Top 8 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Ung Thư Không Chữa Được Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Ung Thư Không Chữa Được? Phương Pháp Điều Trị Bệnh Ung Thư

Vì sao ung thư không chữa được là thắc mắc chung của rất nhiều người. Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, nhiều căn bệnh tưởng như là vô phương cứu chữa vẫn có thể chữa trị, mang lại niềm tin, cuộc sống mới cho bệnh nhân. Tuy nhiên, với bệnh ung thư, các bác sĩ vẫn phải “bó tay”, chuyên gia phải lắc đầu dù đã áp dụng mọi cách. Tại sao lại như vậy?

Vì sao ung thư không chữa được?

Trên thực tế, bệnh ung thư có thể chữa, thậm chí là chữa khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp. Đa phần, bệnh nhân ung thư thường có thời gian sống khá ngắn, chỉ từ vài tháng đến 2, 3 năm. Tuy nhiên, những nguyên nhân vì sao bệnh ung thư không chữa được không nằm ở phương pháp điều trị mà do sự thiếu hiểu biết về những vấn đề cơ bản của bệnh.

Xạ trị ung thư bao nhiêu tiền? Chi phí xạ trị ung thư tốt nhất

Nguyên nhân không chữa trị được bệnh ung thư

Bệnh nhân ung thư sẽ nhanh chết nếu đụng “dao kéo”

Phẫu thuật cắt bỏ khối u là một trong những phương pháp cơ bản để loại bỏ mầm mống ung thư. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, bị ung thư mà đụng “dao kéo” sẽ càng nhanh chết. Quan niệm sai lầm này khiến không ít người tử vong sớm. Khi biết mình mắc bệnh, nhiều người đã không đến cơ sở y tế để điều trị, tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Thay vào đó, họ nghe theo lời truyền miệng, uống những thứ lá không rõ nguồn gốc. Từ đó, người bệnh đánh mất “thời gian vàng” chữa trị. Chỉ sau khi uống thuốc lá không có hiệu quả, bệnh tình tiến triển xấu, họ mới hoàn toàn nghe theo bác sĩ.

Không nên bồi dưỡng cho người bị ung thư

Rất nhiều người nghĩ rằng chỉ nên bồi bổ cho bệnh nhân ung thư trong giai đoạn điều trị. Khi tạm dừng, họ chỉ để người bệnh ăn gạo lức, muối vừng… để cơ thể gầy yếu, không có dinh dưỡng nuôi khối u, từ đó làm khối u teo dần. Tuy nhiên, quan niệm này không chỉ ảnh hưởng rất xấu đến quá trình chữa bệnh mà còn làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân, tăng tỷ lệ biến chứng và nhiễm trùng.

Theo bác sĩ Hương, người bệnh cần được ăn đủ chất, đặc biệt là rau củ và trái cây, thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa…

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư để đảm bảo sức khỏe

Bị ung thư là một bản án tử hình

Với nhiều người, bị bệnh ung thư đồng nghĩa với việc bị tuyên án tử. Thực tế là bệnh ung thư chữa được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong số đó là tâm lý của người bệnh.

Vì vậy, khi mắc ung thư, bệnh nhân cần giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ. Không nên vì bị bệnh mà từ bỏ chữa trị, u sầu, bất cần…

Không chữa khỏi ung thư vì không nắm được dấu hiệu của bệnh

Ngoài quan niệm sai lầm, nguyên nhân vì sao ung thư không chữa được còn do đa phần người bệnh không nắm được những triệu chứng của bệnh. Theo các bác sĩ, ung thư là bệnh không có dấu hiệu đặc trưng, rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đặc biệt, nhiều triệu chứng còn dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác khiến người nhầm lẫn, chủ quan. Vì vậy, họ chỉ đi khám khi ung thư đã ở giai đoạn nặng, rất khó chữa và tỷ lệ thành công cũng không cao.

Theo một trang web chuyên về ung thư tại Mỹ và Tạp chí Bệnh gan và dạ dày lâm sàng, 16 triệu chứng phổ biến nhất cảnh báo ung thư sớm là:

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Sốt hoặc thường xuyên bị nhiễm trùng

Thở khò khè hoặc khó thở

Cơ thể tự nhiên yếu đi

Ho mãn tính, đau ngực

Đau bụng đầy hơi không rõ nguyên nhân

Ợ nóng mạn tính

Bị bệnh về đường ruột

Khó nuốt

Bị vàng da hoặc vàng lòng trắng trong mắt

Nổi khối u bất thường trong cơ thể

Mọc nốt ruồi, da dẻ dễ bị chảy máu, viêm loét

Móng tay móng chân xuất hiện đốm nâu đen hoặc sọc

Tự nhiên bị đau vùng chậu hoặc bụng

Đau lâu ở một vị trí mà không rõ lý do

Bị chảy máu bất thường

Khi cơ thể có những dấu hiệu trên, bạn cần lập tức đi khám để được chẩn đoán chính xác và kịp thời.

Phương pháp điều trị ung thư

Tùy từng loại bệnh ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định những phác đồ chữa trị khác nhau. Song, phổ biến nhất hiện nay vẫn là 3 phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u thường được áp dụng ở giai đoạn đầu bệnh ung thư. Lúc này, số lượng khối u là rất ít và chúng chỉ tập trung ở một khu vực nhất định.

Hóa trị ung thư là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Trong quá trình làm hóa trị, người bệnh có thể bị rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn…

Xạ trị là phương pháp chữa ung thư sử dụng các tia năng lượng cao. Các tia này sẽ được chiếu vào cơ thể người bệnh nhằm thu nhỏ khối u. Xạ trị có thể gây tác dụng phụ như khô da, rụng lông/tóc, mất năng lượng…

Vì Sao Ung Thư Lại Khó Chữa Như Vậy?

ung thư.

Ung thư bắt nguồn từ những đột biến xảy ra ở tế bào khoẻ mạnh. Trong hầu hết các trường hợp, tế bào tự bản thân nó có thể phát hiện những bất thường xảy ra và có thể tự sữa chữa vấn đề đó hoặc nếu không thì sẽ tự huỷ. Tuy nhiên, một số đột biến gen có thể cho phép tế bào ung thư phát triển mà không bị kiểm soát, lây lan cho các mô nằm gần đó và thậm chí là ảnh hưởng đến các cơ quan khác, 1 quá trình thường được biết đến với thuật ngữ “di căn”. Một khi đã đến giai đoạn di căn, khả năng chữa trị dứt điểm ung thư rất thấp nếu không muốn nói là không thể.

Không phải có 1 mà có đến hàng trăm loại ung thư khác nhau, khiến cho căn bệnh này trở nên vô cùng phức tạp. Và cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có một thứ vũ khí hữu hiệu nào để có thể chữa được hàng trăm loại ung thư ấy. Đối với hầu hết các dạng ung thư, phương pháp điều trị thường là kết hợp phẫu thuật để cắt bỏ khối u và xạ trị hay hóa trị nhằm tiêu diệt bất kỳ tế bào ung thư nào còn sót lại. Tuỳ vào loại ung thư nào mà người ta sẽ quyết dịnh xem nên dùng liệu pháp hormone, liệu pháp miễn dịch hay phương pháp điều trị tế bào đích.

Trong nhiều trường hợp, việc chữa trị mang lại hiệu quả tốt, bệnh nhân được chữa khỏi hoàn toàn. Nhưng việc đạt hiệu quả chữa trị 100% trong 100% trường hợp là một mong muốn rất xa vời. Vậy chúng ta phải làm gì để tìm ra cách chữa trị cho tất cả các dạng ung thư khác nhau? Để trả lời cho câu hỏi đó, hãy thử tìm hiểu một số vấn đề mà các nhà khoa học đang phải giải quyết.

Đầu tiên, họ cần tìm ra những biện pháp nghiên cứu về ung thư mới, khác biệt và tốt hơn. Hầu hết các các nghiên cứu hiện nay đều dựa trên việc nuôi cấy các dòng tế bào được lấy từ tế bào khối u ở người trong phòng thí nghiệm. Các tế bào nuôi cấy này đã cung cấp một góc nhìn chi tiết và rõ ràng hơn, giúp ta hiểu biết thấu đáo hơn về bản chất di truyền học và sinh học của ung thư. Mặc dù vậy, chúng không phản ánh được những tác động vô cùng phức tạp của một khối u tồn tại trong cơ thể sống thực sự. Hệ quả thường thấy là các thuốc mới tỏ ra hiệu quả trên các tế bào nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, nhưng lại thất bại trong các thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân thực sự.

Một trong những vấn đề phức tạp của khôi u ác tính là chúng có thể tồn tại nhiều nhóm tế bào ung thư có sự sai khác tương đối nhỏ với nhau. Theo thời gian, các đột biến gen khác nhau tích tụ trong tế bào ở các phần khác nhau của khối u, tăng thêm sự đa dạng tế bào trong khối u, phát triển dần thành các nhân bản phụ độc nhất. Ví dụ như khối u não ác tính được gọi là “glioblastomas” có thể cùng tồn tại hơn 6 nhân bản phụ khác nhau trong cơ thể 1 bệnh nhân. Đó gọi là sự nhân bản vô tính không đồng nhất, điều đó đã tạo ra rất nhiều khó khăn cho việc trị liệu, do một thuốc có hiệu quả trên một nhân bản phụ có thể không hề có tác động trên các dạng khác.

Một thách thức khác đó là khối u là một hệ sinh thái liên kết động, trong đó các tế bào ung thư tương tác liên tục với nhau và cũng tương tác với các tế bào khỏe mạnh gần nó. Chúng có thể khiến các tế bào bình thường hình thành các mạch máu dẫn đến nuôi khối u cũng như xả thải. Chúng đồng thời tương tác với hệ miễn dịch của người, làm giảm mạnh chức năng miễn dịch trong việc nhận biết và tiêu diệt tế bào ung thư. Nếu biết được cách ngắt những đường truyền liên kết này, chúng ta sẽ phá hủy được khối u vĩnh viễn.

Rất nhiều bằng chứng cho thấy những gì thật sự cần thiết đó chính là tìm ra giải pháp có thể loại trừ hoàn toàn tế bào gốc ung thư. Các tế bào này chiếm tỉ lệ rất ít nhưng có tính chất vô cùng đặc biệt, giúp tế bào ung thư đề kháng lại hóa trị và xạ trị. Trên lý thuyết, nếu phần còn lại của khối u co cụm đến mức không thể phát hiện được trong quá trình trị liệu, thì chỉ 1 tế bào gốc ung thư còn tồn tại cũng có thể phát triển thành 1 khối u mới. Tìm ra cách phát hiện các tế bào gốc này sẽ giúp ngăn chặn tái phát ung thư.

Ngay cả khi đã giải quyết được các vấn đề trên, chúng ta vẫn phải đối mặt với một vấn đề mới. Tế bào ung thư là bậc thầy thích nghi, chúng có thể thay đổi các đặc tính phân tử và tế bào cho phù hợp để tồn tại dưới các trị liệu. Khi khối u bị tấn công dồn dập bởi hóa trị và xạ trị, một vài tế bào ung thư có thể bật lên khả năng bảo vệ chống lại các tấn công từ bên ngoài bằng cách thay đổi biểu hiện gen. Ung thư ác tính là một hệ thống phức tạp, phát triển và thích nghi không ngừng. Muốn đánh bại được chúng, ta phải tìm ra những hệ thống thử nghiệm mới mô phỏng được sự phức tạp này, nhằm giám sát và đưa ra các phương hướng trị liệu thích hợp với sự thay đổi của các tế bào ung thư.

Trên thực tế, đến nay, y học đã có nhiều bước tiến quan trọng trong điều trị ung thư. Tỉ lệ tử vong trung bình do hầu hết các loại ung thư đã giảm đáng kể từ những năm 1970 và vẫn trên đà tiếp tục giảm. Mỗi ngày, loài người lại tiếp nhận thêm một điều mới và mỗi thông tin mới đó sẽ cung cấp thêm một công cụ và định hướng mới nhằm giúp cho sự tồn tại của chúng ta trở nên bền vững hơn theo thời gian.

Bệnh Ung Thư Có Thể Chữa Khỏi Được Không?

Câu hỏi thường xuyên được đưa ra là bệnh ung thư có thể chữa khỏi đươc không? Câu trả lời là “CÓ”. Trên 80% bệnh ung thư có thể khỏi ở giai đoạn sớm. Những người đã được điều trị thành công bệnh ung thư và không có bệnh tái phát trở lại trong vòng 5 năm được coi là điều trị khỏi, do nguy cơ bệnh lại tái phát trở lại là rất thấp.

Có 3 yếu tố ảnh hưởng đến khả năng điều trị khỏi bệnh ung thư: loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh, đáp ứng của bệnh với điều trị. Có nhiều loại ung thư hiện nay có thể điều trị khỏi. Khoảng 7 trong số 10 trẻ em mắc bệnh ung thư có thể chữa khỏi bệnh. Ung thư tinh hoàn, Bệnh Hodgkin và nhiều ca bệnh ung thư người lớn có thể chữa khỏi với các biện pháp điều trị hiện tại. Phần lớn các trường hợp ung thư da có thể chữa khỏi bằng phẫu thuật. Rất nhiều ca bệnh ung thư tuyến giáp trạng và ung thư dây thanh được điều trị khỏi bằng xạ trị. Nhiều loại ung thư cũng có thể được điều trị khỏi nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn sớm như 75% các bệnh nhân ung thư vú có thể điều trị khỏi ở giai đoạn sớm. Điều khó khăn là các bệnh nhân ung thư không diễn biến giống nhau và không thể có chiến dịch thống nhất để phòng bệnh và mỗi loại bệnh có biện pháp điều trị khác nhau nên một phương pháp điều trị không thể chữa khỏi tất cả các loại ung thư. Có rất nhiều nghiên cứu đang và sẽ được tiến hành trên nhiều loại bệnh ung thư khác nhau nhằm nâng cao tỷ lệ chữa khỏi bệnh ung thư. Các nhà nghiên cứu đang phát triển và tiến hành các biện pháp phẫu thuật mới, các kỹ thuật xạ trị mới cũng như các thuốc điều trị mới giúp nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Các biện pháp điều trị sinh học như vắc xin chống ung thư, kháng thể đơn dòng, điều trị gen là một trong những mảnh nghiên cứu lớn hiện nay. Ngoài ra các nhà nghiên cứu còn phát triển các thuốc kháng tạo mạch để ngăn chặn sự phát triển các mạch máu trong khối ung thư. Ngoài ra còn có các nghiên cứu về sàng lọc hiệu quả một số loại ung thư phổ biến nhằm phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.

Ung Thư Thực Quản Di Căn Có Chữa Được Không?

Ung thư thực quản di căn có chữa được không? Bị ung thư thực quản sống được bao lâu? Là thắc mắc chung mà nhiều người bệnh quan tâm.

Ung thư thực quản di căn rất khó điều trị, do lúc này các tế bào ung thư đã lan ra hầu hết mọi bộ phận trong cơ thể. Phương pháp điều trị trong giai đoạn này chỉ mang lại tác dụng hạn chế, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư và giúp bệnh nhân kéo dài thời gian sống dù ít ỏi.

Mối lo ngại từ ung thư thực quản di căn

Theo các bác cáo y khoa gần đây, có đến gần 50% bệnh nhân phát hiện ung thư thực quản đã bước sang giai đoạn di căn. Do đó, việc điều trị ung thư thực quản lúc này gặp rất nhiều khó khăn.

Ung thư thực quản xuất hiện di căn là giai đoạn cuối của bệnh ung thư thực quản. Lúc này, các tế bào ác tính đã lan ra hầu khắp mọi bộ phận trong cơ thể . Tùy vào vị trí di căn ở gan, xương hay phổi… bệnh nhân sẽ có những biểu hiện khác nhau.

Khi khối u đã di căn sang nơi khác, chúng sẽ gây đau đớn cho người bệnh, không chỉ đơn thuần là cảm giác khó nuốt, bệnh nhân lúc này còn cảm thấy sợ ăn vì thường xuyên bị nôn, nghẹn, trớ nhiều, đau rát mỗi khi nuốt thức ăn, thậm chí là ho ra máu, đau tức ở ngực.

Vì vậy, giai đoạn này bệnh nhân hoàn toàn bị kiệt sức, nhiều trường hợp vì sự suy kiệt này mà dẫn đến tử vong trước cả dữ liệu bệnh. Nếu không nhanh chóng thực hiện các phương pháp điều trị kể từ khi phát hiện bệnh thì chỉ sau 3-6 tháng bệnh nhân sẽ tử vong.

THÔNG TIN THÊM:

Ung thư thực quản di căn có chữa được không?

Chỉ có thể kéo dài thêm sự sống cho bệnh nhân ung thư thực quản có di căn, đó là nhận định từ các bác sĩ chuyên khoa.

Ung thư thực quản vào giai đoạn di căn, bệnh nhân chỉ có thể kéo dài thêm thời gian sống, giảm bớt cơn đau chứ không thể loại bỏ hoàn toàn tế bào ung thư được nữa do lúc này khối u đã lây lan mạnh sang các bộ phận khác.

Chưa có bất kỳ biện pháp cụ thể nào giúp điều trị triệt để được ung thư thực quản di căn, trong những nổ lực của mình các bác sĩ vẫn đang tiếp tục tìm kiếm một liệu pháp có thể giúp điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Để kéo dài sự sống cho bệnh nhân ung thư thực quản di căn, cần có sự kết hợp giữa các phương pháp hóa trị, xạ trị, đặt stent thực quản, điều trị dinh dưỡng…

Tùy vào mức độ thích ứng của cơ thể với các phương pháp điều trị và trạng thái của người bệnh mà thời gian sống của người bệnh có thể dài hoặc ngắn khác nhau. Thông thường, nếu thích ứng tốt với điều trị, cộng với việc người bệnh luôn giữ tinh thần lạc quan, bớt căng thẳng lo âu, stress, chế độ sinh hoạt làm việc, ngủ nghỉ, ăn uống có khoa học thì bệnh nhân có thể sống thêm được 2 năm, thậm chí là 5 năm.

Ung thư thực quản thường gặp nhất ở đối tượng nam giới trên 50 tuổi do thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá… thường xuyên. Vì vậy, tốt nhất khi bước sang độ tuổi 50, nam giới nên hình thành thói quen thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm và loại bỏ những nguy cơ xấu gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cơ thể nói chung và thực quản nói riêng. Phát hiện sớm ung thư thực quản là cách tốt nhất để chữa khỏi căn bệnh này.