Top 9 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Ung Thư Lại Chết Mới Nhất 6/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Ung Thư Gây Chết Người?

Ung thư hình thành như thế nào

Ung thư (cancer) là tên dùng chung để mô tả một nhóm các bệnh phản ánh sự đột biến của tế bào. Thông thường, các tế bào sẽ tuân theo một quy trình: phát triển, phân chia thành tế bào mới rồi chết đi.

Nhưng tế bào ung thư thì khác – chúng là những tế bào… bất tử. Thay vì chết đi, tế bào ung thư sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở, xâm lấn các mô ở gần (xâm lấn cục bộ) hay ở xa (di căn) qua hệ thống bạch huyết hay mạch máu.

Ung thư không chỉ là một bệnh mà là nhiều bệnh. Ước tính hiện nay có hơn 100 loại ung thư khác nhau.

Tại sao ung thư lại gây chết người?

Di căn là nguyên nhân gây tử vong chính của ung thư. Nhưng tại sao lại thế?

Đó là vì tế bào ung thư khi di căn tạo thành các khối u mới, xâm lấn các tế bào bình thường. Điều này đã làm tê liệt và ngăn cản các cơ quan trong cơ thể vận hành, dẫn đến việc cơ thể suy kiệt, đau đớn và bất lực trước các bệnh tật khác, cuối cùng dẫn đến hệ quả tất yếu là tử vong.

Vì sao chúng ta bị ung thư?

Với sự phát triển của y học ngày nay, chúng ta đã xác định được khá nhiều nguyên nhân có thể gây ra ung thư, được chia thành tác nhân bên trong và bên ngoài.

Yếu tố bên trong

Chính là yếu tố di truyền. Một số loại ung thư như ung thư đại trực tràng, ung thư nguyên bào võng mạc mắt… hình thành từ các gene bị lỗi và các gene này sẽ được di truyền qua từng thế hệ.

Ngoài ra, nội tiết tố quá dồi dào đôi khi cũng kích hoạt các loại ung thư, đặc biệt là ở nữ giới như ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

5 – 10% số ca mắc ung thư là do di truyền

Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5 – 10% ung thư là do các nguyên nhân này.

Yếu tố bên ngoài

90% các trường hợp ung thư ngày nay đều do tác động từ yếu tố bên ngoài.

Đầu tiên phải kể đến thuốc lá – nguyên nhân chủ yếu gây ung thư phổi, với tỉ lệ lên tới 90%. Hút thuốc cũng là thủ phạm cho khoảng 30% tổng số các trường hợp ung thư, như thanh quản, cổ, dạ dày, thận, bàng quang, tụy…

Khói thuốc là một trong những nguyên nhân chính gây ung thư

Chế độ ăn uống không hợp lý cũng có thể gây ung thư. Theo tổ chức y tế thế giới WHO, việc tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ và thịt hun khói sẽ làm tăng nguy cơ ung thư đại trực tràng, ruột và dạ dày.

Việc tiếp xúc trực tiếp với các loại bức xạ như UV (có trong ánh sáng Mặt trời), tia X, tia gamma… sẽ tăng nguy cơ gây ung thư da, tuyến giáp và tủy xương

Tiếp xúc trực tiếp với ánh Mặt trời làm tăng nguy cơ ung thư da

Cuối cùng là các tác nhân đến từ virus và vi khuẩn. Ví dụ như virus HPV có thể gây ung thư cổ tử cung, Virus viêm gan B gây ung thư gan, hay Epstein-Barr, virus gây bệnh bạch cầu ở người.

Bên cạnh đó cũng phải nhắc đến lối sống không lành mạnh. Sử dụng nhiều rượu bia hay đồ uống có cồn có thể gây ung thư gan và đường tiêu hóa.

Ngoài ra, việc ăn uống không lành mạnh, thiếu thể dục thể thao có thể gây thừa cân, khiến phụ nữ sản sinh thừa hormone, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư vú, ung thư cổ tử cung…

Kết

Bài viết này nhằm giúp các bạn có một cái nhìn rõ hơn về ung thư – nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới (theo thống kê từ WHO). Theo các chuyên gia, 40% các loại ung thư có thể phòng tránh được và 30% ung thư có thể chữa khỏi nếu được chữa trị kịp thời.

Ung thư là một trong những tác nhân gây chết người hàng đầu trên thế giới.

Theo thống kê từ Cancer Research của Anh, năm 2012 thế giới có thêm 14 triệu ca ung thư. Trong đó, 4 loại ung thư phổ biến nhất gồm có:

– Ung thư phổi

– Ung thư tiền liệt tuyến

– Ung thư ruột và đại trực tràng

– Ung thư vú

Vì Sao Răng Chữa Tủy Lại Gọi Là Răng Chết ?

Tôi vừa mang con tôi đi khám răng về, chuyện là cháu bị đau răng một thời gian này và có dấu hiệu chảy máu chân răng. Hôm qua tôi đưa con đi khám răng thì bác sĩ ở bệnh viện bảo cháu bị viêm tủy và cần phải chữa tủy ngay nếu không nó sẽ gây lây lan và ảnh hưởng tới những răng khác. Sau đó bác sĩ có bảo là : sau khi điều trị tủy thì nên cho cháu làm phục hình nha khoa cho chiếc răng chết này đi. Tôi không hiểu lắm, đang định hỏi thêm bác sĩ thì bác sĩ phải tiếp trường hợp bệnh nhân khác. Về nhà tôi cứ thắc mắc không hiểu vì sao răng chữa tủy lại gọi là răng chết ?. Tôi nghĩ sau khi chữa tủy thì răng miệng cháu sẽ khỏe mạnh bình thường chứ.

Mong bác sĩ giải đáp hộ tôi. Tôi xin cám ơn.

Vì sao răng chữa tủy lại gọi là răng chết ?.

(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Khi răng đã phải chữa tủy, tức là răng đã chết tủy và bác sĩ bắt buộc phải đặt thuốc chết tủy và hút sạch các dịch tủy bị viêm nhiễm ra khỏi ống tủy làm làm sạch ống tủy.

Tủy chính là nguồn dinh dưỡng và là nguồn sống của chiếc răng, có thể nói, tủy chính là ” trái tim ” của mỗi chiếc răng vậy. Nhưng khi trái tim chết hay nói một cách khác là tủy chết thì chiếc răng đó cũng là chiếc răng chết. Chiếc răng này không thể tiếp tục thực hiện chức năng ăn nhai bình thường được nữa. Nó rơi vào trạng thái vô thức, tức là không thể cảm biến được và cũng không có bất kỳ cảm giác gì mỗi khi có kích thích vào nữa. Dù bạn có ăn đồ nóng, đồ lạnh, đồ ngọt hay đồ mặt thì chiếc răng này cũng không cảm nhận được nữa. Nó tồn tại chỉ để thực hiện một chức năng duy nhất là thẩm mỹ, giúp cho hàm răng đều và không bị trống bởi khoảng trống mất răng.

(Mỗi bệnh nhân sẽ có kết quả khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa và tình trạng của mỗi người)

Nhưng sau một thời gian điều trị tủy chiếc răng chết này sẽ bị sừng hóa và bị gãy, vỡ dần…và ngay cả chức năng thẩm mỹ nó cũng không thể tiếp tục đảm đương được nữa. Vì thế bạn nên có cách để khắc phục tình trạng này. Bạn có thể lựa một trong nhiều phương pháp phục hình nha khoa để bảo tồn chiếc răng chết tủy này. Làm cho răng sống động như răng thật và vẫn có thể thực hiện được chức năng ăn nhai vừa đảm bảo được hình thức thẩm mỹ cho hàm răng.

Vì Sao Bị Ung Thư Thực Quản? Bệnh Ung Thư Khá Phổ Biến

Ung thư thực quản là một trong những bệnh ung thư khá phổ biến ở nước ta, đặc biệt với đối tượng nam giới. Vì sao bị ung thư thực quản là thắc mắc của nhiều người bệnh cũng như những người muốn tìm hiểu về căn bệnh ung thư này.

Vì sao bị ung thư thực quản?

Thực quản là ống tiêu hóa vận chuyển thức ăn từ miệng xuống dạ dày. Ung thư thực quản xảy ra khi có sự phát triển bất thưởng bất kì tế bào thực quản nào nằm tại vị trí phần thực quản trên, dưới hay ở giữa… Tại Việt Nam, ung thư thực quản phổ biến thứ 5 trong tổng số các bệnh ung thư nói chung và thứ 4 trong số các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp.

Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính xác vì sao bị ung thư thực quản vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Tuổi tác, giới tính

Theo Hiệp hội ung thư Hoa Kỳ, nguy cơ mắc ung thư thực quản tăng dần theo độ tuổi. Có đến khoảng 85% ca được chẩn đoán ung thư thực quản khi đã ở độ tuổi trên 55 tuổi. Dù chưa xác định được nguyên nhân tại sao nhưng nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh lý tiêu hóa thường gặp tuy nhiên nhiều người không chú ý hay chủ quan bỏ qua mà dẫn đến những biến chứng nặng nề, điển hình là Barrett thực quản – tổn thương tiền ung thư thực quản. Nhiều nghiên cứu cho biết, bệnh Barrett thực quản gặp ở khoảng 10% bệnh nhân có trào ngược dạ dày thực quản. Acid dạ dày hàng ngày tấn công thực quản sẽ làm biểu mô bình thường của thực quản được thay thế bằng biểu mô di sản, tăng nguy cơ ung thư.

Thuốc lá, rượu bia

Béo phì

Nghiên cứu từ Viện ung thư Quốc gia Hoa Kỳ cho biết họ đã tìm được mối liên hệ giữa béo phì với ung thư thực quản và ung thư dạ dày ở những người thừa cân trong độ tuổi 20 tuổi. Nguy cơ phát triển các dạng ung thư ở người béo phì sẽ cao hơn 60 – 80% so với những người duy trì cân nặng bình thường, khỏe mạnh trong suốt cuộc đời của họ.

Chế độ ăn thiếu khoa học, lười vận động

Chế độ ăn ít rau xanh, ăn nhiều thịt đỏ kết hợp với lười vận động tăng nguy cơ béo phì và cũng là yếu tố tăng nguy cơ ung thư thực quản.

Bệnh tâm vị mất giãn

Bệnh tâm vị mất giãn (Achalasia) là bệnh cơ thắt dưới của thực quản không còn khả năng tự mở ra khi có phản xạ nuốt khiến thức ăn và nước bọt khó xuống dạ dày. Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, những người mắc bệnh tâm vị mất giãn có nguy cơ ung thư thực quản cao hơn nhiều lần so với người bình thường. Nghiên cứu cho thấy ung thư có nguy cơ hình thành sau 15 – 20 năm phát bệnh.

Phòng bệnh ung thư thực quản như thế nào?

Để hạn chế nguy cơ ung thư thực quản, bạn cần chú ý không hút thuốc lá, hạn chế bia rượu, ăn uống khoa học, duy trì cân nặng hợp lý…

Do nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư thực quản vẫn chưa được xác định rõ nên các biện pháp phòng bệnh chỉ mang tính chất tương đối. Để có thể phát hiện bệnh sớm, bạn cần chú ý thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì.

Tầm soát ung thư thực quản bao gồm các xét nghiệm tìm dấu ấn ung thư, nội soi thực quản… có thể phát hiện những bất thường sớm, khi ung thư chưa có biểu hiện. Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc có xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư thực quản – dạ dày giúp phát hiện sớm chính xác 2 bệnh ung thư thường gặp này.

Vì Sao Ung Thư Không Chữa Được? Phương Pháp Điều Trị Bệnh Ung Thư

Vì sao ung thư không chữa được là thắc mắc chung của rất nhiều người. Với sự phát triển không ngừng của y học hiện đại, nhiều căn bệnh tưởng như là vô phương cứu chữa vẫn có thể chữa trị, mang lại niềm tin, cuộc sống mới cho bệnh nhân. Tuy nhiên, với bệnh ung thư, các bác sĩ vẫn phải “bó tay”, chuyên gia phải lắc đầu dù đã áp dụng mọi cách. Tại sao lại như vậy?

Vì sao ung thư không chữa được?

Trên thực tế, bệnh ung thư có thể chữa, thậm chí là chữa khỏi. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp. Đa phần, bệnh nhân ung thư thường có thời gian sống khá ngắn, chỉ từ vài tháng đến 2, 3 năm. Tuy nhiên, những nguyên nhân vì sao bệnh ung thư không chữa được không nằm ở phương pháp điều trị mà do sự thiếu hiểu biết về những vấn đề cơ bản của bệnh.

Xạ trị ung thư bao nhiêu tiền? Chi phí xạ trị ung thư tốt nhất

Nguyên nhân không chữa trị được bệnh ung thư

Bệnh nhân ung thư sẽ nhanh chết nếu đụng “dao kéo”

Phẫu thuật cắt bỏ khối u là một trong những phương pháp cơ bản để loại bỏ mầm mống ung thư. Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, bị ung thư mà đụng “dao kéo” sẽ càng nhanh chết. Quan niệm sai lầm này khiến không ít người tử vong sớm. Khi biết mình mắc bệnh, nhiều người đã không đến cơ sở y tế để điều trị, tuân thủ theo phác đồ của bác sĩ. Thay vào đó, họ nghe theo lời truyền miệng, uống những thứ lá không rõ nguồn gốc. Từ đó, người bệnh đánh mất “thời gian vàng” chữa trị. Chỉ sau khi uống thuốc lá không có hiệu quả, bệnh tình tiến triển xấu, họ mới hoàn toàn nghe theo bác sĩ.

Không nên bồi dưỡng cho người bị ung thư

Rất nhiều người nghĩ rằng chỉ nên bồi bổ cho bệnh nhân ung thư trong giai đoạn điều trị. Khi tạm dừng, họ chỉ để người bệnh ăn gạo lức, muối vừng… để cơ thể gầy yếu, không có dinh dưỡng nuôi khối u, từ đó làm khối u teo dần. Tuy nhiên, quan niệm này không chỉ ảnh hưởng rất xấu đến quá trình chữa bệnh mà còn làm giảm tuổi thọ của bệnh nhân, tăng tỷ lệ biến chứng và nhiễm trùng.

Theo bác sĩ Hương, người bệnh cần được ăn đủ chất, đặc biệt là rau củ và trái cây, thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa…

Xét nghiệm máu tầm soát ung thư để đảm bảo sức khỏe

Bị ung thư là một bản án tử hình

Với nhiều người, bị bệnh ung thư đồng nghĩa với việc bị tuyên án tử. Thực tế là bệnh ung thư chữa được hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong số đó là tâm lý của người bệnh.

Vì vậy, khi mắc ung thư, bệnh nhân cần giữ một tinh thần lạc quan, vui vẻ. Không nên vì bị bệnh mà từ bỏ chữa trị, u sầu, bất cần…

Không chữa khỏi ung thư vì không nắm được dấu hiệu của bệnh

Ngoài quan niệm sai lầm, nguyên nhân vì sao ung thư không chữa được còn do đa phần người bệnh không nắm được những triệu chứng của bệnh. Theo các bác sĩ, ung thư là bệnh không có dấu hiệu đặc trưng, rõ ràng ở giai đoạn đầu. Đặc biệt, nhiều triệu chứng còn dễ nhầm lẫn với các loại bệnh khác khiến người nhầm lẫn, chủ quan. Vì vậy, họ chỉ đi khám khi ung thư đã ở giai đoạn nặng, rất khó chữa và tỷ lệ thành công cũng không cao.

Theo một trang web chuyên về ung thư tại Mỹ và Tạp chí Bệnh gan và dạ dày lâm sàng, 16 triệu chứng phổ biến nhất cảnh báo ung thư sớm là:

Giảm cân không rõ nguyên nhân

Sốt hoặc thường xuyên bị nhiễm trùng

Thở khò khè hoặc khó thở

Cơ thể tự nhiên yếu đi

Ho mãn tính, đau ngực

Đau bụng đầy hơi không rõ nguyên nhân

Ợ nóng mạn tính

Bị bệnh về đường ruột

Khó nuốt

Bị vàng da hoặc vàng lòng trắng trong mắt

Nổi khối u bất thường trong cơ thể

Mọc nốt ruồi, da dẻ dễ bị chảy máu, viêm loét

Móng tay móng chân xuất hiện đốm nâu đen hoặc sọc

Tự nhiên bị đau vùng chậu hoặc bụng

Đau lâu ở một vị trí mà không rõ lý do

Bị chảy máu bất thường

Khi cơ thể có những dấu hiệu trên, bạn cần lập tức đi khám để được chẩn đoán chính xác và kịp thời.

Phương pháp điều trị ung thư

Tùy từng loại bệnh ung thư mà bác sĩ sẽ chỉ định những phác đồ chữa trị khác nhau. Song, phổ biến nhất hiện nay vẫn là 3 phương pháp phẫu thuật, hóa trị và xạ trị.

Phẫu thuật cắt bỏ khối u thường được áp dụng ở giai đoạn đầu bệnh ung thư. Lúc này, số lượng khối u là rất ít và chúng chỉ tập trung ở một khu vực nhất định.

Hóa trị ung thư là phương pháp sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc được đưa vào cơ thể qua đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch. Trong quá trình làm hóa trị, người bệnh có thể bị rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn…

Xạ trị là phương pháp chữa ung thư sử dụng các tia năng lượng cao. Các tia này sẽ được chiếu vào cơ thể người bệnh nhằm thu nhỏ khối u. Xạ trị có thể gây tác dụng phụ như khô da, rụng lông/tóc, mất năng lượng…