Top 10 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Trẻ Chậm Nói Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Trẻ Chậm Nói?

Hiện nay, số trẻ chậm nói ngày càng xuất hiện nhiều khiến cho các ông bố bà mẹ vô cùng lo lắng và dùng đủ mọi cách để con có thể nói được nhưng không hiệu quả. Vậy thì nguyên nhân chính là từ đâu?

Ở những trẻ bình thường, từ 3 đến 6 tháng tuổi, trẻ đã có thể ê a được những tiếng nói đầu tiên. Ở giai đoạn này, trẻ đã có thể phát hiện được những tiếng động phát ra từ những vị trí khác nhau, đồng thời trẻ cũng bắt đầu nói được những có có nguyên âm “a” như ba, bà…Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khoảng 11 tháng tuổi trở đi, trẻ đã có thể nói được 2 – 3 từ đơn khá rõ ràng. Đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi, trẻ đã có thể nói được những câu phức tạp và bắt đầu sử dụng ngôn ngữ một cách khá tốt.

Tuy nhiên có một thực tế phải thừa nhận rằng, ngày nay số lượng trẻ chậm nói ngày càng nhiều. Có những bé đến 18, 21 tháng tuổi vẫn chỉ biết bập bẹ những từ vô nghĩa. Có những bé đã 3,4 tuổi nhưng vẫn “ngọng líu ngọng lô”. Không nên đổ lỗi cho bé hay nghĩ rằng “con mình nó thế!”. Trẻ biết nói sớm hay muộn, nói chuẩn hay ngọng, phần lớn đều là ở sự dạy dỗ và uốn nắn của người mẹ.

Xin liệt kê ra đây những sai lầm “kinh điển” của chị em trong việc dạy bé đã khiến trẻ chậm nói, nói ngọng.

1. Đáp ứng con quá nhanh chóng

“Lỗi” này quả đúng là yêu con quá lại hóa hại con. Khi bé chỉ vào bình sữa và với với tay đòi cầm, đòi ăn. Ngay lập tức, mẹ lấy bình sữa đưa cho con vè cho bé ăn. Hay Làm như vậy là mẹ đã tước đi cơ hội để trẻ được nói.

Cách làm đúng phải là mẹ nên khơi gợi cho trẻ nói ra điều mà trẻ muốn,. Bất kể đó là từ “đói”, từ “sữa” hay từ “măm măm” thôi cũng rất quan trọng. Khi trẻ nói được điều đó, người lớn nên động viên, cổ vũ cho trẻ bởi vì đó là một sự tiến bộ. Lúc này, bé sẽ hiểu cách dùng ngôn ngữ để biểu đạt ý mà mình muốn.

2. Bật tivi, ipad, iphone cho bé xem suốt ngày

Đối với trẻ con, có vẻ như công nghệ càng hiện đại thì lại càng “hại điện”. Có một hiện tượng rất thú vị mà bất cứ bà mẹ nào cũng nhận ra, đó là cứ bật tivi lên thì trẻ bỗng dưng lại “ngoan” một cách kỳ lạ. Bé ngồi yên, chăm chú theo dõi, bỏ cả chạy nhảy, bỏ cả quấy mẹ và đương nhiên, trẻ cũng bỏ cả nói chuyện.

Nhiều chị em thắc mắc: mẹ nói cũng là nói mà tivi nói cũng là nói. Tại sao trẻ xem tivi lại chậm nói còn nghe mẹ nói lại nhanh biết nói. Thực ra, việc giao tiếp giữa mẹ – con và tivi là hai mối quan hệ hoàn toàn khác nhau. Khi trẻ xem tivi, bé sẽ chỉ tiếp nhận thông tin một chiều. Bé là người nghe và chỉ cần yên lặng nghe. Lâu dần sẽ khiến trẻ mất đi ham muốn được nói. Trong khi đó, khi bé giao tiếp với mẹ, đấy là một mối quan hệ hai chiều. Bé vừa là người nghe, vừa là người cần nói, cần bày tỏ ý kiến. Từ đấy sẽ thôi thúc trẻ nói hơn. Xem tivi nhiều cũng khiến trẻ quên đi giọng mẹ và chỉ tập trung vào âm thanh của tivi.

3. Lười nói chuyện với con vì nghĩ bé “chẳng hiểu gì”

Giao tiếp với trẻ sơ sinh đôi khi giống như độc thoại bởi bé chưa nói được, vốn từ còn quá ít nên phản ứng với những câu hỏi của cha mẹ thường bị chậm. Điều này khiến một số bà mẹ cảm thấy buồn chán và thấy như mình đang làm một việc vô ích.Tuy nhiên, chính việc lười nói chuyện với con ngay từ khi bé mới là trẻ sơ sinh lại là nguyên nhân khiến bé chậm nói.

Nhưng chỉ cần có niềm tin rằng nói chuyện nhiều bé sẽ nhanh biết nói, mẹ sẽ có động lực để ‘tám’ với bé nhiều hơn. Đôi khi chỉ một câu nói bâng quơ, phiếm chỉ: “Để mẹ bế con nào” hay “Con yêu mẹ không?”… cũng có tác dụng lớn với khả năng ngôn ngữ của bé. Dù bé mới bập bẹ, ê a… thì cha mẹ vẫn nên nói chuyện liên tục cùng bé. Khi còn nhỏ, việc bé tăng vốn từ vựng và dần biết nói sẽ thông qua một cách duy nhất là lắng nghe người lớn nói chuyện với nhau.

4. Nói chuyện với con bằng ngôn ngữ trẻ con, cố tình nói ngọng, nhả nhớt.

Dùng ngôn ngữ trẻ con để nói chuyện với trẻ có nghĩa là người lớn thường dùng những từ đã được tỉnh lược để nói chuyện với trẻ. Ví dụ, một số bố mẹ hay thường thích dùng “ngoại ngữ của bé” như: “tị ơi tị” (chị ơi chị), “ơm ơm” (cơm), “ún on” của mẹ, (cún con của mẹ)… và cho rằng những từ ngữ sinh động này rất thú vị, có thể khiến trẻ hứng thú hơn. Với trẻ sơ sinh chưa biết nói, bé hay thường hét lên hoặc kêu “a..a…” rất to. Những lúc như vậy, mẹ lại cũng hét lên, cũng “a…a..”, cũng lặp lại những âm thanh y hệt của bé để “giao tiếp” với con. Điều này là sai lầm.

Nhiều ông bố bà mẹ sai lầm khi cứ nghĩ rằng chỉ cần dùng ngôn ngữ thế nào cho trẻ nhanh hiểu nhất và tỏ ra thích thú là được chứ không cần thiết là phải nói đúng và nói chính xác. Lâu dần, chính thói quen này của người lớn đã khiến cho trẻ mất đi khả năng tư duy về “lời nói đúng và đầy đủ”.

5. Không cho bé ra ngoài chơi và gặp gỡ bạn bè

Nhiều bố mẹ ngày nay vì sợ bên ngoài “nguy hiểm” nên thường nhốt con trong nhà một mình và chỉ chơi với các đồ chơi vô tri. Một số bà mẹ thậm chí khi thấy con đã đến tuổi đi học mẫu giáo, mầm non nhưng vẫn để con ở nhà với mẹ hoặc ông bà vì lo bé đi học sẽ bị lây bệnh từ bạn bè, lo cô giáo chăm con không kỹ. Chính điều này đã khiến trẻ chậm nói, tước đi của trẻ cơ hội được giao tiếp.

Có một thực tế ai cũng phải thừa nhận, đó là trẻ đi mẫu giáo sẽ rất nhanh biết nói. Bé được đặt trong một môi trường có nhiều bạn bè, tự khắc sẽ nảy sinh nhu cầu muốn giao tiếp, muốn nói chuyện, muốn bật thành lời. Mẹ nên chú ý cho bé đi chơi nhiều hơn, gặp gỡ nhiều bạn nhỏ cùng tuổi. Điều này sẽ cải thiện được tình trạng trẻ chậm nói và giúp bé nhanh biết nói hơn.

Theo eva.vn

Tại Sao Trẻ Chậm Nói?

Worldkids – Bố mẹ có biết tại sao trẻ chậm nói? Chúng ta thường cho rằng đến tuổi trẻ sẽ tự nói bởi nói là bản năng tự nhiên của con người. Nhưng khoa học đã chứng minh, bé nói sớm hay muộn phụ thuộc nhiều vào cách nuôi dạy của cha mẹ. Nếu con của bạn đang bị chậm nói thì hãy xem lại một số nguyên nhân sau đây.

Cho trẻ xem Tivi, điện thoại thông minh không giới hạn

Trẻ em càng dành nhiều thời gian để xem TV, điện thoại thì càng chậm biết nói. Bởi trẻ không có thời gian tương tác với mọi người, không có cơ hội được phát âm. Tivi chỉ có tương tác một chiều là cung cấp thông tin đến bé. Bé hoàn toàn không có cơ hội được tương tác lại.

Lười nói chuyện với trẻ

Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng con còn nhỏ không hiểu được những gì mình nói, nói cũng vô ích nên không tìm cách trò chuyện với trẻ. Nhưng trẻ lại rất thích tương tác với người khác. Dù chưa thể nói nhưng lắng nghe cha mẹ đang nói trẻ sẽ biểu hiện bằng ánh mắt, nụ cười hoặc ê a, hoặc cười khanh khách. Được nghe cha mẹ nói nhiều sẽ giúp trẻ có vốn từ vựng phong phú giúp phát triển khả năng ngôn ngữ sau này.

Không đáp lại lời con

Trẻ chưa thể nói, gọi hay hỏi chuyện nhưng khi có nhu cầu giao tiếp trẻ sẽ có một số biểu hiện lặp đi lặp lại. Cha mẹ đừng lờ đi trước những biểu hiện này của con. Hãy đáp lại bé dù bằng ánh mắt hay cử chỉ để bé hào hứng hơn.

Ít cho con ra ngoài găp gỡ với mọi người

Đừng nghĩ bao bọc trẻ trong nhà là một điều tốt. Bố mẹ sợ con ra ngoài nhiễm lạnh, nhiễm bẩn, sợ nguy hiểm… là điều dễ hiểu. Nhưng chính những nỗi sợ ấy cản trở sự phát triển về ngôn ngữ của con. Con cần được đặt trong môi trường có nhiều người, nhiều bạn bè hơn để nhanh được giao tiếp bằng lời.

Trẻ Chậm Biết Nói Nguyên Nhân Vì Sao Và Cách Khắc Phục Sao Cho Đúng

Tình trạng trẻ chậm biết nói ngày càng phổ biến hiện nay khiến không ít các bậc phụ huynh cảm thấy buồn lòng, lo lắng vì không biết liệu con yêu của mình có mắc phải chứng rối loạn về ngôn ngữ phát triển hay không. Thế nên, giải pháp đặt ra là cần nhanh chóng tìm ra nguyên do để hỗ trợ con mau chóng biết nói như bao đứa trẻ bình thường khác. Cha mẹ cũng nên hiểu rằng, việc trò chuyện với con, lắng nghe và nắm bắt tâm lý của con chính là một cách làm tích cực nhất giúp con nhanh biết nói hơn đó.

Tìm hiểu sự phát triển bình thường trong ngôn ngữ và lời nói của trẻ

Giai đoạn phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ được biểu hiện như sau:

Từ 3 – 6 tháng: Trẻ bắt đầu chăm chú nhìn vào người nói chuyện. Quay đầu về phía có tiếng động phát ra. Phân biệt được các tiếng động khác nhau phát ra từ các vị trí khác nhau. Nói được nguyên âm “a”, từ “ba”, “bà”.

Từ 6 – 9 tháng: Nói được 2 âm khác nhau như “ma ma”, “da da”.

Từ 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm “ê”, “a” kéo dài thành một chuỗi âm thanh như người lớn nhưng không rõ từ. Tùy theo mỗi trẻ, nhưng khi được khoảng 11 tháng hay 1 tuổi có trẻ nói được khoảng 2 – 3 từ đơn khá rõ, có thể là: bố, bà.

Từ 12 – 15 tháng: Trẻ có thể phát âm như tiết tấu âm nhạc để giữ cho câu chuyện tiếp tục.

Từ 15 – 18 tháng: Sử dụng được 4 từ, thường là tên con vật kết hợp với cử chỉ, đưa tay vẫy, chỉ. Khi trẻ được 18 tháng tuổi trẻ bắt đầu nói và tự nối ghép được hai từ với nhau. Ở giai đoạn này, trẻ nói bắt đầu hình thành các trật tự câu. Trẻ biết chỉ được ít nhất là sáu bộ phận trên cơ thể, chỉ được một hai hình ảnh quen thuộc khi cho trẻ nhìn tranh như: hình bố, hình con cá hoặc hình con chó…

Từ 18 tháng đến 2 năm: Biết khoảng 25 từ, gọi tên người, chào hỏi, từ chối.

Từ 2 – 3 tuổi: Nói rất nhiều, biết từ 50 – 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Đến 3 tuổi trẻ tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ vị. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản. Trẻ trả lời được các câu hỏi như: cái gì, ở đâu? Có/không?. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển được rất nhiều các câu phức tạp, hình thành được các câu chuyện dài với nội dung khá logic.

Từ 3 – 4 tuổi: Trẻ nói được các câu phức tạp trẻ bắt đầu sử dụng các ngôn ngữ ấy một cách khá tốt. Tự kiểm soát được cường độ giọng nói, xây dựng ngữ điệu như người lớn, thường hỏi cái gì, ở đâu, tại sao…

Mẹo phát hiện trẻ chậm nói qua những biểu hiện ban đầu

Trẻ dưới 1 tuổi:

Trẻ không có biểu hiện tập nói như: nói những từ ê, a, pa pa, ba ba, măm măm….Không thể tự làm những âm thanh bắt chiếc các tiếng kêu các con vật hoặc hiện tượng thiên nhiên như: tiếng sấm ù, tiếng gà gáy, tiếng con vịt cạc cạc, bò bò…

Không nhìn theo những hành động của người lớn hoặc chỉ tay cho trẻ xem trẻ coi như không nghe thấy, không hiểu tiếng nói.

Với trẻ 4 – 5 tháng tuổi đã biết quay lại khi ai đó gọi tên, nhưng nếu con chậm nói thì 1 tuổi gọi tên cũng không có phản ứng gì.

Trẻ từ dưới 2 tuổi:

Nếu trẻ bình thường từ 1 – 2 tuổi số lượng vốn từ tăng nhanh và trẻ hào hứng giao tiếp cũng như sử dụng từ ngữ. Nhưng nếu trẻ chậm nói sẽ có những biểu hiện sau đây:

Vốn từ ít, chỉ dùng được vài từ và đôi khi còn giao tiếp bằng những từ ngữ khó hiểu.

Chưa gọi được tên mọi người như: bà ơi, bố ơi, mẹ ơi…

Không hiểu những câu nói của người khác, đôi khi gọi còn không phản ứng hoặc gọi nhiều lần mới có phản ứng quay lại

Ít có những biểu hiện tương tác cũng như giao tiếp bình thường với những người xung quanh, còn hành động bộc phát và không chủ định

Trẻ từ dưới 3 tuổi:

Nếu như trẻ bình thường khi đến 3 tuổi trẻ có thể giao tiếp một cách bình thường và thành thạo cũng như có vốn từ kha khá khoảng 1000 từ thì đối với những trẻ chậm nói sẽ có những biểu hiện như sau:

Không nói được những câu đơn giản, chỉ dùng được từ đơn, vốn từ ít, không đa dạng, hay nói lắp.

Không hiểu nếu mọi người nói câu dài hoặc sử dụng những chuỗi hành động từ 2 trở lên.

Không biết dùng từ ngữ để miêu tả hành động cũng như trò chuyện với người khác.

Không biết làm theo những hiệu lệnh đơn giản hoặc hướng dẫn từ người lớn.

Cách khắc phục hiệu quả tình trạng trẻ chậm biết nói

Tuyệt đối không cho trẻ xem ti vi: Đây là một cách khắc phục trẻ chậm nói rất khó khăn trong thời điểm hiện nay. Nhưng để con bạn có thể nói nhanh hơn thì cha mẹ nên dành thời gian để sinh hoạt, ăn uống và giao tiếp cùng con trong mọi sinh hoạt thường ngày và kèm lời nói trong các hành động đó. Sử dụng những từ ngữ dễ hiểu, dùng câu đơn giản và nên cho trẻ tập nói lại những từ đó. Nên dùng các đồ vật khuyến khích trẻ gọi tên và giao tiếp khi chơi.

Cho trẻ giao lưu với bạn bè: Nên cho con đến các lớp học chậm nói để có sự tư vấn từ những người có chuyên môn, cho giao tiếp cùng với bạn bè. Nên chia sẻ với mọi người về tình trạng của con để có sự giúp đỡ tích cực.

Hãy đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai mũi họng: Khi con bạn có biểu hiện chậm nói như không nghe được hoặc chậm tương tác với lời nói. Cha mẹ nên đưa trẻ đi khám chuyên khoa tai, mũi, họng, để có kết luận sớm nhất. Nếu trẻ bị các dị tật về tai, họng, lưỡi nên chữa trị sớm để trẻ có thể giao tiếp như bình thường. Đây là một trong số những cách khắc phục trẻ chậm nói hiệu quả và chính xác nhất.

Nên dành thời gian dạy con tập nói: Là một cách khắc phục trẻ chậm nói hiệu quả và đơn giản, cha mẹ nên dành nhiều thời gian cũng như tâm huyết để dạy con tập nói bằng cách trò chuyện, chơi cùng với trẻ, phân tích chỉ bảo các sự vật hiện tượng để trẻ cảm thấy thích thú và muốn phát âm. Luôn khuyến khích trẻ tập trung vào mình và nói cho trẻ nghe, dạy trẻ phát âm.

Luôn có cái nhìn tích cực trong việc hỗ trợ con: Hãy dành thời gian, tâm huyết và tấm lòng của mình để giúp đỡ con. Không nên buồn chán hay suy nghĩ tiêu cực làm ảnh hưởng đến việc dạy con nói. Hai vợ chồng nên có sự trao đổi để nhìn lại cách dạy con tập nói và giúp đỡ lẫn nhau.

Trẻ Chậm Nói, Đâu Phải Bởi Tự Nhiên!

Ngày xưa trẻ đến 03 tuổi chưa biết nói được coi là việc “bình thường” và sau đó trẻ sẽ nói được và nói rất nhiều. Đó cũng là cơ chế tự nhiên trong việc bắt chước, học tập và sử dụng ngôn ngữ của loài người.

Nhưng đó là câu chuyện của 20 – 30 năm về trước, còn xã hội hiện đại bây giờ trẻ chậm nói được xem là dấu hiệu và nguy cơ “bất bình thường” trong việc sử dụng ngôn ngữ. Vậy phải chăng môi trường và phương pháp dạy con đã ảnh hưởng thế nào đến việc tập cho trẻ học nói?

TRẺ CHẬM NÓI DO ĐÂU?

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển khả năng nói và ngôn ngữ. Đôi khi chỉ là do trục trặc trong vòm miệng, như với lưỡi hoặc hàm ếch. Dây hãm ngắn cũng có thể hạn chế cử động của lưỡi khiến trẻ khó nói…

Ngoài ra, trẻ chậm nói còn có nguyên nhân do tâm lý. Nguyên nhân tâm lý là do gia đình hoặc quá cưng chiều, hay bỏ bê trẻ, hoặc đã xảy ra một biến cố nào đó làm ảnh hưởng đến tâm lý trẻ.

MÔI TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY CON ĐÃ ẢNH HƯỞNG NHƯ THẾ NÀO ĐẾN KHẢ NĂNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA TRẺ?

Với mỗi ông bố bà mẹ, khoảnh khắc được nghe tiếng con nói, được nghe con gọi “bố, mẹ” là một niềm vui không thể tả hết thành lời. Không ai khác, cha mẹ chính là những người đầu tiên ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.

Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào cũng phát triển khả năng ngôn ngữ theo đúng tuần tự như vậy. Có bé sẽ biết nói chậm hơn so với tiêu chuẩn. Nhiều mẹ cảm thấy lo lắng khi thấy con đã 18 tháng vẫn chưa biết ê a bất cứ một câu gì. Con chậm nói khiến các mẹ phải đối diện với nhiều lực rất lớn từ người thân, gia đình. Trong tình huống này, các mẹ lại “ngây thơ” nghĩ rằng “con mình vốn vậy”, hay “trẻ biết đi sớm thường chậm nói”. Tuy nhiên, mẹ cần biết một thực tế rằng khả năng bé nói rõ ràng hay nói ngọng, biết nói sớm hay muộn cũng một phần là do lỗi dạy dỗ của người mẹ.

1. Quá chiều con, không cho con có cơ hội được nói

Đây là lỗi tai hại của mẹ làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ, là nguyên nhân trẻ chậm nói. Ai cũng biết rõ, khi vốn từ vựng của bé chưa được hoàn thiện, nên để giao tiếp với mọi người xung quanh, con thường phải dùng hành động, cử chỉ để biểu đạt mong muốn của mình.

Khi muốn uống sữa hay muốn lấy bất cứ một thứ gì, trẻ sẽ tự tay mình chỉ hoặc sẽ cầm tay mẹ và hướng đến các đồ vật đó. Lúc đó, các mẹ sẽ hiểu được mong muốn của con và nhiều người đã không ngần ngại mà ngay lập tức đi lấy giúp con. Hành động này nếu lặp lại nhiều lần sẽ là nguyên nhân sâu xa khiến con chậm nói. Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?”… Gợi câu hỏi cho con là một cách tốt để trẻ có phản ứng lại trước những lời nói của mẹ.

Việc chiều con, nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, mà còn tác động xấu đến tính cách của trẻ. Một khi con biết mọi yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được đáp ứng, chúng sẽ sinh ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi, dễ hình thành thói phụ thuộc và lười vận động.

2. Cho trẻ xem tivi quá nhiều

Tivi, máy tính bảng, điện thoại hay mọi thiết bị truyền thông thông tin đều có một tác dụng đó là giúp trẻ học hỏi và tiếp thu được những điều mới lạ xung quanh cuộc sống. Không những vậy, các thiết bị này còn được nhiều mẹ biến thành “cô trông trẻ” hữu hiệu, bởi họ nhận thấy rằng mỗi khi cho bé ngồi xem tivi là y như rằng con sẽ ngoan ngoãn hơn. Và những lúc như vậy là thời điểm tốt để mẹ có thể yên tâm làm các công việc khác.

Tuy nhiên, nếu mẹ quá lạm dụng “cô trông trẻ” này thì sẽ khiến cho bé lười nói chuyện. Khi cho con xem Tivi, bé chỉ được tiếp nhận thông tin một chiều, bởi lúc đó bé chỉ con có cơ hội nghe nhưng lại không có cơ hội để nói. Không những ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ, việc xem tivi quá nhiều cũng là nguyên nhân khiến mắt con không được khỏe, dễ dẫn đến tình trạng cận thị, ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề học tập sau này.

Thay vì để con ngồi hàng giờ trước tivi thì mẹ hãy dành thời gian nhiều hơn để cùng con chuyện trò. Khi được giao tiếp với mẹ, bé sẽ đáp ứng được cả hai nhu cầu đó là nghe và nói.

Tại Trung Tâm Rồng Việt, khi chúng tôi can thiệp cho các trẻ chậm nói, có áp dụng phương pháp sinh trắc DMIT thì trên 90% trẻ chậm nói có vùng âm thanh và ngôn ngữ rất cao. Khi chúng tôi phân tích và tư vấn, thì quý phụ huynh ngạc nhiên: tôi cứ nghĩ con chậm nói là do vùng ngôn ngữ kém, thế tại sao lại chậm nói được?

Một đứa trẻ khi có vùng âm thanh và ngôn ngữ cao thường rất nhạy về tiếng ồn, âm nhạc và thích thú khi được nghe, nhìn người khác nói chuyện. Tuy nhiên do cha mẹ quá lạm dụng vào những thiết bị truyền thông và lười nói chuyện với con, khiến con trẻ giao tiếp thụ động một chiều (bé nghe tốt nhưng lại khó và thậm chí không nói được, do không có người tương tác). Và như thế khi trẻ khó và không có khả năng sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp, thì cơ chế sẽ dùng ngôn ngữ cơ thể để diễn tả, vì vậy trẻ chậm nói thường đi kèm với dấu hiệu tăng động.

Khi con có biểu hiện chậm nói, không ít phụ huynh chưa vội tìm lời khuyên của chuyên gia ngay và tự nhủ “Không có gì phải lo lắng…”, “một số trẻ biết đi sớm hơn và số khác nói sớm hơn” và thường trì hoãn việc tìm lời khuyên của các chuyên gia. Một vài người có thể tự trấn an rằng “nó sẽ lớn thôi” hoặc “thằng bé chỉ thích các hoạt động thể chất”. Sự chủ quan này sẽ làm trễ việc phát hiện các dấu hiệu của trẻ và ảnh hưởng đến thời gian can thiệp cho trẻ.

Cha mẹ nên chú ý, phát hiện kịp thời và cho bé đi khám, điều trị càng sớm càng tốt, do giai đoạn 2-3 tuổi là giai đoạn vàng để can thiệp, trị liệu cho bé. Trẻ càng lớn càng khó can thiệp hơn, thời gian điều trị cũng lâu hơn.

Dù bé ở giai đoạn nào đi nữa, sự quan tâm chăm sóc và yêu thương từ gia đình luôn là yếu tố then chốt cho sự phát triển toàn diện của trẻ. 

THÔNG TIN VỀ MỐC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ BÌNH THƯỜNG

Mốc phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ từ 4 – 36 tháng tuổi.

Từ 4 – 6 tháng tuổi, mẹ có thể nghe thấy những âm thanh ríu rít khi chơi đùa cùng con. Trẻ bắt đầu bập bẹ và đôi khi phát ra những âm thanh như thể con đang tiếp chuyện với mọi người.

Từ 7 – 12 tháng tuổi, bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”…. Đây là những từ phổ biến nhất mà những đứa trẻ có thể phát ra đầu tiên; bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn mà không có từ thực sự.

Từ 13 – 18 tháng tuổi: trẻ còn có thể chỉ vào tranh bằng một ngón tay; dùng nhiều phụ âm (p,b,m,n,h); lấy được các đồ vật nằm trong tầm nhìn; có thể hiểu hơn 50 từ; giảm cử chỉ dùng lời nói nhiều hơn để giao tiếp…

Từ 19 – 24 tháng tuổi: Con có thể kết hợp 2 từ với nhau để tạo thành một câu đơn giản như “ôm con, bế con…”. Khi bé 2 tuổi, con có thể sử dụng được những câu đơn giản gồm 2-4 từ.

Từ 25 – 36 tháng tuổi: Từ 2 tuổi đến 3 tuổi, vốn từ vựng của bé được mở rộng liên tục và bé có thể cảm nhận được tất cả những điều mẹ nói. Ở giai đoạn 3 tuổi, bé có thể giao tiếp lưu loát với mẹ trong một cuộc trò chuyện khá dài. Hơn nữa, nó có thể kết nối nhiều từ hơn để tạo thành câu dài.

Hãy liên hệ với Hệ Thống Trung tâm tư vấn và đào tạo Rồng Việt  gần bạn nhất để có thông tin chi tiết:

HCM, Vũng Tàu, Biên Hòa, Đà Lạt, Bình Dương, Cần Thơ, Quy Nhơn, Quảng Ngãi, Nha Trang, Phan Thiết, Kontum, Buôn Ma Thuột, Huế, Đà Nẵng, Phan Thiết, Tây Ninh, Bình Phước, Tiền Giang, Kiên Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Long Thành, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Trà Vinh, Đồng Tháp, Cà Mau

‪ĐT: 0938 06 11 33 – (028) 35174330 – 35174331

Rồng Việt App hỗ trợ can thiệp, trị liệu cho trẻ TẠI NHÀ hiện đã có mặt trên các thiết bị iOS và Android.

Hãy liên hệ với Trung tâm tư vấn và đào tạo Rồng Việt (50 trung tâm) gần bạn nhất để có thông tin chi tiết các khóa học cho bé:

ĐT: 0938 06 11 33 -(028) 35174330 – 35174331