Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Trẻ Bị Rụng Tóc Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Trẻ Bị Rụng Tóc?

Có thể có rất nhiều nguyên do giải thích cho sự rụng tóc của bé; mỗi nguyên do lại có những dấu hiệu, nguyên nhân và cách chữa trị khác nhau.

Chuyện trẻ nhỏ bị rụng tóc từng mảng lốm đốm là không thường gặp. Bé có thể bị do nằm ngủ lâu ở một tư thế từ ngày này sang ngày khác, hoặc do dụi đầu vào đệm. Bác sỹ cũng có thể giải thích con bị rụng tóc là do tác dụng phụ của một đợt điều trị bằng thuốc hoặc xạ trị.

Một số trường hợp rụng tóc ở trẻ

Nếu bé bị rụng tóc từng mảng, và vùng da đầu ở đó bị đỏ và tróc vảy, đôi khi có những chấm đen đen ở chân tóc rụng… thì có thể bé bị một loại nấm lây nhiễm gọi là nấm da đầu, hoặc vảy nến. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây rụng tóc ở trẻ;

Những thương tổn vật lý – ví dụ do buộc hoặc tết tóc quá chặt – có thể gây tình trạng rụng tóc gọi là rụng tóc do kéo;

Những mảng tóc rụng bất thường nếu con thường cố ý kéo hoặc xoắn tóc mạnh do bị hội chứng nhổ tóc;

Nếu trên đầu con có những mảng hói tròn và hoàn toàn nhẵn, có thể bé bị rụng tóc từng mảng, là tình trạng mà chính hệ miễn dịch của bé đã tấn công các nang tóc, làm giảm tốc độ tóc mọc một cách nghiêm trọng. Tình trạng rụng tóc này thường xảy ra ở những mảng lốm đốm nhưng cũng có thể bị rụng hết lông tóc trên cơ thể;

Một số bệnh chẳng hạn như suy giảm hoạt động tuyến giáp hoặc suy giảm chức năng tuyến yên cũng có thể khiến bé bị rụng hết tóc trên đầu, tuy nhiên tình trạng này không phổ biến.

Một nguyên nhân khác khiến tóc của bé bị thưa (ở toàn đầu chứ không phải tóc bị rụng ở từng mảng) là tình trạng gọi là rụng tóc ở giai đoạn ngừng phát triển. Diễn biến của tình trạng này như sau: tóc của chúng ta có hai giai đoạn mọc và nghỉ; giai đoạn tóc mọc kéo dài khoảng ba năm, sau đó nghỉ khoảng ba tháng (tuy nhiên giai đoạn này có thể chỉ một tháng hoặc dài đến 6 tháng cũng là bình thường). Trong giai đọan nghỉ, sợi tóc vẫn ở nguyên trong nang tóc cho đến khi sợi tóc mới mọc lên thay thế. Thường mỗi lần chỉ có khoảng 5-15% tóc trên đầu ở vào giai đoạn nghỉ, nhưng nếu bị stress, bị sốt hoặc thay đổi nồng độ hormone có thể khiến một lượng tóc lớn hơn “rủ” nhau cùng nghỉ một lúc. Sự sụt giảm hormone sau khi sinh có thể gây rụng tóc cả mẹ và con.

Mẹ có thể làm gì?

Hãy trao đổi với bác sỹ của con, bác sỹ sẽ phải xác định nguyên nhân gây rụng tóc để có phương án điều trị phù hợp. Nếu con bị vảy nến chẳng hạn, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc trị nấm.

Nếu con bị rụng tóc từng mảng, bé có thể sẽ được cho thuốc kích thích tóc mọc lại, hoặc sẽ được giới thiệu sang bác sỹ chuyên khoa da liễu để được điều trị bài bản hơn. Cũng có nhiều bé sẽ tự khỏi tình trạng này mà không cần điều trị;

Nếu bé bị rụng tóc do tác động vật lý, bạn chỉ cần chăm sóc cho tóc và da đầu của con thật cẩn thận, nhẹ nhàng một thời gian để tóc mọc trở lại. Hãy luôn nhớ rằng tóc của hầu hết trẻ em trên thế giới này đều mảnh và yếu hơn tóc của người lớn. Thay vì buộc túm hoặc tết chặt như trước, bạn hãy chọn cho con những kiểu tóc tự nhiên hơn và chỉ chải nhẹ nhàng;

Nếu những thói quen ngủ là yếu tố gây nên vấn đề thì tình trạng này sẽ có thể tự hết khi bé lớn hơn và có thể ngủ yên vào buổi tối.

Nếu bé bị rụng tóc do bệnh thì bạn không cần phải làm bất cứ gì ngoài việc kiên nhẫn chờ tóc mọc lại sau vài tháng;

Hãy kiềm lại thôi thúc tập trung vào hành vi của con nếu bé có thói quen kéo, giật tóc. Thay vào đó, hãy trao đổi và phối hợp với bác sỹ để đến được ngọn ngành vấn đề về sự bồn chồn, lo lắng hoặc bực bội của con. Một khi vấn đề tận gốc này được giải quyết, bé cũng sẽ từ bỏ thói quen của mình, để tóc mọc lại.

Không có gì bảo đảm cả, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì tình trạng rụng tóc của bé chỉ là tạm thời; rồi tóc của con sẽ mọc lại đầy đầu chỉ trong vòng một năm mà thôi.

Vì Sao Trẻ Em 5 Tuổi Bị Rụng Tóc?

Chứng rụng tóc ở trẻ

“Cái răng cái tóc là góc con người”. Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan tâm đến tóc của bé ngay từ bây giờ.

Gần đây, bạn phát hiện tóc của con bị rụng nhiều? Đừng quá lo lắng, có thể bé đang mắc phải bệnh nào đó. Hãy tìm hiểu nguyên nhân để có phương pháp chữa trị thích hợp.

Ảnh: sưu tầm

Bệnh nấm Da đầu

Đây là nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc ở trẻ. Những biểu hiện rất dễ nhìn thấy: từng mảng tóc rụng nham nhở, trơ ra phần chân bị gãy sát Da đầu. Thỉnh thoảng, có những vảy màu nâu xuất hiện.

Chẩn đoán: Cách tốt nhất là đưa bé đi khám bệnh. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu vảy ở vùng Da bị bệnh, sau đó soi dưới kính hiển vi để biết bé bị nhiễm loại nấm nào.

Cách chữa trị: Nấm Da đầu loại này rất sợ dầu gội Nizoral và thuốc chống nấm Griseofulvin.

Bạn có thể dùng dầu gội này để gội cho trẻ 2 – 3 lần /tuần. Kiên trì cho bé vừa uống thuốc, vừa dùng dầu gội chuyên trị trong 8 tuần. Bệnh không lây lan. Bé có thể đến trường Bình thường.

Tóc rụng từng mảng

Đầu của trẻ xuất hiện những mảng Da nhẵn, hình tròn hoặc oval. Vùng này mịn và không có dấu hiệu viêm nhiễm, gàu hoặc gãy tóc.

Chẩn đoán: Bệnh không chỉ xuất hiện trên Da đầu mà còn ở những nơi có lông khác trên cơ thể. Vùng Da có tóc rụng thường bị ngứa, đôi khi sờ có cảm giác đau.

Cách chữa trị: Chưa có thuốc đặc trị. Tuy nhiên, một vài loại thuốc có thể chữa được bệnh này nhưng phải áp dụng theo cách chữa trị đặc biệt của bác sĩ. Bệnh có thể tái phát.

Tóc bị hư tổn

Nguyên nhân khiến tóc bị tổn thương: buộc quá chật, để tóc ướt đi ngủ, không được chăm sóc khi tiếp xúc với nước hồ bơi, cọ xát với giường….

Lý do khác gây rụng là xoắn và nhổ, giật tóc.

Chẩn đoán: Trẻ bị một số dạng rối loạn tâm thần có hành vi tự bứt tóc, khiến tóc bị lởm chởm, dài ngắn không đều nhau. Thậm chí, bé còn cho tóc vào miệng nuốt. Để lâu ngày, tóc sẽ cuộn thành cục trong bụng, có thể gây tắc ruột.

Cách chữa trị: Đây là căn bệnh rất phức tạp nhưng không phải hoàn toàn không trị được. Hãy kiên trì giúp bé khứac phục dưới dự hướng dẫn của bác sĩ. Tóc chỉ ngừng rụng khi bé ngừng bứt.

Tóc rụng nhiều

Chu kỳ sống của một sợi tóc bắt nguồn từ phần nang. Từ đó, tóc được sinh ra và phát triển trong 3 năm rồi thoái hóa.

Trong quá trình sống, tóc có một giai đoạn nghỉ ngơi. Đối với người Bình thường, có khoảng 10% tóc rơi vào thời kỳ này và rụng đi.

Ở những trẻ bị bệnh này, chu kỳ sống của tóc bị phá vỡ, dẫn đến phần lớn tóc rơi vào thời kỳ nghỉ ngơi.

Chẩn đoán: Trẻ bị trường hợp này vì các nguyên nhân: sốt cao, dùng vitamin A quá liều, trầm cảm, stress nặng…

Cách chữa trị: Hãy giúp bé giải tỏa căng thẳng, stress hoặc chữa trị dứt bệnh nếu bị sốt. Tóc của trẻ sẽ mọc lại trong 6 tháng đến 1 năm.

Theo Alobacsi.vn-Cổng thông tin sức khỏe, tư vấn tâm lý và khám bệnh trực tuyến miễn phí

Vì Sao Tóc Lại Bị Rụng Nhiều?

Nếu cơ thể chúng ta bị thiếu chất dinh dưỡng, tóc sẽ không được cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất dẫn đến tóc bị chẻ ngọn và gãy rụng. Vì sao tóc rụng nhiều bởi các nguyên nhân sau:

1. Yếu tố dinh dưỡng: Cơ thể không được bổ xung đủ các chất dinh dưỡng, vitamin sẽ làm cho tóc không được nuôi dưỡng đầy đủ , tóc sẽ dần yếu đi, trẻ ngọn,

ăn uống không đủ dưỡng chất, lạm dụng nhiều mĩ phẩm, da đầu bị nấm hoặc bị tăng tiết bã nhờn… sẽ làm cho tóc bị rụng nhiều hơn

2. Yếu tố di truyền : Nhiều người bị rụng tóc hói đầu là do gen di truyền từ bố mẹ sang. Trường hợp này chữa dứt điểm bệnh rụng tóc gặp nhiều khó khăn hơn với các nguyên nhân thông thường.

3. Yếu tố thần kinh : Làm việc quá căng thẳng, stress, mệt mỏi áp lực sẽ làm ảnh hưởng hệ thống thần kinh, hệ thống nội tiết bị thay đổi cũng dẫn đến rụng tóc

4. Yếu tố nội tiết : Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của tóc. Sự mất cân bằng giữa DHT và testosterone dẫn đến tình trạng DHT tăng cao trong máu, ức chế hành tóc không nhận đầy đủ chất dinh dưỡng. Tóc sẽ mỏng dần, yếu đi, gãy rụng và khó mọc lại. Ngoài ra DHT tăng cao làm cho tuyến bã nhờn tăng tiết, khiến các nang tóc bị bịt khít lại, tóc càng yếu dần và dễ dụng.

Hiện nay có rất nhiều người bị rụng tóc tuy nhiên nếu tóc dụng mỗi ngày khoảng dưới 70 sợi bạn không cần quá lo lắng, vì đây có thể chỉ là sự sinh trưởng phát triển bình thường theo từng chu kỳ. Tuy nhiên, bạn cần đi điều trị tóc rụng nếu gặp phải một số dấu hiệu sau đây:

Tóc rụng trong một thời gian dài nhưng không thấy mọc tóc con trở lại

Tóc rụng trên 100 sợi mỗi ngày.

Dễ gãy rụng khi chải tóc ướt, thậm chí khi tóc khô vẫn bị rụng nhiều

Có tóc con mọc lại nhưng sợi mỏng hơn, yếu hơn, dễ gãy hơn

Tóc rụng thưa thành từng mảng

Đến đây thì bạn có thể trả lời câu hỏi vì sao tóc rụng nhiều rồi chứ. Nếu bị một trong những nguyên nhân trên hãy nhanh chóng tìm ra cho mình phương pháp trị rụng tóc hiệu quả nhất.

Nếu tóc rụng nhiều trên 50 sợi mỗi ngày thì sao?

Các phương pháp dân gian, kết hợp vận động có tác dụng tốt và hiệu quả nhanh với những trường hợp tóc khô xơ và rụng ít. Tuy nhiên, nếu tóc rụng trên 50 sợi mỗi ngày thì bạn cần dùng tới phương pháp chuyên biệt ngăn rụng tóc. Để vừa ngăn tóc rụng, vừa kích thích tóc mọc lại hiệu quả hơn.

Trước hết, cần giải quyết căn nguyên gây ra chứng rụng tóc. Có tới 80% các trường hợp rụng tóc nhiều, hói đầu là do dư thừa DHT trong cơ thể. DHT làm tăng sản sinh bã nhờn, ngăn dưỡng chất nuôi sợi tóc, khiến tóc trơn tuột, dễ rụng khỏi nang tóc. Sau khi giải quyết được DHT dư thừa, muốn tóc nhanh mọc lại thì sợi tóc cần được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để trở nên chắc khỏe.

Vì thế Maxxhair chính là niềm hy vọng cho những ai đang rụng tóc nhiều hay hói đầu bởi:

Với thành phần Kẽm, L-arginin, kết hợp Immune-gamma® sản xuất theo công nghệ Mỹ, Maxxhair giúp hạn chế lượng DHT dư thừa trong cơ thể. Từ đó ngăn sản sinh bã nhờn quanh nang tóc, giúp tăng cường trao đổi chất ở chân tóc. Nhờ đó giúp tóc chắc khỏe, hạn chế rụng tóc.

Maxxhair bổ sung Vitamin, khoáng chất kích thích tóc nhanh mọc trở lại, suôn mượt và bóng đẹp hơn.

Tìm mua Maxxhair tại nhà thuốc ngay gần bạn, hãy

Vì Sao Tóc Bạn Bị Rụng, Tại Sao Tóc Không Thể Mọc Lại

Chất tạo bọt Sodium Lauryl Sulfate (SLS)

Sodium Lauryl Sulfate (SLS) là chất tạo bọt trong hóa chất tẩy rửa như nước rửa chén, nước rửa xe và các loại mỹ phẩm như dầu gội đầu, sữa tắm. nó có tính chất biến tính protein gây viêm và kích ứng da đầu, gây tổn hại đến các nang tóc làm cho tóc yếu, gãy rụng. 95% các sản phẩm dầu gội đầu đều chứa SLS gây hại cho hệ thống miễn dịch chứ không hề có tác dụng chăm sóc tóc,

Đặc biệt nguy hiểm là chất tạo bọt SLS có trong dầu gội đầu gây đục thủy tinh thể và có hại đối với sự phát triển mắt của trẻ nếu như trong quá trình tắm gội cho trẻ chúng ta vô tình làm dây vào mắt trẻ.

Chất giữ ẩm Diethanolamaine (DEA) và chất bảo quản nitrite.

Khi hai chất hóa học này tác dụng với nhau sẽ tạo ra nitrosamine – một chất gây ung thư. Bên cạnh đó, paraben – loại hóa chất tổng hợp dùng để bảo quản trong thuốc và mỹ phẩm có trong dầu gội đầu có thể gây ung thư vú.

chất tạo mùi và làm mượt tóc phthalate.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, hóa chất phthalate -chất tạo mùi và làm mượt tóc được sử dụng trong sản xuất dầu gội kích thích khiến lỗ chân lông nở ra, khiến dễ rụng tóc và làm vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào da đầu gây nấm, gàu và đặc biệt nguy hiểm là chất này có thể gây vô sinh. Vì chất này có thể khiến nữ giới bị mắc bệnh lạc nội mạc tử cung và làm giảm hàm lượng testosterone ở nam giới, giảm chất lượng tinh trùng

Chất dưỡng tóc Silicon, Các chất “phục hồi hư tổn”

Bạn có biết tại sao sau khi sử dụng một số loại dầu gội, dầu xả, tóc ngay lập tức có cảm giác bóng mượt vô cùng thích thú? Đó là nhờ tác dụng của thành phần Silicon có trong sản phẩm.

Như chúng ta đã biết, sợi tóc được cấu tạo chính bởi chất sừng keratin chiếm trên 70%. Lớp biểu bì là phần ngoài cùng của thân tóc, gồm 5-10 lớp keratin xếp chồng lên nhau như vảy cá. Sợi tóc bóng mượt và óng ả hay không chính là nhờ lớp biểu bì này. Càng sử dụng nhiều hoát chất hay nhiệt độ cao, các lớp vảy này này càng bị tổn thương và cong vênh, làm ma sát tóc tăng lên, dễ rối và gãy rụng.

Silicon là một chất thường có mặt trong các loại mỹ phẩm chăm sóc tóc, còn được gọi là polydimethylsiloxane hoặc PDMS. Chúng có độ nhớt, dẻo và tác dụng giữ ẩm nhất định. Sau khi gội, các lớp biểu bì mở ra, các chất này sẽ bám dính lên bề mặt và phủ đầy các khe hở giữa các “vảy cá”, che lấp phần vỏ bọc bong tróc khiến cho tóc dường như vẫn giữ được vẻ óng mượt. Tuy nhiên, cảm giác bóng mượt này chỉ là giả. Tóc không thể hấp thụ các chất này. Sau mỗi lần gội đầu, chúng ta sẽ tích lũy Silicon và các dưỡng chất trên tóc, thân tóc không có khả năng phát triển hay phục hồi các lớp keratin bong tróc. Ngược lại, lớp bám dính này gây kết tụ gàu, bụi, vi khuẩn, gây bẩn và làm cho sợi tóc nặng, dễ gãy, gây bít tắc nang lông và ngăn cản sự hấp thu các dưỡng chất có lợi khác và làm bết, dính da đầu, làm bít đi những lỗ chân tóc đã bị rụng làm cho tóc không thể mọc lại được, ngoài ra Silicon cũng đang bị nghi ngờ là thành phần gây dị ứng, làm tóc yếu, dễ gãy rụng và gây gàu, ngứa cho da đầu.

Việc gội đầu hàng ngày tưởng chừng như vô hại nhưng các loại hóa chất chứa trong dầu gội có thể làm mất khả năng sản sinh lượng dầu tự nhiên cho da. Đặc biệt, việc thường xuyên tiếp xúc với dầu gội có thể gây phát ban, viêm da, ngứa da, đỏ da… bởi các loại hóa chất có tính tẩy mạnh có trong các sản phẩm dầu gội.

Nhận biết các sản phẩm dầu gội có chứa các hóa chất độc hại: không phải ai cũng có thể nhớ được tên khoa học hay ký hiệu của các chất độc hại đó và hơn hết, như kết quả khảo sát và nghiên cứu phía trên thì hơn 95% dầu gội trên thị trường kể cả các thương hiệu lớn, đắt tiền và giới thiệu là sp thiên nhiên đều chứa các thành phần này, và cách đơn giản nhất để nhận biết đó là thông qua các dấu hiệu: dầu tạo ra nhiều bọt, có hương thơm mạnh, tóc rất óng mượt ngay khi gội.

Để đảm bảo an toàn tốt nhất là “ta lại về quê mẹ ta xưa”, bạn nên mua các nguyên liệu về để tự nấu những chai dầu gội cho mình với các thành phần như: bồ kết, bồ hòn, vỏ bưởi, cỏ màn chàu, cỏ hôi, quế, xả, gừng, nha đam, hương nhu- đây là những thành phần cơ bản, nếu có điều kiện bạn có thể thêm một số thành phần khác như: lá bạc hà, lá dâu tằm, tinh dầu bưởi, tỏi, hoa cúc…

Có thời gian các bạn có thể nấu gội lần 1, sau khi sôi bạn cho lửa liu riu để dầu sôi khoảng 15p sau đó tắt bếp (nhưng vẫn đậy vung) khoảng 30p sau mở vung và chờ nguội để gội. bạn có thể đổ thêm nước nấu lại lần 2 để tận dụng làm nước tắm luôn, vô cùng sạch, thơm và an toàn nhất là cho em bé (vì nước có bồ kết nên bạn cản thận làm cay mắt bé, nhưng vì là nước lần 2 nên cũng giảm cay nhiều rồi) và các bàn mẹ sau sinh.

Còn nếu không có thời gian thì các bạn có thể tranh thủ ngày nghỉ t7, cn để nấu 1 mẻ đổ vào chai và dung dần. Các bn đun khoảng 5-7h (mình thì mình đun ít nhất là 10-12h) để dầu được đậm đặc và thời gian bảo quan được lâu hơn (sau khi sôi cũng cho lửa nhỏ liu riu), thành phẩm bạn cho vào ngăn mát tủ lạnh và có thể dung đc trong 1 tháng.

Ở bài sau mình sẽ chia sẻ với các bạn chi tiết địa chỉ mua nguyên liệu bảo đảm an toàn và cách nấu dầu, cũng như cách bảo quản tốt nhất.

chúc mọi người có 1 mái tóc khỏe, đẹp. iu cả nhà