Top 5 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Vàng Tăng Giá Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Giá Vàng Tăng Kỷ Lục?

Giá vàng tăng trở lại mức đỉnh gần 10 năm trước đã kích hoạt lực mua của người dân. Giá vàng trong nước đã nhanh chóng cao hơn giá thế giới tới 1,5 triệu đồng/lượng.

Mua vàng vì nghĩ giá còn… tăng tiếp!

Ghi nhận của PV Tuổi Trẻ lúc 16h chiều 24-2 tại Công ty SJC (Nguyễn Thị Minh Khai, Q.3) cho thấy nhiều người đã xếp hàng mua vàng với kỳ vọng giá sẽ tăng. Bà Chi (Tân Bình) cho biết khi giá vàng tăng lên mức 47,3 triệu đồng/lượng, bà đã quyết định mua 2 lượng.

“Lúc tôi ở nhà giá vàng mới ở mức hơn 47 triệu đồng/lượng, nhưng khi lên đến Công ty SJC ở quận 3 giá đã lên 49 triệu đồng/lượng nhưng tôi vẫn mua” – bà Chi tiếc rẻ.

Đến 16h30, dù chỉ còn 30 phút nữa là hết giờ giao dịch nhưng lượng khách đổ đến mua vàng vẫn còn đông. Trả lời câu hỏi vì sao mua khi giá vàng ở mức 49 triệu đồng/lượng, nhiều người cho biết tin là giá vàng còn tăng tiếp khi thông tin về dịch COVID-19 còn diễn biến phức tạp.

Tuy nhiên khác với thời điểm ngày Thần tài, người mua chủ yếu là nhỏ lẻ và tập trung vào vàng nhẫn thì ngày 24-2 người dân chủ yếu giao dịch vàng miếng, số lượng phổ biến là 1-2 lượng.

Giá vàng tăng khiến cho trang web báo giá của Công ty SJC cũng “quá tải”, việc truy cập vào xem giá rất khó do liên tục báo lỗi. Trang web một số công ty vàng lớn cũng không truy cập được. Người mua đông nên Công ty SJC phải phát số thứ tự.

Tranh thủ bán vì sợ giá… sập

Trong số những người chờ đợi tại Công ty SJC chiều 24-2 còn có những người chờ để bán vàng chốt lời. Cầm 1 lượng vàng trên tay, anh Đức (Q.5) cho hay anh mua khi giá vàng 37 triệu đồng/lượng nên thấy giá cao đã tranh thủ bán vì sợ giá vàng sẽ lặp lại kịch bản rơi thẳng đứng sau khi đạt mức 49 triệu đồng/lượng như gần 10 năm trước.

“Tính ra trong một thời gian ngắn tôi lời hơn 11 triệu đồng/lượng” – anh Đức nói. Công ty SJC cho hay số người mua vàng trong ngày 24-2 nhiều hơn số người bán.

Theo chuyên gia Trần Thanh Hải, từ ngày 3-1 đến nay giá vàng đã tăng 14%, từ 43 triệu đồng/lượng lên 49 triệu đồng/lượng, trong khi mức tăng cả năm 2019 chỉ có 18%.

“Dịch COVID-19 đã làm gián đoạn tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, nên nhiều nhận định cho rằng sẽ làm phá vỡ sự phục hồi nền kinh tế toàn cầu năm 2020. Nhiều quốc gia phải tung ra các gói kích thích kinh tế. Vì vậy giá vàng những ngày qua tăng và mức biến động ngang với thời điểm tháng 9, tháng 10-2011” – ông Hải phân tích.

Cao hơn giá thế giới tới 1,5 triệu đồng/lượng

Cuối ngày 24-2, giá vàng thế giới 1.685,8 USD/ounce, quy đổi tương đương 47,5 triệu đồng/lượng – tăng gần 43 USD/ounce (1,2 triệu đồng/lượng) so với cuối tuần trước. Tuy nhiên tốc độ tăng giá vàng trong nước gấp nhiều lần.

Ngày 24-2 đánh dấu lần đầu tiên kể từ sau ngày Thần tài, giá vàng trong nước cao hơn giá vàng thế giới. Những ngày trước dù giá vàng thế giới tăng mạnh nhưng trong nước tăng rất chậm vì mãi lực thấp. Nhưng cuối ngày 24-2, giá vàng trong nước đã cao hơn giá vàng thế giới quy đổi 1,5 triệu đồng/lượng.

Đặc biệt chênh lệch giá bán vàng miếng được tăng lên mức 1,2 triệu đồng/lượng, gấp hơn hai lần so với mức chênh lệch sáng 24-2 do các công ty vàng đề phòng giá vàng đảo chiều. Với vàng nhẫn, mức chênh lên đến 1,5 triệu đồng/lượng.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước chúng tôi cho hay hiện các giải pháp quản lý thị trường vàng theo nghị định 24 đã giúp thị trường vàng ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế. “Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường và có đủ nguồn lực để can thiệp thị trường khi cần thiết” – ông Minh nhấn mạnh.

Giá USD cũng tăng

Giá vàng tăng cũng “kích hoạt” giá USD tăng theo. Tại Vietcombank, giá USD từ mức 23.310 đồng/USD đầu ngày đã nhích dần và tăng lên 23.350 đồng/USD theo đà tăng của giá USD tự do. Tại Eximbank, giá bán USD ở mức 23.330 đồng/USD.

Tỉ giá trung tâm được Ngân hàng Nhà nước ngày 24-2 công bố đứng ở mức 23.243 đồng, tăng 4 đồng so với cuối tuần trước.

Tại chúng tôi cuối ngày 24-2 giá bán USD tự do tăng vượt giá bán USD tại ngân hàng, lên mức 23.380 đồng/USD, mua vào 23.280 đồng/USD. Theo giới chuyên gia, điều này cho thấy có dấu hiệu gom USD để nhập vàng theo đường biên mậu do mức chênh 1,5 triệu đồng/lượng quá hấp dẫn.

A.H. – L.T. Hà Nội: người dân thận trọng

Tại Hà Nội, thị trường vàng không thực sự nhộn nhịp dù giá vàng cuối giờ chiều lên đến 49 triệu đồng/lượng giá bán ra và mua vào là 47,8 triệu đồng/lượng. Lượng người bán đông hơn mua và những người mua bán chủ yếu thực sự đang cần do nhu cầu thực.

Một chủ cửa hàng vàng trên phố Cầu Giấy cho biết khách hàng rất thận trọng mua vào vì đều biết giá vàng đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Giá vàng trong nước lập đỉnh 49 triệu đồng/lượng là do giá vàng thế giới vượt ngưỡng 1.683 USD/ounce.

Dù ngày 24-2, giá vàng nhảy theo giờ nhưng không như tháng 10-2012, vàng giờ không phải là kênh đầu tư “vua”. Hầu hết giới đầu tư cũng cẩn trọng, e ngại “ôm” vào vì sợ rủi ro cao khi dịch COVID-19 có diễn biến khó lường.

L.THANH

Giá vàng tăng phi mã, lên 49 triệu đồng/lượng

TTO – Chỉ trong hai tiếng ngắn ngủi chiều nay, 24-2, giá vàng miếng SJC đã tăng từ mức 47,5 triệu đồng/lượng lên 49 triệu đồng/lượng. So với buổi sáng, giá vàng miếng SJC đã tăng thêm 2,1 triệu đồng/lượng – mức tăng chưa từng có trong vòng nhiều năm.

Vì Sao Giá Vàng Trong Nước Tăng Mạnh Hơn Giá Vàng Thế Giới?

(BĐT) – Thị trường tiếp tục chứng kiến những bước nhảy mạnh của giá vàng trong những ngày gần đây. Đáng chú ý là giá vàng trong nước đang cao hơn đáng kể so với giá vàng thế giới.

Giới chuyên gia dự báo giá vàng sẽ còn tăng nếu căng thẳng Mỹ – Trung tiếp tục leo thang và dịch bệnh Covid-19 vẫn phức tạp.

Đến 17h ngày 27/7, giá vàng giao ngay trên sàn giao dịch vàng thế giới Kitco đã lên mốc 1.941,3 USD/oz, tăng gần 40 USD/oz so với đóng cửa phiên giao dịch trước đó. Cùng thời điểm, giá vàng SJC trong nước được các công ty vàng bạc mua vào – bán ra phổ biến ở mức 55,45 – 56,92 triệu đồng/lượng, tăng khoảng 6 triệu đồng/lượng so với 1 tuần trước. Giá vàng thế giới ở mức 1.941 USD/oz tương đương với mức giá tại Việt Nam là 54,5 triệu đồng/lượng, tức là thấp hơn khoảng 2,5 triệu đồng/lượng so với giá trong nước.

Như vậy, giá vàng thế giới đã tăng khoảng 28% tính từ đầu năm đến nay, trong khi giá vàng trong nước đã tăng khoảng 32%.

Giới phân tích thế giới cho rằng, biến động của giá vàng trong những ngày gần đây là do căng thẳng đang nóng lên giữa Washington và Bắc Kinh. Cuối tuần trước, Trung Quốc tuyên bố đã ra lệnh cho Mỹ đóng cửa Lãnh sự quán tại Thành Đô, sau khi Mỹ yêu cầu đóng cửa Lãnh sự quán Trung Quốc tại Houston.

Trong khi đó, số ca mắc Covid-19 trên toàn cầu tiếp tục tăng. Theo dữ liệu của Đại học Johns Hopkins (Mỹ), hơn 16 triệu người trên thế giới đã bị nhiễm Covid-19, một phần tư trong số đó là người Mỹ. Bên cạnh đó, đồng USD đang giảm giá càng hỗ trợ cho đà tăng của giá vàng.

Một trong những yếu tố hỗ trợ lớn cho giá vàng là thế giới đang chứng kiến nhiều dòng tiền được bơm vào thị trường từ các gói kích thích tài chính và tiền tệ. Các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ Euro (tương đương 857,33 tỷ USD). Nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ cũng sắp công bố một gói tài chính khác vào tuần tới.

Một trong những yếu tố hỗ trợ lớn hơn cho giá vàng là thế giới đang chứng kiến nhiều dòng tiền được bơm vào thị trường từ các gói kích thích tài chính và tiền tệ. Các nhà lãnh đạo EU đã đạt được thỏa thuận về gói phục hồi kinh tế trị giá 750 tỷ Euro (tương đương 857,33 tỷ USD). Nhiều ý kiến cho rằng, Mỹ cũng sắp công bố một gói tài chính khác vào tuần tới.

Do đó, giới phân tích cho rằng, khi chưa có các giải pháp cho căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc, đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát, lo ngại về lạm phát và nợ công còn hiện hữu thì giá vàng sẽ còn tăng.

Theo ông Trần Thanh Hải, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Kinh doanh vàng Việt Nam (VGB), các căng thẳng địa chính trị trên thế giới vẫn tiếp tục leo thang, nhiều chính phủ đã thực hiện hoặc có kế hoạch đưa ra các gói kích thích kinh tế gây kỳ vọng lạm phát, số ca nhiễm Covid-19 tiếp tục tăng mạnh là những yếu tố đẩy giá vàng mạnh nhất. Trong khi đó, kỳ vọng về vaccine cho Covid-19 hay tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ giảm vẫn chưa thành hiện thực. Vì vậy, giá vàng thế giới sẽ còn tiếp tục tăng ít nhất trong tháng 7 này và giá vàng trong nước cũng sẽ tăng theo.

Về chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới, ông Hải lý giải là do thiếu nguồn cung vàng SJC. Giá vàng thế giới vẫn trong xu thế tăng nhưng các công ty vàng không mua được vàng SJC bởi người dân có xu hướng giữ vàng chờ giá lên tiếp khi chứng kiến mức sinh lợi quá lớn của vàng tính từ đầu năm đến nay. Do đó, các công ty vàng buộc phải nâng giá mua vào và giá bán ra.

Cũng theo vị chuyên gia này, hiện thương hiệu vàng miếng SJC vẫn do Nhà nước quản lý và nguồn cung khá hạn hẹp. “Để giảm bớt sức nóng của giá vàng trong nước do tình trạng thiếu cung, có thể tính đến phương án cấp hạn mức cho phép một số doanh nghiệp có uy tín và thương hiệu tốt được thu mua các loại vàng 99 hoặc 999 trong dân để sản xuất thành vàng 9999 cung ứng cho thị trường”, ông Hải đề xuất.

Vì Sao Giá Vàng Tăng 2 Triệu Đồng Trong Ngày

Tăng liên tục với tốc độ mạnh hơn 2 triệu đồng chỉ sau vài tiếng giao dịch, mỗi lượng vàng miếng SJC chiều nay đã vượt 49 triệu đồng. Đây là mức cao nhất của giá vàng trong nước kể từ tháng 8/2011.

Diễn biến này trước hết do ảnh hưởng từ thị trường thế giới khi 15h30 chiều nay, giờ Hà Nội, mỗi ounce vàng đã tăng 42 USD (tương đương 1,2 triệu đồng) lên 1.685 USD.

Trước đó, trong buổi sáng, mỗi lượng vàng SJC cũng đã tăng 800.000-900.000 đồng so với ngày cuối tuần. Như vậy, chỉ sau một tuần, giá vàng đã tăng 4,6 triệu đồng mỗi lượng. Còn nếu so với cuối năm 2019, giá hiện nay đắt hơn 6,2 triệu đồng một lượng.

Giá vàng quốc tế tăng khoảng 1,2 triệu đồng nhưng trong nước đã vọt gần 2,7 triệu đồng. Hiện mỗi lượng vàng thế giới quy đổi tương đương 47,35 triệu đồng, thấp hơn giá bán trong nước gần 1,5 triệu đồng.

Bất thường này, theo ông Trần Thanh Hải, Tổng giám đốc Công ty vàng Việt Nam – VGB, một phần do thị trường trong nước “chưa hoàn hảo” khi nguồn cung bị thu hẹp so với trước. Ông nói, kể từ khi có Nghị định 24 về việc “siết” lại hoạt động mua bán vàng miếng, các điểm bán vàng bị hạn chế. “Một khi cầu tăng mà cung hạn chế thì giá sẽ tăng cao bất thường là điều tất yếu”, ông Hải nói.

Nhìn lại giá vàng từ đầu năm, ông Trần Thanh Hải phân tích, đà tăng bắt đầu từ 3/1 khi Mỹ giết chết tướng tình báo cấp cao Iran Qasem Soleimani, giá thế giới tăng 4% và giá trong nước vọt từ 42 lên 44 triệu đồng. Đến nay, dịch Covid-19 đang ngày càng phức tạp khiến giá càng tăng mạnh, phá vỡ ngưỡng cản 1.600 USD, lên chạm mức cao 1.685 USD lúc 15h chiều nay.

Dịch xuất phát từ Trung Quốc – quốc gia được coi là thị trường lớn về cung cầu và nay đã đảo lộn trật tự thương mại của thế giới. Hơn nữa, khi nền kinh tế toàn cầu lâm vào khủng hoảng, hàng loạt quốc gia đã tung các gói kích cầu hỗ trợ tạo ra lượng tiền mặt lớn. Ông Hải cho đây là mồi lửa để giá vàng tăng cao và diễn biến phức tạp.

Dịch thời gian tới còn diễn biến phức tạp khiến giá vàng khó đoán. Theo ông Trần Thanh Hải, đây có thể là vùng mua cho các nhà đầu tư vàng chuyên nghiệp. Tuy nhiên, các nhà đầu tư nhỏ lẻ nên thận trọng vì nếu thế giới sớm có vaccine phòng chống dịch, giá sẽ lao dốc bất cứ lúc nào.

Trước việc thị trường vàng vật chất diễn biến phức tạp, giá liên tục leo thang tạo tâm lý hoang mang trong giới đầu tư, đại diện Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM khẳng định, hoạt động mua bán ngoài thị trường vẫn diễn ra bình thường, không có nhiều đột biến. “Giá vàng chủ yếu biến động tăng theo thế giới”, vị này nói. Ngoài ra, các chủ hiệu vàng bán lẻ và doanh nghiệp cũng cho biết sức mua có tăng nhưng không quá đột biến.

Về Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước đánh giá, từ khi thực hiện, thị trường đã ổn định, không còn tình trạng đầu cơ, làm giá gây bất ổn nền kinh tế. Tình trạng “vàng hoá” trong nền kinh tế cũng từng bước được ngăn chặn, việc sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán cũng hạn chế. Nhà điều hành khẳng định sẽ tiếp tục theo dõi sát diễn biến giá vàng trên thị trường và tự tin có đủ nguồn lực để can thiệp khi cần thiết.

Lệ Chi

Giá Vàng Trong Nước Tăng Mạnh, Vì Sao Chứng Khoán Chỉ Giảm Nhẹ?

Thực tế, thời gian vừa qua, giá vàng và thị trường chứng khoán tăng cùng chiều.

Giá vàng trong nước ngày 22/7 biến động mạnh, tăng tới 1-1,7 triệu đồng/lượng so với chiều hôm qua. Giá bán ra vàng SJC một số công ty vàng bạc đá quý đã vượt mốc 53 triệu đồng/lượng. Dù giá vàng tăng cao, nhưng thị trường chứng khoán chỉ giảm rất nhẹ.

Kết thúc phiên giao dịch sáng 22/7, VN-Index chỉ giảm 0,11 điểm (0,01%) xuống 861,56 điểm. Khối lượng giao dịch đạt hơn 162,1 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 2.243 tỷ đồng. Toàn sàn có 155 mã tăng giá, 170 mã giảm giá và 72 mã đứng giá.

HNX-Index giảm 0,35 điểm (0,3%) xuống 115,74 điểm. Khối lượng giao dịch đạt 22,6 triệu đơn vị, tương ứng giá trị hơn 243,2 tỷ đồng. Toàn sàn có 45 mã tăng giá, 81 mã giảm giá và 61 mã đứng giá.

Trong rổ cổ phiếu VN30 có 11 mã tăng giá, trong khi có 15 mã giảm giá và 4 mã đứng giá. Ở chiều tăng giá, VRE có mức tăng mạnh nhất, đạt 3%. Các mã khác như BVH, VIC, SSI, SAB, MSN, NVL, HPG… chỉ có mức tăng rất nhẹ, từ 0,1-0,6%.

Các mã ở chiều giảm giá cũng có mức giảm nhẹ như VNM giảm 0,5%, VHm giảm 0,4%, PNJ giảm 0,5%, FPT giảm 0,2%…

Tại nhóm cổ phiếu dầu khí, PVB tăng 1,8%, PVD tăng 1%. PVC và PVS đứng ở mức tham chiếu. Trong khi đó, GAS giảm nhẹ 0,1%, PLX giảm 0,4%.

Tại nhóm cổ phiếu ngân hàng, sắc đỏ cũng đang chiếm ưu thế với ACB, SHB, EIB, TCB, VCB, BID, VPB, STB… Tuy nhiên, mức giảm cũng rất nhỏ, chỉ từ 0,1-0,8%.

Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng trong phiên sáng nay. Trên HOSE, khối ngoại bán ròng 53,42 tỷ đồng. Các mã bị bán ròng mạnh là DXG (hơn 13,1 tỷ đồng), VNM (hơn 12,2 tỷ đồng), NVL (hơn 11,6 tỷ đồng).

Trên HNX, khối ngoại bán ròng 2,85 tỷ đồng. Mã bị bán ròng mạnh nhất sàn này là SHB (hơn 2,1 tỷ đồng).

Trên thị trường UPCOM, khối ngoại bán ròng 4,25 tỷ đồng. ACV là mã bị bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 4,3 tỷ đồng.

Thực tế, thời gian vừa qua, giá vàng và thị trường chứng khoán tăng cùng chiều. Điều này khiến nhiều nhà đầu tư mới tham gia thị trường khó hiểu. Vì lẽ thông thường, dòng tiền sẽ chảy từ kênh sinh lời ít hơn đến những kênh đầu tư sinh lời nhiều nhất.

Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng với việc dòng tiền được bơm mạnh ra thị trường, lượng tiền có phần dư thừa và dòng tiền này sẽ chảy vào các kênh đầu tư như vàng, chứng khoán, bất động sản… Điều này giúp các thị trường đồng loạt đi lên, đặc biệt là vàng có mức tăng mạnh nhất vì được coi là kênh đầu tư trú ẩn.

Kinh tế trưởng kiêm Giám đốc chiến lược Công ty cổ phần Chứng khoán Dầu khí, ông Lê Đức Khánh, cho biết vàng là kênh đầu tư khác biệt hẳn so với kênh đầu tư chứng khoán, kể cả trái phiếu. Nhà đầu tư sẽ ưu tiên chọn mua vàng thay vì đầu tư các kênh khác tiềm ẩn rủi ro, nhất là trong bối cảnh có chiến tranh, dịch bệnh…

Theo chuyên gia chứng khoán của Công ty cổ phần Chứng khoán MB-MBS, ông Nguyễn Việt Đức, không chỉ vàng, chứng khoán mà cả kênh đầu tư bất động sản cũng đều tăng trong thời gian qua. Việc này là do các ngân hàng trung ương trên thế giới bơm rất nhiều tiền để cứu trợ nền kinh tế. Tiền bơm ra nhiều khiến cho một lượng tiền lớn cần phải được giải ngân đầu tư. Tuy nhiên, có thể nhận thấy kênh đầu tư vàng vẫn có mức tăng mạnh nhất vì vàng là kênh chống lạm phát tốt nhất.

Thực tế, dịch bệnh COVID-19 khiến doanh nghiệp làm ăn khó khăn và sa thải công nhân nhiều, dẫn đến doanh nghiệp dôi dư ra lượng tiền mặt. Lúc đó, doanh nghiệp sẽ thực hiện trả lãi ngân hàng. Đây cũng là lý do thời gian qua, tăng dư nợ tín dụng của ngân hàng giảm sút, bởi lẽ doanh nghiệp không vay thêm tiền mà còn trả những khoản vay của ngân hàng. Trả xong các khoản này, doanh nghiệp còn dư tiền sẽ tìm đến các kênh đầu tư như chứng khoán.

Thị trường chứng khoán giảm sâu trong quý 1 đã khiến định giá cổ phiếu Việt Nam rất rẻ. Khi nhận thấy cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán, nhà đầu tư đã mua vào cổ phiếu khiến cho thanh khoản thị trường tăng cao.

Theo chuyên gia Nguyễn Việt Đức, thị trường chứng khoán Việt Nam từ đầu năm đến nay không bị bán ròng nhiều là nhờ việc nhà đầu tư nước ngoài đã có phiên mua ròng cổ phiếu VHM tới hơn 200,97 triệu đơn vị, giá trị tương ứng hơn 14.500 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày 15/6.

Dòng tiền vào thị trường mạnh cũng đến từ việc các công ty chứng khoán Hàn Quốc tăng cho vay margin (dịch vụ cung cấp bởi công ty chứng khoán cho phép nhà đầu tư vay tiền để mua số lượng cổ phiếu có giá trị lớn hơn giá trị tài sản ròng của nhà đầu tư có trong tài khoản chứng khoán).

Đơn cử, theo báo cáo tài chính quý 2/2020 của Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, các khoản cho vay của công ty tại thời điểm 30/6 đạt hơn 8.574,6 tỷ đồng, tăng 1.400 tỷ đồng so với quý trước và hơn 1.189 tỷ đồng so với đầu năm; trong đó, chủ yếu là dư nợ cho vay margin 8.225,5 tỷ đồng, tăng 1.225 tỷ đồng so với đầu năm. Đây là những dòng tiền rất lớn giúp thị trường chứng khoán tăng trưởng.

Thực tế, trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện có 6 công ty chứng khoán có vốn Hàn Quốc gồm: Công ty cổ phần Chứng khoán KIS Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam, Công ty cổ phần Chứng khoán Pinetree, Công ty cổ phần Chứng khoán KB Việt Nam, Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán Shinhan Việt Nam và Công ty trách nhiệm hữu hạn Chứng khoán NH Việt Nam.

Dưới góc nhìn của chuyên gia Phan Dũng Khánh, Giám đốc tư vấn đầu tư Công ty Chứng khoán Maybank KimEng, việc giá vàng tăng hầu như không ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán bởi nhu cầu vàng tại Việt Nam không nhiều, nếu có thì chủ yếu là những tổ chức, ngân hàng.

Tuy nhiên, tại Việt Nam sau khi không còn chính sách gửi vàng có lãi (không giống như gửi tiền tiết kiệm, việc gửi vàng vào ngân hàng chẳng những không được hưởng lãi suất mà thậm chí còn khiến người gửi mất một khoản phí, thường gọi là phí giữ hộ vàng) thì nhu cầu yếu hơn nên mức độ ảnh hưởng đến thị trường không đáng kể.

Ông Lê Ngọc Nam, Trưởng phòng Phân tích và Tư vấn đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán Tân Việt (TVSI), cho rằng hiện nay hầu hết các nước lớn đều bơm tiền tương đối mạnh nên các kênh đầu tư, dòng tiền lớn giúp cho thị trường chứng khoán, thị trường vàng đều có cơ hội tăng.

Bên cạnh đó, tại Việt Nam, kênh đầu tư chủ chốt là gửi tiết kiệm thì lãi suất giảm khá mạnh và liên tục giảm nên hoàn toàn có thể là dòng tiền đã dịch chuyển một phần sang các kênh đầu tư có kỳ vọng sinh lợi tốt hơn như cổ phiếu, bất động sản, trái phiếu… thậm chí là vàng.