Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Trẻ Bị Suy Thận Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Trẻ Bị Suy Thận?

Những đứa trẻ bị đánh cắp tuổi thơ

Mẹ một bệnh nhi tâm sự: “Bé phát triển bình thường nhưng đến khi được chín tuổi thì người bị phù, đi lại một chút là mệt. Tôi đưa con lên thành phố khám, phát hiện suy thận giai đoạn cuối. Bé chạy thận một tuần ba lần”.

Một trường hợp khác, bé gái 12 tuổi nhưng vóc dáng nhỏ thó bằng đứa trẻ chừng bảy tuổi. Cứ sau một đợt chạy thận, bé mệt lả. Chăm cháu ở BV, bà ngoại chỉ biết cõng cho cháu đỡ mệt. 95% bé mắc bệnh suy thận bị suy dinh dưỡng.

Tại lớp học dành cho các bé bị suy thận, điều ai cũng nhận thấy là các bé dù 14-15 tuổi, nhưng hầu như không có dấu hiệu dậy thì, người ốm yếu.

Bệnh nhi suy thận thường phải hạn chế ăn ngọt, ăn quá mặn, hoặc chất béo và hạn chế uống nước. Những món ăn (snack, xúc xích, cơm chiên, tôm chiên, gà rán…) mà các bé sức khỏe bình thường có thể ăn bất kỳ lúc nào, thì đối với các bé bệnh thận là những món gần như cấm kỵ.

Trong thời gian chạy thận, bệnh nhi được ăn món yêu thích, nhưng cũng chỉ được một giờ đầu trong suốt ba giờ chạy thận.

Vì sao trẻ bị suy thận?

Ngoài những nguyên nhân như đã nêu, theo BS Diễm Thúy, bệnh thận bẩm sinh khó phát hiện vì các triệu chứng bệnh dễ nhầm lẫn với bệnh khác.

Cụ thể như: biếng ăn, hay ói, chiều cao không tăng. Khi thấy các triệu chứng này, cha mẹ thường cho con đi khám dinh dưỡng rồi “miệt mài” với các chế độ ăn uống và thuốc bổ, đến khi tìm đến BV thì đã vào giai đoạn suy thận mạn tính.

Cần lưu ý, với bệnh thận bẩm sinh, nguyên nhân phần lớn là do di truyền từ người cha hoặc người mẹ mang gen lặn (cả hai người không bị bệnh thận, nhưng lại có thể truyền cho con căn bệnh này).

Khám thai định kỳ và chẩn đoán tiền sản chỉ phát hiện được bệnh thận ứ nước, chứ không phát hiện được bệnh từ gen. Do đó, nhiều trường hợp đến khi phát hiện trẻ bị bệnh thận, thường đã vào giai đoạn muộn.

Trong thiểu sản thận bẩm sinh, thời điểm khởi phát suy thận mạn thường có hai mốc. Nếu bất thường nặng, trẻ sẽ bị suy thận trước ba tuổi. Nếu vượt qua giai đoạn này, trẻ có thể chung sống hòa bình với bệnh.

Suy thận giai đoạn cuối thường bùng phát ở tuổi dậy thì, lúc các cơ quan trong cơ thể phải làm việc gấp đôi nhằm phục vụ cho quá trình tăng trưởng.

Hội chứng thận hư có các triệu chứng: phù quanh mi mắt, bụng, chân, tiểu đạm, tăng cân… Hiện, Khoa Thận – nội tiết BV Nhi Đồng 2, trẻ bị hội chứng thận hư chiếm tỷ lệ 2/3 trong tổng số khoảng 90 bé. Có khoảng 500 bé điều trị ngoại trú. Nếu điều trị tốt bệnh không diễn tiến đến suy thận.

Tuy nhiên, việc điều trị đòi hỏi phải kiên trì dùng thuốc trên 10 năm. Bệnh khởi phát lúc ba tuổi, đến khoảng 16-17 mới có thể hết. Nếu bỏ điều trị, nguy cơ dẫn đến suy thận rất cao. Điều đáng ngại là không ít phụ huynh khi thấy bệnh tình con tạm ổn định đã vội vàng ngưng thuốc.

Nhiễm trùng tiểu là bệnh với các triệu chứng: sốt, tiểu gắt… Nhiễm trùng tiểu ở trẻ em thường do bé có dị tật đường tiết niệu tiềm ẩn. Mỗi lần nhiễm trùng tiểu sẽ tạo ra sẹo ở thận, khi bị nhiều lần trẻ sẽ bị suy thận.

Vì vậy, nếu chỉ dừng lại ở việc điều trị bằng kháng sinh, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát hiện dị tật bẩm sinh và bảo vệ thận cho bé. Trong những trường hợp này, phụ huynh nên cho bé đi khám chuyên khoa thận nhi để được điều trị đúng phác đồ.

Tại Sao Bị Suy Thận?

Những nguyên nhân nào gây suy thận, thưa BS? Trong đó, với người Việt thì nguyên nhân nào đứng đầu ạ?

HÃY THAM KHẢO NHỮNG THÔNG TIN TỔNG HỢP DƯỚI ĐÂY

Nguyên nhân đầu tiên của bệnh suy thận mạn trên hầu hết các nước trên thế giới đó là xuất phát từ đái tháo đường. Đái tháo đường có thể nói là đại dịch trên toàn thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài ảnh hưởng này.

Theo thống kê cho thấy ở các nước mà tỷ lệ bệnh thận mạn do đái tháo đường chiếm tới 50%, thứ đến là cao huyết áp khoảng 30%, còn lại là các bệnh lý tại thận và một số bệnh suy thận mà cũng không biết rõ nguyên nhân là gì với tỷ lệ thế nào.

Ở Việt Nam cũng giống như các nước châu Á, chưa có một con số thống kê cụ thể về bệnh suy thận mạn nhưng các nước châu Á xung quanh chúng ta như Singapore, Malaysia, Trung Quốc, Philippines và Nhật Bản … tỷ lệ suy thận hàng đầu là do đái tháo đường, theo tôi Việt Nam cũng vậy.

Suy thận hay tổn thương thận là tình trạng suy giảm chức năng của thận. Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý dẫn đến suy thận.

Về thời gian mắc bệnh, người ta thường chia thành hai nhóm bệnh là suy thận cấp (thuật ngữ chuyên môn gọi là tổn thương thận cấp) và suy thận mạn (thuật ngữ chuyên môn gọi là bệnh thận mạn).

Nguyên nhân gây suy thận mạn:

– Bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp

– Viêm cầu thận

– Viêm ống thận mô kẽ

– Bệnh thận đa nang

– Tắc nghẽn kéo dài đường tiết niệu, có thể do phì đại tuyến tiền liệt, sỏi thận và một số bệnh ung thư

– Trào ngược bàng quang niệu quản gây ra tình trạng nước tiểu trào ngược lên thận

– Viêm đài bể thận tái phát nhiều lần

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất. chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Trên hết, thay vì phải tìm cách chữa bệnh thì mình nghĩ chúng ta hãy nên giữ gìn sức khỏe thật tốt thông qua chế độ sinh hoạt, ăn uống lành mạnh. Phòng bệnh hơn chữa bệnh phải không nào?

Các thông tin trên website này được tự động tổng hợp, sưu tầm trên Internet, và thông tin chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên website này gây ra.

Suy Thận Là Bệnh Gì, Tại Sao Lại Bị Suy Thận?

Thận là cơ quan tiết niệu rất quan trọng giúp lọc máu, cân bằng nội môi, điều hòa áp suất thẩm thấu và các chuyển hóa trong cơ thể, là cửa ngõ đào thải chất độc trong cơ thể.

Nếu thiếu 1 quả thận, quả còn lại vẫn đảm bảo thực hiện được chức năng của mình, nhưng nếu cả hai cùng có vấn đề sẽ là những ảnh hưởng vô cùng lớn, thậm chí là đe dọa đến sự sống.

Suy thận là trạng thái suy giảm chức năng hoạt động của thận, làm ảnh hưởng đến chức năng bài tiết lượng nước dư thừa và bài tiết chất độc trong cơ thể khiến quá trình trao đổi chất bị ảnh hưởng, kéo theo sự suy giảm chức năng của một số loại Hoocmon do thận sản xuất ra.

Thận suy yếu gây ảnh hưởng rất nhiều đến mọi chức năng hoạt động của cơ thể, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bệnh này cần phải được sớm phát hiện và điều trị đúng lúc để tránh tình trạng chuyển biến xấu hơn, khiến cho việc điều trị vô cùng khó khăn dẫn đến việc phải chạy thận hoặc thay thận

Bệnh suy thận được chia ra làm 2 loại chính:

Đây là tình trạng xảy ra một cách nhanh chóng, tình trạng sụt giảm nhanh của mức lọc cầu thận, ví dụ như lượng lớn máu trong cơ thể bị mất mát đột ngột do nhiễm trùng hoặc tai nạn.

Sự giảm đột ngột như vậy sẽ khiến bệnh nhân rơi vào trạng thái ure máu tăng dần, từ đó sẽ gây hiện tượng tổn thương thận, đe dọa tính mạng và dẫn đến tử vong rất cao.

Suy thận cấp có thể gây tử vong, đòi hỏi phải điều trị chuyên sâu, tuy nhiên nếu bệnh nhân xử lý kịp thời trong giai đoạn cấp tính, cơ hội phục hồi chức năng thận, cơ hội trở lại cuộc sống bình thường là khá cao.

Bệnh suy thận mạn tính là sự mất dần chức năng thận, không đảm bảo các nhiệm vụ chính gây ra những ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể. Các triệu chứng dấu hiệu sẽ tùy thuộc mức độ ảnh hưởng, hư hỏng của thận.

Thường các triệu chứng sẽ thể hiện rõ nhất khi cơ thể bị suy thận mạn giai đoạn cuối. Đây là trường hợp xảy ra từ từ, kéo dài và có thể lặp đi lặp lại nhiều lần.

Bệnh tiến triển chậm hay nhanh là do ở thận đang tổn thương ở mức độ nào? Nếu thận tổn thương ít thì các triệu chứng sẽ ít thấy hơn.

Thông thường, tỷ lệ người mắc bệnh đều xuất phát từ một trong những nguyên nhân sau đây:

Ở những bệnh nhân có bệnh lý của viêm cầu thận cấp thì rất dễ là nguyên nhân khiến tình trạng thận trở nên suy yếu. Vì vậy việc phát hiện và điều trị viêm cầu thận kịp thời sẽ giảm nguyên nhân gây ra tình trạng suy thận.

Những người có bệnh lý huyết áp cao thì cũng là nguyên nhân rất dễ để chức năng thận suy yếu. Nguy cơ suy thận tăng theo mức độ tăng huyết áp. Tăng huyết áp dù được điều trị nhưng chưa đạt huyết áp mục tiêu vẫn có nguy cơ bị suy thận.

Huyết áp tăng cao phá hủy bộ lọc ở cầu thận, dẫn đến hậu quả là thận không thể loại bỏ những chất cặn bã độc hại cũng như nước dư thừa ra ngoài. Nước ứ thừa ở trong hệ mạch máu ngày một nhiều làm huyết áp lại càng tăng cao hơn. Do đó, tăng huyết áp là nguyên nhân chính dẫn đến suy thận.

Ở bệnh tiểu đường dẫn đến đường huyết áp cao, khiến các mao mạch ở thận bị tổn thương, lớp lót trong cùng của mạch máu trở nên dày lên và dần bị biến dạng, làm cản trở khả năng lọc máu. Bởi vì thận ngoài nhiệm vụ lọc máu, còn sản sinh ra một số hormon đóng vai trò trong việc kiểm soát huyết áp. Điều này vô hình chung tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn không tìm được lối ra.

Đa số những người mắc bệnh suy thận như ngày nay đều xuất phát từ nguyên nhân do có những thói quen sống không khoa học, ăn uống không điều độ

Sử dụng thuốc giảm đau lâu ngày và thường xuyên

Ăn quá mặn, lượng muối trong mỗi bữa ăn quá cao

Thường xuyên sử dụng các loại nước ngọt và nước uống có gas

Uống ít nước.

5. Bệnh suy thận có bao nhiêu cấp độ?

Giai đoạn 1 và 2 (giai đoạn đầu của bệnh) :

Chỉ xuất hiện một vài biểu hiện nhẹ và vừa, triệu chứng lâm sàng không rõ như: chán ăn, thiếu máu nhẹ, mệt mỏi, tức hai bên hố lưng. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường không biết mình đã mắc bệnh suy thận.

Bệnh đã chuyển biến nặng hơn, các biểu hiện lâm sàng bắt đầu xuất hiện rõ, bao gồm: chán ăn, buồn nôn, nôn, nấc cục, xuất huyết tiêu hóa, xanh xao, tăng huyết áp, đau đầu, phù nề mi mắt, ngứa, nặng hơn là khó thở, lơ mơ, co giật, hôn mê, MLCT giảm xuống dưới 20 ml/phút, creatinin máu tăng trên 300 μmol/l.

Bệnh trở nên nặng, có đầy đủ các biểu hiện về lâm sàng của suy thận về tiêu hoá, tim mạch, thần kinh, da và máu. Lọc máu là bắt buộc trong giai đoạn này.

Suy thận là một bệnh lý vô cùng nguy hiểm và cũng bắt đầu từ những nguyên nhân mà chắc hẳn mọi người đều không ngờ đến.

Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ hotline : 0908.696.477 để được các chuyên gia tư vấn và giải đáp hoàn toàn miễn phí.

Hãy để Latigg chăm sóc sức khỏe cho bạn!

Khơi nguồn sức khỏe – hạnh phúc dài lâu!

Trẻ Sơ Sinh Cũng Bị Suy Thận

ThS-BS Hoàng Thị Diễm Thúy, Trưởng khoa Thận – Nội tiết, BV Nhi Đồng 2 chúng tôi cho biết, n xảy ra khi cấu trúc ở thận bị tổn thương do nguyên nhân bẩm sinh hoặc mắc phải. Vì vậy, tuổi nào cũng có thể bị suy thận. Có hai loại suy thận: suy thận cấp và suy thận mạn.

Nguyên nhân suy thận ở trẻ em thường không giống ở người lớn, 40% do dị tật bẩm sinh, 60% còn lại do các bệnh mắc phải trong thời kỳ niên thiếu. Tuổi mắc suy thận mạn thường gặp nhất là từ 8-10 tuổi. Suy thận cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi, kể cả sơ sinh. Mỗi năm BV Nhi Đồng 2 tiếp nhận khoảng 20 ca suy thận mạn, trong đó hơn 50% bị suy thận giai đoạn cuối cần ghép thận hoặc lọc máu.

ThS-BS Diễm Thúy cho biết thêm, nhiều trường hợp suy thận cấp có thể khỏi nếu điều trị kịp thời. Suy thận mạn giai đoạn cuối chỉ có thể điều trị bảo tồn bằng lọc thận (n nhân tạo hoặc thẩm phân phúc mạc). Phương pháp điều trị triệt để là ghép thận.

Khi trẻ bị suy thận, cần chế độ ăn giảm đạm, giảm muối, hạn chế nước nếu tiểu ít. Bệnh nhi cần được tư vấn của bác sĩ về việc hạn chế sữa.

Việc phát hiện sớm trẻ mắc sẽ giúp giảm biến chứng và di chứng, làm chậm hoặc ngăn ngừa biến chứng, từ đó giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Phụ huynh cần đưa bé đi khám ngay khi thấy bé bị phù, thay đổi lượng , thay đổi màu sắc nước tiểu, chậm tăng cân, xanh xao, cao huyết áp, tiểu khó, tiểu đau, tiền căn gia đình có người bệnh thận. Khi trẻ bị suy thận, phụ huynh cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng và dùng thuốc. Hiện nay, khi điều trị suy thận cho trẻ em, BHYT sẽ thanh toán 80% chi phí lọc thận, 50% chi phí ghép thận.

* Bệnh viện Nhi Đồng 2: 14 Lý Tự Trọng, P.Bến Nghé, Q.1, chúng tôi (ĐT: 08.38295723 xin số 264)

* Bệnh viện Nhi Đồng 1: 341 Sư Vạn Hạnh, P.10, Q.10, chúng tôi (ĐT: 08.39271119)

* Bệnh viện Nhi Đồng 1 chỉ chạy thận cho các bệnh nhân bị suy thận cấp, còn Bệnh viện Nhi Đồng 2 là bệnh viện chạy thận nhân tạo cho mạn tính.

Lòng trắng trứng: chứa nhiều protein, tốt cho sức khỏe và ít phốt pho hơn so với những nguồn cung cấp protein khác. Những người bị bệnh thận nên tránh ăn lòng đỏ trứng gà.

Bông cải: giúp bài tiết những cặn bã độc hại ra khỏi cơ thể.

Bắp cải: giảm các gốc tự do có hại cho da và cơ thể. Trái cây và rau quả có tác dụng phân hủy các gốc tự do là bí quyết giúp da sáng đẹp tự nhiên.

Cá: có chất béo kháng viêm, omega-3 có thể giảm bệnh thận. Cá là nguồn cung cấp protein lý tưởng.

Nước ép trái cây hoặc rau quả có tác dụng bài tiết độc tố khỏi cơ thể, giúp ngăn ngừa bệnh thận. Nước ép trái cây, đặc biệt là nước dâu tây rất giàu chất chống oxy hóa, giúp cải thiện sức khỏe của thận.

Ớt chuông đỏ: giúp phân hủy chất thải trong máu, có lợi cho những người bệnh thận.