. Khi độ cứng vật liệu làm dao cao thì tính chịu mài mòn phải cao.

Tính công nghệ: xét về điều kiện làm việc, vật liệu làm dao có yêu cầu dễ tôi, độ thấm tôi cao, độ dẻo ở trạng thái nguội và nóng, tính dễ gia công… ngoài ra còn cần thêm tính dẫn nhiệt cao, chống va đập và giá thành thấp.

Ứng dụng: Dùng để gia công Thép, Gang, Đồng, Nhôm, Inox, Hợp kim niken,…

Thông tin liên hệ

Hutscom là công ty chuyên cung cấp các loại phụ kiện, dụng cụ cơ khí chính xác và các sản phẩm dụng cụ cắt gọt gia công cơ khí chính xác từ các thương hiệu uy tính hàng đầu trên thị trường hiện nay.

Website: https://hutscom.vn/ 

Email: 

[email protected]

Hotline: 0903 867 467

Địa chỉ: phòng G7, số 06 Phùng Khắc Khoan, Phường ĐaKao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Mua dao tiện ở đâu uy tín?

Công ty chúng tôi là đại lý chuyên phân phối các loại dao cụ nổi tiếng: Kyocera, Monkula, Hitachi ..đảm bảo hàng chính hãng chất lượng cho quý khách hàng. Với đội ngũ nguồn nhân lực luôn được đào tạo chu đáo về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, tác phong, đạo đức nghề nghiệp… luôn được đề cao và nhằm để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh cũng như tạo một vị thế vững chắc trên thị trường….

Mua chip tiện, insert tiện, mảnh dao tiện ở đâu tốt?

Hutscom là đơn vị cung cấp dao cụ cắt gọt kim loại uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Là đại lý của các thương hiệu lớn như Kyocera, Winstar, Lach DiaMant, Monkula,.. nên các sản phẩm của chúng tôi cung cấp đảm bảo chất lượng. Đội ngũ nhân viên sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn các giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí

Tại Sao Tôi Tu Theo Theo Phật?

Trên thế gian có khá nhiều đạo giáo, tại sao tôi chọn đạo Phật để tu theo? Bởi vì Phật pháp đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của tôi. Người đi tu cốt tìm chân lý, nơi nào giải rõ chân lý một cách cụ thể thì có sức hấp dẫn người tu dừng chân nơi đó. Chúng ta đi tu là hiến dâng cả cuộc đời cho chân lý, nếu không chọn lựa kỹ càng lỡ đi lệch đường thì rất uổng cho kiếp hi sinh. Mang cả tâm hồn trong trắng cao thượng của một người phát nguyện đi tu, vô lý chúng ta cam đem nó chôn vùi dưới đống bùn nhơ. Cho nên trước khi bước chân vào một đạo giáo nào, chúng ta phải nhận định chín chắn dò xét tận tường, sau đó mới thực hiện bản nguyện của mình. Đến với đạo Phật, tôi rất hài lòng với những điều Phật dạy, xin lược kể một số vấn đề căn bản sau đây:

I- ĐẠO PHẬT NÓI SỰ THẬT 1- Lý Vô Thường

Phật giáo thường nhắc nhở chúng ta “vạn vật trên thế gian là vô thường”. Từ con người đến muôn vật luôn chuyển biến liên tục như dòng thác đổ không một phút giây dừng nghỉ. Nơi con người tế bào này sanh tế bào kia diệt, sanh diệt diệt sanh nối tiếp không ngừng, mãi đến khi thân này hoàn toàn bại hoại. Ở sự vật các nguyên tử cũng quay cuồng sanh diệt, thay đổi không bao giờ an trụ. Sự tồn tại của người và vật trong vòng luân chuyển biến động, dừng chuyển động thì con người chết, sự vật hoại, nên nói “sống động”. Sự chuyển động liên tục gọi là sát-na vô thường. Nếu chia từng phần, chặn từng đoạn để khảo sát ở con người và động vật có bốn tướng: sanh, già, bệnh, chết; loài thực vật có bốn tướng: sanh, trụ, dị, diệt; loại khoáng chất cho đến quả địa cầu có bốn tướng: thành, trụ, hoại, không, gọi chung là Nhất kỳ vô thường. Đây là lẽ thật, là chân lý trong thế gian này.

Có lắm người không thấu suốt lý vô thường cứ ảo tưởng ta sống lâu sống mãi, một khi già bệnh chết đến thì kinh hoàng sợ hãi than thở khổ đau. Do ảo tưởng ta mạnh khỏe sống dai, dù có thấy người già bệnh chết vẫn dửng dưng, cứ nghĩ đó là việc của người không can hệ gì đến ta. Từ chỗ không thấu hiểu lý vô thường khiến họ nhìn đời một cách ngây thơ khờ khạo, khi nghe cái chết sắp đến mình, họ đâm ra hãi sợ hốt hoảng cầu cứu khóc than. Ngược lại, người thâm nhập lý vô thường sẽ vững vàng chững chạc đứng nhìn cái già chết đến với một nụ cười. Người này biết rằng vô thường là lẽ thật chi phối tất cả thế gian không một ai trốn thoát được, dù muốn chạy trốn hay kêu khóc van xin chỉ khổ tâm nhọc thân vô ích. Chi bằng:

Mặc cuộc thạnh suy đừng sợ hãi,Thạnh suy như cỏ hạt sương đông. (Thiền sư Vạn Hạnh)

Có phải thảnh thơi chăng? Do nhận chân được lý vô thường con người gan dạ cứng cỏi, không phải hèn nhát yếu đuối như người ta tưởng. Có nhiều người nghe Phật nói lý vô thường, họ cho là tinh thần bi quan yếm thế. Họ đâu ngờ, kẻ hiểu được lý vô thường càng nỗ lực tu hành, nỗ lực làm lợi ích chúng sanh, hãy nghe câu thơ “cần tu tợ lửa cháy đầu…”, vì họ biết qua mất một ngày không thể nào tìm lại được. Để thêm can đảm, chúng ta cần nghiên cứu lẽ thật của lý nhân quả.

2- Lý Nhân Quả

Con người mắc phải một bệnh rất trầm trọng là trốn tránh trách nhiệm, mọi việc xấu tốt hay dở trong đời mình đều đổ trút do Tạo hóa sắp đặt, do số mệnh định sẵn, cam an phận chờ đợi phải sao chịu vậy. Quả là một quan niệm sai lầm quá lớn, tự tước bỏ hết quyền làm chủ của con người. Phật giáo vạch rõ cho chúng ta thấy mọi thành công thất bại, tất cả khổ vui trong đời mình đều do ta làm chủ quyết định. Đây là căn cứ trên lẽ thật của lý nhân quả, vì mọi kết quả hình thành đều xuất phát từ nguyên nhân của nó. Động vật, thực vật… trong vũ trụ sanh thành hoại diệt đều từ nguyên nhân đến kết quả, không có ngẫu nhiên thành, không có bàn tay vô hình nào sắp đặt. Thấu triệt lẽ này, chúng ta hoàn toàn nhận lấy trách nhiệm của mình để sắp đặt xây dựng tương lai theo ý muốn của chúng ta. Sự khổ vui đã đến và sẽ đến, chúng ta can đảm chấp nhận, không than trách, không van xin, tự ta biết rõ kết quả nào cũng từ nguyên nhân của ta đã tạo. Chỉ cần khôn ngoan gặp quả khổ khéo chuyển đổi trở thành vui, được quả vui không cống cao tự đắc mà khiêm tốn vun bồi thêm nhân tốt cho mai sau. Gặp khổ than thở oán hờn, gặp vui tự cao ngạo mạn là thái độ của kẻ si mê hèn yếu.

Người biết rõ nhân quả dè dặt từ ý nghĩ lời nói hành động của ta, vì khẳng định rằng ý nghĩ xấu, lời nói ác, hành động tội lỗi là gieo nhân đau khổ, sớm muộn quả đau khổ sẽ đến với ta. Trái lại, ý nghĩ tốt, lời nói lành, hành động nhân đạo là gieo nhân vui, sớm muộn quả vui sẽ đến. Nếu sợ quả khổ thì không sợ ai bằng sợ mình, muốn được quả vui không van xin ai bằng van xin mình. Ta là chủ nhân đặt định cuộc đời hiện tại và tương lai khổ vui của ta, tất cả quyền năng vô hình phi lý không còn chỗ xen vào cuộc đời của ta. Chúng ta có thẩm quyền tuyên bố rằng: “Chúng tôi tôn trọng nhân quyền.” Khoa học ngày nay chứng minh cụ thể lẽ thật của nhân quả.

Sự phân tích của khoa học đều căn cứ trên quả để phăng tìm nguyên nhân, không một quả nào mà chẳng có nguyên nhân, do nắm chắc nguyên nhân các nhà khoa học chế tạo kết quả theo ý muốn của họ. Ngày nay chúng ta thấy khoa học có đầy đủ vạn năng do khéo sử dụng triệt để lý nhân quả, chúng ta có thể nói “không có nhân quả thì không có khoa học”. Tuy nhiên khoa học mới ứng dụng được nhân quả trên hình tướng vật chất, phần tâm linh khoa học chưa sờ mó đến. Người tu theo đạo Phật không những biết rõ lý nhân quả của vật chất mà còn thấu suốt nhân quả của tâm linh. Bài pháp đầu tiên Phật dạy nhóm ông Kiều-trần-như thuộc về nhân quả tâm linh. Hiện tại quả Khổ là từ Tập nhân, quả Diệt là từ Đạo nhân, đây là bốn lẽ thật không thể sai chạy hay chối cãi được gọi là pháp Tứ đế. Bốn thứ nhân quả tâm linh này chúng ta biết rõ khéo sử dụng và điều phục được là dứt sạch phiền não đau khổ, chứng quả an lạc Niết-bàn.

Song ngày nay có những người tự xưng là trưởng tử Như Lai mà không hiểu nhân quả, không ứng dụng nhân quả tu hành, lại bày ra lắm trò lừa đời bịp chúng, thật là đáng buồn. Nhân quả đã không hiểu thì làm sao thâm nhập được lý nhân duyên.

3- Lý Nhân Duyên

Người cha dẫn đứa con mười tuổi ra đứng dựa bờ sông, thằng bé hỏi: “Tại sao có sông?” Muốn nó khỏi thắc mắc, cha trả lời: “Trời sanh.” Thấy dòng nước chảy, bé hỏi: “Tại sao có nước?” Cha đáp: “Trời sanh.” Bé hỏi: “Trời ở đâu?” Cha đáp: “Ở trên xanh thẳm đó.” Bé yên lòng không còn thắc mắc gì nữa. Sự vật ở trong thế gian không đơn giản, vì sự hiểu biết giới hạn của con người nên giải quyết như thế cho tạm ổn. Đạo Phật không chấp nhận sự đánh lừa ấy nên nói lý Nhân duyên. Tất cả hình tướng vật thể trên thế gian đều do sự kết tụ nhiều nhân hợp thành, không một vật nào ngẫu nhiên có hay một nhân tạo nên, mà phải nhiều nhân chung hợp, sự chung hợp là duyên. Lý nhân duyên là lẽ thật, các nhà khoa học đã phân tích cụ thể rồi không còn gì phải nghi ngờ thắc mắc. Trong kinh Phật phân tích đơn giản thân này do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hay ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hợp thành, nếu chia chẻ tế vi hơn thì có vô số hộ trùng và hoại trùng đang tranh đấu bảo vệ và phá hoại. Cho nên kinh nói: “Trong thân người có vô số vi trùng đang trú ngụ bên trong.” Ngày nay khoa học phân tích trong thân người có bao nhiêu tỷ tế bào sanh hoạt, trong sự vật có vô số nguyên tử… kết tụ thành.

Đã là nhân duyên thì mọi hình tướng đều không có Thật thể, không cố định. Nhân duyên tụ hợp thành hình thì cái gì là Thật thể? Nhân duyên luôn luôn sanh diệt biến động thì làm sao cố định? Một vật không có Thật thể, cố định thì ai dám bảo là vật thật, cho nên Phật dạy “sắc tức là không, không tức là sắc” hay “phàm vật gì có tướng đều là hư dối”. Nói đến nhân duyên là thừa nhận sự liên đới ràng buộc chằng chịt giữa người với người, người với muôn vật rất mật thiết. Không ai có thể tách rời mình với mọi người, mình với muôn vật được, nên phải kính trọng người, phải thương yêu muôn vật, vì “mình là tất cả, tất cả là mình”.

Do những lẽ thật đã dẫn ở trên hấp dẫn tôi bước chân vào cửa Phật. Được nghe lời Phật dạy con mắt trí tuệ tôi lóe sáng đôi phần, song tôi còn thèm khát muốn được mở sáng hơn nữa, đấy là phần trí tuệ ở sau.

II- ĐẠO PHẬT ĐẶT GIÁC NGỘ TRÊN HẾT

Thái tử Tất-đạt-đa nếu không giác ngộ dưới cội bồ-đề thì không có đạo Phật. Bản thân đạo Phật là giác ngộ, không giác ngộ là không phải đạo Phật. Những bậc tu hành chứng đạo quả đều là người giác ngộ. Bồ-tát là Hữu tình giác hay Giác hữu tình; Duyên giác là giác ngộ pháp nhân duyên; A-la-hán là giác ngộ pháp Tứ đế. Chư Tổ truyền thừa chánh pháp liên tục trên hai ngàn năm cũng là truyền thừa sự giác ngộ. Người sau minh họa sự truyền thừa ấy bằng hình ảnh “trao đèn nối đuốc” (truyền đăng tục diệm), tức là đèn tuệ thường chiếu rọi, đuốc tuệ mãi soi đường. Trí tuệ là ngọn đèn, là cây đuốc soi sáng đưa người ra khỏi lối mê vô minh. Cho nên giáo pháp Phật dạy, pháp nào cũng đặt trí tuệ là trọng yếu. Các kinh A-hàm nói pháp Bát chánh đạo thì hai đạo đầu là Chánh kiến, Chánh tư duy. Kinh Bát-nhã nói pháp Lục độ thì hai độ cuối là Thiền định, Trí tuệ. Người mới vào đạo phải học Tam tuệ: Văn tuệ, Tư tuệ, Tu tuệ. Những kẻ tu hành tiến sâu vào giải thoát phải thực hành: Giới luật, Thiền định, Trí tuệ. Các cấp bậc người tu khác nhau đều căn cứ giác ngộ làm vị thứ. Phân chia giáo lý cao thấp đều lấy trí tuệ làm nền tảng.

Đạo Phật xem trọng trí tuệ, vì nó là ngọn đèn soi sáng khiến người tu thấy được chân lý của cuộc đời, cũng nhờ ngọn đuốc trí tuệ soi đường người tu thoát khỏi cái khổ đêm dài u tối vô minh. Cũng nhờ đèn đuốc trí tuệ người tu mới hướng dẫn được những kẻ lầm đường lạc lối tránh khỏi sa hố sụp hầm. Nếu không có trí tuệ, chẳng biết người tu sẽ làm gì để cứu độ chúng sanh. Nhân loại hiện nay cũng biết quí trọng chất xám, vì chất xám ném vào nông nghiệp thì đất đai mầu mỡ thu hoạch vượt trội; chất xám ném vào công nghiệp thì kỹ thuật tiên tiến, thành phẩm xuất sắc; chất xám ném vào chánh trị thì quốc gia hưng thạnh, xã hội văn minh… Chất xám giải quyết được sự thiếu thốn nghèo nàn của những quốc gia chậm tiến. Nhờ biết sử dụng chất xám, các quốc gia lạc hậu chậm tiến được vươn lên.

Đạo Phật xem trọng trí tuệ ngang hàng với từ bi. Trí tuệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí tuệ mà thiếu từ bi là trí tuệ khô (càn tuệ), có từ bi mà không trí tuệ là từ bi mù quáng (si từ). Từ bi và trí tuệ như chim hai cánh, chích một cánh là không thể bay được. Song trên thế giới ngày nay người ta đầu tư quá nhiều cho chất xám, ít ai chịu đầu tư cho con tim. Có chất xám mà thiếu con tim thì chất xám sẽ bị bại hoại. Sự mất thăng bằng này là một tai họa không thể lường của nhân loại về sau!

III- ĐẠO PHẬT LÀ ĐẠO TỪ BI

Đạo Phật dạy từ bi không đặt nặng lý thuyết, mà chú trọng thực hành. Người vừa đặt chân vào cửa Phật bắt buộc phải giữ năm giới. Chỉ giữ năm giới thôi cũng đủ thể hiện lòng từ bi. Không sát sanh là tôn trọng sanh mạng người và vật. Không trộm cướp là tôn trọng sự nghiệp tài sản của người. Không tà dâm là tôn trọng hạnh phúc gia đình mình và gia đình người. Không nói dối là giữ uy tín của mình và tôn trọng phẩm giá người. Không uống rượu, hút á phiện, xì ke ma túy là bảo vệ sự sáng suốt và sức khỏe của mình, đồng thời tôn trọng an ninh trật tự xã hội. Nếu là tu sĩ xuất gia, Phật cấm không được vô cớ mà ngắt một cọng cỏ tươi, bẻ một cành cây xanh, cũng không được hủy hoại mầm sống của muôn vật. Không làm phiền làm hại người và mọi vật, đây là thể hiện thực tế lòng từ bi. Tuy nhiên phần từ bi này còn mang vẻ tiêu cực, phải tiến lên một bước xông xáo cứu giúp mọi người, làm lợi ích chúng sanh thực hiện hạnh bố thí mới là tích cực.

Bố thí là ban cho hay giúp đỡ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, động cơ bố thí là tình thương. Giúp đỡ mà không có tình thương thì không phải làm hạnh bố thí. Có những người đến chùa gặp những ngày lễ lớn, vào buổi chiều cúng cô hồn, sau khi cúng xong tất cả quà bánh trên bàn đem tung vãi các nơi, bọn trẻ con đua nhau giành giật, gọi là thí cô hồn. Họ hiểu lầm tưởng bố thí cũng đem quăng ném một cách vô ý thức như vậy. Cho nên cần bố thí ai vật gì, họ cứ ném như thế, hoặc có bị ai đánh cắp vật gì, họ nói bố thí cho nó đi. Bố thí phải đủ hai yếu tố tình thương và quí trọng người mình biếu tặng. Vì thương yêu quí trọng, ta giúp đỡ một cách chân tình cho những người khó khăn thiếu thốn, mới đúng tinh thần bố thí của đạo Phật. Tài vật dù ít dù nhiều không quan trọng, mà quan trọng ở tình thương quí kính người mình cứu giúp. Người gặp cảnh khổ đau buồn tủi, ta mang tình thương lòng quí kính đến giúp đỡ, đó là nguồn an ủi to lớn cho người bất hạnh. Không chỉ dùng tiền bạc vật dụng giúp đỡ người mới gọi là bố thí, nếu ta có khả năng đủ phương tiện tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp, giúp vốn cho người cần vốn làm ăn, hoặc dùng công sức mình giúp đỡ người cần giúp đỡ… cũng là tu hạnh bố thí. Những công tác giúp đỡ người vì tình thương, vì quí kính đều thể hiện lòng từ bi qua hành động bố thí.

Tuy nhiên con người không phải chỉ khổ vì thiếu cơm ăn áo mặc, mà còn khổ vì tâm thần bất an buồn phiền lo sợ…, hoàn cảnh này phải nhờ bố thí chánh pháp để cứu giúp họ. Phật pháp sẽ mở sáng con mắt trí tuệ cho ta nhìn thấy lẽ thật trong cuộc sống. Mọi khổ đau do ảo tưởng của ta tạo ra, một khi thấy lẽ thật chúng đều tan biến như ánh nắng tan biến sương mù. Con người phần lớn sống bằng mơ tưởng hão huyền, khi chạm sự thật bất như ý đâm ra bất mãn thất chí khổ đau. Thấu triệt được lẽ thật, con người sẽ không còn đau khổ bâng quơ, mà được bình an thanh thản trong cuộc sống hiện tại. Bác sĩ đến chẩn mạch và chích thuốc cho một đứa bé và một người lớn. Vừa thấy ống thuốc gắn kim, chích vào thịt, đứa bé khóc la inh ỏi, trái lại người lớn cũng thấy và bị chích như thế, mà vui vẻ cám ơn bác sĩ. Người thấy rõ chân lý của cuộc đời, họ chỉ vui cười chớ không kêu khóc oán hờn. Kẻ mê muội sống bằng ảo tưởng, lúc nào họ cũng oán trách than phiền đau khổ. Cho nên Phật xem trọng bố thí pháp hơn bố thí tài. Bố thí tài chỉ giúp người giải khổ tạm thời song cấp bách, bố thí pháp mới đem lại sự an bình vĩnh cửu cho con người. Do đó, tu sĩ Phật giáo lấy bố thí pháp làm trọng tâm đem lại lợi ích cho chúng sanh.

Đạo Phật quí trọng mạng sống con người và muôn vật, vì loài nào cũng ham sống sợ chết. Trên lẽ công bằng, ta ham sống người vật cũng ham sống, vô lý vì sự sống của mình mà tàn hại sự sống của người vật khác. Thế nên người Phật tử không sát hại người vật, mà còn cứu mạng phóng sanh. Tình thương bao la khắp muôn loài, muốn tất cả đều được an vui cường tráng sống lâu, đây là lòng từ bi của đạo Phật. Thiếu lòng từ bi thì đạo Phật sẽ khô cằn, vì vậy lòng từ bi được biểu trưng bằng nước cam lồ. Chúng sanh bị lửa hận thù thiêu đốt, bị nắng phiền não cháy da, bị sức nóng lo sợ khô cổ, gặp nước cam lồ tưới mát thì mọi đau khổ đều tiêu tan, nên nói từ bi đến đâu thì đau khổ mất dạng đến đó. Lòng từ bi không nỡ giết hại, không đành cột trói người vật, mà luôn luôn giúp đỡ buông tha cho tất cả được tự do thong thả.

IV- ĐẠO PHẬT TÔN TRỌNG TỰ DO

Con người ai không thích thong thả tự do, có sự ép buộc kềm chế từ bên ngoài là mất tự do. Vì thế người đến với đạo Phật không có điều kiện gì cả, chỉ cần tâm mến đạo thích tu là đủ. Sau khi thành Phật tử cũng không có sự bắt buộc nào, thích đi chùa thì đến, không thích ở nhà tu cũng được. Khi phát tâm qui y có khuyến khích giữ năm giới, chẳng qua là phương tiện đem lại sự an bình cho Phật tử đó thôi. Song tôn trọng tự do có lợi với người biết nhận thức có ý chí mạnh, sẽ bất lợi với người kém nhận thức và ưa chểnh mảng. Tinh thần tôn trọng “tự giác tự nguyện” của Phật tử, đạo Phật không tạo điều kiện kềm chế thúc ép nào.

Cho đến khổ đau và an vui của con người, đạo Phật nói rõ đều do con người tự do tạo lấy. Phật không có quyền can thiệp khổ vui của con người. Ngài chỉ là người hướng dẫn chỉ đường cho những ai muốn tránh khổ tìm vui, mọi khổ vui đều do con người quyết định. Ai muốn an vui thì trước phải đem sự an vui lại cho mọi người, ai chấp nhận đau khổ thì trước làm đau khổ mọi người. Chẳng có ai cầm cân nẩy mực ban phước xuống tội cho chúng ta. Hành động tốt của ta sẽ mang vui cho ta, hành động xấu của ta sẽ chuốc đau khổ cho ta. Ta là chủ nhân ban phước giáng họa cho ta, con người tự do chọn khổ lựa vui, không đổ thừa không lệ thuộc thế lực vô hình nào bên ngoài.

Hơn nữa, tự do không đòi hỏi ở đâu nơi ai, chính ta thắng được mọi cám dỗ bên ngoài là tự do. Mọi sắc tài danh lợi không lôi cuốn được ta là tự do. Người đời miệng luôn nói tự do, đòi tự do, mà ghiền rượu, mê sắc, hiếu danh… bao giờ được tự do? Tự do là chân giá trị của con người, song muốn tự do ta phải đủ nghị lực chiến thắng bọn ma sắc, tài, danh, lợi…, chúng biến hóa thiên hình vạn trạng quyến rũ dụ dỗ ta rơi vào trận mê hồn của chúng. Chúng ta không một bề đổ lỗi cho bọn nó, mà phải nhìn tận nội tâm mình. Trong tâm ta sẵn sàng mến khách, khách mời rủ mới chạy theo. Nếu mọi ái dục bên trong đã lạnh nhạt khô khan thì chúng làm gì quyến rũ được? Ta phải can đảm chiến thắng bọn Quỉ vương ở nội tâm thì đám yêu quái sắc tài bên ngoài sẽ đầu hàng. Cái gốc tham mê ái dục đã nhổ thì cành lá phiền não đâu còn nảy sanh. Hồ nước tâm đã lóng sạch trong veo và gạn lọc hết bùn nhơ, dù có gió mạnh thổi, mặt nước dậy sóng cũng không làm ngàu đục. Dứt sạch mầm tâm mê luyến trần cảnh là ta thật sự tự do. Nhân tự do đưa đến quả giải thoát.

Giải thoát không phải sang thế giới kỳ đặc ở bên kia, không phải ngao du trong cảnh huyền bí mầu nhiệm, mà ngay nơi này tâm không dính mắc sáu trần là giải thoát. Còn dính mắc là trói buộc, không dính mắc là tự do giải thoát. Sự trói buộc dính mắc không phải lỗi tại sáu trần mà lỗi ở nội tâm. Sắc đẹp tiếng hay… đâu có thần thông trói buộc được ta, chỉ vì ta còn mến sắc đẹp, thích tiếng hay, ưa vị ngon… chạy đuổi theo chúng nên bị chúng trói buộc. Nếu lòng ta băng giá thì sáu trần sẽ bất lực không còn khả năng lôi kéo. Thật sự chúng ta không cần tìm giải thoát ở đâu xa, ngay nơi đây, chính tâm mình đủ khả năng làm chủ trọn vẹn là chân thật giải thoát.

V- PHẬT HÓA HỮU DUYÊN NHÂN

“Đạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên”, thái độ này mới nhìn qua dường như tiêu cực. Hơn nữa, chùa chiền ngày xưa hầu hết xây cất nơi núi non xa vắng, ít khi có chùa nằm nơi phồn hoa phố thị. Sự truyền bá đạo Phật có vẻ thầm lặng, không tuyên truyền ồn náo, càng tăng vẻ tiêu cực hơn. Song thái độ này rất thích hợp tinh thần của đạo Phật, người Đông phương thuộc lòng câu “hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập”. Quả thật chúng ta có của quí, dù cố giấu kín thiên hạ vẫn biết, lựa là phải đi khoe. Đức Phật biết rõ căn cơ chúng sanh rất đa dạng, không thể nào buộc họ có cái nhìn cái hiểu như nhau, nên để họ tự ý lựa chọn cái gì họ thích. Vì vậy đạo Phật không thích khoa trương ồn ào, chỉ sống trong cảnh yên tĩnh trầm lặng, ai thích thì tìm đến. Khi người ta tìm đến với mình thì phải tận tình chỉ dạy cho họ thâm nhập đạo lý, đây là thái độ của tăng sĩ Phật giáo. Nếu người truyền giáo tin rằng “giáo lý đạo mình là siêu xuất tuyệt hảo”, khởi lòng vị tha muốn mọi người trên thế gian đều theo đạo mình, liền dùng mọi phương tiện giải thích, kêu gọi, dụ dỗ, rúng ép mà vẫn có những người không chịu theo, họ đâm ra bực bội, có khi dám sử dụng đến hành động tàn ác phi đạo lý, đó là “bệnh chấp thiện”. Người truyền đạo mà mang bệnh này, nguy hiểm cho nhân loại vô cùng. Thế giới ngày nay người ta đang lo sợ nạn chiến tranh tôn giáo, chính vì “bệnh chấp thiện” mà ra. Đạo Phật truyền bá chánh pháp bằng cách thuyết giảng tại chùa, ai thích nghe thì đến, không thích thì thôi. Đến với đạo Phật bằng tinh thần tự giác tự nguyện, một khi người ta nhận được chánh pháp là của quí thì xa xôi mấy họ cũng tìm đến. Trái lại điều gì người ta không thích mà ta cứ mời rủ mãi, họ càng sanh bực bội chống đối chẳng có lợi ích gì. Như cùng ngồi chung một bàn ăn, có những món rất thích khẩu ta, mà người khác không thích, ta cứ nài ép họ ăn, họ một bề từ chối, nếu ta nài ép mãi họ sẽ sanh bực bội, vì khẩu vị mỗi người có khác. Tôn giáo trên thế gian cũng như thế, tùy căn cơ trình độ của mỗi người để cho họ được tự do lựa chọn.

Bản chất tôn giáo là đem an vui hạnh phúc cho nhân loại nhưng ngày nay chúng ta đã được nghe, được chứng kiến nhân danh tôn giáo gây ra cảnh đau thương tang tóc cho con người, chính là vì nhiệt tình vì lợi tha mà mắc phải lỗi lầm như thế. Do đây, chúng ta càng thấm thía câu “Phật hóa hữu duyên nhân” và thấu hiểu được thái độ dường như tiêu cực của đạo Phật.

VI- KẾT THÚC

Qua những dữ kiện trên, tôi thấy đạo Phật rất thích hợp với tâm tư nguyện vọng của tôi. Càng tiến sâu vào đạo Phật, tôi càng thấy còn nhiều dữ kiện thích thú hơn, khiến tôi hăng hái phấn khởi trên đường tu. Tôi tự nghĩ đây là phước lành nhiều đời của mình nên chọn được một đạo vừa chân thật, sáng suốt, tình thương, tự do và bao dung thế này. Sống trong thế kỷ hai mươi nhiều tôn giáo bị xao động vì câu nói “khoa học tiến thì tôn giáo thối”. Song khảo sát chín chắn trong đạo Phật, tôi thấy ngược lại và có thể nói “khoa học tiến càng làm sáng tỏ đạo Phật”. Thật vinh hạnh cho tôi chọn được một đạo không bị ánh sáng khoa học làm lu mờ, mà có thể cùng sánh vai với khoa học đem lại hạnh phúc thật sự lâu dài cho nhân loại.