Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Trẻ Em Bị Tiểu Đường Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Tại Sao Trẻ Em Bị Tiểu Đường?

Trẻ em bị tiểu đường do thiếu hụt hoặc tắc Insulin, cơ chế miễn dịch của trẻ tiếp xúc những yếu tố như thuốc, hóa chất… hoặc do tình trạng béo phì.

Bác sĩ Trần Xuân Lam, Khoa Huyết học thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai cho biết: Đái tháo đường là một rối loạn nội tiết khá phổ biến ở trẻ em. Hiện nay, tại Đồng Nai chưa có một khảo sát nào được tiến hành về tiểu đường ở trẻ em. Nhưng theo ước tính, có khoảng 1% trẻ em trong dân số (khoảng 1.000 trẻ) bị bệnh lý này. Bệnh tiểu đường type 1 gặp chủ yếu ở 2 nhóm tuổi trẻ em hay gặp nhất là lứa tuổi mẫu giáo 4 – 6 tuổi và 10 – 14 tuổi. Tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai hiện đang theo dõi và điều trị ngoại trú cho 40 bệnh nhi.

Điển hình như em L.G.H. (16 tuổi, ngụ xã An Phước, Long Thành) được gia đình phát hiện những biểu hiện lạ vào đầu năm 2019 như: tiểu đêm nhiều, xuống cân, hốc hác… mặc dù ăn rất nhiều. Sau đó do em bị ngất xỉu nên được người nhà đưa đến Bệnh viện Đại học Y dược Shingmark cấp cứu, sau đó bé H. được chuyển lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai điều trị.

Qua những triệu chứng và các xét nghiệm, kết quả em H. bị tiểu đường type 1. Nguyên nhân H. bị ngất xỉu là do ngộ độc ceton (nhiễm toan ceton đái tháo đường (DKA) là một biến chứng cấp tính, nghiêm trọng và chủ yếu xảy ra ở bệnh nhân đái tháo đường type 1). Từ đó đến nay, 4 tuần/1 lần người nhà đưa em lên Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai để làm xét nghiệm và nhận thuốc. Hàng ngày, em phải tiêm 2 mũi Insullin.

Hay vào tháng 6/2019 gia đình em T.M.T. (15 tuổi, ngụ ở xã An Phước, Long Thành) phát hiện em bị sút cân nhanh chóng, nên đã đưa em T. đi khám tại Bệnh viện Nhi đồng Đồng Nai. Kết quả cho thấy em T. bị tiểu đường type 1.

Theo bác sĩ Trần Xuân Lam, nguyên nhân ban đầu khiến trẻ mắc đái tháo đường type 1 là do thiếu hụt hoặc tắc Insulin gây ra việc đường không đi tới tế bào và tăng đường huyết lên. Phần nữa là do cơ chế miễn dịch của trẻ tiếp xúc những yếu tố như thuốc, hóa chất… Cuối cùng là tình trạng béo phì ngày càng gia tăng, trong khi các hoạt động thể lực ngày càng giảm.

Biến chứng đái tháo đường dễ gặp nhất là trẻ bị nhiễm toan ceton (là một trạng thái thiếu hụt Insulin tương đối hoặc tuyệt đối bị trầm trọng thêm sau sự tăng đường huyết, mất nước và sự rối loạn gây toan hóa trong chuyển hóa trung gian). Khi nhiễm toan ceton, trẻ thường bị mất nước, người mệt mỏi lừ đừ và nặng nhất là hôn mê, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.

Trước thực trạng bệnh tiểu đường đang gia tăng ở bệnh nhân trẻ tuổi, BS. Lam khuyến cáo cần cân đối chế độ ăn uống cho trẻ lành mạnh hợp lý, hạn chế thức ăn nhanh, chứa nhiều dầu mỡ, hạn chế nước uống có ga. Những thức ăn này chuyển hóa từ đường thành mỡ, tăng tỉ lệ béo phì ở trẻ và nó là yếu tố nguy cơ cao tăng bệnh tiểu đường ở trẻ. Tăng cường các hoạt động thể lực như đi bộ, bơi lội…; hạn chế sử dụng các thiết bị điện tử thông minh.

Một số trẻ có nguy cơ cao do tiền sử gia đình có tiểu đường type II, béo phì, hoặc có những rối loạn huyết áp (tăng huyết áp), rối loạn mỡ máu… cần đi tầm soát tiểu đường. Hai thời điểm vàng nên đưa trẻ đi tầm soát là 10 tuổi và 14 tuổi khi các em bước vào giai đoạn dậy thì.

Khi thấy trẻ có các biểu hiện như tiểu nhiều, ăn uống nhiều và sút cân nhanh, mệt mỏi, gia đình nên cho bé đi tầm soát tiểu đường. Những trường hợp được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ không để lại di chứng. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn và chậm điều trị, có thể gây ra phù não ở bệnh nhân.

Vì Sao Trẻ Sinh Mổ Dễ Bị Tiểu Đường Tuýp 1?

Tỷ lệ bị tiểu đường tuýp 1 đang gia tăng trên toàn cầu ở mức 3,9 % hàng năm. Các yếu tố đầu đời đã được chứng minh có liên hệ với nguy cơ gia tăng bị tiểu đường tuýp 1 cũng như sự phát triển của hệ miễn dịch. Số ca sinh mổ đã tăng khoảng 50% kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước, đồng thời tỷ lệ bị tiểu đường mới cũng có xu hướng gia tăng tương đương. Một phân tích tổng hợp của 20 nghiên cứu trên toàn thế giới cho thấy những ca sinh mổ, không xét đến độ tuổi mang thai, cân nặng của bé khi sinh và việc cho con bú đã làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 1 lên đến 20%.

Sinh thường và sinh mổ tác động lên trẻ như thế nào?

Việc thay đổi hệ vi sinh vật đường ruột, phơi nhiễm với vi khuẩn trong thời kỳ mang thai, căng thẳng trong giai đoạn chu sinh và yếu tố vệ sinh đều được cho là những lý giải khả thi cho mối liên hệ giữa sinh mổ và tiểu đường tuýp 1 lúc nhỏ ở trẻ. Một cơ chế tiềm ẩn mới được chú ý trong thời gian gần đây gợi ý rằng những loại vi khuẩn được tìm thấy trên da của trẻ sơ sinh có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống miễn dịch và tình trạng sức khỏe tương lai của trẻ.

Những nghiên cứu cho thấy trẻ sinh bằng phương pháp sinh đẻ tự nhiên qua đường âm đạo sẽ phơi nhiễm với vi khuẩn giống như loại vi khuẩn trong âm đạo người mẹ; ngược lại, trẻ sinh bằng phương pháp đẻ mổ sẽ phơi nhiễm với vi khuẩn giống như vi khuẩn trên da.

Có phải tất cả trẻ em sinh mổ đều sẽ mắc tiểu đường tuýp 1?

Không phải tất cả trẻ được sinh mổ đều mắc tiểu đường tuýp 1. Trong một nghiên cứu, PTPN22 đa kiểu hình (một protein tyrosine phosphatase không thụ loại 22) đã được chứng minh làm gia tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 1 nếu trẻ được sinh mổ. Điều này càng nhấn mạnh vai trò trong việc nghiên cứu những sự tương tác tiềm ẩn giữa phơi nhiễm trong thời kỳ chu sinh và các gen nhạy cảm trong việc phát sinh tiểu đường tuýp 1.

Các nghiên cứu tương quan toàn bộ nhiễm sắc thể đã xác nhận gen IFIH1 có liên hệ với tiểu đường tuýp 1. Các vật mang mầm bệnh đa hình alen chủ yếu có mức biểu hiện gen IFIH1 cao hơn và có khả năng kiểm soát phản ứng miễn dịch đối với các phơi nhiễm môi trường và làm tăng nguy cơ bị tiểu đường tuýp 1.

Lý giải mối liên hệ giữa việc trẻ sinh mổ và tiểu đường tuýp 1

Các nhà nghiên cứu đề xuất một lời giải thích mới mẻ và thú vị cho mối liên hệ rõ ràng giữa việc sinh mổ và nguy cơ gia tăng tiểu đường tuýp 1 đã được công bố trước đó.

Thứ nhất, việc sinh mổ khiến cho trẻ phải tiếp xúc với những vi sinh vật bên ngoài môi trường ở giai đoạn đầu đời . Điều này có tác động đặc biệt đến sự phát triển từ tình trạng bệnh tiền lâm sàng (tự miễn) đến tiểu đường tuýp 1. Thứ hai, sự phát triển này được mở rộng thêm cùng với sự có mặt của các gen điều chỉnh phản ứng miễn dịch đối với các tác nhân môi trường như gen đa hình IFIH1.

Do vậy, nguy cơ cao nhất bị mắc tiểu đường tuýp 1 được tìm thấy ở những trẻ sơ sinh bị phơi nhiễm với môi trường khi mới chào đời và đồng thời có cha hoặc mẹ bị tiểu đường cùng với việc điều chỉnh phản ứng miễn dịch của cơ thể.

Nhờ những kết quả trên, nếu nhân rộng ra đối với những dân số khác, ta có nhiều biện pháp mới để ngăn ngừa tiểu đường tuýp 1 thông qua việc tác động tới sự đáp ứng miễn dịch của vật chủ đối với các tác nhân môi trường, và những biện pháp này chủ yếu hướng đến trẻ em, những “vật chủ” đã có hệ miễn dịch phát triển.

Cống hiến quan trọng nhất của nghiên cứu này tới tri thức hiện tại về các yếu tố quyết định đến việc phát bệnh tiểu đường tuýp 1 là nghiên cứu này mở rộng vốn hiểu biết của chúng ta về tác động qua lại phức tạp giữa sự nhạy cảm di truyền, sự phơi nhiễm môi trường lúc đầu đời với phản ứng miễn dịch bẩm sinh trong việc phát sinh tiểu đường tuýp 1.

Dù cho những phát hiện mới này và các cơ chế tiềm ẩn đã khá rõ nhưng vẫn cần những nghiên cứu sâu hơn và những thí nghiệm lặp lại trên nhóm lớn hơn ở những trẻ mà gia đình không có tiền sử tiểu đường tuýp 1. Các yếu tố quyết định môi trường của bệnh tiểu đường trong một nghiên cứu gần đây đã cung cấp một cơ hội tuyệt vời, dựa trên một nhóm đối tượng quốc tế mà trẻ em chiếm đa số (bất chấp nguy cơ cao), để mô phỏng những mối tương quan này và làm sáng tỏ thêm những cơ chế đã được đề xuất và sự đóng góp của chúng tới sự phát triển của cả bệnh tự miễn dịch và tiểu đường tuýp 1.

Nguồn Hellobacsi.

Tp.hcm: Vì Sao Bị Nhiễm Trùng Đường Tiểu

Vì sao bị nhiễm trùng đường tiểu

Khi nhắc đến căn bệnh nhiễm trùng đường tiểu không còn quá xa lạ, tuy nhiên việc tìm ra vì sao bị nhiễm trùng đường tiểu luôn là nỗi băn khoăn của nhiều người khi vô tình mắc phải tình trạng này.

Theo các bác sĩ chuyên khoa, nhiễm trùng đường tiểu tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở đường tiết niệu của nam giới. Bệnh chủ yếu do vi khuẩn xâm nhập vào lổ tiểu qua đường niệu đạo, ngược dòng lên đường máu. Thông thường, mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiểu do các nguyên nhân:

Vì sao bị nhiễm trùng đường tiểu

Với các nguyên nhân chính gây ra bệnh nhiễm trùng đường tiểu ở nam và nữ. Khi phát hiện bản thân có các biểu hiện bất thường nên chủ động đến các cơ sở y tế chuyên bệnh nam khoa để khám và chữa trị bệnh sớm giúp phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh.

Việc chủ động thăm khám và chữa trị sớm giúp phòng tránh các ảnh hưởng của bệnh gây ra. Các bác sĩ nam khoa Phòng khám Đa khoa Thế Giới cho biết các ảnh hưởng của bệnh nhiễm trùng đường tiểu như:

Do tình trạng viêm nhiễm ở đường tiết niệu kéo dài, nguyên nhân dẫn đến chức năng thận mất khả năng đào thải các chất cặn bã ra ngoài. Yếu tố này tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ xâm nhập vào đường máu dẫn đến nhiễm trùng máu.

Khi mắc phải bệnh nhiễm trùng đường tiểu người bệnh thường có các dấu hiệu tiểu buốt, bí tiểu lâu dần gây áp lực đến thận, chức năng thận suy giảm dẫn đến suy thận cấp và mãn tính.

Trường hợp chưa phát hiện và chữa trị kịp thời làm cho các vi khuẩn dễ xâm nhập vào các hệ bài tiết gây ra các bệnh viêm niệu đạo, ống dẫn tinh, tinh hoàn, bàng quang… Nguy hiểm hơn là gây vô sinh hiếm muộn ở nam giới. Vì thế, phát hiện sớm giúp nam giới ngăn ngừa các căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra và phòng tránh bệnh hiệu quả.

Hiện tại, ở TPHCM, Phòng khám Đa khoa Thế Giới địa chỉ chuyên khám và chữa trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu uy tín, được nhiều người bệnh ưu tiên hàng đầu trong việc lựa chọn chữa trị.

Vì sao bị nhiễm trùng đường tiểu

Ngoài ra, còn là nơi khám và chữa các bệnh nam khoa hiệu quả. Với đội ngũ y bác sĩ trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm hành nghề trong khám và chữa trị bệnh nam khoa, nhiễm trùng đường tiểu hiệu quả.

Hệ thống khang trang, đầy đủ tiện nghi tạo không gian thoải mái, an tâm cho người bệnh. Áp dụng các phương pháp tiên tiến, cùng với sự chăm sóc nhiệt tình của nhân viên y tế giúp cho quá trình sau chữa trị đem lại nhiều thành công, hiệu quả.

Chi phí hợp lý luôn được công khai, niêm yết của sở y tế TPHCM nên người bệnh hoàn toàn an tâm khi đến khám và chữa trị nhiễm trùng đường tiểu ở Đa khoa Thế Giới.

Đừng chần chờ, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi qua Hotline hoặc nhấp vào bảng chat bên dưới để được các nhân viên tư vấn sức khỏe online miễn phí.

Bệnh Tiểu Đường Ở Trẻ Em

Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người lớn mới mắc bệnh tiểu đường nhưng trên thực tế thì đã có rất nhiều trẻ bị căn bệnh nguy hiểm này. Vậy làm thế nào để phòng tránh và nếu bị tiểu đường, trẻ cần được chăm sóc như thế nào?…

Tiểu đường tuýp 1 là loại tiểu đường thường gặp ở trẻ em, chiếm 90 95% trẻ dưới 16 tuổi. Đó là lý do tại sao tuyến tuỵ không thể sản sinh insulin.

Tiểu đường tuýp 1 được phân loại giống như một bệnh tự động miễn dịch, điều đó có nghĩa là hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tấn công vào chính mô hoặc một trong những tổ chức tế bào của cơ thể. Khi mắc tiểu đường tuýp 1 thì insulin – sản sinh tế bào ở các tuyến tuỵ bị phá huỷ.

1. Bệnh tiểu đường có phổ biến không?

Bệnh tiểu đường ở trẻ không phổ biến lắm, nhưng có rất nhiều thay đổi rõ rệt về số lượng trẻ mắc bệnh gia tăng trên thế giới:

Ở Anh và Wales: 17/100.000 trẻ mắc tiểu đường mỗi năm.

Ở Scotland con số này là: 25/100.000 trẻ.

Ở Finland: 43/100.000 trẻ.

Ở Nhật: 3/100.000 trẻ.

30 năm qua số lượng các trường hợp mắc tiểu đường ở trẻ đã tăng gấp 3 lần. Ở Châu Âu và Mĩ, tiểu đường tuýp 2 đã từng thấy lần đầu ở những người trẻ.

Đó có thể là một phần lý do xu hướng gia tăng trẻ béo phì trong xã hội của chúng ta. Nhưng bệnh béo phì cũng không thể giải thích được hoàn toàn số lượng mắc tiểu đường tuýp 1 ở trẻ ngày càng cao.

2. Lý do gì khiến nhiều trẻ em lại mắc bệnh tiểu đường?

Phần lớn trẻ đều có khả năng mắc tiểu đường tuýp 1, không phụ thuộc vào việc trẻ đó được sinh ra trong một gia đình có tiền sử mắc bệnh tiểu đường.

3. Bệnh tiểu đường có những triệu chứng gì?

Triệu chứng chính ở trẻ em cũng tương tự như người lớn. Chúng có dấu hiệu xuất hiện trong một vài tuần như:

+ Khát nưới. + Mệt mỏi.

+ Giảm cân.

+ Thường xuyên đi tiểu.

Ngoài ra chúng còn có các triệu chứng khác đối với trẻ như:

+ Đau bụng.

+ Đau đầu

+ Có vấn đề về hành vi cư xử khác thường.

Nếu bệnh tiểu đường được chẩn đoán, những đứa con của bạn cần phải tham khảo những điều đặc biệt về tiểu đường của trẻ em.

4. Tiểu đường được chữa trị như thế nào cho trẻ?

Việc chăm sóc bệnh tiểu đường ở trẻ thông thường được điều trị bởi bệnh viện hơn là bác sĩ đa khoa của họ.

Hầu hết trẻ em mắc tiểu đường cần được điều trị insulin, cần được cung cấp insulin hằng ngày (tác dụng nhanh và chậm) và tăng lượng insulin theo tuổi.

Thường trong những năm đầu sau khi chẩn đoán bị bệnh, con bạn có thể chỉ cần một lượng nhỏ insulin. Đây được coi là thời kỳ đầu tiên của bệnh.

Cũng như điều trị insulin, điều chỉnh lượng đường glucose tốt và tránh “hypos” (giảm lượng đường trong máu) là rất quan trọng. Vì có nhiều loại bệnh tiểu đường phức tạp tăng thêm cùng với bệnh tiểu đường đang mắc phải trong thời gian dài mắc bệnh.

5. Cha mẹ có thể làm gì giúp con của mình?

Chung sống với bệnh tiểu đường thực chất là một cuộc chiến về mặt tâm lý, đặt các gia đình trong tình trạng căng thẳng. Vậy nên, phải có những điều trị đúng đắn, tích cực. Điều này có thể từ bác sĩ đa khoa của gia đình bạn, bệnh viện hoặc sự giúp đỡ của xã hội.

Sự hiểu biết tất cả những điều khác nhau về bệnh tiểu đường và việc điều trị đòi hỏi kiên nhẫn sẽ là rất khó nhưng điều này sẽ có lợi cho con bạn và cuộc sống gia đình bạn.

Những cách sau giúp bạn hiểu biết thêm về bệnh tiểu đường:

Học cách tiêm insulin như thế nào. Insulin thường được tiêm ở bụng hoặc bắp đùi.

Nhận biết các triệu chứng về glucose trong máu thấp(hạ đường huyết), bệnh tiểu đường nhiễm axit và biết cách khắc phục nó.

Đảm bảo rằng đường glucose luôn luôn có sẵn trong nhà.

Luôn đo mức độ glucose trong máu và dạy cho con bạn biết phải làm gì ngay khi chúng đã lớn.

Dạy cho con bạn cách tiêm insulin như thế nào.

Gặp bác sĩ thường xuyên để kiểm tra tình trạng bệnh và đặc biệt nếu con bạn bị ốm vì bất cứ lí do gì – để được điều trị và có những hướng thay đổi thích hợp.

Thông báo cho nhà trường và bạn bè con bạn về các triệu chứng của hạ đường huyết và cách họ phải làm gì khi gặp trường hợp đó.

Tiếp xúc với những người bị mắc tiểu đường xung quanh để có sự giúp đỡ hơn.

6. Chế độ ăn kiêng như thế nào

Các chuyên gia dinh dưỡng là nhân vật không thể thiếu trong quá trình điều trị. Nhưng quan trọng hơn, cha mẹ phải giúp con mình thực hiện được chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng tốt cho sức khoẻ, đặc biệt là nhiều chất xơ và carbohydrates, hạn chế ăn bánh kẹo ngọt.

Giúp con bạn có những hiểu biết về phản ứng của cơ thể trong việc ăn uống, tiếp nhận insulin và ăn đồ ngọt điều độ ở mức có thể – được kèm thèo bởi liều lượng insulin phải tiêm.

7. Hoạt động thể lực như thế nào?

Hoạt động thân thể rất quan trọng đối với trẻ bị mắc tiểu đường, vì vậy hãy khuyên con bạn phải tập thể dục hàng ngày.

Hoạt động thân thể sẽ làm giảm lượng đường trong máu, vậy nên nếu con bạn phải tiêm insulin thì liều lượng cần được giảm xuống. Tốt nhất là cho chúng ăn bánh mỳ, nước hoa quả hoặc thức ăn cung cấp carbohydrates khác trước khi tập.

8. Điều trị trong bao lâu?

Một người bị mắc tiểu đường từ nhỏ sẽ sống với chế độ ăn kiêng và uống thuốc lâu hơn một người mắc tiểu đường khi trưởng thành.

Bệnh tiểu đường chữa rất lâu và có độ rủi ro cao như những biến chứng ảnh hưởng đến mắt và tính khí con người.

Thường xuyên kiểm tra những biến chứng ở giai đoạn sau bắt đầu khi trẻ được 9 tuổi. Từ đó kiểm tra thường xuyên hàng năm.

Minh Anh Theo MSN