Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vi Sao Toi Theo Dao Phat Ca Si Phuong Thanh Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Mối Liên Hệ Giữa Ca Dao Và Dân Ca

Tục Ngữ – Ca Dao – Mối liên hệ giữa Ca Dao và Dân Ca Ðịnh Nghĩa Tục Ngữ – Ca Dao (bài do Julia Nguyễn cung cấp)

Ngâm Kiều: Trăm năm trong cõi người ta Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau… vân vân…Ru Con: Cái ngủ mày ngủ y y y cho à lâu Mẹ mày đi cấy ý y a ruộng sâu Chưa à về …

Hò Làm Việc Bước tiến thứ hai là từ dân ca của lúc ngồi hay lúc nằm trong nhà tiến tới dân ca dùng trong công việc hàng ngày (tức là loại hò làm việc) như “hò dô ta”, “hò đẩy xe”, “hò chèo thuyền”, “hò cấy lúa”, “hò đạp nước”, “hò giã gạo” , “hò nện” v.v… Ở đây, dân ca không còn là bài hát tâm tình mà trở thành bài hát trợ sức làm việc, người hò (hò = hô to lên) bắt buộc phải tạo ra nhịp điệu (tiết tấu) của công việc. Dân ca không còn tính chất cá nhân mà mang tính chất tập thể, có giọng chính, giọng phụ, có hò cái, hò con. Ví dụ :

Hò Dô Ta: Giọng chính (Hò cái) : Ta dô ta Giọng phụ (Hò con) : Dô Giọng chính (Hò cái) : Ta kéo gỗ Giọng phụ (Hò con) : Dô Giọng chính (Hò cái) : Gỗ làm đình Giọng phụ (Hò con) : Dô v.v…Hò Nện (công việc nện đất làm nền xây nhà) Hò cái : Mời bạn hò khoan này Hò con : Hụ là khoan Hò cái : A lá khoan hò khoan là Hò con : Hụ là khoan Hò cái : Biết răng chừ Hò con : Hụ là khoan Hò cái : Cho tới tháng hai Hò con : Hụ là khoan Hò cái : Con gái làm ruộng Hò con : Hụ là khoan Hò cái : Con trai be bờ Hò con : Hụ là khoan Hò cái : A lá khoan hò khoan là Hò con : Hụ là khoan… v.v…

Hò Nghỉ Ngơi Hò của người Việt Nam khi xưa không hẳn chỉ là “hò làm việc” (work song) mà còn là “hò nghỉ ngơi” (rest song) nữa. Làm việc đầu tắt mặt tối đến mấy thì cũng có lúc phải ngưng tay chứ. Ðây là lúc trai gái trao tình với nhau, và khi trao đổi câu hát như thế thì họ cũng gọi luôn là hò. Và chúng ta có “hò giao duyên”, “hát huê tình”, “hò chơi”, “hò đối đáp” v.v…

Hò Giao Duyên: Gặp nhau đây mới đầu trăng gió Hỏi một lời : đã có chồng chưa ?

mang tính chất địa phương và huê tình thì có : Hò Chơi Ghe anh nhỏ mũi trảng lườn Ở trên Gia Ðịnh xuống vườn thăm em…

(Xin chú ý: Hò Nghỉ Ngơi không giàu tiết tấu bằng Hò Làm Việc).

Hò Hội hay Hát Hội Sau giai đoạn hát tâm tình, hát làm việc, hát nghỉ ngơi… dân ca Việt Nam bước tới giai đoạn hát đám, hát hội. Người dân đem nhau ra trước công chúng để thi hát với nhau trong những hội hè đình đám. Trước tiên là hình thức “hát soan” (túc là hát trong hội mùa xuân), “hát đúm” (túc là hát đám), “hát ví” v.v… Rồi có bàn tay nghệ sĩ (nghệ nhân) nhúng vào một loại hát cần phải phong phú hơn các loại chỉ có tính cách tự phát của người dân. Phải có tổ chức trong Hát Hội, ví dụ : “hát trống quân” cần cái trống đất để đệm cho người hát. Và tổ chức cao nhất của hát hội phải là “hát quan họ” vì người ta cần phải phát minh ra rất nhiều lối hát, điệu hát khác nhau.

Trong Dân Ca Cổ Việt Nam, tổ chức Hát Quan Họ được coi là hình thức nghệ thuật cao nhất của lớp nông dân, phát sinh từ vùng Bắc Ninh, Bắc Việt. Nó không còn là loại ca hát giản dị hằng ngày dành riêng cho từng người mà trở thành trò tiêu khiển của đám đông và luôn luôn cần có bàn tay nghệ thuật làm cho nó thêm phong phú.

Hát Ví (trong Hát Quan Họ) Cô cả cô hai đó ơi ! Ở nhà tôi mới tới đây Lạ thung lạ thổ tôi nay lạ nhà Ba cô tôi lạ cả ba Bốn cô lạ bốn biết là quen ai? Ðến đây lạ cả bạn trai Lạ cả bạn gái biết ai mà chào Bây giờ biết nói làm sao Biết ai quen thuộc mà vào trình thưa Cô cả cô hai đó ơi !

Hát Trống Quân : Trên trời (mà) có đám mây xanh Dưới đất (thì) mây trắng Chung quanh mây vàng Thình thùng thình… Ước gì (mà) anh lấy được nàng Thì anh mua gạch Bát Tràng đem về xây Thình thùng thình..

.

Hát Quan Họ Mở đầu cuộc hát thi là những câu hát giản dị như bài Hát Mời Trầu : Mời cô sơi miếng trầu nầy Dù mặn dù nhạt dù cay dù nồng Dù chẳng nên đạo vợ chồng Ăn dăm ba miếng cho lòng anh vui

Rồi cuộc thi hát trở nên phứt tạp hơn với những bài hát có rất nhiều tính chất nghệ thuật như Ngồi Tựa Mạn Thuyền hay là Se Chỉ Luồn Kim…

Hát Thờ Dân ca có mặt trong đời sống tình cảm, đời sống xã hội và có mặt luôn trong đời sống tâm linh của người dân nữa. Do đó ta có “Hát Chầu Văn”, “Hát Bóng”… là loại hát thờ. Không cần nói thì ta cũng thấy về phần nhạc thuật, người đàn, hát (cung văn), người đánh trống phải làm sao để người hầu bóng có thể bị thôi miên và lên đồng được.

Giọng Cờn (Hát Bóng Cô) : Ðằng vân giá võ về nơi Thủy Tề Các quan vui trên ngàn dưới địa Vui đền thờ qúy địa danh lam Quần thần văn võ bá quan Công đồng yến ẩm thạch bàn còn ghi…

Hát Rong Dân Ca khi xưa còn là những tờ báo truyền miệng, đem chuyện vùng này tới vùng kia qua hình thức hát rong với lối “hát vè”, “hát xẩm”…

Vè Kể Chuyện Con Gái Mê Hát Bội Nghe giống trống kỳ Rủ nhau ra đi Ðến làm chật chỗ Lúc này không ngộ (hay) Mới đánh đầu tuồng Chạy thẳng vô buồng Thấy hai chú tướng Tướng này không sướng Không bằng tướng kia Ai về thì về Tôi coi tới sáng..

Tục ngữ là câu nói có ý nghĩa, dễ nhớ vì có vần có điệu, lưu hành bằng cách truyền khẩu Ca dao là dân ca tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy. Dân ca là ca dao đã trở thành câu hát, bài hát, điệu hát.

Trích “Khái Quát về Dân Nhạc Dân Ca Việt Nam” – tác giả Phạm Duy

Phân Biệt Ca Dao, Tục Ngữ, Thành Ngữ

2. Ca dao và dân ca: – Ca dao là một thuật ngữ Hán Việt. Đứng về mặt văn học mà nhận định, khi chúng ta tước bỏ những tiếng đệm, những tiếng láy, những câu láy ở một bài dân ca, thì chúng ta thấy bài dân ca ấy chẳng khác nào một bài ca dao. Có thể nói, ranh giới giữ ca dao vàdân ca không rõ. Ca dao của ta có thể ngâm được nguyên câu. Còn dùng một bài ca dao để hát, thì bài ca dao sẽ biến thành dân ca. Vì hát yêu cầu phải có khúc điệu, và như vậy phải có thêm tiếng đệm. Vậy có thể nói, ca dao là một loại thơ dân gian có thể ngâm được, như các loại thơ khác và có thể xây dựng thành các điệu ca dao. Còn dân ca là câu hát đã thành khúc điệu. Dân ca là những bài hát có nhạc điệu nhất định, nó ngả về nhạc nhiều ở mặt hình thức, nó là nhạc do tiếng của con người đưa ra từ cổ họng. Xét về nguồn gốc phát sinh thì dân ca khác với ca dao ở chỗ nó được hát lên trong những hoàn cảnh nhất định, hay ở những địa phương nhất định. Dân ca thường mang tính chất địa phương, còn ca dao thì ngược lại, dù nội dung của bài ca dao có nói về một địa phương cụ thể nào, thì nó vẫn đươc phổ biến rộng rãi

“Đồng đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh”

Hay:

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

thì nhân dân nhiều nơi đều biết ngâm nga. Còn dân ca thì nhiều khi chỉ có dân địa phương mới biết, và mới hát được.. Nội dung của dân ca cũng nhue nội dung của ca dao, chủ yếu là trữ tình, tức biểu hiện cái nội tâm của tác giả trước ngoại cảnh. Cũng như tục ngữ, ca dao – dân ca là những bài văn vần do nhân dân sáng tác tập thể, được lưu truyền bằng miệng và / được phổ biến rộng rãi trong nhân dân. Trong tất cả những tính chất chung của văn học dân gian (trong đó có tục ngữ – ca dao – dân ca) :

tính nhân dân, tính hiện thực, tính lãng mãn, tính phổ biến, tính khuyết danh, tính truyền miệng, tính tập thể ….thì tính tập thể là tính chất cơ bản nhất

B. Thời kỳ xuất hiện: So với thần thoại và truyền thuyết thì ca dao có một hình thức văn nghệ tưởng như mới hơn. Nhưng theo kết quả nghiên cứu, tục ngữ, ca dao cũng xuất hiện cùng thời với thần thoại và truyền thuyết. Trong quá trình lao động, xuất hiện những câu hò, kiểu như “Dô ta”, như vậy ca hát đã có từ rất sớm, nó xuất hiện trong lao động từ thời cổ sơ, và được sửa đổi qua các thế hệ của loài người. Xét nội dung những câu ” Năm cha, ba mẹ“, hay ” Sinh con rồi mới sinh cha, sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông“, ” Con dại, cái mang”, “con mống, sống mang“.. ta có thể biết được thời điểm xuất hiện câu đó, đólà thời kỳ tạp giao, hay tình trạng chồng chung vợ chạ, hoặc tóm tắt quá trình tạp giao từ chế độ mẫu hệ, rồi đến Phụ hệ… Ca dao, tục ngữ cũng mang ý nghĩa lịch sử vì nó gắn liền và phản ánh đời sống kinh tế, xã hội qua từng thời kỳ.

C. Nội dung và hình thức của tục ngữ – ca dao – dân ca:

1. Nội dung của tục ngữ: Tục ngữ được cấu tạo trên cơ sở thực tế, do lý trí nhiều hơn là do xúc cảm. tư tưởng biểu hiện trong tục ngữ là tư tưởng đanh thép, sắc bén, rút ở cuộc đời. Ở tục ngữ, tính chất phản phong là mạnh hơn cả. Về nội dung, tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của con người về lao động, sản xuất, về cuộc sống trong gia đình, xã hội. Nội dung ấy vừa phong phú, vừa vững chắc, vì nó đã được đúc kết qua nhiều thế hệ của con người. VD:

Quá mù ra mưa Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa Vỏ quýt dày có móng tay nhọn Cái sảy nảy cái ung Cõng rắn cắn gà nhà …

2. Hình thức của tục ngữ: Tục ngữ ban đầu chỉ là những câu nói xuôi ta, hợp lý, sau dần mới trở thành những câu đối có vần vè, gọn gàng hơn

Làm phúc phải tội Gà què ăn quẩn cối xay Có ở trong chăn, mới biết chăn có rận Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm …

Tục ngữ không nhất thiết, nhưng phần lớn đều có vần vè, hay có đối

No nên bụt, đói nên ma Bút sa, gà chết Có tật giật mình

Còn có những câu vần cách, cách hai chữ, ba chữ

May tay hơn hay thuốc Đi chợ ăn quà, về nhà đánh con Tháng bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão Gà cựa dài thịt rắn, gà cựa ngắn thịt mềm

Hoặc thể lục bát

Cá tươi thì xem lấy mang Người khôn xem lấy hai hàng tóc mai

Tóm lại xét về sự phong phú cả về mặt nội dung cũng như hình thức, ta có thể thấy tục ngữ đã phát triển trước ca da rất nhiều. Còn nữa, ca dao thiên về tình cảm, biểu lộ tính tình của con người…nên chỉ có thể phát triển khi mà đời sống xã hội đã phức tạp.

3. Nội dung của ca dao: Có thể nói muốn hiểu biết về tình cảm của con người Việt Nam xem dồi dào, thắ m thiết và sâu sắc đến cỡ nào…thì không thể nào không nghiên cứu ca dao mà hiểu được.

Ca dao Việt nam là những bài tình tứ, là khuôn thước cho lối thơ trữ tình của ta.

Ca dao thể hiện tình yêu: tình yêu đôi lứa, gia đình, quê hương, đất nước, lao động, giai cấp, thiên nhiên, hoà bình…

Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao

Đường vô xứ Nghệ quanh quanh Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ

Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Trấn Vũ , canh gà Thọ Xương Tuyệt mù khói toả ngàn sương Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ…

Ca dao còn thể hiện tư tưởng đấu tranh của con người với thiên nhiên, với xã hội. Có thể nói nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Tìm hiểu được cái tình trong ca dao chúng ta sẽ thấy được tính chiến đấu, tính phản phong, tính nhân đạo chủ nghĩa chứa đựng trong ca dao.

4. Hình thức nghệ thuật của ca dao: Ca dao thường là những bài ngắn, hai, bốn, sáu, hoặc tám câu., âm điệu lưu loát và phong phú. Đặc điểm của ca dao về phần hình thức là vần vừa sát lại vừa thanh thoát, không gò ép, lại giản dị, và tươi tắn. Nghe có vẻ như lời nói thường mà lại nhẹ nhàng, gọn gàng, chải chuốt, miêu tả được những tình cảm sâu sắc. Có thể nói về mặt tả cảnh , tả tình không có một hình thức văn chương nào ăn đứt được hình thức diễn tả của ca dao. Ca dao dùng hình ảnh để nói lên những cái đẹp, những cái tốt, nhưng cũng có khi để nói về những cái xấu, nhưng không nói thẳng. Nhờ phương pháp hình tượng hoá, nên lời của ca dao tuy giản dị, mà rất hàm súc. Người con gái không được chủ động trong việc hôn nhân, đã ví mình như hạt mưa:

Thân em như hạt mưa rào Hạt rơi xuống giếng, hạt vào vườn hoa

Hay để tả một tình yêu trong trắng mới chớm nở của đôi lứa, ca dao noi:

Đôi ta như lửa mới nhen Như trăng mới mọc, như đèn mới khêu

Đến như tả hạng người ngu đần, ca dao cũng đã đưa ra những hình ảnh táo bạo:

Mặt nạc đóm dày Mo nang trôi sấp biết ngày nào khôn[/cente] Ca dao ngoài nghệ thuật cụ thể hoá, còn có nghệ thuật nhân cách hoá, dùng vật vô tri để gán cho những tâm tư, tình cảm con người.

Thuyền ơi có nhớ bến chăng Bến thời một dạ khăng khăng đợi thuyền

Một số thể cổ điển của ca dao: Thể phú: Là trình bày, diễn tả…

Đường lên xứ lạng bao xa Cách một trái núi với ba quãng đồng Ai ơi đứng lại mà trông Kìa núi thành Lạng, kìa sông Tam Cờ Em chớ thấy anh lắm bạn mà ngờ Bụng anh vẫn phẳng như tờ giấy phong…

Thể tỉ: là so sánh, người ta thường mượn một cái khác để ngụ ý, so sánh, hay gửi gắm tâm sự của mình. Đây là phương pháp nghệ thuật chủ yếu trong sự diễn đạt tư tưởng và tình cảm. So sánh cũng là một lối cụ thể hoá những cái trừu tượng, làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết. So sánh trực tiếp:

Gối mền, gối chiếu không êm Gối lụa không mềm bằng gối tay em

Lối tỉ gián tiếp, tức nghệ thuật ẩn dụ, một phương pháp nghệ thuật tế nhị hơn:

Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa, bến cũ, con đò khác đưa

…. Đêm trăng thanh anh mới hỏi nàng – Tre non đủ lá đan sàng nên chăng? – Đan sàng thiếp cũng xin vâng Tre vừa đủ lá, non chăng hỡi chàng? ………. Ca dao còn một phương pháp nghệ thuật độc đáo nữa là cách biểu lộ cảm xúc đối với ngoại cảnh, mở đầu cho sự biểu lộ tâm tình. Hứng là do cảm xúc mà nảy nở tình cảm, có thể là vui, cũng có thể là buồn [center] Cơm trắng ăn với chả chim Chồng đẹp vợ đẹp, những nhìn mà no

Trên trời có đám mây vàng Bên sông nước chảy có nàng quay tơ Nàng buồn nàng bỏ quay tơ Chàng buồn chàng bỏ thi thơ học hành

MỘT SỐ LÀN ĐIỆU DÂN CA NGHỆ TĨNH

Tiếng giặm có nghĩa là ghép vào, điền vào, đan vào một chỗ thiếu….xuất hiện ở Nghệ Tĩnh cách đây khoảng ba , bốn trăm năm. Về nội dung, có nhiều bài hát giặm rất tình tứ, cũng có nhiều bài có tính chất chống giai cấp phong kiến. Về hình thức, phần nhiều các bài hát dặm đều gồm những câu năm chữ và cước vận, tức vần ở cuối câu: cứ hai câu cuối mỗi đoạn lại lấy một ý, điệp cả về ý, lẫn lời: vd:Tôi lấy chân khoả lại Tôi lấy bàn khoả lại hay:Thấy những lời kêu trách Nghe những lời kêu trách Bài hát có bao nhiêu đoạn thì có bấy nhiêu lần điệp lại như vậy, nghe đọc thì thấy vướng, nhưng khi hát, nólàm nổi ý của câu hát, của cả bài. Hát giặm cũng có ba lối trình diễn: nam nữ đối đáp, có lối vài ba người hát kể lên một giai thoại, hay một sự việc vừa xảy ra, lại có lối kể một sự tích gì có tình tiết nội dung, và hình thức đều được trau chuốt. Hát giặm Nghệ Tĩnh không hoàn toàn do dân sáng tác, có khi do một số nho sĩ sáng tác, được nhân dân ưa thích và phổ biến rộng rãi VD:Trai: Tiết thanh nhàn thong thả Muốn thăm hỏi vài câu Cuốc thánh thót kêu sầu Gió phảng phất mùa sâu Nhớ trong sách đã lâu: Chuyện “Tư mã phượng cầu” Thương thì mũi tìm trâu Trâu đâu tìm chạc mũi Gái: Trời mở rộng phong quang Giã ơn trời mở rộng phong quang Em đánh tiếng đua sang Đêm tàn canh vò võ Tay em cầm con bấc đỏ Mong bỏ đĩa dầu đầy Mời bạn ở lại đây Đôi ta giở lời rày Tình đó với nghĩa đây Trai: Giống như đọi nác đầy Bưng nhẩn nhẩn trên tay Không khuy sơ một hột Gió nỏ triềng một hột Công đôi ta thề thốt Kể đã mấy niên rồi Lòng đã quyết lứa đôi Ngãi đã quyết thề bồi Nhất ngôn nói hẳn lời Đừng bốn chốn ba nơi Đừng trăn gió chào mời Trăng nhiều trăng rạng rỡ Trăn nhiều đèn rạng rỡ Gái: Em đã có chồng rồi Em đã có lứa rồi Vung úp đã vừa nồi Đũa ghép đã thành đôi Bạn đừng có ỡm ờ với tôi! Tôi lấy chân khoả lại Tôi lấy bàn khoả lại Trai: Têm một quả trầu không Bỏ vô hộp con rồng Đi băng nội băng đồng Qua năm bảy khúc sông Qua chín mười đỗi đồng Nghe tin em đã có chồng Anh quăng lắc vô bụi Bạn gạt tùa vô bụi.

Anh thương em một tháng hai kỳ Dồn đi tính lại, cũng như mười ngày Năm rộn mà chầy Có hai mươi bốn miện (Miện = kỳ) Xuân qua rồi hè /đến Thu đã muộn, đông rồi Nhớ bạn cũ chưa nguôi, Sang lập xuân vũ thuỷ Đêm em nằm em nghĩ Nghĩ kinh trập, xuân phân, Lòng tưởng sự ái ân Sang thanh minh, cốc vũ Đêm dêm nằm nỏ ngủ Nhớ bạn mãi thường thường Tiết lập hạ nhớ thương Bước sang tuần tiểu mãn Trông ra ngoài chán chán Tiết mang hiện lại gần Người đập đất, gánh phân Để mùa màng gặt hái Anh thương em mãi mãi Sang hạ chí tiết hè Em nghe tiếng sầu ve Em buồn trong gia sự Bạn buồn trong gia sự *** Tiết tiểu thử, đại thử Trời nắng sốt lắm thay! Ra ngồi tựa cột cây Anh với em than thở Bạn với mình than thở *** Tiết lập thu, xử thử Ai diều sáo mặc ai Vàng lác đác giếng tây Ta thương người bạn cộ (Cộ = cũ) Nhớ mãi người bạn cộ *** Vừa đến tiết bạch lộ Bầy chim trắng bay sang Cây heo hắt lá vàng Sang thu phân hàn lộ. *** Đêm em nằm, em chộ (chộ = thấy) Tiết sương giáng lại kề Trông bạn cũ ta về Sang lập đông giá rét Tiết tiểu tuyết, đại tuyết Trời giá rét lắm thay Sang đông chí cấy cày Dạ bồi hồi nhớ bạn Tiết tiểu hàn chưa dạn Đã bước sang đại hàn Dạ tưởng nhớ người ngoan Vừa năm cùng tháng tận Vừa cuối mùa cuối tận. *** Phận lại ngồi trách phận Phận nỏ giám trách phận Anh thương em từ tháng giêng đến tháng chạp

6. Hát ví Nghệ Tĩnh: Hát Ví Nghệ Tĩnh là những loại dân ca xuất hiện trong nghề nông và nghề thủ công. Có nhiều điệu hát ví như: hát phường vải, hát phường cấy, hát đò đưa, hát phường buôn…. Trong những điệu hát này, hát phường vải và hát phường cấy có tổ chức và phổ biến hơn cả.

1. Hát phường vải:Giai đoạn 1: Những câu hát phường vải là những câu biểu lộ tâm tình của hai bên trai gái, hoặc là những ước mơ về yêu đương, hoặc là những lời oán trách kẻ chia rẽ tình duyên, và bao giờ cũng lạc quan, tin tưởng. Hat phường vải gồm có bốn giai đoạn: Giai đoạn thứ nhất: hát dạo, hát mừng, hát chào và hát hỏi. Giai đoạn thứ hai: hát đố và hát đối. Giai đoạn thứ ba: hát mời và hát xe kết. Giai đoạn thứ tư: hát tiễn.

Hát dạo

Bấy lâu thức nhắp mơ màng Bên rèm tiếng gió, đầu giường bóng trăng * Bấy lâu nghe hết tiếng nàng Bên anh nức tiếng đồn vang đã lừng Nghe tin anh cũng vội mừng Vậy nên chẳng quản suối rừng anh sang * Bấy lâu anh mức chi nhà Để em dệt gấm thêu hoa thêm sầu * Đồn rằng cá uốn thân vây Đồn em hay hát, hát hay anh tìm * Chốn này vui vẻ, tưng bừng Hạc nghe tiếng phượng xa chừng tới nơi * Đêm khuya trời tạnh sương im Tai nghe tiếng nhạc, chàng Kim tới gần. * Dừng xa, khoan kéo, ơi phường! Hình như có khách viễn phương tới nhà * Đi qua nghe tiếng em reo, Nghe xa em kéo, muốn đeo em về. * Đi ngang trước cửa nàng Kiều, Dừng chân đứng lại, dặt dìu đôi câu * Đi ngang thấy búp hoa đa`o Muốn vào mà bẻ, sợ bờ rào lắm gai * Đồn đây là chốn Đao` Nguyên Trăng thanh gió mát, cắm thuyền dạo chơi * Lạ lùng anh mới tới đây, Thấy hoa liền hái, biết cây ai trồng * Đến đây vàng cũng như son Ai ai thời cũng như con một nhà

Khi nháy mắt, khi nhện sa Khi chuột rích trong nhà Khi khách kêu ngoài ngõ Tay em đưa go đủng đỉnh Tay em chìa khoá động đào Bước năm lần cửa, ra chào bạn quen * Mừng rằng bạn đến chơi nhà Cam lòng thục nữ gọi là trao tay

Hát hỏi

Em có chồng rồi, em nói rằng chưa Tội riêng em đó, nỏ lừa được anh * Em chưa có chồng, em mới đến đây Chồng rồi chiếu trải, màn vây ở nhà Anh về chẻ lạt bó tro Rán sành ra mỡ, em cho làm chồng. Em về đục núi lòn qua, Vắt cổ chày ra nước, thì ta làm chồng * Trai thanh xuân ngồi hàng thuốc bắc, Gái đông sàng cảm bệnh lầu tây Hai ta tình nặng nghĩa dày, Đối ra đáp được, lúc này tính sao? * – Đến đây hỏi khác tương phùng Chim chi một cánh bay cùng nước non? -Tương phùng nhắn với tương tri, Lá buồm một cánh bay đi khắp trời * – Lá gì không nhánh, không ngành? Lá gì chỉ có tay mình trao tay? – Lá thư không nhánh, không ngành, Lá thư chỉ có tay mình trao tay. * – Nghe tin anh hoc có tài Cha thầy Mạnh Tử là ai rứa chàng? – Thầy Mạnh, cụ Mạnh sinh ra Đù mẹ con hát, tổ cha thằng bày! * – Người Kim Mã cưỡi co ngựa vàng Đất Phù Long rồng nổi, thì chàng đối chi? – Người Thanh Thuỷ gặp khách nước trong Hoành sơn ngang núi, đã thoả lòng em chưa? * Nghe anh bôn tẩu bấy lâu Nghệ An có mấy chiếc cầu hỡi anh? – Nghệ An có ba mươi sáu chiếc cầu Phồn hoa đi lại bốn cầu mà thôi Cầu danh, cầu lợi, cầu tài Cầu cho đây đó làm hai giao hoà * Nhớ em nhất nhật một ngày Đêm tơ tưởng dạ, làng rày nhớ trông – Chờ em nửa tháng ni rồi Ôm đờn bán nguyệt, dựa ngồi cung trăng * – Nghe tin anh giỏi, anh tài Đào tiên một cõi Thiên Thai ai trồng? – Thiên thai là của nàng Kiều Riêng chàng Kim Trọng sớm chiều vào ra

Lê Thị Thu Hoài @ 12:57 03/03/2012 Số lượt xem: 20816

Cac Phuong Phap Kiem Nghiem Vi Sinh Thuc Pham

Published on

CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM VI SINH THỰC PHẨM

1. Chương 5: CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM NGHIỆM VI SINH THỰC PHẨM

2. Chuẩn bị mẫu * Thu mẫu ngẫu nhiên, tại nhiều vị trí để có tính đại diện * Mẫu chứa trong bình nhựa hay bao nilon * Bảo quản lạnh trong quá trình vận chuyển * Bảo quản -200C cho đến khi phân tích hoặc 0- 40C trong vòng 36h * Giải đông ở 2-50C trong 18h hoặc 450C trong 15 phút * Đồng nhất mẫu trước khi phân tích

3. * Phương pháp MPN (most probable number): phương pháp định lượng theo số lượng VSV có xác xuất cao nhất dựa vào kết quả định tính của một loạt thí nghiệm được lặp lại ở một số độ pha loãng khác nhau

4. Các loại môi trường nuôi cấy VSV * Về bản chất của thành phần môi trường: – Môi trường tự nhiên – Môi trường tổng hợp – Môi trường bán tổng hợp Mt tổng hợp hoặc bán tổng hợp dưới dạng đông khô thương phẩm của các hãng MERCK, OXOID,DIFCO, BBL, HIGH-MEDIA

5. * Về tính chất vật lý: – Môi trường lỏng – Môi trường rắn – Môi trường bán rắn (xốp) * Về công dụng: – Môi trường tiền tăng sinh – Môi trường tăng sinh – Môi trường chọn lọc – Môi trường thử nghiệm sinh hóa

6. QUI TRÌNH PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU VI SINH VẬT

7. 1. TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ * Chỉ thị mức độ vệ sinh của thực phẩm, đánh giá chất lượng của mẫu về VSV, nguy cơ hư hỏng, thời hạn bảo quản của sản phẩm. * Xác định bằng phương pháp đếm khuẩn lạc * Biểu diễn bằng đơn vị CFU/g hay CFU/ml

8. Mẫu Cấy mẫu bằng pp hộp đổvới 10-15ml mt Plate Count Agar Đếm khuẩn lạc Đồng nhất mẫu Pha loãng thành dãy các nồng độ thập phân Dung dịch nước muối pepton Lắc đều, ít nhất 2 phút Chọn 2 nồng độ pha loãng thích hợp, chuyển 1ml mẫu vào các đĩa petri vô trùng ( mỗi nồng độ 2 đĩa) Ủ 300C, 72h QUI TRÌNH ĐỊNH LƯỢNG TỔNG SỐ VI KHUẨN HIẾU KHÍ

9. Cách tính kết quả * Chọn các đĩa có số khuẩn lạc từ 25 – 250 * Mật độ VK trong 1g hay 1ml mẫu: N n1Vf1 + …+ niVfi A: số tế bào VK trong 1g hay 1ml mẫu N: số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa đã chọn ni: số lượng đĩa cấy tại độ pha loãng thứ I V: thể tích dịch mẫu (ml) cấy vào trong mỗi đĩa fi: độ pha loãng tương ứng A =

10. * Mt nước muối pepton (SPW) – 8,5g NaCl – 1g pepton – Nước cất cho đủ 100ml

11. 2. COLIFORMS VÀ chúng tôi * Coliforms là nhóm VK Gram âm, hiếu khí hoặc kỵ khí tùy ý, không sinh bào tử, lên men lactose sinh hơi trong 24- 48h ở 350C * Nhóm Coliforms bao gồm 4 giống là Escherichia coli, Enterobacter aerogenes, Klebsiella pneumoniae và Citrobacter

12. * Coliforms chịu nhiệt là những coliforms có khả năng lên men sinh hơi khi ủ 440C trong mt EC (E.coli medium) * Coliforms phân là những coliform chịu nhiệt có khả năng sinh Indol trong mt trypton * chúng tôi là coliforms phân cho kết quả thử nghiệm IMViC (++–) * Nhóm Coliform sinh hơi khi nuôi trong mt canh thang lactose mật bò BGBL (Brilliant Green Bile Broth Lactose) và LSB ( Lauryl Sulphate Broth) * Định lượng bằng phương pháp đếm khuẩn lạc, MPN (Most Probable Number)

13. * Thử nghiệm Indol: – Vi khuẩn được cấy vào trong môi trường canh thang tryptophan, để ở 35° – 37°C trong 18 – 24h. – Nhỏ 3 – 5 giọt thuốc thử Kovac vào trong ống nghiệm. Quan sát kết quả. Phản ứng (+) sẽ xuất hiện vòng màu đỏ phía trên dung dịch nuôi cấy * Cơ sở khoa học: Vi khuẩn có enzyme tryptophanase có khả năng thủy phân acid amin tryptophan sinh indol, acid pyruvic và NH3+. Indol sinh ra sẽ kết hợp với nhóm (CHO) của p – dimetthylaminobenzaldehyd có trong thuốc thử Kovac hình thành nên phức hợp màu đỏ.

14. * Thử nghiệm MR (Methyl-Red) – Kiểm tra khả năng tạo và duy trì acid được tạo ra từ quá trình lên men glucose của vi sinh vật – Thực hiện: Nuôi VSV trên canh thang (broth) MR-VP, thêm 5 giọt dung dịch đỏ methyl 0,2% (chỉ thị pH), phản ứng (+) khi mt có màu đỏ

15. * Thử nghiệm VP (Voges-Proskauer): – Xác định khả năng sinh acetylmethylcarbinol (acetoin) trong quá trình lên men glucose của một số vi sinh vật. – Thực hiện: nuôi VSV trên MR-VP Broth, nhỏ 6 giọt dung dịch a-napthol 5%, 2 giọt KOH 40%. Phản ứng (+) khi có màu đỏ xuất hiện sau 15-20 phút

16. * Thử nghiệm citrate: – Xác định khả năng sử dụng citrate như là nguồn carbon duy nhất trong quá trình biến dưỡng của vi sinh vật. – Môi trường (Simmons citrate) có chứa muối ammonium vô cơ. Vi sinh vật có khả năng sử dụng citrate làm nguồn Carbon duy nhất thì có khả năng sử dụng muối Amonium làm nguồn Nitơ và sinh NH3 làm môi trường trở nên kiềm. Trong mt có Bromthymol blue – chất chỉ thị pH, chuyển từ xanh lục sang xanh dương khi mt kiềm. – Thực hiện: nuôi VSV trên mt Simmons citrate, ủ 24h, phản ứng (+) khi mt chuyển từ màu xanh lục sang xanh dương.

17. Qui trình định lượng Coliforms, coliforms chịu nhiệt, coliforms phân và chúng tôi bằng pp MPN Chuẩn bị dịch đồng nhất hoặc pha loãng mẫu để có độ pha loãng 10-1, 10-2, 10-3… Chuyển 1ml dung dịch 10-1, 10-2, 10-3 vào ống 10ml canh LSB, mỗi nồng độ 3 ống lặp lại, ủ 370C, 48h Ghi nhận các ống LSB (+) ở mỗi nồng độ pha loãng Cấy vào ống canh BGBL ủ 37 + 10C, 48h Cấy vào ống canh EC ủ 44,5 + 0,20C, 24h Số ống (+) ở mỗi độ pha loãng Số ống (+) ở mỗi độ pha loãng Coliforms Coliforms chịu nhiệt

18. Cấy lên thạch EMB, ủ 370C, 24h Chọn khuẩn lạc điển hình (tròn, dẹt hình đĩa, có ánh kim tím), cấy vào canh Trypton, ủ 44,5 + 0,20C, 24h Chọn khuẩn lạc điển hình (tròn, dẹt hình đĩa, có ánh kim tím), cấy vào canh Trypton, MR- VP, SC Citrate ủ 44,5 + 0,20C, 24h Thử nghiệm Indol Thử nghiệm IMViC Đếm số ống canh EC(+) và Indol (+), tra bảng MPN Đếm số ống canh EC(+) và IMViC (++–), tra bảng MPN Coliforms phân chúng tôi Eosin Methylene Blue Agar: phân biệt có lên men lactose hay không? Sinh acid phản ứng thuốc nhuộm tạo màu ánh kim tím

19. * Mt LSB – Trypton: 20g – Lactose: 5g – KH2PO4: 2,75g – K2HPO4: 2,75g – NaCl:5g – Sodium lauryl sulfate:0,1g – Nước cất: 1 lít pH cuối 6,8 + 0,2. Phân phối vào các ống nghiệm có ống Durham

20. * Mt BGBL – Peptone: 10g – Lactose: 10g – Mật bò: 20g – Brilliant green: 0,0133g – Nước cất: 1 lít Hòa tan từng loại rồi trộn chung. pH cuối 7,2 + 0,2. Phân phối vào các nghiệm chứa ống Durham.

21. * Mt EC – Trypton: 20g – Muối mật: 1,5g – Lactose: 5g – KH2PO4: 1,5g – K2HPO4:4g – NaCl: 5g – Nước cất: 1 lít pH cuối 6,9 + 0,2. Rót vào các ống nghiệm có chứa ống Durham.

22. * Mt canh Trypton – Trypton :10g – Nước cất: 1 lít pH 6,9 + 0,2

24. Thử nghiệm Indol Thử nghiệm IMViC Đếm số ống canh EC(+) và Indol (+) Đếm số ống canh EC(+) và IMViC (++–), tra bảng MPN Coliforms phân E.coli

25. * Mt TSA (Tryptic Soy Agar) – Trypticase pepton: 15g – Phytone pepton: 5g – NaCl:5g – Agar: 15g – Nước cất:1 lít pH 7,3 + 0,2

26. * Mt VRB (Violet Red Bile Agar) – Cao nấm men: 3g – Pepton: 7g – NaCl: 5g – Muối mật: 1,5g – Lactose: 10g – Neutral red:0,03g – Crystal violet: 0,002g – Agar: 15g – Nước cất: 1 lít pH 7,4 + 0,2

27. 3. Staphylococcus aureus * VK hiếu khí hay kỵ khí tùy ý, hình cầu, Gram dương, có thử nghiệm coagulase, có khả năng lên men và sinh acid từ mannitol, sucrose. * Sản sinh độc tố đường ruột enterotoxin bền nhiệt, không bị phân hủy 1000C trong 30 phút. * Gây triệu chứng nôn mữa, tiêu chảy kéo dài

28. Qui trình định lượng Staphylococcus aureus Chuẩn bị dịch đồng nhất hoặc pha loãng mẫu để có độ pha loãng 10-1, 10-2, 10-3… Chuyển 1ml dung dịch 10-1, 10-2, 10-3 vào ống 10ml canh MSB, mỗi nồng độ 3 ống lặp lại, ủ 370C, 48h Chọn ống (+) (mt chuyển từ đỏ sang vàng) ở mỗi độ pha loãng Ria lên đĩa thạch BPA, ủ 370C, 48h Trải lên đĩa thạch BPA, ủ 370C, 24- 48h, trải lên đĩa thạch máu, ủ 370C, 24h Chọn khuẩn lạc đặc trưng (lồi, đen bóng có vòng sáng rộng bao quanh) Đếm số khuẩn lạc đặc trưng Đếm số khuẩn lạc không đặc trưng

29. Cấy vào TSA, ủ 37 + 10C, 24h Lấy 5 khuẩn lạc đặc trưng cấy vào TSA, ủ 37 + 10C, 24h Thử nghiệm ngưng kết coagulase Tỉ lệ khuẩn lạc đặc trưng, coagulase (+) Mật độ S.aureus (MPN/g hoặc MPN/ml) Mật độ S.aureus (CFU/g hoặc CFU/ml) Ghi nhận số coagulase(+) ở mỗi nồng độ pha loãng Tra bảng MPN Lấy 5 khuẩn lạc không đặc trưng cấy vào TSA, ủ 37 + 10C, 24h Thử nghiệm ngưng kết coagulase Tỉ lệ khuẩn lạc không đặc trưng, coagulase (+)

30. * Thử nghiệm coagulase: VSV tiết ra enzym coagulase làm kết tụ các thành phần huyết tương tạo thành các khối đông làm đông huyết tương – Huyết tương người hay dạng đông khô thương phẩm hoặc tự điều chế bằng cách ly tâm máu chứa chất chống đông (citrate) để thu huyết tương – Cho vào ống nghiệm 0,5ml huyết tương, bổ sung 0,5ml dịch nuôi cấy chủng thuần. Trộn đều, ủ 370C. Kết quả (+) khi có xuất hiện khối kết tụ

31. * Mt MSB (Mannitol Salt Broth) – Cao thịt: 1g – Polypeptone:10g – NaCl:75g – Mannitol: 10g – Phenol red: 0,025g – Nước cất: 1 lít pH: 7,4 + 0,2

32. * Mt Baird- Parker (BPA), pH:7,0 – Trypton:10g – Cao thịt: 5g – Cao nấm men: 1g – Sodium pyruvate: 10g – Glycine: 12g – Lithium chloride.6H2O: 5g – Agar: 20g Đem hấp vô trùng. Bảo quản tủ lạnh dùng trong 1 tháng. Trước khi sử dụng, đun nóng chảy, thêm 5ml Bacto EY tellurite enrichment ấm vào 95ml mt trên. Đổ đĩa, sử dụng.

33. 4. Streptococcus phân * Liên cầu khuẩn có nguồn gốc từ phân, Gram dương, không di động không sinh bào tử, sống hiếu khí tùy ý nhưng tốt nhất trong đk kỵ khí. * Chỉ thị chất lượng vệ sinh thực phẩm

34. Qui trình định lượng Streptococcus phân Chuẩn bị dịch đồng nhất hoặc pha loãng mẫu để có độ pha loãng 10-1, 10-2, 10-3… Chuyển 1ml dung dịch 10-1, 10-2, 10-3 vào ống 5ml canh Azide Glucose, mỗi nồng độ 3 ống lặp lại, ủ 370C, 48h Trải lên mt Enterococcus Agar, ủ 440C, 48h Lấy 5 khuẩn lạc đặc trưng cấy vào TSA, ủ 370C, 24h Mật độ Streptococcus phân (CFU/g hay CFU/ml) Khẳng định (+): BHI chịu muối 6,5% (+), chịu pH 9,6 (+), catalase (-), oxidase (-) Ria các ống (+) lên thạch Bile Esculin, ủ 44 + 0,50C trong 48h Khuẩn lạc đặc trưng ( nâu đen) Đếm khuẩn lạc đặc trưng (màu hồng đến đỏ đậm, có thể có vòng trong suốt bao quanh khuẩn lạc) Thử nghiệm catalase (-) Số ống nghiệm (+) cho mỗi độ pha loãng: AG (+), BE (+), Catalase (-) Mật độ Streptococcus phân (MNP/g hay MNP/ml)

35. * Thử nghiệm catalase: Trên phiến kính hoặc nhỏ trực tiếp H2O2 30% trực tiếp lên sinh khối VSV. Ghi nhận (+) nếu có bọt khí sủi quanh sinh khối * Thử nghiệm oxidase Giấy lọc nhúng dung dịch 1% tetramethyl -p- phenylenediamin dihydrochloride hoặc oxalate. Dùng que cấy lấy sinh khối dàn đều lên miếng giấy lọc tại vị trí có thuốc thử, ghi nhận sự xuất hiện màu xanh dương

36. * Mt BHI (Brain Heart Infusion) – Dịch não dê: 200g – Dịch tim bò: 250g – Polypepton: 10g – NaCl: 5g – Na2HPO4:2,5g – Dextrose: 2g – Nước cất:1 lít

37. * Mt Bile Esculin agar – Cao thịt:3g – Pepton: 5g – Esculine:1g – Oxgall:40g – Fe citrate:0,5g – Agar:15g – Nước cất: 1 lít pH: 6,6 + 0,2

38. * Mt Azide Glucose – Trypton : 20g – Dextrose: 5g – K2HPO4: 4g – KH2PO4: 1,5g – NaCl: 5g – Sodium azide: 0,5g – Bromocresol purple:0,032g – Nước cất: 1 lít pH: 6,9 + 0,2

39. 4. Salmonella * Trực khuẩn Gram âm, hiếu khí và kỵ khí tùy ý, có khả năng di động, không tạo bào tử, lên men glucose và mannitol sinh acid nhưng không lên men saccharose và lactose, không sinh Indol, không phân giải ure, hầu hết đều sinh H2S. * Gây ngộ độc thực phẩm với các triệu chứng tiêu chảy, ói mửa, buồn nôn

40. Qui trình phát hiện Salmonella trong thực phẩm Đồng nhất 25g mẫu trong 225ml mt tăng sinh (BPW), ủ 370C, 18-24h Cấy 0,1ml dịch tăng sinh sang mt tăng sinh chọn lọc (RV), ủ 420C, 18-24h Chọn khuẩn lạc đặc trưng, cấy sang BHI hay TSA, ủ qua đêm Kết luận Salmonella (+) hay (-) trong 25 g mẫu Trên KIA/TSI: đỏ/vàng, có/không H2S, sinh hơi/không. Urease (-), Indol (-), VP(-), Manitol (+), Sorbitol (+) Phân lập khuẩn lạc đơn trên ít nhất 2 mt chọn lọc phân biệt (XLD,BS), ủ 370C, 24h Thử nghiệm ngưng kết kháng huyết thanh: Poly: O, Poly: H

41. * Trên mt XLD: khuẩn lạc có màu hồng trong suốt, có hay không có tâm đen * Trên mt BS: khuẩn lạc có màu nâu xám hay màu đen, thỉnh thoảng có xuất hiện ánh kim tím. Môi trường chung quanh khuẩn lạc chuyển thành màu nâu và sau đó thành đen nếu kéo dài thời gian ủ

42. * Thử nghiệm KIA/TSI – KIA chứa 2 loại đường glucose và lactose – TSI chứa 2 loại đường trên cùng với sucrose + chỉ sử dụng glucose: mt đỏ bề mặt, vàng phần sâu + dùng hết các đường: mt vàng toàn bộ + không sử dụng: đỏ trên bề mặt, phần sâu không đổi màu * Thử nghiệm H2S – Sử dụng chính loại mt trên do trong thành phần có sodium thiosulphate – VSV khử sulphate sinh H2S kết hợp ion Fe2+ của chỉ thị ferric ammonium citrate tạo kết tủa đen FeS

43. * Thử nghiệm urease: Mt urea lỏng chứa chỉ thị đỏ phenol. Dùng que cấy lấy khuẩn lạc chủng thuần cho vào ống nghiệm chứa 3ml mt. Ủ 370C, 48h. Thử nghiệm (+) khi mt trở thành màu đỏ tím và (-) khi mt giữa màu vàng cam * Thử nghiệm ngưng kết kháng huyết thanh (thực hiện song song chứng âm để loại ngưng kết giả). Phản ứng (+) khi tạo ngưng kết với kháng huyết thanh Poly O và Poly H

44. 4. Shigella * Trực khuẩn Gram âm, hiếu khí và kỵ khí tùy ý,cho thử nghiệm catalase (+), oxidase (-), lên men glucose không sinh hơi, không lên men và sinh acid từ lactose, không sinh H2S. * Tác nhân gây bệnh lỵ. Biểu hiện bệnh lý từ nhẹ tiêu chảy đến mức nặng đi tiêu ra máu, mất nước, sốt cao, bị co rút thành bụng.

45. Qui trình phát hiện Shigella trong thực phẩm Đồng nhất 25g mẫu trong 225ml mt tăng sinh (TSB), pH 7,2, ủ 370C, 16-20h Cấy 0,1ml dịch tăng sinh sang 10ml mt tăng sinh chọn lọc (GN), ủ 370C, 16-20h Chọn khuẩn lạc đặc trưng, cấy sang BHI hay TSA, ủ qua đêm 370C Kết luận Shigella (+) hay (-) trong 25 g mẫu Thử nghiệm sinh hóa: Trên KIA/TSI: đỏ/vàng, H2S (-), sinh hơi(-) Không di động trong thạch mềm, Oxydase (-) Phân lập khuẩn lạc đơn trên ít nhất 2 mt chọn lọc phân biệt (HE,DC), ủ 370, 24h Thử nghiệm sinh hóa khẳng định

46. * Trên mt thạch HE: khuẩn lạc Shigella có màu xanh nhạt, trong suốt * Trên mt thạch DC: khuẩn lạc Shigella có màu đỏ nhạt * Thử nghiệm sinh hóa khẳng định – Urease (-) – MR (+) – VP (-) – Thử nghiệm kháng huyết thanh dương tính : A,B,C,D

47. 4. Vibrio * Phẩy khuẩn, Gram âm, di động, sống kỵ khí tùy ý, catalase và oxidase (+), lên men glucose nhưng không sinh hơi, không sinh H2S, * Tác nhân gây bệnh tả do tạo độc tố tả là chlorae-toxin, có độ tính mạnh, chỉ cần 5µg có thể gây tiêu chảy ở người trưởng thành. * Triệu chứng ngộ độc là đau thắt vùng bụng, viêm nhiễm đường ruột và tiêu chảy.

48. Qui trình phát hiện và định danh Vibrio trong thực phẩm Đồng nhất 25g mẫu trong 225ml APW hoặc Colistine Ủ canh khuẩn ở 370C Chọn khuẩn lạc đặc trưng (V.parahaemolyticus :xanh; V.cholerae: vàng), ria trên TSA chứa 1% NaCl hay BHI , ủ qua đêm 370C Kết luận: V.parahaemolyticus hay V.cholerae Thử nghiệm sơ bộ: Trên KIA/TSI: đỏ/vàng, H2S (-), sinh hơi(-), di động trong thạch mềm, Oxydase (+), Gram (-) Ủ 370, 24h Thử nghiệm sinh hóa khẳng định Phân lập trên TCBS Sau 16-24h Phân lập trên TCBS Sau 6-8h

49. * Mt TCBS (Thiosulfate-Citrate-Bile-Salt- Sucrose) – Cao nấm men: 5g – Sucrose: 20g – Sodium thiosulfate.75H2O:10g – Sodium citrate.72H2O:10g – Sodium cholate:3g – Oxgall: 5g – NaCl:10g – Ferric citrate:1g – Bromothymol blue: 0,04g – Thymol blue: 0,04g – Agar: 15g – Nước cất: 1 lít Để vừa sôi nhấc ra, không hấp khử trùng

51. Qui trình định tính nấm mốc Đống nhất mẫu trong SDB thành độ pha loãng 10-1, ủ 300C, 1-7 ngày Cấy canh trường có nấm mốc mọc lên đĩa SDA, MEA hay PDA, ủ 300C trong 7 ngày Kết luận có hay không có nấm mốc

52. * Mt SDB (Sabouraud’s Dexrotrose Broth) – Polypepton: 10g – Dextrose: 40g – Nước cất: 1 lít * Mt PDA (Potato Dextrose Agar) – Khoai tây: 200g – Dextrose: 20g – Agar: 15-20g – Nước cất: 1 lít * Mt MEA (Malt Extract Agar) – Cao malt: 30g – Agar: 15-20g – Nước cất: 1 lít

53. Qui trình định lượng tống số nấm men nấm mốc Đồng nhất và pha loãng mẫu thành các độ pha loãng 10-1, 10-2, 10-3… Đếm khuẩn lạc nấm men, nấm mốc, tính mật độ (CFU/g) Định danh Trải 0,1ml mẫu lên đĩa DRBC hoặc DG18, ủ ngửa đĩa ở 250C, 5-7 ngày Cấy lên ống thạch nghiêng SDA, ủ 300C, 7 ngày

54. * Mt DG 18 (Dichloran 18% glycerol) – Glucose: 10g – Pepton: 5g – KH2PO4: 1g – MgSO4: 0,5g – Dichloran (0,2% trong etanol): 1ml – Glycerol: 220 ml – Agar: 15g – Choramphenicol: 0,1g – Nước cất: 1 lít

55. Các phương pháp hiện đại * Phương pháp phát quang ATP * Phương pháp ELISA * Phương pháp lai phân tử * Phương pháp PCR

56. Phương pháp phát quang sinh học ATP trong giám sát vệ sinh * ATP là dấu hiệu nhận biết sự tồn tại của vật chất sống * Có thể phát hiện nhanh ATP bởi lượng ánh sáng phát ra khi ATP kết hợp với enzym luciferase E + LH2 + ATP + O2 Oxyluciferin + AMP + CO2 + PPi (E: Luciferase, LH2:luciferin)

57. * Oxyluciferin phát ra ánh sáng vàng xanh và được ghi nhận trị số ánh sáng phát ra bằng một máy đo ánh sáng * ATP của eukaryote được tách chiết bởi các chất tẩy không ion như Triton X-100. ATP này được tách ra trước và bị thủy phân bởi ATPase được bổ sung vào. Sau đó mới trích ly ATP từ VSV bằng trichloacetic acid 5%.

58. Quệt trên bề mặt kiểm tra Thực hiện phản ứng Đọc kết quả trên máy đo sáng Qui trình phát hiện VSV bề mặt bằng dụng cụ Clean-Track

59. Phương pháp ELISA (Enzyme- Linked ImunoSorbent Assay) * Phương pháp miễn dịch là phản ứng kết hợp giữa một tế bào (kháng nguyên) với một kháng thể đặc hiệu. * Tín hiệu của phản ứng miễn dịch được nhận biết thông qua sự ngưng tủa hay kết dính của kháng nguyên- kháng thể hoặc bằng cách sử dụng các kháng thể đã đánh dấu bằng chất nhuộm phát huỳnh quang, đồng vị phóng xạ hay enzym)

60. Phương pháp hấp phụ miễn dịch dùng enzym (ELISA) sử dụng kháng thể đơn dòng phủ bên ngoài các đĩa giếng. Khi có kháng nguyên mục tiêu trong mẫu, nó sẽ gắn kết với kháng thể đã có trong giếng. Sau đó phức hợp này được phát hiện bằng cách sử dụng kháng thể thứ cấp có gắn enzym horseradish peroxidase hay alkaline phosphatase. Khi bổ sung cơ chất đặc hiệu của enzym vào giếng, enzym xúc tác phản ứng thủy phân cơ chất để tạo ra các sản phẩm có màu hay phát sáng. Từ đó định lượng kháng nguyên

61. Phương pháp lai phân tử * Dựa trên phản ứng bắt cặp giữa một mẫu dò (oligonucleotit) với DNA/RNA mục tiêu trong mẫu. Mẫu dò luôn được đánh dấu bằng chất phát huỳnh quang để có thể được nhận biết khi có phản ứng bắt cặp xảy ra.

62. * Trình tự: – Phá vỡ tế bào thu nhận DNA hoặc RNA – Mẫu dò có gắn đuôi oligodeoxyadenylic nucleotide (dA) và mẫu dò phát hiện chứa fluorescein isothiocyanate (F) ở đầu 5′ và 3′ của phân tử được đặt vào phản ứng. – Que thử được bao bọc với polydeoxythymidine (dT) để gắn được với oligodA của mẫu dò – Que thử được đặt vào ống đo chứa mẫu dò phát hiện được đánh dấu bằng enzym – Sau khi rửa loại phần enzym thừa, que thử được đặt vào ống đo chứa cơ chất tạo màu – Sau khi ủ để hiện màu, màu được phát hiện ở bước sóng 450nm

63. Phương pháp PCR * Khuyếch đại 1 trình tự DNA nhờ mồi chuyên biệt và nhận biết sản phẩm khuyếch đại bằng điện di sau khi nhuộm với ethidium bromide

Hòa Thượng Thích Thanh Từ: Tại Sao Tôi Tu Theo Đạo Phật?

Trên thế gian có khá nhiều đạo giáo, tại sao tôi chọn Đạo Phật để tu theo? Bởi vì Phật pháp đáp ứng được tâm tư nguyện vọng của tôi. Người đi tu cốt tìm chân lý, nơi nào giải rõ chân lý một cách cụ thể thì có sức hấp dẫn người tu dừng nơi đó. Chúng ta đi tu là hiến dâng cả cuộc đời cho chân lý, nếu không chọn lựa kỹ càng lỡ đi lệch đường thì rất uổng cho kiếp hy sinh.

Mang cả tâm hồn trong sáng của một người phát nguyện đi tu, vô lý chúng ta cam đem nó chôn vùi dưới đống bùn nhơ. Cho nên trước khi bước chân vào một đạo giáo nào, chúng ta phải nhận định chín chắn dò xét tận tường, sau đó mới thực hiện bản nguyện của mình. Đến với Đạo Phật, tôi rất hài lòng với những điều Phật dạy, xin lược kể một số vấn đề căn bản sau đây:

I- Đạo Phật Nói Sự Thật.

1- Lý Vô Thường

Phật giáo thường nhắc nhở chúng ta “Vạn vật trên thế gian là vô thường”. Từ con người đến muôn vật luôn chuyễn biến liên tục như dòng thác đổ không một phút giây dừng nghĩ. Nơi con người tế bào này sanh tế bào kia diệt, sanh diệt, diệt sanh nối tiếp không ngừng, mãi đến khi thân này hoàn toàn bại hoại. Ở sự vật các nguyên tử cũng quay cuồng sinh diệt, thay đổi không bao giờ an trụ. Sự tồn tại của người và vật trong vòng luân chuyển biến động, dừng chuyển động thì con người chết, sự vật hoại, nên nói “sống động”.

Sự chuyển động liên tục gọi là sát na vô thường. Nếu chia từng phần, chặn từng đoạn để khảo sát ở con người và động vật có bốn tướng sanh, già, bệnh, chết; loài thực vật có bốn tướng sanh, trụ, dị, diệt; loại khoáng chất cho đến quả địa cầu có bốn tướng: Thành, trụ, hoại, không, gọi chung là Nhất Kỳ Vô Thường. Đây là lẽ thật, là chân lý trong thế gian này.

Có lắm người không thấu suốt lý vô thường cứ ảo tưởng ta sống lâu mãi, một khi già bệnh chết đến thì kinh hoàng sợ hãi than thở khổ đau. Do ảo tưởng ta mạnh khỏe sống dai, dù có thấy người già bệnh chết vẫn dửng dưng, cứ nghĩ đó là việc của người không can hệ gì đến ta. Từ chỗ không thấy hiểu lý vô thường khiến họ nhìn đời một cách ngây thơ khờ khạo, khi nghe cái chết sắp đến mình, họ đâm ra sợ hãi hốt hoảng cầu cứu khóc than.

Ngược lại, người thâm nhập lý vô thường sẽ vững vàng chững chạc đứng nhìn cái già chết đến với một nụ cười. Người này biết rằng vô thường là lẽ thật chi phối tất cả thế gian không một ai trốn thoát được, dù muốn chạy trốn hay kêu khóc van xin chỉ khổ tâm nhọc thân vô ích. Chi bằng:

“Mặc cuộc thịnh suy đừng sợ hãi, Thịnh suy như cỏ hạt sương đông” (Thiền Sư Vạn Hạnh)

Có phải thảnh thơi chăng? Do nhận chân được lý vô thường con người gan dạ cứng cỏi, không phải hèn nhát yếu đuối như người ta tưởng. Có nhiều người nghe Phật nói lý vô thường, họ cho là tinh thần bi quan yếm thế. Họ đâu ngờ, kẻ hiểu được lý vô thường càng nỗ lực tu hành, nỗ lực làm lợi ích chúng sanh, hãy nghe câu “Cần tu như lửa cháy đầu…”, vì họ biết qua mất một ngày không thể nào tìm lại được. Để thêm can đảm, chúng ta cần nghiên cứu lẽ thật của lý nhân quả.

2- Lý Nhân Quả

Con người mắc phải một bệnh rất trầm trọng là trốn tránh trách nhiệm, mọi việc xấu tốt hay dở trong đời mình đều đổ trút do tạo hoá sắp đặt, do số mệnh định sẵn, cam an phận chờ đợi phải sao chịu vậy. Quả là một quan niệm sai lầm quá lớn, tự tước bỏ hết quyền làm chủ của con người. Phật giáo vạch rõ cho chúng ta thấy mọi thành công thất bại, tất cả khổ vui trong đời trong đời mình đều do ta làm chủ quyết định.

Đây là căn cứ trên lẽ thật của lý nhân quả, vì mọi kết quả hình thành đều xuất phát từ nguyên nhân của nó. Động vật, thực vật… trong vũ trụ sanh thành hoại diệt đều từ nguyên nhân đến kết quả, không có ngẫu nhiên thành, không có bàn tay vô hình nào sắp đặt xây dựng tương lai theo ý muốn của chúng ta.

Sự khổ vui đã đến và sẽ đến, chúng ta can đảm chấp nhận, không than trách, không van xin, tự ta biết rõ kết quả nào cũng từ nguyên nhân chúng ta đã tạo. Chỉ cần khôn ngoan gặp quả khổ khéo chuyển đổi thành vui, được quả vui khôngcống cao tự đắc mà khiêm tốn vun bồi thêm nhân tốt cho mai sau. Gặp khổ than thở oán hờn, gặp vui tự cao ngạo mạn là thái độ của kẻ si mê hèn yếu.

Người biết rõ nhân quả dè dặt từ ý nghĩ lời nói hành động của ta, vì khẳng định rằng ý nghĩ xấu lời nói ác hành động tội lỗi là gieo nhân đau khổ, sớm muộn quả đau khổ sẽ đến với ta. Trái lại, ý nghĩ tốt, lời nói lành, hành động nhân đạo là gieo nhân vui, sớm muộn quả vui sẽ đến. Nếu sợ quả khổ thì không sợ ai bằng sợ mình, muốn được quả vui không van xin ai bằng van xin mình. Ta là chủ nhân đặt định cuộc đời hiện tại và tương lai khổ vui của ta, tất cả quyền năng vô hình phi lý không còn chỗ xen vào cuộc đời của ta. Chúng ta có thẩm quyền tuyên bố rằng: “chúng tôi tôn trọng nhân quyền”. Khoa học ngày nay chứng minh cụ thể lẽ thật của nhân quả.

Sự phân tích của khoa học đều căn cứ trên quả để phăng tìm nguyên nhân, không một quả nào mà chẳng có nguyên nhân,do nắm chắc nguyên nhân các nhà khoa học chế tạo kết quả theo ý muốn của họ. Ngày nay chúng thấy khoa học có đầy đủ vạn năng do khéo sử dụng triệt để lý nhân quả, chúng ta có thể nói ” không có nhân quả thì không có khoa học”.

Tuy nhiên khoa học mới ứng dụng được nhân quả trên hình tướng vật chất, phần tâm linh khoa học chưa sờ mó đến. Người tu theo Đạo Phật không những biết rõ lý nhân quả của vật chất mà còn thấu suốt nhân quả của tâm linh. Bài pháp đầu tiên Phật dạy nhóm Ông Kiều Trần Như thuộc về nhân quả tâm linh. Hiện tại quả Khổ là từ tập nhân, quả Diệt là từ đạo nhân, đây là bốn lẽ thật không thể sai chạy hay chối cãi được gọi là pháp Tứ Đế. Bốn thứ nhân quả tâm linh này chúng ta biết rõ khéo sử dụng và điều phục được là dứt sạch phiền não đau khổ, chứng quả an lạc Niết bàn.

Song ngày nay có những người tự xưng là trưởng tử Như Lai mà không hiểu nhân quả, không ứng dụng nhân quả tu hành, lại bày ra lắm trò lừa đời bịp chúng, thật là đáng buồn. Nhân quả đã không hiểu thì làm sao thâm nhập được lý nhân duyên.

3- Lý Nhân Duyên

Người cha dẫn đứa con mười tuổi ra đứng dựa bờ sông, thằng bé hỏi: ” Tại sao có sông?” Muốn nó khỏi thắc mắc,cha trả lời: ” Trời sanh”. Thấy dòng nước chảy, bé hỏi: “Tại sao có nước?” Cha đáp: ” Trời sanh”. Bé hỏi: ” Trời ở đâu?” Cha đáp: ” Ở trên xanh thăm thẳm đó”. Bé yên lòng không còn thắc mắc gì nữa. Sự vật ở trong thế gian không đơn giản, vì sự hiểu biết giới hạn của con người nên giải quyết như thế cho tạm ổn.

Đạo Phật không chấp nhận sự đánh lừa ấy nên nói lý Nhân Duyên. Tất cả hình tướng vật thể trên thế gian đều do sự kết tụ nhiều nhân hợp thành, không một vật nào ngẫu nhiên có hay một nhân tạo nên, mà phải nhiều nhân chung hợp, sự chung hợp là duyên. Lý Nhân Duyên là lẽ thật, các nhà khoa học đã phân tích cụ thể rồi không còn gì phải nghi ngờ thắc mắc.

Trong kinh Phật phân tích đơn giản thân này do tứ đại (đất, nước, gió, lửa) hay ngũ uẩn (sắc, thọ, tưởng, hành, thức) hợp thành, nếu chia chẻ tế vi hơn thì có vô số hộ trùng và hoại trùng đang tranh đấu bảo vệ và phá hoại. Cho nên kinh nói: “Trong thân người vô số vi trùng đang trú ngụ bên trong”. Ngày nay khoa học phân tích trong thân người có bao nhiêu tỷ tế bào sinh hoạt, trong sự vật có vô số nguyên tử… kết tụ thành.

Đã là nhân duyên thì mọi hình tướng đều không có thật thể, không cố định. Nhân duyên tụ hợp thành hình thì cái gì là thật thể? Nhân duyên luôn luôn sanh diệt biến động thì làm sao cố định? Một vật không có thật thể, cố định thì ai dám bảo là vật thật, cho nên Phật dạy ” Sắc tức là không, không tức là sắc” hay “Phàm vật gì có tướng đều là hư dối”. Nói đến nhân duyên là thừa nhận sự liên đới ràng buộc chằng chịt giữa người với người, người với muôn vật rất mật thiết. Không ai có thể tách rời mình với mọi người, mình với muôn vật được, nên phải kính trọng người, phải thương yêu muôn vật, vì “Mình là tất cả, tất cả là mình”.

Do những lẽ thật đã dẫn ở trên hấp dẫn tôi bước chân vào cửa Phật. Được nghe lời Phật dạy con mắt trí tuệ tôi lóe sáng đôi phần, song tôi thèm khát muốn được mở sáng hơn nữa, đấy là phần trí tuệ ở sau.

II- Đạo Phật Đặt Giác Ngộ Trên Hết.

Thái Tử Tất Đạt Đa nếu không giác ngộ dưới cội Bồ Đề thì không có Đạo Phật. Bản thân Đạo Phật là giác ngộ, không giác ngộ là không phải Đạo Phật. Những bậc tu hành chứng đạo quả đều là người giác ngộ. Bồ tát là hữu tình giác hay giác hữu tình; Duyên giác là giác ngộ pháp nhân duyên; A La Hán là giác ngộ pháp Tứ Đế.

Chư Tổ truyền thừa chánh pháp trên hai ngàn năm cũng là truyền thừa sự giác ngộ. Người sau minh họa sự truyền thừa ấy bằng hành ảnh ” Trao đèn nối đuốc” (Truyền đăng tục diệm), tức là đèn tuệ thường chiếu rọi, đuốc tuệ mãi soi đường. Trí tuệ là ngọn đèn, là cây đuốc soi sáng đưa người ra khỏi lối vô minh.

Cho nên giáo pháp Phật dạy, pháp nào cũng đặt trí tuệ là trọng yếu. Các kinh A Hàm nói Bát Chánh Đạo thì hai đạo đầu là Chánh Kiến, Chánh Tư Duy. Kinh Bát Nhã nói pháp Lục Độ thì hai độ cuối là Thiền Định và Trí Huệ. Người mới vào đạo phải học Tam Huệ: Văn Huệ, Tư Huệ, Tu Huệ. Những kẻ tu hành tiến sâu vào giải thoát phải thực hành: Giới Luật, Thiền Định, Trí Huệ. Các cấp bậc người tu khác nhau đều căn cứ giác ngộ làm vị thứ. Phân chia giáo lý cao thấp đều lấy trí huệ làm nền tảng.

Đạo Phật xem trọng trí huệ, vì nó là ngọn đèn soi sáng khiến người thấy được chân lý của cuộc đời, cũng nhờ ngọn đuốc trí tuệ soi đường người tu thoát khỏi cái khổ đêm dài u tối vô minh. Cũng nhờ ngọn đèn đuốc trí huệ người tu mới hướng dẫn được những kẻ lầm đường lạc lối tránh khỏi xa hố sụp hầm. Nếu không có trí tuệ, chẳng biết người tu sẽ làm gì để cứu độ chúng sanh.

Nhân loại hiện nay cũng biết quý trọng chất xám, vì chất xám ném vào nông nghiệp thì đất đai màu mỡ thu hoạch vượt trội; chất xám ném vào công nghiệp thì kỷ thuật tiên tiến thành phẩm xuất sắc; chất xám ném vào chánh trị thì quốc gia hưng thịnh xã hội văn minh… Chất xám giải quyết được sự thiếu thốn nghèo nàn của những quốc gia chậm tiến. Nhờ biết sử dụng chất xám, các quốc gia lạc hậu chậm tiến được vươn lên.

Đạo Phật xem trọng trí huệ ngang hàng với từ bi. Trí huệ và từ bi phải đi song đôi, phải cân bằng không được chênh lệch. Có trí huệ mà thiếu từ bi là trí huệ khô (càn huệ), có từ bi mà không trí huệ là từ bi mù quáng (si từ). Từ bi và trí tuệ như chim hai cánh, chích một cánh là không thể bay được. Song trên thế giới hiện nay người ta đầu tư cho con tim. Có chất xám mà thiếu con tim thì chất xám sẽ bị bại hoại. Sự mất thăng bằng này là một tai họa không thể lường của nhân loại về sau!

III- Đạo Phật Là Đạo Từ Bi

Đạo Phật dạy từ bi không đặt nặng lý thuyết, mà chú trọng thực hành. Người vừa đặt chân vào cửa Phật bắt buộc phải giữ năm giới. Chỉ giữ năm giới thôi cũng đủ thể hiện lòng từ bi. Không sát sanh là tôn trọng sanh mạng của người và vật. Không trộm cướp là tôn trọng sự nghiệp tài sản của người. Không tà dâm là là tôn trọng hạnh phúc gia đình mình và gia đình người. Không nói dối là giữ uy tín của mình và tôn trọng phẩm giá người. Không uống rượu, hút á phiện, xì ke ma túy là bảo vệ sự sáng suốt và sức khỏe của mình, đồng thời tôn trọng an ninh trật tự xã hội.

Nếu là tu sĩ xuất gia, Phật cấm không được vô cớ mà ngắt một cộng cỏ tươi, bẻ một cành cây xanh, cũng không được hủy hoại mầm sống của muôn vật. Không làm phiền làm hại người và mọi vật, đây là thể hiện thực tế lòng từ bi. Tuy nhiên phần từ bi này còn mang vẻ tiêu cực, phải tiến lên một bước xông xáo cứu giúp mọi người, làm lợi ích chúng sanh thực hiện hạnh bố thí mới là tích cực.

Bố thí là ban cho hay giúp đỡ, giúp đỡ những người gặp khó khăn hoạn nạn, động cơ bố thí là tình thương. Giúp đỡ mà không có tình thương thì không phải làm hạnh bố thí. Có những người đến chùa gặp những ngày lễ lớn, vào buổi chiều cúng cô hồn, sau khi cúng xong tất cả quà bánh trên bàn đem tung vãi các nơi, bọn trẻ con đua nhau giành giựt, gọi là thí cô hồn. Họ hiểu lầm tưởng bố thí cũng đem quăng ném một cách vô ý thức như vậy.

Cho nên cần bố thí ai vật gì, họ cứ ném như thế, hoặc có bị đánh cắp vật gì, họ nói bố thí cho nó đi. Bố thí phải đủ hai yếu tố tình thương và quý trọng người mình biếu tặng. Vì thương yêu quý trọng ta giúp đỡ một cách chân tình cho những người khó khăn thiếu thốn, mới đúng tinh thần bố thí của đạo Phật.

Tài vật dù ít dù nhiều không quan trọng, mà quan trọng ở tình thương quý kính người mình cứu giúp. Người gặp cảnh khổ đau buồn tủi, đó là nguồn an ủi to lớn cho người bất hạnh. Không chỉ dùng tiền bạc vật dụng giúp đỡ người mới gọi là bố thí, nếu ta có khả năng đủ phương tiện tạo công ăn việc làm cho người thất nghiệp, giúp vốn cho người cần vốn làm ăn, hoặc dùng công sức mình giúp đỡ người cần giúp đỡ… cũng là tu hạnh bố thí. Những công tác giúp đỡ người vì tình thương, vì quý kính đều thể hiện lòng từ bi qua hành động bố thí.

Tuy nhiên con người không phải chỉ khổ vì thiếu cơm ăn áo mặc, mà còn khổ vì tâm thần bất an buồn phiền lo sợ…, hoàn cảnh này phải nhờ chánh pháp để cứu giúp họ. Phật pháp sẽ mở sáng con mắt trí huệ cho ta nhìn thấy lẽ thật trong cuộc sống. Mọi khổ đau do ảo tưởng của ta tạo ra, một khi thấy lẽ thật chúng đều tan biến như ánhnắng tan biến sương mù. Con người phần lớn sống bằng mơ tưởng ảo huyền, khi chạm sự thật bất như ý đâm ra bất mãn thất chí khổ đau.

Thấu triệt được lẽ thật, con người không còn đau khổ bâng quơ, mà được bình an thanh thản trong cuộc sống hiện tại. Bác sĩ đến chẩn mạch và chích thuốc cho một cho một đứa bé và một người lớn. Vừa thấy ống thuốc gắn kim, chích vào thịt, đứa bé khóc la inh ỏi, trái lại người lớn cũng thấy và bị chích như thế, mà vui vẻ cám ơn Bác sĩ. Người thấy rõ chân lý cuộc đời, họ chỉ vui cười chớ không kêu khóc oán hờn.

Kẻ mê muội sống bằng ảo tưởng, lúc nào họ cũng oán trách than phiền đau khổ. Cho nên Phật xem trọng bố thí pháp hơn bố thí tài. Bố thí tài chỉ giúp người giải khổ tạm thời trong cấp bách, bố thí pháp mới đem lại sự an bình vĩnh cửu cho con người. Do đó, tu sĩ Phật giáo lấy bố thí pháp làm trọng tâm đem lại lợi ích cho chúng sanh.

Đạo Phật quý trọng mạng sống con người và muôn vật, vì loài nào cũng ham sống sợ chết. Trên lẽ công bằng, ta ham sống người vật cũng ham sống, vô lý vì sự sống của mình mà tàn hại sự sống của người vật khác. Thế nên người Phật tử không sát hại người vật, mà còn cứu mạng phóng sanh. Tình thương bao la khắp muôn loài, muốn tất cả đều được an vui cường tráng sống lâu, đây là lòng từ bi của đạo Phật.

Thiếu lòng từ bi thì đạo Phật sẽ khô cằn, vì vậy lòng từ bi được biểu trưng bằng nước cam lồ. Chúng sanh bị lửa hận thù thiêu đốt, bị nắng phiền não cháy da, bị sức nóng lo sợ khô cổ, gặp nước cam lồ tưới mát thì mọi đau khổ đều tiêu tan, nên nói từ bi đến đâu thì đau khổ mất dạng đến đó. Lòng từ bi không nỡ giết hại, không đành cột trói người vật, mà luôn luôn giúp đỡ buông tha cho tất cả được tự do thong thả.

IV- Đạo Phật Tôn Trọng Tự Do

Con người ai không thích thong thả tự do, có sự ép buộc kềm chế từ bên ngoài là mất tự do. Vì thế người đến với đạo Đạo Phật không có điều kiện gì cả, chỉ cần tâm mến đạo thích tu là đủ. Sau khi thành Phật tử cũng không có sự bắt buộc nào, thích đi chùa thì đến, không thích ở nhà tu cũng được.

Khi phát tâm quy y có khuyến khích giữ năm giới, chẳng qua là phương tiện đem lại sự an bình cho Phật tử đó thôi. Song tôn trọng tự do có lợi với người biết nhận thức có ý chí mạnh, sẽ bất lợi với người kém nhận thức và ưa chểnh mảng. Tinh thần tôn trọng ” Tự giác tự nguyện” của Phật tử, Đạo Phật không tạo điều kiện kềm chế thúc ép nào.

Cho đến khổ đau và an vui của con người, đạo Phật nói rõ đều do con người tự do tạo lấy. Phật không có quyền can thiệp khổ vui của con người. Ngài chỉ là người hướng dẫn chỉ đường cho những ai muốn tránh khổ tìm vui, mọi khổ vui đều do con người quyết định. Ai muốn an vui thì trước phải đem sự an vui lại cho mọi người.

Chẳng có ai cầm cân nẩy mực ban phước xuống tội cho chúng ta. Hành động tốt của ta sẽ mang vui cho ta, hành động xấu của ta sẽ chuốc đau khổ cho ta. Ta là chủ nhân ban phước giáng họa cho ta, con người tự do chọn khổ lựa vui, không đổ thừa không lệ thuộc thế lực vô hình bên ngoài.

Hơn nữa, tự do không đòi hỏi ở đâu, nơi ai, chính ta thắng được mọi cám dỗ bên ngoài là tự do. Mọi sắc tài danh lợi không lôi cuốn được ta là tự do. Người đời miệng luôn nói tự do đòi tự do, mà ghiền rượu, mê sắc, hiếu danh… không bao giờ được tự do? Tự do là chân giá trị của con người, song muốn tự do ta phải đủ nghị lực chiến thắng bọn ma sắc, tài, danh, lợi…, chúng biến hóa thiên hình vạn trạng quyến rũ dụ dỗ ta rơi vào trận mê hồn của chúng. Chúng ta không một bề đổ lỗi cho bọn nó, mà phải nhìn tận nội tâm mình.

Trong tâm ta sẵn sàng mến khách, khách mời rủ mới chạy theo. Nếu mọi ái dục bên trong đã lạnh nhạt khô khan thì chúng làm gì quyến rũ được. Ta phải can đảm chiến thắng bọn quỉ vương ở nội tâm thì đám yêu quái sắc tài bên ngoài sẽ đầu hành. Cái gốc tham mê ái dục đã nhổ thì cành lá phiền não đâu còn nảy sanh.

Hồ nước tâm đã lóng sạch trong veo và gạn lọc hết bùn nhơ, dù có gió mạnh thổi, mặt nước dậy sóng vẫn không ngào đục. Dứt sạch mầm tâm mê luyến trần cảnh là ta thật sự tự do. Nhân tự do đưa đến quả giải thoát.

Giải thoát không phải sang thế giới kỳ đặc ở bên kia, không phải ngao du trong cảnh huyền bí mầu nhiệm, mà ngay nơi này tâm không dính mắc sáu trần là giải thoát. Còn dính mắc là trói buộc, không dính mắc là tự do giải thoát. Sự trói buộc dính mắc không phải lỗi ở sáu trần mà lỗi ở nội tâm.

Sắc đẹp tiếng hay… đâu có thần thông trói buộc được ta, chỉ vì ta còn mến sắc đẹp, thích tiếng hay, ưa vị ngon… chạy đuổi theo chúng nên bị chúng trói buộc. Nếu lòng ta băng giá thì sáu trầnsẽ bất lực không còn khả năng lôi kéo. Thật sự chúng ta không cần tìm giải thoát ở đâu xa, ngay nơi đây, chính tâm mình đủ khả năng làm chủ trọn vẹn làchân thật giải thoát.

V- Phật Hóa Hữu Duyên Nhơn

“Đạo Phật chỉ giáo hóa người có duyên”, thái độ này mới nhìn qua dường như tiêu cực. Hơn nữa, chùa chiền ngày xưa hầu hết xây cất nơi núi non xa vắng, ít khi có chùa nằm nơi phồn hoa phố thị. Sự truyền bá Đạo Phật có vẻ thầm lặng, không tuyên truyền ồn náo, vàng tăng vẻ tiêu cực hơn. Song thái độ này rất thích hợp tinh thần của đạo Phật, người Đông phương thuộc lòng câu ” Hữu xạ tự nhiên hương, hà tất đương phong lập”.

Quả thật chúng ta có của quý, dù cố giấu kín thiên hạ vẫn biết, lựa là phải đi khoe. Đức Phật biết rõ căn cơ chúng sanh rất đa dạng, không thể nào buộc họ có cái nhìn cái hiểu như nhau, nên để họ tự ý lựa chọn cái gì họ thích. Vì vậy đạo Phật không thích khoa trương ồn ào, chỉ sống trongcảnh yên tỉnh trầm lặng, ai thích thì tìm đến. Khi người ta tìm đến với mình thì phải tận tình chỉ dạy cho họ thâm nhập đạo lý, đây là thái độ của tăng sĩ Phật giáo.

Nếu người truyền giáo tin rằng “Giáo lý đạo mình là siêu xuất tuyệt hảo”, khởi lòng vị tha muốn mọi người trên thế gian đều theo đạo mình, liền dùng mọi phương tiện giải thích, kêu gọi, dụ dỗ, rúng ép và vẫncó những người không chịu theo. Họ đâm ra bực bội, có khi dám sử dụng đến hành động tàn ác phi đạo lý, đó là ” bệnh chấp thiện” mà ra.

Đạo Phật truyền bá chánh pháp bằng cách thuyết giảng tại chùa, ai thích nghe thì đến, không thích thì thôi. Đến với đạo Phật bằng tin thần tự giác tự nguyện, một khi người ta nhận được chánh pháp là của quý thì xa xôi mấy thì họ cũng tìm đến. Trái lại điều gì người ta không thích mà ta cứ mời rủ mãi, họ càng sanh bực bội chống đối chẳng có lợi ích gì.

Như cùng ngồi chung một bàn ăn, có những món rất thích khẩu ta, mà người khác không thích, ta cứ này ép mãi họ sẽ sanh bực bội, vì khẩu vị mỗi người có khác. Tôn giáo trên thế gian cũng như thế, tùy căn cơ trình độ của mỗi người để cho họ được tự do lựa chọn.

Bản chất tôn giáo là đem an vui hạnh phúc cho nhân loại nhưng ngày nay chúng ta đã được nghe, được chứng kiến nhân danh tôn giáo gây ra cảnh đau thương tang tóc cho con người. Chính là vì nhiệt tình vì lợi tha mà mắc phải lỗi lầm như thế. Do đây, chúng ta càng thấm thiết câu “Phật hóa hữu duyên nhơn” và càng thấu hiểu được thái độ dường như tiêu cực của đạo Phật.

Kết luận

Qua những dữ kiện trên, tôi thấy đạo Phật rất thích hợp với tâm tư nguyện vọng của tôi. Càng tiến sâu vào đạo Phật, tôi càng thấy còn nhiều dữ kiện thích thú hơn, khiến tôi hăng hái phấn khởi trên đường tu. Tôi tự nghĩ đây là phúc lành nhiều đời của mình nên chọn được một đạo vừa chân thật, sáng suốt, tình thương, tự do và bao dung thế này. Sống trong thế kỷ hai mươi nhiều tôn giáo bị xao động vì câu nói ” Khoa học tiến thì tôn giáo thối”. Song khảo sát chính chắn trong đạo Phật, tôi thấy ngược lại và có thể nói “Khoa học tiến càng làm sáng tỏ đạo Phật”. Thật vinh hạnh cho tôi chọn được một đạo không bị ánh sáng khoa học làm lu mờ, mà có thể cùng sánh vai với khoa học đem lại hạnh phúc thật sự lâu dài cho nhân loại.