Top 7 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Ung Thư Khó Chữa Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Ung Thư Lại Khó Chữa Như Vậy?

ung thư.

Ung thư bắt nguồn từ những đột biến xảy ra ở tế bào khoẻ mạnh. Trong hầu hết các trường hợp, tế bào tự bản thân nó có thể phát hiện những bất thường xảy ra và có thể tự sữa chữa vấn đề đó hoặc nếu không thì sẽ tự huỷ. Tuy nhiên, một số đột biến gen có thể cho phép tế bào ung thư phát triển mà không bị kiểm soát, lây lan cho các mô nằm gần đó và thậm chí là ảnh hưởng đến các cơ quan khác, 1 quá trình thường được biết đến với thuật ngữ “di căn”. Một khi đã đến giai đoạn di căn, khả năng chữa trị dứt điểm ung thư rất thấp nếu không muốn nói là không thể.

Không phải có 1 mà có đến hàng trăm loại ung thư khác nhau, khiến cho căn bệnh này trở nên vô cùng phức tạp. Và cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một thứ vũ khí hữu hiệu nào để có thể chữa được hàng trăm loại ung thư ấy. Đối với hầu hết các dạng ung thư, phương pháp điều trị thường là kết hợp phẫu thuật để cắt bỏ khối u và xạ trị hay hóa trị nhằm tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Tuỳ vào loại ung thư nào mà người ta sẽ quyết dịnh xem nên dùng liệu pháp hormone, liệu pháp miễn dịch hay phương pháp điều trị tế bào đích.

Trong nhiều trường hợp, việc chữa trị mang lại hiệu quả tốt, bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng việc đạt hiệu quả chữa trị 100% trong 100% trường hợp là một mong muốn rất xa vời. Vậy chúng ta phải làm gì để tìm ra cách chữa trị cho tất cả các dạng ung thư khác nhau? Để trả lời cho câu hỏi đó, hãy thử tìm hiểu một số vấn đề mà các nhà khoa học đang phải giải quyết.

Đầu tiên, họ cần tìm ra những biện pháp nghiên cứu về ung thư mới, khác biệt và tốt hơn. Hầu hết các các nghiên cứu hiện nay đều dựa trên việc nuôi cấy các dòng tế bào được lấy từ tế bào khối u ở người trong phòng thí nghiệm. Các tế bào nuôi cấy này đã cung cấp một góc nhìn chi tiết và rõ ràng hơn, giúp ta hiểu biết thấu đáo hơn về bản chất di truyền học và sinh học của ung thư. Mặc dù vậy, chúng không phản ánh được những tác động vô cùng phức tạp của một khối u tồn tại trong cơ thể sống thực sự. Hệ quả thường thấy là các thuốc mới tỏ ra hiệu quả trên các tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, nhưng lại thất bại trong các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân thực sự.

Một trong những vấn đề phức tạp của khôi u ác tính là chúng có thể tồn tại nhiều nhóm tế bào ung thư có sự sai khác tương đối nhỏ với nhau. Theo thời gian, các đột biến gen khác nhau tích tụ trong tế bào ở các phần khác nhau của khối u, tăng thêm sự đa dạng tế bào trong khối u, phát triển dần thành các nhân bản phụ độc nhất. Ví dụ như khối u não ác tính được gọi là “glioblastomas” có thể cùng tồn tại hơn 6 nhân bản phụ khác nhau trong cơ thể 1 bệnh nhân. Đó gọi là sự nhân bản vô tính không đồng nhất, điều đó đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho việc trị liệu, do một thuốc có hiệu quả trên một nhân bản phụ có thể không hề có tác động trên các dạng khác.

Một thách thức khác đó là khối u là một hệ sinh thái liên kết động, trong đó các tế bào ung thư tương tác liên tục với nhau và cũng tương tác với các tế bào khỏe mạnh gần nó. Chúng có thể khiến các tế bào bình thường hình thành các mạch máu dẫn đến nuôi khối u cũng như xả thải. Chúng đồng thời tương tác với hệ miễn dịch của người, làm giảm mạnh chức năng miễn dịch trong việc nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu biết được cách ngắt những đường truyền liên kết này, chúng ta sẽ phá hủy được khối u vĩnh viễn.

Rất nhiều bằng chứng cho thấy những gì thật sự cần thiết đó chính là tìm ra giải pháp có thể loại trừ hoàn toàn tế bào gốc ung thư. Các tế bào này chiếm tỉ lệ rất ít nhưng có tính chất vô cùng đặc biệt, giúp tế bào ung thư đề kháng lại hóa trị và xạ trị. Trên lý thuyết, nếu phần còn lại của khối u co cụm đến mức không thể phát hiện được trong quá trình trị liệu, thì chỉ 1 tế bào gốc ung thư còn tồn tại cũng có thể phát triển thành 1 khối u mới. Tìm ra cách phát hiện các tế bào gốc này sẽ giúp ngăn chặn tái phát ung thư.

Ngay cả khi đã giải quyết được các vấn đề trên, chúng ta vẫn phải đối mặt với một vấn đề mới. Tế bào ung thư là bậc thầy thích nghi, chúng có thể thay đổi các đặc tính phân tử và tế bào cho phù hợp để tồn tại dưới các trị liệu. Khi khối u bị tấn công dồn dập bởi hóa trị và xạ trị, một vài tế bào ung thư có thể bật lên khả năng bảo vệ chống lại các tấn công từ bên ngoài bằng cách thay đổi biểu hiện gen. Ung thư ác tính là một hệ thống phức tạp, phát triển và thích nghi không ngừng. Muốn đánh bại được chúng, ta phải tìm ra những hệ thống thử nghiệm mới mô phỏng được sự phức tạp này, nhằm giám sát và đưa ra các phương hướng trị liệu thích hợp với sự thay đổi của các tế bào ung thư.

Trên thực tế, đến nay, y học đã có nhiều bước tiến quan trọng trong điều trị ung thư. Tỉ lệ tử vong trung bình do hầu hết các loại ung thư đã giảm đáng kể từ những năm 1970 và vẫn trên đà tiếp tục giảm. Mỗi ngày, loài người lại tiếp nhận thêm một điều mới và mỗi thông tin mới đó sẽ cung cấp thêm một công cụ và định hướng mới nhằm giúp cho sự tồn tại của chúng ta trở nên bền vững hơn theo thời gian.

Tại Sao Bệnh Ung Thư Khó Chữa Trị

Ung thư là những tế bào ác tính phân chia liên tục không thể kiểm soát được. Những tế bào bất thường này tạo thành các mảng, các cục lớn và thường được gọi là khối u?

Ung thư gây ra hàng triệu cái chết mỗi năm trên thế giới, bạn có biết tại sao bệnh ung thư khó chữa trị như vậy không?

Tế bào ung thư có thể xâm nhập vào các bộ phận khác của cơ thể. Nơi chúng có thể định cư và phát triển để hình thành các khối u mới với tên gọi khối u thứ phát. Các khối u ban đầu được gọi là khối u nguyên phát. Các tế bào lây lan qua mạch máu có thể di chuyển khắp cơ thể.

Người ta gọi quá trình này là di căn. Khi ung thư đã di căn, khả năng sống sót của người bệnh ngày càng giảm. Bởi nó trở nên rất khó điều trị với hàng loạt bệnh lý khác nhau.

Ung thư cũng là nguyên nhân gây ra cảm giác mất ngon miệng. Gia tăng sử dụng năng lượng làm giảm cân. Thay đổi hệ thống đông máu trong cơ thể dẫn đến huyết khối tĩnh mạch sâu.

Phẫu thuật là phương pháp thường được áp dụng để bỏ khối u gây ung thư. Bệnh cũng có thể trở lại nếu các tế bào bị vỡ ra từ khối u nguyên phát. Hình thành khối u thứ cấp vi mô ở những vị trí khác trên cơ thể trước khi phẫu thuật loại bỏ khối u nguyên phát.

Cùng với hóa trị, phẫu thuật và xạ trị, các hình thức chữa trị này – được sử dụng riêng rẽ hoặc kết hợp – đã dần dần, dù chậm nhưng ổn định, làm tăng tỉ lệ sống sót trong số các bệnh nhân. Các loại ung thư ở trẻ nhỏ và ung thư vú giờ đã dễ chữa trị hơn rất nhiều so với trước đây.

Bởi vì các tế bào ung thư là tế bào của cơ thể con người. Nên nhiều phương pháp điều trị tiêu diệt tế bào ung thư có nguy cơ phá hủy cả những tế bào khỏe mạnh trong cơ thể sống.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị ung thư

Yuken Fucoidan, sản phẩm phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư được tin dùng. Với thành phần chính là Fucoidan tinh khiết, có bổ sung thêm nấm Agaricus và tảo xoắn Spirulina. Giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ tế bào khỏe mạnh trong cơ thể khỏi bị tiêu diệt bởi tế bào ung thư.

Vì Sao Bị Ung Thư Thực Quản? Bệnh Ung Thư Khá Phổ Biến

Ung thư thực quản là một trong những bệnh ung thư khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt với đối tượng nam giới. Vì sao bị ung thư thực quản là thắc mắc của nhiều người bệnh cũng như những người muốn tìm hiểu về căn bệnh ung thư này.

Vì sao bị ung thư thực quản?

Thực quản là ống tiêu hóa vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Ung thư thực quản xảy ra khi có sự phát triển bất thưởng bất kì tế bào thực quản nào nằm tại vị trí phần thực quản trên, dưới hay ở giữa… Tại Việt Nam, ung thư thực quản phổ biến thứ 5 trong tổng số các bệnh ung thư nói chung và thứ 4 trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xác vì sao bị ung thư thực quản vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Tuổi tác, giới tính

Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ mắc ung thư thực quản tăng dần theo độ tuổi. Có đến khoảng 85% ca được chẩn đoán ung thư thực quản khi đã ở độ tuổi trên 55 tuổi. Dù chưa xác định được nguyên nhân tại sao nhưng nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa thường gặp tuy nhiên nhiều người không chú ý hay chủ quan bỏ qua mà dẫn đến những biến chứng nặng nề, điển hình là Barrett thực quản – tổn thương tiền ung thư thực quản. Nhiều nghiên cứu cho biết, bệnh Barrett thực quản gặp ở khoảng 10% bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản. Acid dạ dày hàng ngày tấn công thực quản sẽ làm biểu mô bình thường của thực quản được thay thế bằng biểu mô di sản, tăng nguy cơ ung thư.

Thuốc lá, rượu bia

Béo phì

Nghiên cứu từ Viện ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ đã tìm được mối liên hệ giữa béo phì với ung thư thực quản và ung thư dạ dày ở những người thừa cân trong độ tuổi 20 tuổi. Nguy cơ phát triển các dạng ung thư ở người béo phì sẽ cao hơn 60 – 80% so với những người duy trì cân nặng bình thường, khỏe mạnh trong suốt cuộc đời của họ.

Chế độ ăn thiếu khoa học, lười vận động

Chế độ ăn ít rau xanh, ăn nhiều thịt đỏ kết hợp với lười vận động tăng nguy cơ béo phì và cũng là yếu tố tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Bệnh tâm vị mất giãn

Bệnh tâm vị mất giãn (Achalasia) là bệnh cơ thắt dưới của thực quản không còn khả năng tự mở ra khi có phản xạ nuốt khiến thức ăn và nước bọt khó xuống dạ dày. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tâm vị mất giãn có nguy cơ ung thư thực quản cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Nghiên cứu cho thấy ung thư có nguy cơ hình thành sau 15 – 20 năm phát bệnh.

Phòng bệnh ung thư thực quản như thế nào?

Để hạn chế nguy cơ ung thư thực quản, bạn cần chú ý không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, ăn uống khoa học, duy trì cân nặng hợp lý…

Do nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư thực quản vẫn chưa được xác định rõ nên các biện pháp phòng bệnh chỉ mang tính chất tương đối. Để có thể phát hiện bệnh sớm, bạn cần chú ý thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì.

Tầm soát ung thư thực quản bao gồm các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, nội soi thực quản… có thể phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư chưa có biểu hiện. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư thực quản – dạ dày giúp phát hiện sớm chính xác 2 bệnh ung thư thường gặp này.

Vì Sao Bị Ung Thư Tử Cung? Nguyên Nhân Gây Bệnh Ung Thư Cổ Tử Cung

Vì sao bị ung thư tử cung? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Ung thư cổ tử cung là căn bệnh dễ mắc phải nhất hiện nay. Đây chính là nỗi ám ảnh hoảng sợ của đa số phụ nữ. Bệnh hình thành do lối sống không lành mạnh, sinh hoạt ăn uống không khoa học.

Nguyên nhân của bệnh ung thư tử cung

Nguyên nhân phổ biến nhất của bệnh ung thư cổ tử cung là do virus HPV. Vì thế HPV là câu trả lời đầu tiên cho câu hỏi: vì sao bị ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên trong 100 loại virus HPV thì chỉ có khoảng 40 loại có thể gây bệnh. Và 15 loại được liệt vào danh sách có nguy cơ gây bệnh ung thư. Để giảm thiểu tình trạng ung thư cổ tử cung đang có xu hướng gia tăng. Hiện nay đã có các chương trình chủng ngừa sẵn có về tiêm phòng vắc-xin HPV cho phụ nữ, bắt đầu từ độ tuổi thiếu niên.

Quan hệ tình dục sớm và quan hệ với nhiều người là câu trả lời cho câu hỏi vì sao bị ung thư cổ tử cung. Bởi vì quan hệ tình dục không bảo vệ là nguyên nhân chính gây truyền nhiễm virus HPV.Vì thế, việc quan hệ tình dục khi tuổi đời còn trẻ. Hay quan hệ tình dục với nhiều người làm tăng nguy cơ lây nhiễm virus gây bệnh. Vì vậy, lựa chọn an toàn nhất là sử dụng bao cao su để quan hệ tình dục. Rào cản vật lý này có thể bảo vệ bạn khỏi HPV.

Các nghiên cứu gần đây đều chỉ ra rằng. Nếu trong gia đình bạn từng có người mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Thì nguy cơ mắc phải bệnh này sẽ cao hơn những người khác.

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học. Tình trạng bị ức chế thần kinh kéo dài cũng là một trong những câu trả lời cho việc vì sao bị ung thư cổ tử cung. Việc phụ nữ thường xuyên sống trong tâm trạng bị stress trầm trọng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao. Chính vì vậy, để có thể hạn chế nguy cơ dẫn đến căn bệnh này. Phụ nữ được khuyến cáo nên sống lạc quan, vui vẻ. Điều này không chỉ góp phần tăng cường sức khỏe cho chị em. Mà còn giúp nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần.

Việc sinh con trước 17 tuổi sẽ góp phần đẩy các bé gái có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao. Lý do là ở độ tuổi này cơ quan sinh dục. Sinh sản của các em chưa phát triển hoàn thiện cũng như thiếu kiến thức trong vấn đề vệ sinh. Vì thế sinh con khi tuổi đời còn quá trẻ cũng là nguyên nhân vì sao bị ung thư tử cung.

Các bà mẹ có ba trở lên sẽ có tỷ lệ mắc ung thư cao gấp đôi so với những phụ nữ không có con. Vì vậy chị em phụ nữ nên có kế hoạch sinh để thật hợp lý để có một sức khỏe thật tốt.

Nếu như trước đây bạn từng chịu sự phiền toái bởi các bệnh như phụ khoa như. Lậu hay giang mai thì bạn cũng nên đề cao cảnh giác đối với ung thư cổ tử cung.

Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến vì sao bị ung thư tử cung. Việc có một chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh. Đẩy lùi được các nguy cơ gây bệnh. Trái lại, một chế độ ăn thiếu chất dinh dưỡng. Nhất là thiếu vitamin A sẽ giúp làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh ung thư cổ tử cung.

Hút thuốc có nguy cơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Không loại trừ bệnh ung thư cổ tử cung. Vì thế hút thuốc là nguyên nhân vì sao bị ung thư tử cung.

Hệ thống miễn dịch thấp khiến bạn có nguy cơ nhiễm HPV ở mức cao. Đặc biệt là đối với những bệnh nhân mang trong mình virus HIV. Và sử dụng thuốc làm ức chế hệ miễn dịch.