Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Trẻ Bị Nhiệt Miệng Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Trẻ Bị Nhiệt Miệng, Nên Cho Trẻ Ăn Gì Khi Bị Nhiệt Miệng ?

1. Vì sao trẻ bị nhiệt miệng ?

Trẻ đang căng thẳng, mệt mỏi vì một điều gì đó.

Đối với các bé đã mọc răng thì trẻ bị nhiệt miệng có thể là do bé đã vô tình cắn phải vùng thịt của má trong, dẫn đến bị nhiễm trùng và lở loét.

Việc mẹ ăn nhiều đồ nóng ảnh hưởng đến chất lượng sữa cũng khiến bé bị nóng trong người khi bú sữa mẹ vào, và có thể dẫn đến hậu quả là trẻ bị nhiệt miệng.

Đối với các bé đã ăn dặm thì trẻ bị nhiệt miệng có thể là do mẹ đã cho bé ăn phải thực phẩm gây nhiệt nóng quá nhiều.

Trẻ bị nhiệt miệng do thiếu chất. Khi cơ thể bé thiếu sắt, kẽm, folic hay các vitamin nhóm B thì khả năng bị viêm loét là khá cao, trong đó bao gồm cả bị lở miệng.

Bệnh tay- chân- miệng cũng là một nguyên nhân dễ gây ra nhiệt miệng ở trẻ nhỏ.

2. Nên cho trẻ bị nhiệt miệng ăn/ uống gì để mau lành ? – Trẻ bị nhiệt miệng nên ăn gì ?

Nước lọc: uống nhiều nước luôn là biện pháp tốt nhất để thanh lọc cơ thể, cũng như để giúp trẻ bị nhiệt miệng mau lành hơn. Tuy có thể sẽ hơi khó đối với trẻ còn quá nhỏ khi mẹ cho bé uống nước, nhưng mẹ hãy cố gắng kiên nhẫn hơn trong việc bổ sung nước lọc cho bé với lượng thích hợp, để có thể giúp con mau lành bệnh.

Cà chua: loại quả có tác dụng chống viêm và giảm đau khá tốt vì nó có chứa carotenoid và bioflavonoid là 2 chất “trị” viêm cực cao. Vì vậy, khi trẻ bị nhiệt miệng, mẹ hãy cho con uống nước cà chua ép hoặc nấu canh chua cho bé ăn để giúp con mau lành nhiệt miệng , cũng như giảm thiểu tối đa việc vết lở trong miệng bé trở nên viêm loét nặng hơn.

Rau diếp cá và rau má: có tác dụng giải độc khá hiệu quả cho cơ thể. Do đó, mẹ có thể nấu nước từ chúng, hoặc sử dụng như nguyên liệu để nấu canh cho con ăn cũng được. Chắc chắn cơ thể bé sẽ được “thanh lọc” độc tố tốt hơn và sẽ mau lành nhiệt miệng hơn đấy các mẹ.

【Phải Xem Ngay】Vì Sao Hay Bị Nhiệt Miệng?

Nhiệt miệng là một trong những hiện tượng bệnh lý mà chúng ta thường xuyên dễ dàng gặp phải và ngay cả trẻ nhỏ sơ sinh cũng không tránh khỏi. Khi bị nhiệt miệng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt hàng ngày của chúng ta, chính vì vậy mà việc tìm hiểu nguyên nhân vì sao hay bị nhiệt miệng sẽ giúp việc phòng bệnh được tốt hơn.

Nhiệt miệng là gì?

Nơi xuất hiện các vết lở thông thường là mặt trong má, ở môi – lợi, ở đầu lưỡi… Bệnh thường không gây sốt, không gây sưng hạch vùng lân cận và tự khỏi. Biểu hiện tại chỗ thường là các triệu chứng viêm nhiễm, sưng nóng đỏ/đau, lở loét rất khó chịu nhất là khi nhai nuốt, ăn uống. Đặc biệt, khi không được chăm sóc đúng cách, vết lở có thể chuyển sang viêm cấp, thường tấy đỏ và rất đau, thậm chí sốt cao, nổi hạch góc hàm, ăn uống cực kỳ “vất vả”.

Vì sao chúng ta thường bị nhiệt miệng?

Tổn thương niêm mạc miệng: Các tổn thương niêm mạc này có thể do bị xâm nhập bởi vi khuẩn từ một vài bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, viêm quanh chóp răng… Và các dạng bệnh lý này thường có xuất phát từ vôi răng. Bởi vôi răng là môi trường sống đặc biệt lý tưởng của vi khuẩn, từ đây, chúng sẽ sinh sôi, phát triển và tấn công vào các khu vực trong khoang miệng.

Rối loạn thể dịch: đây có thể lại là một trong những dấu hiệu của các chứng bệnh toàn thân khác như bệnh gan, thận, thiếu chất sắt, axit folic… Chấn thương bị nhiễm trùng: Khi niêm mạc bên trong khoang miệng bị chấn thương, có vết lở loét mà không áp dụng biện pháp sát trùng ngay thì vết thương sẽ bị nhiễm trùng, gây ra tình trạng nhiệt miệng.

Áp lực tinh thần, stress, rối loạn nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng bởi ảnh hưởng của quá trình suy giảm miễn dịch, khiến cơ thể không có sức lực để chống lại sự tấn công của vi khuẩn, vi rút.

Cách ngăn ngừa nhiệt miệng?

Muốn ngăn ngừa hoặc điều trị nhiệt miệng, làm giảm độ tái phát của bệnh, các bác sĩ thường khuyên uống nhiều nước, ăn nhiều rau củ quả tươi, hạn chế tối đa làm việc quá căng thẳng dẫn đến stress. Với thể tái phát nhiều lần liên tiếp, đau nhiều… thì cần đi khám bệnh, tùy theo từng trường hợp cụ thể (mức độ nặng nhẹ, tình trạng sức khỏe, giới, tuổi tác và tác dụng phụ của thuốc) bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc điều trị thích hợp.

Ngoài ra, trong mọi trường hợp nhiệt miệng, yếu tố được đặt lên hàng đầu là cần tăng cường vệ sinh răng miệng để tránh bội nhiễm, hạn chế diễn biến xấu. Người bệnh được khuyên sử dụng những loại kem đánh răng có tinh chất chiết xuất từ thiên nhiên để tránh gây ảnh hưởng đến niêm mạc miệng, đồng thời làm “mát” hơn cho miệng từ bên trong.

Tuy bệnh nhiệt miệng không phải là một loại bệnh nặng nhưng gây khó chịu, đau đớn cho người bệnh trong việc ăn uống và vệ sinh răng. Bệnh có thể tránh khỏi nếu biết phòng ngừa, ăn uống và nghỉ ngơi đúng cách.

Trẻ Bị Nhiệt Miệng Có Dấu Hiệu Gì Và Cách Trị Nhiệt Miệng Nhanh Nhất

Nguy hiểm hơn, tình trạng này còn là một trong những triệu chứng của một số bệnh như loét dạ dày, bệnh viêm ruột, bệnh tay chân miệng ở trẻ em … Vậy mẹ đã biết cách xử lý khi trẻ bị nhiệt miệng chưa?

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tổn thương ở niêm mạc miệng hoặc nứu răng khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống hàng ngày. Biểu hiện cũng sẽ như người lớn là trẻ bị nhiệt miệng và sốt, viêm loét vùng niêm mạc bởi các vết thương nông.

Những nguyên nhân gây nhiệt miệng ở trẻ nhỏ

Nhiệt miệng là một loại bệnh trẻ em rất phổ biến, những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:

Bé bị bệnh, mệt mỏi hoạc bị căng thẳng.

Bé lỡ cắn vào bên trong má dẫn đến nhiễm trùng do một số loại virut như herpes simplex gây loét miệng, thậm chí gây nấm miệng ở trẻ sơ sinh.

Thiếu dinh dưỡng: Trong một số trường hợp, viêm loét miệng thường xuyên tái phát ở những trẻ thiếu sắt, kẽm, folic hoặc vitamin nhóm B.

Bệnh tay-chân-miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lở miệng ở trẻ em.

Các triệu chứng bệnh nhiệt miệng ở trẻ em thường gặp

Những vết loét xuất hiện bên trong miệng, bề mặt của lưỡi hoặc trên nướu răng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi ăn mặn và cay sẽ gây đau đớn cho vết loét.

Thậm chí một số bé không thể ăn gì cho đến khi tình trạng được cải thiện. Một số dấu hiệu và triệu chứng thường gặp:

Sốt đột ngột

Nhăn nhó hoặc uể oải, thiếu năng lượng

Lở loét hoặc có những mụn nhỏ trên đầu lưỡi

Sưng nướu răng, có thể gây chảy máu

Đau trong miệng

Trẻ biếng ăn, cảm thấy không muốn ăn

Khi trẻ bị nhiệt miệng mẹ phải làm gì?

Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách chữa nhiệt miệng sau đây để giúp con dễ chịu hơn.

Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây. Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu bé cưng dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.

Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn.

Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.

Dùng bàn chải mềm: Bàn chải mềm sẽ giúp con đỡ đau hơn khi đụng phải những vết loét.

Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.

Trẻ sơ sinh bị nhiệt miệng nên ăn gì?

Lúc bé bị lở miệng cũng là lúc bé rất biếng ăn, bởi vì khi thức ăn vào sẽ làm cho những đốm trắng trong khoang miệng bị rát, rất khó chịu, thậm chí là bị chảy máu. Nhưng không được để cho bé đói, mẹ phải biết cách tổ chức bữa ăn để giúp cho bé nhanh khỏe:

Củ cải

Củ cải có thể ép lấy nước uống hàng ngày, nếu như mùi khó uống thì các bạn có thể đem củ cải nấu canh ăn để giải nhiệt.

Rau diếp cá, rau mã đề và rau má

Những loại rau này có tác dụng giải nhiệt, giải độc cực kỳ tốt. Các bạn có thể nấu nước rồi cho bé uống hàng ngày hoặc nấu canh cũng được.

Rau ngót, rau mồng tơi

Rau ngót, mồng tơi là những loại rau có tính mát, có tác dụng giải nhiệt hiệu quả. Các bạn có thể nấu canh rau ngót, mồng tơi với tôm bằm, thịt bằm vừa có vị ngọt lại có tác dụng giải nhiệt hiệu quả.

Thịt vịt

Thịt vịt được xem là một loại thực phẩm có tính mát, giúp hạ nhiệt hiệu quả. Tuy nhiên các bạn không nên cho bé ăn quá nhiều sẽ phản tác dụng.

Nước uống

Uống nhiều nước trong thời gian trẻ bị nhiệt lưỡi là phương pháp tốt nhất. Bởi vì mất nước càng làm cho tình trạng lở miệng của trẻ thêm nghiêm trọng hơn.

Chắc chắn bé sẽ không muốn uống nước vì nó có thể làm cho những vết thương bên trong bị đau, nhưng bố mẹ cố gắng thuyết phục bé.

Nước cà chua ép sẽ giúp cho những đốm trắng bên trong khoang miệng nhanh lành. Nước cà chua các mẹ không cần nấu chính, chỉ cần ép tươi, cho thêm ít đường cho dễ uống là được.

Cách trị nhiệt miệng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Mật ong

Mật ong có tính chất chống vi khuẩn, vì vậy nó giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Cách thực hiện đơn giản là mẹ dùng ngón tay sạch của mình bôi một chút mật ong lên trên vết loét ở miệng cho con.

Vì mật ong có hương thơm và vị ngọt nên rất hấp dẫn trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ nên chắc chắn bé sẽ không phản đối việc làm này của mẹ.

Tuy nhiên, một điều hết sức lưu ý đó là phương pháp dùng mật ong trị nhiệt miệng không được áp dụng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi vì nó có thể gây ngộ độc cho bé.

Mật ong và củ nghệ

Củ nghệ có tính chống viêm, khử trùng, kháng khuẩn làm xúc tiến quá trình chữa bệnh.

Hòa hỗn hợp nghệ và mật ong rồi bôi trực tiếp lên vết nhiệt miệng của con không chỉ giúp giảm đau mà còn giúp cho vết loét lành lại nhanh hơn.

Tương tự như trên, công thức này cũng không nên áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Dừa

Dầu, nước hoặc sữa trong dừa – cả ba loại này đều có thể được sử dụng để điều trị loét miệng cho trẻ sơ sinh. Vì thế, hãy cung cấp nước dừa nếu bé bị nhiệt miệng.

Theo đó, thay vì nước thường, hãy dùng một chút nước sữa dừa để cho con súc miệng sẽ giúp làm dịu những vết loét. Với trẻ nhỏ hơn, có thể dùng dầu dừa đắp trực tiếp lên vết loét.

Sữa bơ

Bơ sữa chứa axit lactic, giúp hạn chế sự hoạt động và phát triển của vi khuẩn. Vì vậy, sử dụng sữa bơ như là một loại “thuốc sát khuẩn” cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị nhiệt miệng.

Đối với trẻ sơ sinh trên 8 tháng tuổi và trẻ mới biết đi có thể dùng sữa bơ hàng ngày.

Sữa đông

Sữa đông có thể làm giảm các triệu chứng của bệnh nhiệt miệng như sữa bơ vì nó cũng có chứa axit lactic. Có thể chuẩn bị một ít trái cây và sữa đông để làm món sinh tố cho bé thưởng thức.

Lá húng quế

Cho bé nhai 2-3 lá húng quế để làm giảm đau và làm dịu các vết loét trong miệng. Ngoài ra, lá húng quế còn có thể giúp điều trị ho, cảm lạnh, sốt… ở trẻ.

Cam thảo

Cho một chút cam thảo vào nồi nước và đun sôi lên để tinh chất trong cam thảo thục ra nước. Sau đó lấy nước cho con uống 4-5 lần/ ngày để đem lại hiệu quả cao nhất.

Mẹ cũng có thể làm hỗn hợp bột cam thảo với mật ong và bôi trực tiếp vào vết thương của con.

Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Thông thường, lở miệng có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, bạn nên đưa con đến bác sĩ nếu có những dấu hiệu sau đây:

Giảm cân nhanh chóng

Đau ở vùng bụng

Sốt cao bất thường

Trong phân có lẫn máu hoặc chất nhầy

Viêm hoặc loét da xung quanh hậu môn. Một vài trường hợp, lở miệng là hậu quả gián tiếp của viêm loét dạ dày hoặc viêm ruột.

Cách phòng nhiệt miệng ở trẻ em

Cách tốt nhất để phòng nhiệt miệngở trẻ em là tránh các hoạt động làm tổn thương niêm mạc miệng nhất là khi đánh răng hay ăn uống. Ngoài ra mẹ có thể nhắc trẻ thực hiện một số việc đơn giản sau:

Vệ sinh răng miệng mỗi ngày để tránh viêm nhiễm niêm mạc miệng, họng.

Tránh ăn uống quá khuya

Tập thói quen súc miệng nước muối ấm mỗi ngày

Hạn chế ăn đồ xào, cay nóng, nhiều dầu mỡ, uống nhiều nước

Súc miệng bằng nước muối ấm 3 lần/ngày

Trẻ bị nhiệt miệng không phải phải là bệnh lý nguy hiểm, chỉ cần mẹ kiên trì áp dụng cách chữa lở miệng thông dụng bé có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc. Một trong những phương pháp đề phòng nguy cơ bé bị lở miệng mà mẹ có thể phòng từ xa chính là chế độ dinh dưỡng hàng ngày, mẹ cần bổ sung các chất dinh dưỡng để cân bằng lượng nước cũng như các loại trái cây giàu Vitamin nhóm B, Vitamin C cho trẻ.

Vì Sao Bị Hôi Miệng?

Để giải thích tại sao bị hôi miệng, bạn cần biết nguyên nhân gây hôi miệng, cụ thể như:

– Bạn đã không ăn cả ngày

Việc bạn bỏ bữa ăn chắc chắn sẽ khiến hơi thở của bạn có mùi. Bởi khi chúng ta không ăn, nước bọt không được tạo ra nhiều. Các vụn thức ăn, mảng bám không được rửa trôi và gây nên mùi khó chịu.

Đánh răng là cách tối thiểu mà mỗi người nên thực hiện hàng ngày trong chế độ chăm sóc răng miệng. Trong quá trình ăn uống, mảng bám và thức ăn thừa còn dắt lại, vi khuẩn phân hủy protein tạo thành các acid amin và các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi. Hợp chất này là yếu tố hàng đầu khiến miệng có mùi hôi gây khó chịu mỗi khi nói hoặc thở.

– Tuổi tác

Vì sao bị hôi miệng? Bạn có biết tuổi tác ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hơi thở. Người cao tuổi thường có những thay đổi tuyến nước bọt gây ảnh hưởng đến chất lượng và số lượng nước bọt. Nếu không tạo đủ nước bọt, dấu hiệu có thể dễ dàng nhận thấy nhất chính là chứng hôi miệng.

– Răng giả, niềng răng

Việc sử dụng răng giả hay bạn đang trong quá trình niềng răng, bạn không thể loại bỏ sạch được hết các mảng bám, vụn thức ăn, nếu để qua đêm, chúng sẽ tạo ra mùi khó chịu đặc trưng.

Ở những người mắc bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu, sâu răng, viêm tủy răng… vi khuẩn tấn công và phá hủy cấu trúc răng, lâu ngày sẽ khiến nướu bị sưng viêm, hình thành nên các túi mủ dưới nướu, càng ngày nướu càng tách khỏi chân răng, tình trạng chảy máu chân răng khá nhiều và lúc này mùi hôi miệng đã khá nặng.

– Khô miệng

Nước bọt được coi như một “dụng cụ” làm sạch răng miệng giúp bảo vệ sức khỏe và hơi thở của bạn. Nó rửa sạch và loại bỏ thức ăn thừa không mong muốn từ miệng của bạn, giúp phá vỡ thức ăn khi bạn ăn và cung cấp các chất chống bệnh để ngăn ngừa sâu răng và một số bệnh lý về răng miệng khác. Tuy nhiên, tình trạng khô miệng gây ra một mùi hôi khó chịu của hơi thở. Thậm chí điều này sẽ còn tồi tệ hơn nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời.

Hút thuốc lá thường xuyên là nguyên nhân khiến bạn bị khô miệng. Trong khi đó, khô miệng lại chính là thủ phạm gây nên mùi hôi của hơi thở. Việc hút thuốc lá sẽ gây ra một hơi thở khó chịu có thể kéo dài vài ngày ngay cả sau khi đã ngừng hút thuốc. Do vậy, nếu bạn cứ hút thuốc lá nhiều thì đừng hỏi vì sao bị hôi miệng!

– Nhiễm trùng miệng, mũi và họng

Mũi, các vấn đề về xoang và cổ họng có thể dẫn đến nhỏ giọt sau khi thở. Điều này góp phần vào việc khiến hơi thở có mùi hôi khó chịu.

– Tắc ruột

Sự tắc nghẽn đường ruột khiến thức ăn không thể di chuyển xuống đường ruột của bạn. Khi bạn ăn bất cứ thứ gì, chúng đều nằm trong đường tiêu hóa và lên men, gây hôi miệng.

– Mang thai

Cái thai trong không tự nó gây nên mùi hôi miệng cho bạn. Nhưng việc buồn nôn trong thời kỳ thai nghén có thể gây ra chứng hôi miệng. Ngoài ra, thay đổi nội tiết tố, mất nước và ăn các loại thực phẩm khác nhau do cảm giác thèm ăn cũng có thể gây ra hơi thở hôi trong thai kỳ.

Chứng bệnh hôi miệng có thể là dấu hiệu của một số bệnh trong cơ thể như trào ngược dạ dày, tiểu đường, gan hoặc bệnh về thận… Do đó, những người mắc những chứng bệnh trên rất có thể mắc chứng bệnh hôi miệng.

Làm thế nào để đối phó với chứng hôi miệng?

Hầu hết hơi thở hôi đều có thể được chữa khỏi và ngăn ngừa nếu bạn có chế độ vệ sinh răng miệng thích hợp, chế độ ăn uống phù hợp. Nó hiếm khi đe dọa tính mạng, tuy nhiên, hơi thở hôi có thể là một biến chứng của một rối loạn y tế cần được điều trị.

Thông thường với những người bị hôi miệng do bệnh lý răng miệng, bác sỹ sẽ tiến hành lấy cao răng – loại bỏ nơi cư trú của vi khuẩn có hại sản sinh mùi hôi. Khi cao răng được làm sạch mùi hôi miệng cũng nhanh chóng biến mất.

Tuy nhiên, nếu hôi miệng phát sinh do bệnh lý toàn thân bạn cần được bác sỹ thăm khám cụ thể. Xác định nguyên nhân chính xác và có biện pháp điều trị bệnh thích hợp nhất.

Hãy thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ từ 4 – 6 tháng/ 1 lần, nếu có bất cứ triệu chứng của bệnh lý răng miệng nào, bác sỹ sẽ điều trị triệt để để bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe răng miệng, giúp hơi thở của bạn thơm mát suốt cả ngày.

– Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng tiên tiến: Sử dụng các sản phẩm chăm sóc răng miệng như nước súc miệng và kem đánh răng có chứa fluoride sẽ rất có hiệu quả trong việc chống lại hơi thở hôi.

– Chăm sóc răng miệng đúng cách: Chải răng và dùng chỉ nha khoa ít nhất hai lần một ngày sẽ giải quyết được gốc rễ của vấn đề này.

– Kích thích dòng chảy nước bọt của bạn: Ngăn ngừa khô miệng bằng kẹo cao su, viên ngậm, hoặc bạc hà không có đường.

– Ăn nhiều trái cây và rau quả xơ: Một trong những cách tốt nhất để loại bỏ vi khuẩn trong miệng là ăn nhiều trái cây và rau củ nhiều chất xơ như táo, cà rốt, súp lơ… Nó sẽ cải thiện hơi thở có mùi của bạn một cách đáng kể. Ngoài ra, bạn nên bổ sung Vitamin C, Vitamin D, Vitamin E và Vitamin B, chúng có tác dụng giúp cơ thể loại bỏ chất nhờn và chất độc dư thừa một cách tự nhiên.