Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Trẻ 1 Tuổi Biếng Ăn Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Trẻ 1 Tuổi Biếng Ăn Phải Làm Sao?

Thông thường các bé 1 tuổi đã có thể ăn cơm nát, các thực phẩm cắt nhỏ (thịt, rau củ quả luộc,…). Khi này, các bé dần bước vào giai đoạn phát triển nên cơ thể đòi hỏi lượng dinh dưỡng cao hơn nhiều so với trước. Tuy nhiên, việc làm quen với các đồ ăn mới, cách chế biến mới, hay do cơ thể đang bước sang giai đoạn phát triển mới (tập đi, tập nói,…) rất dễ khiến trẻ lười ăn. Mẹ có thể thấy khi trẻ không thích ăn, trẻ thường lắc đầu hoặc né tránh, thậm chí có nhiều bé còn phản ứng mạnh hơn như ném thức ăn tung tóe, la hét,… nếu bố mẹ ép ăn quá mức.

Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn

Thực đơn nhàm chán

Không chỉ trẻ nhỏ, ngay cả người lớn khi phải ăn mãi một món cũng có cảm giác chán, không hứng thú với bữa ăn. Mới chỉ 1 tuổi, trẻ chưa thể diễn đạt cho mẹ hiểu bằng lời nói, tuy nhiên trẻ thường biểu hiện thái đờ thờ ơ với đồ ăn. Khi đó mẹ hãy hiểu rằng trẻ đã quá chán với những món ăn cũ, mẹ cần chuẩn bị thêm cho trẻ nhiều món ăn mới để thay đổi khẩu vị cho con.

Bé 1 tuổi chưa biết nói nhưng qua cử chỉ, hành động của bé, mẹ có thể hiểu khi nào bé chán ăn

Bé đang mọc răng sữa

Ngoài ra, những tổn thương khác trong khoang miệng như các vết loét, nhiệt miệng cũng sẽ khiến trẻ thường xuyên quấy khóc và biếng ăn. Mẹ hãy để ý và giúp bé vệ sinh vùng miệng hàng ngày để bé chóng khỏi.

Bé cảm thấy lạ lẫm, chưa quen với chế độ dinh dưỡng mới

Cách chế biến đồ ăn sẽ thay đổi dần theo từng giai đoạn phát triển của trẻ. Thông thường trẻ bắt đầu ăn dặm lúc 6 tháng, chuyển qua ăn cháo lúc 8 tháng và có thể bắt đầu làm quen với cơm nát khi tròn 1 tuổi. Do đó, việc chuyển đổi chế độ dinh dưỡng, thay đổi khẩu phần ăn cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn.

Trẻ đang bị bệnh

Khi bị bệnh trẻ thường biếng ăn, thường xuyên quấy khóc

Nếu trẻ bỗng nhiên chán ăn, bỏ bữa, thường xuyên quấy khóc, cáu kỉnh, tỏ ra khó chịu, đó có thể là dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị bệnh, phổ biến nhất là các bệnh viêm đường hô hấp (sốt cao, sổ mũi, viêm họng, ho,…), rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy, táo bón,…). Mẹ hãy theo dõi sức khỏe của bé trong những ngày này để phát hiện bệnh sớm và có biện pháp điều trị dứt điểm cho trẻ.

Bé mê chơi hơn mê ăn

Các bé 1 tuổi đang trong giai đoạn tập đi và khám phá thế giới xung quanh. Do đó, trẻ ham chơi đến nỗi quên cả ăn là một điều hết sức bình thường. Khi đó, mẹ đừng vội cấm đoán, giới hạn giờ chơi của con. Thay vào đó, mẹ hãy khéo léo biến mỗi giờ ăn của bé trở thành một tiết học đầy thú vị và bất ngờ với bé. Mẹ hãy thử chuẩn bị cho bé những món ăn với những hình thù ngộ nghĩnh, như vậy vừa giúp trẻ hứng thú hơn với đồ ăn, bé ăn ngon miệng hơn, vừa là tiết học bổ ích giúp con khám phá, làm quen với thế giới xung quanh.

Với bé 1 tuổi, mẹ đã có thể kết hợp cho bé ăn các đồ mềm như cháo, súp, với các đồ thô như rau củ quả luộc

Không khí bữa ăn căng thẳng

Không khí bữa ăn gia đình căng thẳng, phải chứng kiến cảnh bố mẹ cãi nhau trong bữa ăn cũng dễ khiến bé chán ăn, sợ hãi. Do đó, bố mẹ cần đảm bảo giờ ăn vui vẻ, thoải mái cho bé, tuyệt đối không cãi vã, căng thẳng trước mặt bé.

Do trẻ ăn nhiều bữa phụ

Cách trị biếng ăn ở trẻ 1 tuổi

Mẹ có thể bổ sung cho trẻ cốm NutriBaby mỗi ngày sẽ giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt hơn. Sự kết hợp hoàn hảo giữa các thành phần axit amin, khoáng chất và vitamin với các thành phần thảo dược tự nhiên, NutriBaby giúp trẻ có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ăn ngon tiêu hóa tốt, tăng cường hấp thụ chất dinh dưỡng, bổi bổ cơ thể, giúp trẻ ăn phát triển cơ thể khỏe mạnh.

Hơn nữa, NutriBaby còn mang đến tác dụng vượt trội trong việc nâng cao thể trạng cho trẻ: Hỗ trợ hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng cho trẻ, giúp phòng ngừa mắc các bệnh nhiễm khuẩn theo mùa như viêm mũi, viêm họng, viêm amidan, sốt cao, rối loạn tiêu hóa,… đặc biệt là đối với các bé có thể trạng yếu, suy giảm miễn dịch, hay ốm vặt, đang điều trị viêm đường hô hấp bằng kháng sinh.

Cốm NutriBaby giúp bố mẹ “vơi đi” nỗi lo con biếng ăn, viêm hô hấp,…

Đừng cố ép bé ăn hết món ăn mà bé không thích và không muốn ăn. Đồng thời, mẹ hãy thay đổi thực đơn cho bé thường xuyên với những món mới lạ để thay đổi khẩu vị cho bé. Với những món ăn mới, mẹ nên cho bé ăn từng ít một để bé làm quen dần.

Đa dạng thực đơn là một trong những biện pháp quan trọng để trị biếng ăn ở trẻ 1 tuổi

Mẹ có thể băm nhỏ và nấu nhừ thức ăn để bé dễ ăn hơn chứ không nên xay nhuyễn để tránh làm mất đi những thành phần dinh dưỡng trong đồ ăn. Tuy nhiên, vào những thời điểm bé đang mọc răng hay bị nhiệt miệng, mẹ có thể xay nhuyễn hoặc nấu loãng dạng súp để việc ăn uống không tác động quá nhiều lên vị trí đau trong khoang miệng và giúp bé dễ nuốt hơn.

Với các bé 1 tuổi, bé đã bắt đầu làm quen với ăn thô. Mẹ lưu ý khi nấu đồ ăn cho trẻ, mẹ nhớ không nên nấu thức ăn quá đặc hay quá lỏng.

Mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn của trẻ thành nhiều bữa nhỏ, khoảng 5-6 bữa/ngày thay vì 3 bữa chính như trước đây để trẻ không phải ăn quá nhiều một lúc.

Hãy cho trẻ được ngồi cùng bàn ăn và ăn chung cùng với cả gia đình. Tốt nhất nên để bé ngồi vào ghế ăn dặm chuyên dụng để bé cảm thấy thoải mái nhất. Trẻ nhỏ thích bắt chước người lớn, do đó khi nhìn thấy cả nhà ăn uống ngon lành, vui vẻ, bé cũng sẽ hứng thú với ăn uống hơn rất nhiều.

Một trong những nguyên tắc quan trọng bố mẹ cần nhớ đó là tuyệt đối không la mắng, quát tháo con trong bữa ăn, bởi vì không những khiến bé sợ hãi mà còn làm tình trạng biếng ăn của bé trở nên tồi tệ hơn.

Chế độ dinh dưỡng dành cho bé 1 tuổi

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chế độ dinh dưỡng tốt nhất dành cho bé 1 tuổi như sau:

Gồm 3 bữa chính trong ngày. Ở độ tuổi này, đồ ăn của các bé thường là cháo, súp,… hoặc có những bé thích ăn cơm rất sớm. Nhưng dù ăn gì chăng nữa thì bữa ăn của bé cũng phải đủ 4 nhóm chất bao gồm: chất bột (gạo, đỗ,…), chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng,…), chất béo (dầu ăn, mỡ động vật), vitamin và các khoáng chất (trong các loại rau xanh, trái cây).

Ở lứa tuổi này, nhất là với các trẻ 1 tuổi biếng ăn, nguồn cung cấp năng lượng từ sữa vẫn rất quan trọng. Mẹ cần tăng cường cho bé bú sữa mẹ hoặc dùng sữa công thức. Mỗi ngày cho bé bú khoảng 600-800ml sữa, đó có thể là sữa mẹ, sữa công thức hoặc sữa tươi,…

Ngoài các bữa chính trong ngày, mẹ có thể bổ sung cho bé các bữa phụ bằng sữa chua, váng sữa, trái cây, vừa giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu như vitamin, các khoáng chất vừa giúp bé tiêu hóa tốt hơn. Nhưng mẹ lưu ý cần cho trẻ ăn vặt xa bữa ăn và không nên ăn quá nhiều.

Trẻ 3 Tuổi Biếng Ăn: Từ 1 Đến 10 Tháng Tuổi Trẻ Lười Ăn Phải Làm Sao?

Trẻ 3 tuổi biếng ăn trong thời gian ngắn mẹ không nên quá lo lắng. Bởi đây là giai đoạn các con đang hình thành thói quen ăn uống riêng. Mẹ sẽ thấy cách bé làm quen với các món ăn khác với người lớn. Do đó với các bé biếng ăn ở độ tuổi này, mẹ nên tham khảo và áp dụng các biện pháp phù hợp để giúp trẻ ăn ngon miệng. Đồng thời, hãy quan sát để hiểu rõ tâm lý cũng như sở thích ăn uống của các bé.

Dấu hiệu của bé 3 tuổi biếng ăn

Để giúp cha mẹ không bị nhầm lẫn việc biếng ăn với việc trẻ ăn ít. Một số dấu hiệu dưới này giúp mẹ hiểu rõ hơn và nhận định đúng hơn.

Bé ăn ít đi, bỏ bữa.

Bé khóc lóc, thậm chí sợ hãi những bữa ăn.

Thức ăn ngậm trong miệng, không chịu nuốt, nôn đồ ăn.

Bé ăn trong thời gian kéo dài nhưng ăn được rất ít.

Cân nặng có thể giảm sút.

Đó là những biểu hiện của chứng biếng ăn. Với những trẻ ăn ít nhưng vẫn phát triển bình thường và không sụt cân. Mẹ đừng quá lo lắng, trẻ vẫn đang phát triển bình thường.

Nguyên nhân nào khiến trẻ 3 tuổi biếng ăn?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, do đó, cha mẹ cần quan sát kỹ xem trẻ 3 tuổi biếng ăn do những nguyên nhân chính nào để có cách xử lý phù hợp.

Trẻ không muốn thay đổi thói quen ăn uống từ trước. Trường hợp này trẻ chỉ ăn cháo hoặc cơm trắng, không thích làm quen với các món ăn mới.

Bố mẹ ép con ăn quá nhiều đồ ăn. Vô tình tạo áp lực cho trẻ, khiến trẻ sợ hãi, ám ảnh với việc ăn uống.

Các món ăn của bố mẹ chưa hấp dẫn, chưa đủ kích thích trẻ.

Trẻ ăn nhiều món ăn vặt trước bữa chính sẽ tạo cảm giác no giả. Đến bữa ăn chính, trẻ không có cảm giác thèm ăn.

Trẻ học theo thói quen ăn uống của người lớn. Trẻ quan sát những người trong gia đình, nếu trong bữa ăn có người bỏ bữa, hoặc vừa ăn vừa xem tivi, dùng điện thoại,… có thể trẻ sẽ bắt chước theo.

Ngoài những nguyên nhân trên, bé 3 tuổi bị biếng ăn có thể do một số vấn đề sức khỏe như: rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, viêm phổi, đau họng,… khiến cơ thể trẻ mệt mỏi, không muốn ăn, bỏ bữa.

Cách chăm sóc bé 3 tuổi biếng ăn

Trẻ 3 tuổi biếng ăn phải làm sao? Khi các bé biếng ăn, các bậc phụ huynh cần hết sức nhẹ nhàng, kiên trì theo dõi các giai đoạn phát triển của trẻ. Khi các bé biếng ăn ở độ tuổi này, mẹ cần lưu ý những điều dưới này.

Bổ sung bào tử lợi khuẩn hỗ trợ tiêu hoá cho trẻ 3 tuổi biếng ăn

Bổ sung men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn cho bé sẽ giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Số lượng lớn lợi khuẩn khi vào cơ thể sẽ tổng hợp và tăng nồng độ enzyme, giúp tiêu hóa thức ăn và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn. Đồng thời, lợi khuẩn cũng tổng hợp ra nhiều vitamin, đặc biệt các vitamin nhóm B, giúp tăng cường cảm giác ngon miệng.

Ngoài ra, các bào tử lợi khuẩn còn giúp kích thích cơ thể tiết kháng thể miễn dịch IgA giúp tăng đề kháng và củng cố hệ miễn dịch của bé.

Cho bé ăn đúng giờ, đúng bữa để trẻ quen dần với 3 bữa chính và 3 bữa phụ mỗi ngày. 

Đa dạng thực đơn và ưu tiên chế biến những món ăn mà bé thích. Đồng thời, chế biến những món ăn mới, những thực phẩm mới giúp bé tập làm quen dần. 

Hãy tập cho trẻ chủ động trong ăn uống. Bé có thìa bát riêng, tự xúc ăn và cho ý kiến nhận xét về các món ăn của mình. Cách này giúp tạo hứng thú cho trẻ trong mỗi bữa ăn.

H

ãy cho trẻ cùng tham gia vào bữa cơm gia đình để trẻ có thể quan sát và bắt chước người lớn xúc cơm, lấy thức ăn.

Giữ gìn vệ sinh cho bé, đặc biệt là vệ sinh tai-mũi-họng.

Thường xuyên cho bé vận động, vui chơi, tập thể dục hàng ngày.

Đảm bảo cho bé 3 tuổi ngủ đủ giấc. Bởi chất lượng giấc ngủ của con vô cùng quan trọng, giúp con yêu phát triển thói quen ăn uống. Ngủ đủ và vận động đúng cách sẽ giúp kích thích dạ dày và vị giác của con hơn.

Những điều mẹ cần tránh khi chăm trẻ 3 tuổi

Tránh cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn.

Không dùng bánh, kẹo, kem,… để dụ trẻ ăn bữa chính.

Không nên “treo thưởng” cho trẻ ăn bằng việc chơi điện thoại, xem tivi, đi ăn rong,….

Tránh nấu hoài một món khiến trẻ ăn đến phát chán

Sai lầm phổ biến của mẹ khiến trẻ biếng ăn

Cho trẻ ăn thật nhiều rau xanh nhưng không ăn trái cây

Đây là một sai lầm khá phổ biến. Đa số các cha mẹ đều biết rau xanh tốt cho hệ tiêu hóa, giúp ngăn táo bón cho trẻ. Do đó, hầu hết cha mẹ đều cho bé ăn thật nhiều rau xanh. Tuy nhiên, không nhiều cha mẹ hiểu được rằng, ăn nhiều rau xanh nghĩa là lượng chất xơ bổ sung vào cơ thể lớn. Điều này gây mất cân bằng các nhóm chất khác như chất đạm, chất béo lại quá ít.

Hơn nữa, các món rau thường được chế biến ở dạng xào, nấu nhừ… Cách chế biến này khiến rau mất đi lượng chất dinh dưỡng có lợi và chỉ còn lại chất xơ thô. Chính vì thế, ăn nhiều rau có thể khiến cơ thể bé khó tiêu, ứ hơi, đại tràng giữ nhiều nước. Từ đó cản trợ khả năng hấp thu canxi, kẽ của cơ thể.

Bên cạnh việc cho bé ăn nhiều rau, cha mẹ còn quên bổ sung hoa quả tươi vào thực đơn cho bé. Thói quen ăn ít trái cây, nước ép của người Việt khiến cơ thể thiếu hụt vitamin C, B, A. Và việc này khiến vấn đề răng miệng xảy ra, sức đề kháng giảm, chóng mặt và rối loạn tiêu hóa…

Phần lớn các bố mẹ đều muốn con tăng cân, ăn khỏe. Đặc biệt khi nhìn thấy “con nhà người ta” ăn tốt, tăng cân vù vù, bụ bẫm là thích, là mong muốn con mình cũng được như vậy. Chính vì mong muốn này, nhiều cha mẹ ép con ăn bằng mọi giá. Khi con đã từ chối vì ép cố cho khỏi phí thức ăn, hoặc dùng những câu kinh điển như “còn một thìa cuối cùng, nốt nào”…

Cha mẹ đâu biết, dạ dày của bé chỉ trữ được một lượng ít thức ăn, không giống với người lớn. Đặc biệt, hệ tiêu hóa của bé cũng còn rất yếu. Cho nên, dù ép bé ăn nhiều những cơ thể bé không tiêu hóa được chỉ khiến bé dần trở nên biếng ăn, táo bón hoặc đau bụng triền miên mà thôi. Chính vì vậy, hãy để bé ăn đủ với nhu cầu cơ thể. Không ép ăn, không ăn cố khi bé đã muốn dừng bữa.

Nhà có trẻ 2 tuổi biếng ăn phải làm sao?

Nguyên nhân nào khiến trẻ 2 tuổi biếng ăn?

Trẻ 24 tháng biếng ăn do thay đổi sinh lý

Giai đoạn 2 tuổi là khi bé đang trong quá trình mọc răng. Rất có thể bé biếng ăn do mọc răng, đau nướu kèm theo rối loạn bài tiết nước bọt khiến bé đau và sợ ăn uống. Hơn nữa, các bé đang trong giai đoạn tập đi, chạy rất dễ chán ăn hoặc giảm sức ăn trong vài ngày.

Nhiều bậc phụ huynh chỉ ép con ăn nhiều mà vô tình bỏ qua vấn đề chất dinh dưỡng của món ăn mới là quan trọng. Chính vì quan điểm muốn con ăn càng nhiều càng tốt mà không ít bố mẹ đã thúc ép con ăn bằng mọi cách. Điều này gây ra tâm lý hoảng sợ, khiến bé càng ngày càng chán ăn, lười ăn. Bên cạnh đó, một số những cách chăm sóc bé thiếu khoa học như sau:

Mẹ lười đổi thực đơn cho bé. Một món ăn lặp đi lặp lại thường xuyên có thể khiến trẻ chán ăn hoặc ăn ít.

Mẹ nấu món ăn mới nhưng không phù hợp với khẩu vị, sở thích của bé.

Bữa ăn hằng ngày của bé thiếu chất xơ. Đây là một trong những yếu tố kích thích bé ăn ngon miệng, hỗ trợ tiêu hoá tốt hơn mà mẹ bỏ qua.

Bé ăn vặt (bánh kẹo, nước ngọt,…) trước bữa ăn, gây hiện tượng “no giả”. Bên cạnh đó, món ăn vặt không có hoặc có ít dinh dưỡng khiến bé vẫn chậm lớn.

Bé uống sữa công thức nhiều hơn sữa mẹ: các bé được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và được bú sữa mẹ cho đến khi 2 tuổi có thể sẽ ăn uống tốt hơn so với các bé cai sữa sớm.

Cách khắc phục chứng biếng ăn ở bé 2 tuổi

Thiết lập một thói quen ăn uống

Nấu thức ăn dễ cầm và không quá cứng để kích thích khả năng nhai của bé

Đa dạng món ăn, trang trí bắt mắt các món ăn.

Tránh cho bé ăn gia vị quá mặn hoặc quá ngọt.

Dừng cho ăn khi bé ăn đủ no hoặc dị ứng thức ăn.

Để có cách giúp bé hết biếng ăn, trước tiên bố mẹ phải tìm hiểu rõ nguyên nhân. Đơn giản nhất là quan sát các biểu hiện và tình trạng của bé mỗi ngày. Nếu bé đi nhà trẻ, hãy nhờ cô giáo quan sát các biểu hiện của bé.

Men vi sinh cải thiện biếng ăn cho bé

Không phải men tiêu hóa mà là men vi sinh. Bởi trong men vi sinh cung cấp hàm lượng lợi khuẩn cao hơn cả. Đặc biệt, các lợi khuẩn này có khả năng giúp cơ thể tăng tổng hợp vitamin, tăng sản xuất enzyme tốt cho quá trình tiêu hóa. Do đó, cha mẹ nên chọn loại men vi sinh có thành phần bào tử lợi khuẩn để tác dụng cao hơn.

Thực đơn cho trẻ 5 tuổi biếng ăn

Thực đơn buổi sáng cho bé 5 tuổi lười ăn

Cháo sườn củ dền

Đôi khi mẹ có thể cho bé 5 tuổi ăn cháo dinh dưỡng để cải bữa. Món cháo cũng là món giàu dinh dưỡng và tốt cho tiêu hóa của bé. Cách thực hiện món cháo sườn củ dền như sau:

Bước 1: Xay nhuyễn củ dền rồi lọc rây lấy nước.

Bước 2: Dùng 20g gạo tẻ và 20g gạo nếp ninh nhừ cùng 500g sườn thành cháo.

Bước 3: Khi cháo chín nở đều, nêm gia vị vừa ăn rồi đổ nước củ dền vào. Đung thêm 5-10 phút thì tắt bếp, để nguội bớt là ăn được.

Bún, phở cũng là một trong những món ăn yêu thích của nhiều bé. Do đó, mẹ có thể áp dụng để làm mới bữa ăn và giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Bước 1: Ninh khoảng 200g sương lợn để lấy nước dùng. Mua thịt viên sẵn tại siêu thị về rồi chiên chín vừa. Sau đó sốt (nhiều nước) cùng cà chua cho vừa ăn.

Bước 2: Trần bún cho nóng, vẩy ráo nước rồi cho vào bát tô. Đổ nước nước sốt cà chua và thêm nước hầm sương vào rồi ăn.

Thực đơn bữa trưa cho trẻ biếng ăn

Canh cua mồng tơi, mướp

Canh tôm nấu bí

Canh rau ngót nấu thịt

Canh ngao nấu dứa cà chua giá đỗ

Thịt bò xào rau củ (súp lơ xanh, cà rốt, hành tây)

Chả cá chiên sốt cà chua

Thực đơn buổi tối cho bé 5 tuổi chán ăn

Thịt gà rang nhạt

Cá thu sốt cà chua

Đùi gà, cánh gà chiên không dầu

Canh cá diêu

Bò sốt vang ăn cùng bánh mì

Thực đơn các bữa phụ

Trái cây: cam, chuối, bưởi, táo, lê, kiwi, xoài

Sữa, sữa chua

Bánh rán hẹ, bánh xèo, bánh sữa chua, bánh trà xanh khoai lang…

Bổ sung men vi sinh bào tử lợi khuẩn Pregmom trước hoặc ăn mỗi bữa ăn (2 lần/ngày) để tăng hấp thu, giảm táo bón và tăng cường hệ miễn dịch

Một số gợi ý sau để trẻ thèm ăn

Cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, đa dạng để trẻ tránh bị chán.

Các món ăn cần dễ tiêu hóa, phù hợp với lứa tuổi và đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

Không cho bé ăn vặt gần với thời gian bữa chính.

Tránh cho trẻ đi ăn rong vì như thế vừa kéo dài thời gian trẻ ăn, vừa không có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ.

Không quát mắng trẻ trong bữa ăn, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Vì như vậy dễ tạo nên tâm lý sợ hãi, dễ dẫn đến biếng ăn tâm lý.

Xây dựng thực đơn đa dạng, nhiều lựa chọn

Thẩm mỹ của món khá quan trọng, lôi kéo được sự chú ý và kích thích vị giác của bé.

Các thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ

Trứng là thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho trẻ. Trong trứng có chứa nhiều đạm, chất béo, muối khoáng, và các loại vitamin. Trẻ dưới 1 tuổi nên ăn lòng đỏ, còn trẻ trên 1 tuổi nên ăn cả quả trứng.

Trẻ khoảng 7 tháng tuổi bắt đầu có thể ăn được cá, tôm, cua. Các phụ huynh nên tập cho trẻ ăn từng ít một. Chế biến bằng cách xay, nghiền nhỏ cá, tôm để nấu bột hoặc cháo. Nếu là cá đồng, mẹ có thể luộc chín cá rồi gỡ xương. Cá biển nhiều thịt, ít xương thì có thể xay sống rồi cho vào nấu bột, nấu cháo. Cua thì giã lọc lấy nước rồi chế biến.

Cho trẻ ăn các loại thực phẩm cung cấp chất béo. Trẻ cần được ăn cả dầu và mỡ thay đổi. Cha mẹ hãy đảm bảo cho trẻ ăn đủ lượng theo lứa tuổi của trẻ.

Cần chú ý cho trẻ uống đủ nước, nước hoa quả tươi và ăn thêm hoa quả để cung cấp đủ vitamin và yếu tố vi lượng cho trẻ.

Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng biếng ăn

Dinh dưỡng cho trẻ 8 tháng cực kì quan trọng. Đây là giai đoạn bé chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần cho bé bú đủ 750-1000ml sữa mỗi ngày.

Bữa ăn cần 2-3 bữa cháo mặn và 2 bữa phụ. Các món ăn cho bữa phụ có thể là sữa chua, hoa quả, bánh bông lan…

Dần cho trẻ tập quen với thức ăn đặc. Nguyên tắc là cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, từ lỏng tới đặc và từ mềm đến cứng.

Đừng quên sữa chua, váng sữa vào thực đơn dinh dưỡng cho bé 8 tháng tuổi. Bởi đây là nguồn cung cấp vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Các lợi khuẩn hỗ trợ quá trình tiêu hóa trơn tru, kích thích ăn ngon và hạn chế táo bón hiệu quả.

Bổ sung các thực phẩm giàu sắt, canxi, kẽm cho bé. Một số thực phẩm mẹ cần bổ sung như trứng gà, thịt bò, tim, tôm, hến… Nếu bé uống sữa ngoài, không bú sữa mẹ thêm, mẹ cần chọn loại sữa công thức có bổ sung prebiotic. Bởi prebiotic là một loại thức ăn cho lợi khuẩn (probiotic). Do đó, các lợi khuẩn trong ruột sẽ phát triển tốt hơn, giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột.

Thực đơn cho bé biếng ăn trong độ tuổi ăn dặm

Giờ Thứ 2,4 Thứ 3,5 Thứ 6, chủ nhật Thứ 7

6h 200ml sữa mẹhoặc sữa công thức 200ml sữa mẹhoặc sữa ngoài 200ml sữa mẹhoặc sữa công thức 200ml sữa mẹhoặc sữa công thức

8h Bột thịt lợn Bột dinh dưỡng Bột thịt bò, hoặc bột thịt gà Bột trứng

10h Chuối tiêu: 1/3 -1/2 quả Đu đủ: 100g Hồng xiêm: 1 quả Xoài: 100 g

11h 200ml sữa mẹhoặc sữa công thức 200ml sữa mẹhoặc sữa công thức 200ml sữa mẹhoặc sữa ngoài 200ml sữa mẹhoặc sữa ngoài

14h Bột rau củ quả Bột cua Bột tôm Bột đậu

16h Nước cam vắt: 50ml Nước cam vắt: 50ml Nước cam vắt: 50ml Nước cam vắt: 50ml

18h Bột gan lợn Bột đậu xanh bí đỏ Bột thịt bò Bột trứng, cà rốt

19h Bú mẹ đến sáng hôm sau 200ml sữa mẹhoặc sữa công thức 200ml sữa mẹhoặc sữa ngoài 200ml sữa mẹhoặc sữa công thức

Cách giúp bé ăn ngon miệng, tăng hấp thu, tiêu hóa tốt

Ngoài những gợi ý ở trên, cha mẹ nên tham khảo bổ sung men vi sinh cho bé. Đặc biệt những loại men vi sinh chứa bào tử lợi khuẩn. Nghĩa là trong thành phần của men vi sinh chủ yếu chứa các chủng lợi khuẩn, ví dụ chủng Bacillus. Bởi những lợi khuẩn có khả năng tạo bào tử (bào tử lợi khuẩn) như vậy giúp hệ vi sinh đường ruột được cân bằng. Ngoài ra, các lợi khuẩn còn giúp cơ thể tăng sản xuất enzyme, tăng tổng hợp vitamin giúp trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt, tăng khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng.

Chế độ ăn dặm dành cho bé 10 tháng tuổi

Cả trẻ bình thường hay trẻ biếng ăn đều cần 4 nhóm chất chính.Vì vậy, khi xây dựng thực đơn cho trẻ, mẹ cần đảm bảo đầy đủ 4 nhóm chất trong một bữa ăn. Cụ thể: chất bột đường (có trong bột), chất đạm (có trong thịt, cá, tôm, cua), chất béo (có trong dầu ăn, mỡ), vitamin và các chất khoáng (có trong rau, trái cây).

Mỗi ngày có 3 bữa ăn chính: ăn bột hoặc ăn cơm nhão.

Chia ra 2 bữa ăn phụ: ăn trái cây.

Trẻ còn bú sữa: trẻ bú mẹ hoặc bú bình sẽ cần khoảng 500 – 600ml ngày.

Nếu thiếu đi một trong số các thành phần nêu trên đều rất nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự hấp thu dinh dưỡng và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ví dụ nếu trẻ bị thiếu chất béo, trẻ sẽ khó hấp thu được các loại vitamin như A, D, E, K,… vì các vitamin này phần lớn đều được hòa tan trong dầu.

Vì Sao Trẻ 6 Tuổi Biếng Ăn Và Cách Để Giải Quyết?

Vì sao trẻ 6 tuổi biếng ăn

Có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng biếng ăn ở trẻ sau đây là một vài nguyên nhân thường gặp nhất

– Trẻ em thiếu hụt vitamin.

Vitamin và một số chất vi lượng như sắt, kẽm … sẽ tham gia vào sự hình thành enzyme cũng như tham gia vào quá trình chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng vào cơ thể. Những chất dinh dưỡng này sẽ được cung cấp từ thực phẩm nhưng do trẻ biếng ăn nên chắc chắn sẽ dẫn đến tình trạng thiết hụt vitamin.

Để cải thiện sự thiếu hụt này, các bạn nên bổ sung vitamin và chất dinh dưỡng theo chỉ dẫn của bác sĩ dinh dưỡng để giúp cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ. Tuy nhiên, cẩn thận không nên bổ sung quá gây dư thừa làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

– Trẻ bị ép phải ăn, gây tâm lý sợ hãi khi ăn

Mỗi cha mẹ đều rất lo lắng khi thấy biếng ăn, bỏ bữa, vì vậy khi tình trạng xảy ra ở trẻ thường sẽ ép trẻ ăn. Bạn không biết rằng đó là nguyên nhân khiến cho trẻ cảm thấy lo lắng bữa ăn và thường xuyên chạy trốn hoặc phản ứng lại với cha mẹ.

Vậy làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Hãy cho trẻ ăn một cách tự nhiên với bầu không khí thoải mái, đừng ép trẻ ăn quá nhiều sẽ tạo ra một tâm lý tốt cho trẻ, đồng thời kích thích enzym để giúp trẻ tiêu hóa tốt hơn và ăn ngon miệng hơn.

– Do trẻ ăn vặt và ăn bữa không đúng bữa

Nhiều cha mẹ thường cho trẻ ăn vặt cũng như khi trẻ không hợp tác lại lấy những món ăn vặt như bánh ngọt, đồ ăn nhẹ, bim bim, kem sữa … để dỗ trẻ. Tuy nhiên, điều này là cách làm mà các bạn nên tránh.

Thường xuyên cho trẻ ăn vặt, đồ ngọt sẽ làm tăng mức đường trong máu của trẻ, làm trẻ cảm thấy bụng đầy, không muốn ăn từ đó dẫn đến bỏ bữa, gây thiếu hụt chất dinh dưỡng. Đồng thời, các bạn cũng phải chú ý cho trẻ ăn đúng thời gian để đảm bảo sự hấp thụ chất dinh dưỡng tốt nhất.

– Thực phẩm không phù hợp cho trẻ

Cha mẹ thường nghĩ rằng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt, trứng, cá, sữa … là tốt cho trẻ của bạn nên cần phải thường xuyên lặp lại trong menu. Tuy nhiên, đây lại là nguyên nhân góp phần biếng ăn ở trẻ.

Trên thực tế, trẻ cần được cung cấp đa dạng nguồn thực phẩm để đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng và làm cho việc ăn dễ dàng hơn. Vì vậy, ngoài thực phẩm như trên, các bạn nên thêm vào thực đơn của trẻ rau xanh, trái cây tươi giàu vitamin hoặc hải sản như tôm, cua, lươn.

Cách giúp trẻ 6 tuổi cải thiện tình trạng biếng ăn

Để giúp trẻ đỡ biếng ăn thì các bạn có thể tham khảo, áp dụng những cách sau đây:

– Cho trẻ ăn lúc đói: Chắc chắn, đây là lúc trẻ ăn nhiều nhất và ăn ngon miệng nhất.

– Cho trẻ ăn nhiều bữa một ngày: Nếu trẻ không ăn nhiều trong một bữa ăn, bạn có thể tách thành nhiều bữa để trẻ vẫn có thể đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo cách tốt nhất. Đừng ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa.

– Hạn chế cho trẻ ăn vặt: Ăn vặt sẽ làm cho trẻ cảm thấy ngang bụng và sẽ dẫn đến chán ăn và bỏ ăn. Do đó, các bạn cần hạn chế ăn vặt, đặc biệt là trước các bữa ăn.

– Trang trí đồ ăn đẹp mắt: Trẻ có xu hướng ưa thích những thứ đầy màu sắc cũng như cách trang trí hấp dẫn. Vì vậy, làm thế nào bạn trang trí các món ăn đẹp cũng sẽ tạo ra hứng thú cho trẻ và kích thích trẻ em ăn nhiều và ăn cũng ngon hơn.

– Thay đổi thức ăn của trẻ: Thay đổi thức ăn thường xuyên tránh lặp đi lặp lại một món trong thời gian dài tránh cho trẻ cảm thấy chán dẫn đến tình trạng biếng ăn. Dù thực phẩm có dinh dưỡng nhưng không nên tham quá mà cần luân phiên thay đổi để làm cho trẻ cảm thấy thèm ăn.

– Cho trẻ cùng tham gia nấu ăn: Các bạn nên có trẻ cùng tham gia chuẩn bị, nấu bữa ăn cùng mình điều này không những tăng gắn kết trong gia đình. Việc trẻ cùng chuẩn bị cho bữa ăn trẻ sẽ cảm thấy hứng thú ăn hơn những thức ăn do chính mình chuẩn bị.

Một số điều các bạn nên tránh để trẻ không bị biếng ăn

Khi đã có cách giúp trẻ thoát khỏi tình trạng biếng ăn thì sau đây là một vài lưu ý những thói quen không tốt mà các bạn nên tránh

Đừng để trẻ vừa ăn vừa uống vì sẽ làm cho trẻ nhanh no và dễ gây biếng ăn

Không nên cho trẻ vừa ăn và chơi

Không cho trẻ ăn vặt ngay trước những bữa ăn chính

Không cho trẻ uống sữa ngay sau mỗi bữa ăn chính

Đừng để trẻ hấp thụ các chất dinh dưỡng một cách thụ động

Hy vọng sau khi các bạn đọc xong bài viết, các bạn sẽ phần nào cải thiện được tình trạng trẻ 6 tuổi biếng ăn và giúp trẻ ăn ngon, phát tiển tốt nhất.

EUNANOKID SYRUP phát triển chiều cao và kích thích trẻ ăn ngon

Vì Sao Trẻ Biếng Ăn? Giải Pháp Giúp Trẻ Ăn Ngon Miệng?

Các hành vi của trẻ như trẻ khóc, chạy trốn khi chuẩn bị đến bữa ăn, giả bệnh, kêu no để tránh ăn; hay đòi đổi thức ăn khác, chê mọi thức ăn đều dở, không ăn được; ưỡn người, thu người né tránh, nằm vạ; tránh né hoạt động ăn bằng cách lấy lý do đang tham gia hoạt động khác (đang chơi, đòi xem tivi,…) là những biểu hiện “biếng ăn”, luôn khiến các bậc phụ huynh đau đầu.

Phụ huynh có thể nhận biết được con mình có phải đang trong giai đoạn “biếng ăn” hay không qua các biểu hiện thường gặp như tránh né, chống đối, ngậm thức ăn trong miệng lâu, không chịu nhai hay nuốt; phun thức ăn, cố tình làm đổ đồ ăn; tỏ vẻ hung hăng, đánh người cho ăn,…

Ngoài ra, biểu hiện của biếng ăn từ phản ứng sinh lý như hay buồn nôn khi nhìn thấy thức ăn hoặc nôn khi ăn, đau bụng khi nhìn thấy thức ăn; trẻ khó nuốt hay ho, sặc thức ăn. Biếng ăn sinh lý xảy ra song song với các giai đoạn phát triển thể chất của trẻ. Chẳng hạn, khi chuyển từ lẫy sang bò, mọc răng, học đi, học nói… Hầu hết trẻ đều có một giai đoạn biếng ăn. Biếng ăn dạng này thường vô hại, tuy nhiên nếu cha mẹ không để ý, nó dễ dẫn tới biếng ăn tâm lý.

Theo chúng tôi Hoàng Phương Anh, cách dễ nhận biết trẻ biếng ăn, trẻ sẽ ăn ít hơn so với bình thường, thời gian của mỗi bữa ăn thường kéo dài từ 30 phút trở lên. Chỉ một số loại thức ăn nhất định hoặc không ăn tất cả các loại thức ăn. Tất cả những biểu hiện trên phải ở trên nền kém phát triển thể chất.

Biếng ăn được chia thành 3 giai đoạn:

Nhẹ : chưa ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Trung bình: đã ảnh hưởng đến tăng trưởng.

Nặng: ảnh hưởng nghiêm trọng đến tăng trưởng và/ hoặc có vấn đề y khoa nghiêm trọng.

II. Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ biếng ăn, bao gồm một số nguyên nhân như sau:

– Biếng ăn do tâm lý (thường gặp nhất): thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc, bị bỏ rơi, bị gò bó vào một khuôn khổ nào đó hoặc bị đánh lừa.

– Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn: ăn dặm hay ăn cơm quá sớm.

– Biếng ăn do bệnh lý: Suy dinh dưỡng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, bệnh lý răng miệng, loạn khuẩn đường ruột,…

– Biếng ăn sinh lý. Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn uống ít đi trong vài ngày- vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với những lúc bé biết lật, ngồi, đứng, đi,…

– Biếng ăn do thuốc: kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, dùng quá nhiều vitamin,…

– Biếng ăn “của cha mẹ”. Quá lo lắng về tăng trưởng của con, thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa, nghĩ trẻ biếng ăn mặc dù vẫn tăng cân, chiều cao tốt.

– Biếng ăn do một số nguyên nhân khác. Ít gặp như sau tiêm chủng, sau chấn thương như té ngã,…

– Biếng ăn do bẩm sinh. Có khoảng dưới 5% sinh ra chỉ ngủ, chơi, không bao giờ đòi bú.

– Nếu bị ép ăn, ép bú, dù ở mức độ nhẹ nhàng cũng làm trẻ mất nhu cầu ăn, trở nên thụ động hay chống đối, mất niềm tin vào người cho ăn.

– Ép ăn kèm hăm dọa hay bạo lực sẽ gây cho trẻ sợ hãi, đau khổ, stress kéo dài dẫn đến ức chế phát triển và rối loạn tâm thần.

Ngoài ra, nguyên nhân của biếng ăn bắt nguồn từ các bệnh thực thể như bệnh cấp tính vùng miệng, họng, sâu răng, nấm lưỡi,… Bệnh lý đường hô hấp, tiêu hoá, nhiễm giun sán… Khẩu phần ăn thiếu cân đối hoặc ăn dặm quá sớm. Hay lượng và dạng thức ăn không phù hợp.

Bên cạnh đó, thói quen cho trẻ ăn của cha mẹ cũng tác động đến tình trạng biếng ăn ở trẻ như các món ăn không được chế biến hấp dẫn hoặc lặp lại một vài món ăn hay nguyên liệu nấu ăn với tần suất quá dày. Giờ giấc ăn không cố định hoặc ăn nhiều quà vặt, bánh kẹo trước bữa ăn dẫn đến tình trạng trẻ không bao giờ cảm thấy đói. Hay cho trẻ xem tivi, chơi điện tử,… trong khi ăn khiến bé không tập trung khi ăn, ăn lâu, gây hiện tượng ngang bụng, trẻ không muốn ăn dù chưa ăn được nhiều.

III. Hậu quả của biếng ăn

– Rối loạn tăng trưởng: Trẻ em đang trong giai đoạn phát triển nên nhu cầu dinh dưỡng mỗi ngày càng tăng. Khi biếng ăn, nguồn dưỡng chất mà bé nạp vào mỗi ngày không đủ đáp ứng cho nhu cầu phát triển. Trẻ sẽ không có cơ hội hấp thu đủ các vi chất quan trọng mà cơ thể chỉ cần một lượng nhỏ nhưng nếu thiếu lại có thể gây ra tác hại vô cùng lớn như: thiếu vitamin A khiến khô mắt, khô giác mạc có thể dẫn đến mù lòa; thiếu vitamin B1 có thể gây tê phù; thiếu sắt gây thiếu máu; thiếu vitamin D, canxi gây bệnh còi xương.

– Lượng hồng cầu trong máu giảm, gây nên tình trạng thiếu máu ở trẻ.

– Suy giảm sức đề kháng: Khi trẻ ăn không đủ khẩu phần thì cơ thể không cung cấp đủ các dưỡng chất thiết yếu tạo nên kháng thể giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó các chứng bệnh dễ dàng tấn công và trẻ hay bị ốm vặt. Đặc biệt là những bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp như viêm họng, viêm đường hô hấp, viêm phổi, táo bón,… hệ lụy lại làm trẻ càng ngày càng biếng ăn hơn.

– Suy giảm phát triển não.

– Suy dinh dưỡng.

Trong đó, trẻ biếng ăn sẽ bị ảnh hưởng đến tâm lý. Do trẻ biếng ăn thường không đủ dinh dưỡng và thiếu cân bằng dưỡng chất trong cơ thể, điều đó khiến cho trẻ hay mệt mỏi, thiếu tập trung. Vì vậy thường lơ là chuyện học tập và thành tích học tập xấu.

Trẻ biếng ăn không có đủ dinh dưỡng thường không thích vận động do mệt mỏi, bé thường ủ rũ và không thiết chơi đùa. Điều đó dẫn đến việc hình thành sự chậm chạp, thiếu tự tin ở trẻ. Hành vi ép ăn, doạ nạt khi trẻ biếng ăn của cha mẹ lâu dài cũng có thể gây ra các rối loạn tâm lý ở trẻ như lo âu, trầm cảm…

Ta có thể hình dung vòng tuần hoàn của một trẻ biếng ăn, từ trẻ có những hành vi của biếng ăn, dẫn đến kém hấp thu, thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng. Từ đó, sinh ra nguy cơ bị suy dinh dưỡng, giảm khả năng đề kháng và dẫn đến bệnh.

Nguyên nhân dẫn đến biếng ăn tâm lý do sự nuông chiều, quan tâm quá mức đến chuyện ăn uống của con khiến trẻ có tư tưởng không muốn ăn, sử dụng chuyện ăn uống để đạt được mục đích của trẻ. Hoặc liên tục ép, giục con phải ăn hay thậm chí quát mắng, đe dọa con, khi đó, cha mẹ đã vô tình tạo nên áp lực tâm lý cho bé, khiến trẻ sợ hãi và muốn trốn tránh khi nhắc đến bữa ăn. Trẻ bị thay đổi môi trường đột ngột, bị thay đổi người chăm sóc, có cảm giác bị bỏ rơi, cha mẹ thờ ơ, mâu thuẫn gia đình,…

IV. Quan niệm sai lầm dẫn đến việc trẻ biếng ăn

– Chất đạm là thức ăn rất bổ, rất cần thiết nên cung cấp quá nhiều, dẫn đến trẻ bị khó tiêu hóa khiến trẻ gầy và lên cân không tốt.

– Trong xương có rất nhiều canxi nên hầm xương cho trẻ ăn liên tục, dẫn đến trẻ chán ăn. Đặc biệt, chất đạm không tan trong nước, nếu trẻ ăn lâu ngày sẽ dễ bị thiếu chất đạm.

Thực tế nhu cầu cần cung cấp chất béo cho trẻ rất cao, cao hơn ở người lớn. Vì thế, nên chọn chất béo phù hợp với lứa tuổi và cung cấp đầy đủ giúp trẻ phát triển tốt.

– Trẻ mập mạp mới khoẻ mạnh.

Khuyến khích trẻ tham gia vào bữa ăn, khen ngợi trẻ… sẽ giúp bé ăn ngon miệng hơn

V. Một số quy tắc phụ huynh nên lưu ý giúp trẻ ăn ngon miệng

– Tập trung vào bữa ăn.

– Giới hạn bữa ăn: 20-30 phút.

– Thức ăn phù hợp: tuổi, tâm lý, thời tiết

– Giới thiệu món ăn mới một cách hệ thống, kiên trì

+ Thay thế thức ăn trong cùng nhóm.

+ Thực đơn đa dạng và trang trí đẹp mắt.

– Thái độ: khuyến khích trẻ tham gia vào bữa ăn, khen ngợi, không la mắng, hù doạ, nịnh nọt trẻ.

– Không ăn vặt trước bữa ăn chính.

VI. Giải pháp đối với trẻ biếng ăn nhẹ

Nếu trẻ đang có bệnh lý thực thể: cần điều trị cho khỏi bệnh.

Nếu biếng ăn do sinh lý, cha mẹ cần quan sát để nhận ra đây là biếng ăn sinh lý và kiên nhẫn chờ đợi…

Nếu biếng ăn do tâm lý: trước tiên cha mẹ, người chăm sóc cần phải hiểu rằng: Vòng tuần hoàn tâm lý khi trẻ muốn được ăn, gồm Trẻ đòi ăn- Trẻ chủ động- Thức ăn phù hợp với lứa tuổi- Không khí bữa ăn vui vẻ- Trẻ vui thích- Được ngừng ăn khi trẻ đã no.

Mỗi trẻ có nhu cầu ăn với số lượng và khẩu vị khác nhau, không có đứa trẻ nào giống đứa trẻ nào vì thế không có công thức chung. Vì thế, hãy hiểu những nhu cầu và tâm lý của trẻ để chọn ra được phương thức phù hợp nhất, giải quyết được tình trạng biếng ăn ở trẻ. Nếu thực hiện những phương pháp trên nhưng trẻ vẫn còn những hành vi biếng ăn, hãy đưa trẻ đến các trung tâm dinh dưỡng để thăm khám và được điều trị kịp thời.