Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét là tình trạng khiến không ít cha mẹ lo lắng. Lúc này, mẹ đặt ra hàng vạn câu hỏi trong đầu, tại sao bé lại bị như vậy, nó có ảnh hưởng đến bé như thế nào, làm thế nào để con hết giật mình tỉnh giấc quấy khóc?
Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình khóc thét?
Các em bé thường có khoảng 9 phản xạ ngay từ khi mới được sinh ra (tìm vú mẹ và bú, mút, giật mình, cầm nắm, phòng vệ khi bị xoay vòng cổ, nhắm mắt khi có ánh sáng và tìm kiếm,…) và giật mình là một trong số đó. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến em bé của bạn đang chìm trong giấc ngủ ngon lại đột nhiên tỉnh dậy vào khóc thét lên.
Phản xạ giật mình ở trẻ sơ sinh không chỉ ra bất kỳ một loại rối loạn nào của bé, trên thực tế, đó là dấu hiệu thấy rằng bé đang có hệ não bộ phát triển khỏe mạnh. Nếu trẻ sơ sinh hay bị giật mình khóc thét thì đa phần đó là dấu hiệu bình thường, nghĩa là hệ não bộ của trẻ đang hoạt động tốt.
Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là vào ban đêm khi bé thức dậy sau khi đột ngột giật mình và la khóc thì có thể tự ngủ lại. Các mẹ sẽ phải dỗ dành để đưa bé trở lại giấc ngủ. Đây chính là vấn đề gây mệt mỏi cho những bà mẹ chăm con nhỏ.
Hiểu về giai đoạn phản xạ giật mình ở trẻ
Giai đoạn 1: Cánh tay của trẻ vung lên đột ngột và bé tăng phản xạ hít vào. Ngay sau đó, bé sẽ khua chân tay và khóc lớn. Điều này là do bé có cảm giác như bị rơi tự do và phản ứng lại bằng cách giơ tay ra.
Giai đoạn 2: Bé trở lại với trạng thái như ban đầu, cũng rất đột ngột và tự nhiên. Điều này được các nhà khoa học ví như bé đã an toàn trở lại sau một “cú ngã” không có thực.
Điều gì kích hoạt phản xạ giật mình khiến trẻ tỉnh giấc khóc lớn?
Giật mình là một phản xạ tự nhiên nhưng chúng được kích hoạt do một số yếu tố tác động từ bên ngoài. Các mẹ có thể lưu ý để tránh cho bé nhà mình:
– Âm thanh: Nếu có bất kỳ tiếng động nào xảy đến như tiếng đóng cửa mạnh, tiếng rơi vỡ của đồ vật trong nhà, tiếng chó, mèo kêu,… phản xạ giật mình của bé có thể xảy đến.
– Ánh sáng: Sự thay đổi lượng ánh sáng trong phòng theo chiều tăng lên cũng có thể khiến bé ngủ hay giật mình, khóc thét tỉnh giấc.
– Va chạm: Nếu bạn đang bế bé, bất kỳ một động tác nào như thay bỉm, tã, quần áo, hay thay đổi tư thế bế cũng là nguyên nhân gây giật mình.
– Dịch chuyển: Việc bé bị di chuyển vị trí nằm, hoặc đang từ tư thế bế đặt xuống giường sẽ khiến bé giật mình tỉnh dậy và khóc thét.
– Khía cạnh tâm lý: lo lắng căng thẳng cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé thường xuyên bị giật mình. Mẹ đừng nghĩ rằng trẻ nhỏ vô âu vô lo. Những sự thay đổi hay diễn biến nhỏ cũng có thể ảnh hưởng làm trẻ có những chấn động tâm lý và trở nên khó ngủ, mất ngủ hay giật mình khi ngủ. Đơn cử như việc trẻ trải qua tuần khủng hoảng, hoặc mẹ bắt đầu đi làm trở lại sau thời gian dài ở cữ,….Những lo lắng này không chỉ khiến con giật mình mà còn dẫn đến những vấn đề rối loạn giấc ngủ ở trẻ khác như trằn trọc khó ngủ, hay khóc đêm, ngủ ít,……
Khi nào mẹ cần chú ý phản xạ giật mình cho bé?
Mặc dù con giật mình thường ảnh hưởng đến giấc ngủ, tuy nhiên khi em bé không có phản xạ giật mình thì cũng là dấu hiệu mà cha mẹ cần lưu ý.
– Nếu phản xạ giật mình không xảy ra ở một bên cơ thể em bé, đó có thể là hậu quả của việc gãy xương vai hoặc tổn thương dây thần kinh.
– Nếu bé không có phản xạ này, chúng ta có thể nghĩ đến vấn đề về tổn thương não hoặc tủy sống. Lúc này, bé cần sự can thiệp của các Bác sĩ để xác định xem phản xạ giật mình của bé có xảy ra và bình thường hay không. Nếu bác sĩ nói bé có bất kỳ lo ngại nào thì sẽ tiến hành kiểm tra thêm về cơ bắp và dây thần kinh của bé.
Khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay giật mình khóc thét ban đêm
Bố mẹ có thể dễ dàng nhận thấy rằng, phản xạ trẻ sơ sinh hay giật mình thường xuất hiện nhất khi bạn đang cố gắng đặt bé xuống giường ngủ. Tư thế nghiêng người để đặt bé xuống có thể khiến em bé của bạn có cảm giác bị té ngã.
Em bé có thể bị đánh thức ngay cả khi chúng đang ngủ ngon lành. Và dĩ nhiên, việc giấc ngủ bị “quấy rầy” sẽ làm bé bực bội và khóc thét lên. Đối với vấn đề này thì khá đơn giản để giải quyết, bố mẹ có thể áp dụng những gợi ý sau:
Giữ em bé càng sát với cơ thể của bạn càng tốt khi đặt bé xuống. Việc giữ bé càng lâu và càng sát cơ thể mẹ rồi từ từ đặt xuống giường sẽ giúp bé khỏi cảm giác bị chới với, giảm thiểu việc xảy ra phản xạ giật mình.
Quấn tã hoặc khăn cho bé. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy an toàn. Nó giúp bé có cảm giác ấm áp và gần gũi như khi còn ở trong bụng mẹ, giúp bé an tâm ngủ ngon hơn.
Cách quấn tã để trẻ hết giật mình thức giấc
Sử dụng một tấm chăn lớn, mỏng và đặt chăn trên một mặt phẳng.
Gấp một góc lại một chút để phần đó cao hơn. Từ tốn đặt em bé của bạn lên trên chăn sao cho đầu của bé nằm trên phần chăn gấp nhô cao.
Gấp mảnh dưới cùng của tấm chăn, chừa chỗ cho chân của bé di chuyển.
Thông thường, phản xạ giật mình của trẻ sẽ tự biến mất khi trẻ lớn lên. Khi được khoảng 6 tháng, bé sẽ có sự kiểm soát về chuyển động kể cả trong lúc ngủ, hệ não phát triển hơn và bé sẽ giảm phản xạ giật mình.
Tuy nhiên, khi còn trong giai đoạn những tháng đầu đời, việc trẻ sơ sinh hay giật mình khóc thét, nhất là vào ban đêm khiến mẹ và cả gia đình mệt mỏi khi phải liên tục tỉnh giấc dỗ dành bé. Chính vì vậy, việc tạo cho bé một giấc ngủ ngon, ngủ sâu, hạn chế bé bị giật mình luôn là mong mỏi của nhiều mẹ.
“Chào bác sĩ, bé nhà tôi nay cũng đã được 7 tháng, thời gian đầu tức là từ 1-4 tháng đầu tiên bé có được giấc ngủ khá tốt. Ban ngày ngủ ngon, được 4 giấc lận, mỗi giấc được 2-3 tiếng. Ban đêm ngủ thì có thức dậy mấy lần nhưng mà chỉ cần dỗ một lúc là bé ngủ, rất ít khi khóc dai dẳng. Tuy nhiên đến thời điểm từ tháng thứ 3 trở đi, bé bắt đầu thấy khó chịu trong người và lúc này giấc ngủ bắt đầu xấu đi. Ban ngày vẫn ngủ bình thường nhưng đến ban đêm thì lại thức nhiều hơn. Lúc bắt đầu thức bé cứ vặn vẹo mình, thi thoảng cứ giật mình lúc bế lên dỗ là bé liền khóc lớn, khóc rất lâu. Tình trạng này kéo dài cũng đã hơn 2 tháng này rồi vậy phải làm sao để giúp trẻ ngủ tốt trở lại như trước đây. Mong bác sĩ giúp đỡ!”
Theo những thông tin mà bạn cung cấp thì chúng tôi xin gợi ý một số cách giải quyết tại nhà như sau:
1. Bé bây giờ đang trong giai đoạn cần bổ sung đầy đủ dưỡng chất, mà có thể mẹ không chú ý điều này dẫn đến trẻ bị thiếu canxi, vitamin D, hoặc các dưỡng chất như kẽm, sắt… Mẹ bổ sung từ các loại sữa công thức hay từ bột ăn cho bé.
2. Mẹ cũng nên xem lại cách bố trí chỗ ngủ cho con, ánh sáng phòng, nhiệt độ phòng, tã giấy… cho bé. Tạo 1 chỗ ngủ thoái mái với nhiệt độ mát mẻ từ 27-28 độ, ánh sáng điều chỉnh mờ mờ, dịu nhẹ, quần áo ngủ phải rộng rãi. Nên chọn những bộ quàn áo với chất liệu vải không làm bé ngứa ngáy khó chịu. Không quấn chăn, gối xung quanh con quá nhiều gay cản trở quá trình trở mình của bé.
3. Thi thoảng cho bé uống vài thìa nước lọc như là cách để rửa miệng, cuốn trôi những cặn nhỏ bám lại họng hay miệng của bé.
4. Bổ sung có thành phần từ sữa mẹ cho trẻ từ 1 tháng trở lên rất an toàn hiệu quả. Vì theo nghiên cứu về giấc ngủ của trẻ, các nhà khoa học đã phát hiện ra sau khi trẻ bú mẹ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ, và có được một giấc ngủ ngon kéo dài.