Top 6 # Xem Nhiều Nhất Vi Sao Toi Theo Dao Phat Moi Nhat 2019 Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

So Sánh Dao Nhật Và Dao Đức

Ngày: 10/08/2020 lúc 15:58PM

Khi bạn tìm mua một con dao chất lượng cao, có khả năng bạn sẽ bắt gặp 2 loại dao chính: dao Đức và dao Nhật . 2 trường phái dao trên đã khẳng định được vị thế của mình trên bản đồ thế giới. Vậy làm sao để đưa ra quyết định chọn lựa giữa 2 loại dao này?

Đã đến lúc bạn cần một con dao thực thụ mà đảm bảo được tiêu chí về độ sắc bén và sáng bóng. Hơn nữa, bộ dao bếp được thiết kế mang màu sắc riêng sẽ trở thành điểm nhấn trong gian bếp của bạn. Khi bạn tìm mua một con dao chất lượng cao như vậy, có khả năng bạn sẽ bắt gặp 2 loại dao chính: dao Đức và dao Nhật. Tất nhiên còn rất nhiều loại dao khác, nhưng 2 trường phái thiết kế dao trên đã khẳng định được vị thế của mình trên bản đồ thế giới về dao. Vậy làm sao để đưa ra quyết định chọn lựa giữa 2 loại dao này? Loại nào tốt nhất cho phong cách nấu ăn của bạn?

Sự khác biệt giữa 2 loại dao này chủ yếu nằm ở độ cứng của thép và góc cạnh, từ đó có sự phân biệt với nhau về độ bền và chức năng. Tuy nhiên, để làm sáng rõ câu hỏi ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhìn nhận 2 dòng dao Đức và dao Nhật từ 5 góc cạnh: loại thép, góc cạnh,cấu tạo, tính đối xứng và công dụng.

Loại thép

Thép là hợp kim bao gồm Sắt và Các-bon. Cả dao của Đức và Nhật đều được làm từ thép, nhưng là 2 loại thép có tỷ trọng thành phần cấu tạo khác nhau. Thang điểm Rockwell (HRC) được sử dụng để xác định độ cứng của một miếng thép: con số này càng cao tức là lượng Các-bon trong miếng thép đó càng lớn, thép càng cứng.

Lưỡi dao của Đức được rèn bằng loại thép khoảng 57 HRC, trong khi lưỡi dao của Nhật từ loại thép trong khoảng 60 đến 63HRC.

Lưỡi dao Nhật cứng hơn sẽ giữ cạnh tốt hơn, tuy nhiên kém bền hơn và dễ bị sứt mẻ, thậm chí có khả năng bị gãy. Các loại dao bằng thép mềm hơn của Đức bền hơn rất nhiều nhưng đánh đổi vấn đề không duy trì được góc cạnh lâu như dao Nhật. Đó là lý do khiến độ sắc của dao Đức không duy trì được lâu như dao Nhật.

Để khắc phục tình trạng lưỡi dao cứng dễ mẻ, dao Nhật áp dụng phương pháp rèn kiếm samurai – phương pháp ép lớp. Tức là bên ngoài lớp thép cứng, dao Nhật sẽ thường có thêm nhiều lớp thép mềm bên ngoài để cân bằng với độ cứng của dao, khiến dao vừa sắc – vừa giữ cạnh sắc tốt – lại bền, không dễ mẻ. Đây là lý do các dòng dao Nhật 3 lớp, damascus, 37 lớp, 63 lớp thép lại phổ biến hơn với người sử dụng. Vì thiết kế của nó cực kỳ tối ưu.

Góc mài dao 

Lưỡi dao Nhật Bản mỏng hơn các loại dao khác của Đức, thường trong khoảng 15–16 độ, so với 20 độ của dao kiểu phương Tây. Góc cạnh là điểm then chốt đối với độ sắc bén của một con dao; góc càng hẹp, đường cắt càng nhỏ, dao càng ít ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị của thực phẩm.

Trong kĩ thuật rèn dao của người Đức, lưỡi dao thường được hoàn thiện bằng máy, thì các loại lưỡi của Nhật Bản hầu như luôn được mài giũa và tinh chỉnh thủ công. Cạnh của hầu hết các loại lưỡi dao Đức đều được làm cong phù hợp với phong cách rocking cut của châu Âu, trong khi lưỡi dao Nhật thì thẳng hơn để tạo các lát cắt sắc ngọt và chính xác.

Cấu tạo

Thường thì các thương hiệu dao đến từ Đức đều thiết kế sản phẩm của mình với cấu tạo nguyên khối dọc từ lưỡi dao đến cán dao. Thậm chí các dòng dao Nhật được ưa chuộng tại thị trường châu Âu như Global cũng có thiết kế nguyên khối. Họ thích thiết kế dao nguyên khối.

Còn dao Nhật thì bộ phận cán dao được điều chỉnh sao cho thon gọn hơn, khiến cho trọng lượng cả con dao Nhật nhẹ hơn dao Đức. Do đó dao Nhật tạo cho người sử dụng một độ linh hoạt cao hơn.

Tính đối xứng

Trừ khi được sản xuất dành riêng cho thị trường Châu Âu, cạnh dao của những con dao Nhật được rèn không đối xứng – cạnh cắt nghiêng về tay thuận (thường là bên phải) của người dùng theo tỉ lệ 70/30. Có nghĩa là, người tiêu dùng thuận tay trái không thể sử dụng con dao đúng cách mà sẽ phải mua một con dao Nhật được thiết kế dành riêng cho người thuận tay trái. Đó gọi là các dòng dao vát một mặt.

Ngược lại, dao Đức luôn luôn cân bằng và đối xứng, người thuận tay phải và người thuận tay trái sử dụng không cảm nhận được sự khác biệt.

Công dụng

Một con dao Nhật Bản luôn được mài giũa sắc bén, rèn từ những nguyên liệu phù hợp cho những công việc yêu cầu độ chính xác cao và sự tinh tế như thái lát mỏng.

Trong khi đó, dao Đức có xu hướng dày hơn và nặng hơn vì vậy nó trở nên đa dụng hơn phần nào đó.

Vậy kiểu dao Đức hay dao Nhật phù hợp với phong cách nấu ăn của bạn?

Lưỡi dao Nhật Bản mỏng, sắc và nhẹ, đặc biệt lý tưởng cho những công việc chính xác phù hợp với phong cách nấu ăn của các đầu bếp theo phong cách Nhật Bản. Thép cấu thành lưỡi dao Nhật cứng hơn có nghĩa cạnh rất sắc nhưng lại đánh đổi bằng vấn đề lưỡi dao dễ bị mẻ và nứt hơn.

Loại dao Đức nặng hơn, dày hơn và toàn diện hơn, trọng lượng và thép mềm hơn làm cho con dao chắc hơn và bền hơn, và tốt cho cả việc chặt xương. Lưỡi dao của Đức đa năng hơn, dùng để băm, thái và thái sợi, bản chất đa mục đích và độ bền cao đi đôi với nhau.

Bạn vẫn không chắc chắn đâu là con dao phù hợp với mình?

Tóm lại, dao Đức và dao Nhật không quá quan trọng, đặc biệt là hiện nay, khi khoảng cách về sự khác biệt giữa 2 loại dao này ngày càng giảm. Một số loại dao của Đức hiện nay đã được mài sắc bén hơn, và trong khi đó các hợp kim mới đã cải thiện độ bền của dao Nhật Bản.

 

Cùng tham khảo ngay các dòng dao Nhật & Đức chính hãng tại KATANA: 

XEM NGAY

KATANA tự hào là đơn vị hàng đầu trong nhập khẩu, phân phối và bán lẻ sản phẩm dao Đức và Nhật chính hãng. Các thương dao bếp như KATANA, KAI, GLOBAL đến từ Nhật Bản hay ZWILLING đến từ Đức đều đã và đang mang những dấu ấn riêng và chiếm được sự tin cậy của người tiêu dùng quốc tế.

Khi mua hàng tại KATANA bạn được hưởng rất nhiều ưu đãi hấp dẫn và được bảo hành theo chế độ sau:

– Cam kết hàng chính hãng.

– Cam kết chất lượng cao, giá tốt trên thị trường.

BẢO HÀNH 1 ĐỔI 1 TRONG 7 NGÀY – BẢO HÀNH 24 THÁNG VỚI SẢN PHẨM DAO VÀ 12 THÁNG VỚI SẢN PHẨM KHÁC

Gọi ngay hotline: 083.777.8386 để được tư vấn!

Vì Sao Bệnh Nhân Suy Thận Cần Ăn Nhạt, Cách Chữa Bệnh Vì Sao Bệnh Nhân Suy Thận Cần Ăn Nhạt, Vi Sao Benh Nhan Suy Than Can An Nhat, Suy Thận

Vì sao bệnh nhân suy thận cần ăn nhạt?

Tôi có một người bạn bị suy thận mạn, phải chạy thận nhân tạo. Trong chế độ ăn uống bác sĩ dặn phải kiêng muối và kali nhưng những bệnh nhân này lại rất thèm muối. Xin quý báo cho biết vì sao lại phải kiêng muối và kali?

Hoàng Thanh(Hải Dương)

Suy thận mạn là hậu quả cuối cùng của nhiều bệnh thường gặp, nhất là bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, bệnh lý mạch máu thận… Mục tiêu căn bản trong điều trị bảo tồn suy thận mạn là tránh tổn thương thận, ngăn ngừa hay làm chậm sự tiến triển của suy thận mạn và điều trị hội chứng urê huyết cao. Đối với những bệnh nhân này, chế độ ăn nhạt là rất cần thiết, đặc biệt khi có phù, tăng huyết áp và suy tim. Muối chỉ nên dùng 1-2g/ngày, không nên ăn nhiều bột ngọt, bột canh, gia vị vì tất cả các loại này đều chứa natri. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần hạn chế kali. Do khi bị suy thận, kali bị ứ đọng lại dẫn đến tăng kali máu, nếu quá nhiều sẽ dẫn đến tử vong do ngừng tim mà không có dấu hiệu báo trước nào. Vì thế bệnh nhân suy thận mạn nên tránh các loại thức ăn giàu kali như mít, cam, chanh, lựu, các quả khô, hạt dẻ, lạc, cà phê. Nên ăn các loại rau, quả ít kali là bầu bí, su su, mướp, bắp cải, súp lơ, lê, táo, vú sữa, quýt, mận. Chế độ ăn nhạt làm người bệnh rất khó chịu, vì vậy cần thay đổi món ăn thường xuyên và người bệnh cần cố gắng thích nghi để tránh biến chứng nặng thêm

(Theo SKĐS)

Các Loại Dao Tiện Cnc, Mũi Dao Tiện Cnc, Chip Tiện Sắt, Dao Tiện Địa Hình

Các loại dao tiện CNC, mũi dao tiện CNC, chip tiện sắt, dao tiện địa hình: Dao tiện CNC có hai phần là phần cắt và phần cán được chọn lựa theo yêu cầu, đặt điểm của bề mặt chi tiết gia công. Các loại chip dao tiện (insert tiện, mảnh dao tiện) tiêu chuẩn và thông dụng nhất ngành cơ khí chế tạo, gồm nhiều chủng loại như dao tiện ren, tiện vai, tiện mặt đầu, tiện lỗ, tiện ngoài,.. tại chúng tôi chuyên trang bán buôn sỉ lẻ các dụng cụ cơ khí, các loại dao phay dao tiện chất lượng nhất hiện nay

# Các loại dao tiện CNC, mũi dao tiện CNC, chip tiện sắt, dao tiện địa hình

Trong lĩnh vực gia công cơ khí có rất nhiều loại dao tiện khác nhau được sử dụng trong máy tiện. Mỗi loại dao lại phù hợp với một chức năng và loại vật liệu cắt riêng. Dao tiện có nhiều loại dao như: dao đầu thẳng, dao đầu cong, dao vai, dao khỏa mặt đầu, dao tiện lỗ, dao tiện định hình… Mảnh dao tiện, dao tiện rảnh hay các loại phụ kiện dao tiện như cán dao chống rung giảm chấn,..

Tiện là gì?

Tiện là phương pháp gia công có phoi (kim loại, inox, sắt, thép, gang,..) được thực hiện bằng sự phối hợp hai chuyển động gọi là chuyển động tạo hình gồm chuyển động chính là chuyển động quay tròn của chi tiết và chuyển động chạy dao (chuyển động chạy dao dọc và chuyển động chạy dao ngang) và là phương pháp gia công cắt gọt kim loại thông dụng nhất, chiếm tỷ trọng lớn trong gia công kim loại ngành cơ khí bằng cách cắt (khoảng 25-50%) vì ngoài nguyên công tiện trên máy tiện còn có thể khoan, khoét, doa, taro,…

Dao tiện là gì?

Dao tiện là dụng cụ cắt dưới dạng một vật thể hình học có phần cắt với hình dáng và các góc nhất định được làm từ vật liệu có độ cứng cao hơn nhiều so với vật liệu chi tiết gia công, dao tiện dùng để tiện các chi tiết cần gia công.

Dao tiện gồm các loại thân dao chữ nhật, thân dao hình vuông, thân dao hình trụ, dao đầu thẳng, dao đầu cong, dao đầu uốn, dao đầu hẹp, dao phải, dao trái, dao tiện ngoài, dao xén mặt đầu, dao cắt đứt, dao cắt rãnh, dao tiện lỗ, dao định hình, dao cắt ren,…

Hiệu quả làm việc của dao tiện phụ thuộc vào các yếu tố: vật liệu phần cắt, hình dạng, kích thước dao, thông số hình học phần cắt, sự bẻ phoi, sức bền của dao. Theo dạng vật liệu phần cắt, có thể chia ra các loại: dao tiện bằng thép dụng cụ, thép gió, hợp kim cứng, kim cương.

Thông số hình học phần cắt của dao gồm: góc sau, góc trước, góc nâng của lưỡi cắt chính, góc nghiêng phụ, bán kính cong của mũi dao. Dao tiện là loại dụng cụ cắt đơn giản nhất và được dùng phổ biến nhất trong công nghệ gia công kim loại.

Các loại dao tiện

Khi gia công sản phẩm, muốn đảm bảo được độ chính xác về kích thước, hình dáng, độ nhẵn bóng cũng như năng suất thì đòi hỏi phải lựa chọn hình dáng, các góc và dạng mặt trước của dao sao cho phù hợp. Nếu như chưa có kinh nghiệm, bạn nên tham khảo ý kiến của các chuyên gia, nhân viên tư vấn bán hàng trước khi đưa ra quyết định.

Dao tiện được cấu tạo gồm ba bộ phận chính đó là thân hay còn gọi là cán dao, đầu gao và lưỡi dao.

– Cán dao: Thiết kế phần cán dao dùng để kẹp giữ dao trên ổ gá dao.

– Đầu dao: Được thiết kế gồm mặt thoát (mặt trước) và mặt sát (mặt sau). Trong quá trình cắt gọt phôi sẽ thoát ra ở mặt trước. Còn mặt sau chính và phụ sẽ đối diện với mặt gia công.

– Lưỡi dao: Có hai loại, một là lưỡi dao cắt chính ở giao tuyến giữa mặt sau chính và mặt trước của dao. Hai là lưỡi cắt phụ ở giao tuyến giữa mặt sau phụ và mặt trước. Riêng phần mũi dao là vị trí giao diểm của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ. Tùy theo mỗi trường hợp khác nhau mà lưỡi dao sẽ nhọn hay được mài với bán kính r.

Tùy thuộc vào những yếu tố sau để phân loại dao tiện:

Căn cứ theo hướng tiện của dao trong quá trình thi công mà người ta chia thành dao tiện trái và dao tiện phải.

Căn cứ theo hình dáng và vị trí của phần đầu dao tiện so với thân dao để phân loại thành dao thẳng, da đầu cong và dao cắt đứt.

Dựa theo chức năng, dao tiện lỗ được phân thành dao phá thẳng, dao xén mặt đầu, da ren, dao tiện móc lỗ, dao cắt rãnh, dao vai, dao địa hình, dao đầu cong. Ngoài ra, loại dao tiện còn được chia thành dao tiện thô hay dao tiện tinh.

Dựa theo cấu trúc của dao có thể chia thành da liền, dao hàn, dao răng chắp. Dao liền được sản xuất từ cùng một loại vật liệu. Dao hàn chắp với một phần được hàn, một phần kẹp chặt bằng cấu kẹp. Phần thân với vật liệu thép, phần dưới được chế tác từ những vật liệu dụng cụ đặc biệt.

1. Dao tiện ngoài và móc lỗ

Dao tiện ngoài có hai loại: dao tiện ngoài đầu thẳng (phải hoặc trái) và dao tiện ngoài đầu cong (phải hoặc trái), loại dao này vừa có thể tiện trụ ngoài vừa có thể vạt mặt đầu. Trong dao tiện ngoài có thể phân ra dao tiện trụ suốt và dao tiện trụ bậc ( Trong hai loại này có thể phân loại thêm dao tiện trái và dao tiện phải )

Dao tiện ngoài và móc lỗ được sử dụng khá phổ biến ở tại các xưởng gia công cũng như những chi tiết máy đòi hỏi tính thẩm mỹ cao cũng như trong quá trình thiết kế và sản xuất. Sản phẩm mảnh dao tiện với khả năng chống nứt rất hiệu quả nên được nhiều đơn vị gia công tin tưởng sử dụng.

2. Dao tiện lỗ

Dao tiện lỗ cũng có 2 loại là dao tiện lỗ suốt (lỗ thông) và dao tiện lỗ bậc (lỗ không thông). Dao tiện lỗ thường có kích thước nhỏ hơn dao tiện trụ ngoài và phần cắt cũng được chế tạo từ 2 vật liệu chính là thép gió (HSS) và thép hợp kim cứng (Carbide )

3. Dao tiện mặt đầu (dao xén mặt)

Dao tiện mặt đầu gồm có 2 loại : Dao vạt mặt đầu cong và dao vạt mặt đầu thẳng, phần cắt của dao tiện thường được chế tạo từ hai vật liệu chính là thép gió (HSS) và thép hợp kim cứng (Carbide). Loại dao này có thể chế tạo với góc φ = 90°

4. Dao tiện vai

5. Dao tiện rãnh và cắt đứt

Dao tiện rãnh và cắt đứt thường được sử dụng để cắt rãnh hoặc cắt đứt để tách chi tiết rời ra khỏi thanh vật liệu ngoài và cắt rãnh trong trên các chi tiết trụ tròn. Dạng hình học của bậc dẫn phoi (bậc phoi trượt) tạo dạng phoi nhỏ hơn bề rộng của rãnh.

6. Dao tiện ren

Dao tiện ren được dùng để tiện ren ngoài hoặc tiện ren trong. Dao tiện ren là bộ phận quan trọng trong máy tiện, không có nó chúng ta không thể nào tiện ren hay cắt bất cứ vật liệu nào cả. Chất lượng của mảnh dao tiện ren sẽ quyết định đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả công việc

7. Dao tiện định hình

Dao tiện định hình được dùng để gia công các bề mặt định hình tròn xoay trong sản xuất hàng loạt, hàng khối trên các máy tiện tự động, bán tự động.

Gia công bằng dao tiện định hình có một số ưu điểm sau:

Đảm bảo độ đồng nhất prôfin chi tiết trong quá trình gia công vì không phụ thuộc vào tay nghề công nhân mà chỉ phụ thuộc vào độ chính xác khi thiết kế và chế tạo dao tiện định hình.

Năng suất gia công cao vì giảm được thời gian máy và thời gian phụ.

Tuổi thọ lớn vì mài sắc được nhiều lần.

Dao tiện định hình có nhiều loại:

Theo hình dạng dao: dao hình tròn, dao hình lăng trụ.

Theo phương chạy dao: dao hướng kính, dao tiếp tuyến.

Theo các góc dao: dao gá thẳng, dao gá nghiêng.

Dao tiện định hình hình lăng trụ được kẹp chặt bằng mang cá và vít giữ được dùng để tiện các bể mặt ngoài định hình. Dao tiện định hình hình tròn được lắp vào trục gá và chống xoay bằng khía mặt đầu hoặc chốt .

Dao tiện định hình hình tròn được dùng để gia công các mặt định hình ngoài và trong (các lỗ định hình).

Dao tiện định hình được hướng kính các loại được gá sao cho đỉnh dao nằm ngang tâm chi tiết

Dao tiện đinh hình tiếp tuyến được gá sao cho mặt sau tiếp xúc với đường tròn bé nhất của chi tiết và hướng chạy dao tiếp tuyến với bề mặt chi tiết.

Dao tiện định hình hình tròn chế tạo dễ hơn hình lăng trụ, nhưng độ chính xác và độ cứng vững kém hơn. Profin lưỡi cắt của dao tiện định hình được tính toán và thiết kế dựa vào prôfin của chi tiết gia công (định hình) và khi dao mòn được mài sắc lại theo mật trước (mặt phắng) để đảm báo prôfin lưỡi cắt không thay đổi.

Các loại mảnh dao tiện

Các loại mảnh dao tiện có hình bình hành (ký hiệu A, B, K), hình thoi (ký hiệu C, D, E, M, V), hình chữ nhật (L), hình tròn (R), hình vuông (S), hình tam giác (T), hình 3 góc (W), hình bác giác (O), ngũ giác (P), lục giác (H).

Mảnh dao tiện (chíp tiện) thường được có hình dạng là cán thẳng, có hình vuông cho cán tiện ngoài và hình trụ cho cán tiện trong (lỗ). Tùy theo những vật liệu cần gia công mà người dùng có thể lựa chọn cán và mảnh dao cho phù hợp.

Mảnh dao tiện là loại dao cắt ngắn hạn, chỉ có hiệu quả sử dụng một lần. Chíp tiện, mảng tiện được dùng để gắn vào đài dao, nếu không có nó chúng ta không thể nào tiện được bất kỳ vật liệu nào cả. Thông thường nó sẽ được làm từ vậy liệu cứng như hợp kim chuyên dụng, thép gió (HSS) hoạc thép hợp kim cứng (Carbide).

Đặc điểm mảnh dao tiện (chip tiện)?

Để đáp ứng được yêu cầu trong gia công sản xuất đối với mảnh dao hợp kim cứng có các đặc điểm như sau:

Độ cứng: Muốn cắt được vật liệu kim loại thì độ cứng của dao phải lớn hơn độ cứng của vật liệu cần gia công

Độ bền cơ học: Trong khi cắt dụng cụ cắt thường phải chịu những lực, xung lực lớn do đó đòi hỏi tính năng sử dụng tốt cần thép có σb, ak cao.

Tính chịu cứng nóng: vật liệu bị nung nóng thường độ cứng giảm đi, tính chịu cứng nóng là khả năng giữ độ cứng ở nhiệt độ cao (không có chuyển biến tổ chức) trong một thời gian dài.

Tính chịu mài mòn: khi vật liệu dao đủ độ bền cơ học thì dạng hỏng chủ yếu là mài mòn. Khi độ cứng vật liệu làm dao cao thì tính chịu mài mòn phải cao.

Tính công nghệ: xét về điều kiện làm việc, vật liệu làm dao có yêu cầu dễ tôi, độ thấm tôi cao, độ dẻo ở trạng thái nguội và nóng, tính dễ gia công… ngoài ra còn cần thêm tính dẫn nhiệt cao, chống va đập và giá thành thấp.

Ứng dụng: Dùng để gia công Thép, Gang, Đồng, Nhôm, Inox, Hợp kim niken,…

Thông tin liên hệ

Hutscom là công ty chuyên cung cấp các loại phụ kiện, dụng cụ cơ khí chính xác và các sản phẩm dụng cụ cắt gọt gia công cơ khí chính xác từ các thương hiệu uy tính hàng đầu trên thị trường hiện nay.

Website: https://hutscom.vn/ 

Email: 

[email protected]

Hotline: 0903 867 467

Địa chỉ: phòng G7, số 06 Phùng Khắc Khoan, Phường ĐaKao, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh.

Mua dao tiện ở đâu uy tín?

Công ty chúng tôi là đại lý chuyên phân phối các loại dao cụ nổi tiếng: Kyocera, Monkula, Hitachi ..đảm bảo hàng chính hãng chất lượng cho quý khách hàng. Với đội ngũ nguồn nhân lực luôn được đào tạo chu đáo về kỹ thuật, nghiệp vụ chuyên môn, kỹ năng giao tiếp, tác phong, đạo đức nghề nghiệp… luôn được đề cao và nhằm để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh cũng như tạo một vị thế vững chắc trên thị trường….

Mua chip tiện, insert tiện, mảnh dao tiện ở đâu tốt?

Hutscom là đơn vị cung cấp dao cụ cắt gọt kim loại uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh. Là đại lý của các thương hiệu lớn như Kyocera, Winstar, Lach DiaMant, Monkula,.. nên các sản phẩm của chúng tôi cung cấp đảm bảo chất lượng. Đội ngũ nhân viên sẵn sàng hỗ trợ và tư vấn cho bạn các giải pháp hiệu quả và tiết kiệm chi phí