Top 11 # Xem Nhiều Nhất Vì Sao Ví Điện Tử Là Xu Thế Mới Nhất 3/2023 # Top Like | Cuocthitainang2010.com

Vì Sao Ví Điện Tử Là Một Xu Thế?

Ví điện tử là một xu thế trong thời đại 4.0 là điều không thể chối cải. Khi sử dụng ví điện tử, bạn có thể làm rất nhiều thứ. Từ thanh toán hóa đơn điện nước, nạp tiền điện thoại, thanh toán thẻ tín dụng, thanh toán trả góp, mua bảo hiểm, mua vé xem phim. Và rất nhiều những cái tiện ích khác. Rõ ràng, những tiện ích nêu trên là cần thiết và nó gắn liền với cuộc sống hằng ngày của mỗi người. Đặc biệt là giới trẻ. Vậy lý do gì để ví điện tử sẽ trở thành một xu thế?

Mua vé xem phim 1.000 đồng. Miễn phí cước giao hàng khi thanh toán bằng ví điện tử. Chiết khấu khi mua card điện thoại. Khuyến mãi chưa bao giờ lỗi thời trong việc kích cầu khách hàng sử dụng dịch vụ. Việc các ví điện tử đua nhau khuyến mãi sẽ có lợi rất lớn cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó cũng mang lại lượng khách hàng không nhỏ cho các ví.

Liên kết dễ dàng với tài khoản ngân hàng

Rõ ràng trong dòng chảy này không có sự xuất hiện của tiền mặt. Đó là xu thế, là cái mà Chính phủ đang muốn hướng đến không dùng tiền mặt trong chi tiêu. Vậy mấu chốt là việc liên kết tài khoản ngân hàng với ví điện tử thì các ví điện tử đã giải quyết được vấn đề này. Việc liên kết này rất dễ dàng và chuyển tiền qua lại cũng dễ dàng không kém.

Thói quen dần thay đổi

Mấu chốt còn lại đó chính là thói quen. Thế hệ 6x, 7x, 8x đời đầu dường như chẳng quan tâm đến ví điện tử. Nhưng 8x đời cuối trở về sau thì việc sự dụng ví điện tử một cách rất thường xuyên. Đặc biệt là thế hệ 9x. Họ xem ví điện tử như một ngân hàng vậy, họ để tiền vào đó và sử dụng một cách linh hoạt. Với hệ khách hàng này thì tất cả các ví điện tử đều muốn tranh giành vì nó mang lại lợi nhuận rất lớn về sau này.

Nhiều đơn vị chấp nhận thanh toán

Nói không ngoa chứ chỉ có ngoài chợ là chưa chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử thôi. Từ hàng quán dọc đường, cho đến siêu thị, trung tâm thương mại. Họ đều bắt đầu gắn mác nơi đây chấp nhận thanh toán bằng ví “X” bên cạnh chấp nhận thanh toán bằng Visa/Mastercard.

Tuy nhiên, vẫn còn một số ít nhãn hàng không ưu tiên thanh toán bằng ví điện tử hơn so với thanh toán bằng tiền mặt vì họ phải chiết khấu % cho các ví. Và rồi về lâu dài họ cũng vui vẻ chấp nhận mà thôi, xu thế mà.

Wechat đã thành công rực rỡ tại Trung Quốc

Khi nhắc đến Wechat, ai cũng nghĩ đến đây là một ứng dụng nhắn tin. Tuy nhiên, Wechat không chỉ dùng để nhắn tin mà còn có thể có làm rất nhiều thứ hơn nữa. Như chơi game, thanh toán hóa đơn, chuyển tiền thậm chí là nộp đơn ly hôn bằng Wechat. Ở Trung Quốc, Wechat là một thứ gì đó ăn sâu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Khi mà có đến 1 tỷ người dùng trung bình mỗi tháng.

Ở Wechat gắn liền với câu chuyện lan tỏa ra toàn thế thới là ăn xin không dùng tiền mặt. Anh chàng này để mã QR bên cạnh để những người qua lại chuyển tiền cho anh bằng ví điện tử. Nhiêu đó thôi cũng đủ để hiểu ví điện tử đã bành trướng như thế nào tại Trung Quốc. Xu thế tại Việt Nam cũng sẽ như vậy thôi. Ở Việt Nam, mô hình của Zalo là gần giống với Wechat nhất, mong là Zalo sẽ làm được điều đó.

Thách thức không nhỏ

Miếng bánh ngon nhiều người giành: MoMo, ZaloPay, AirPay, Moca, ViettelPay, VCB Pay, Payoo, Ngân lượng, Bảo Kim… Hơn 20 doanh nghiệp tham gia vào thị trường ví điện tử này tạo nên cuộc cạnh tranh khốc liệt. 

Đốt tiền không kém thương mại điện tử: Lỗ lũy kế của MoMo đến năm 2017 là 566 tỷ đồng. Dự đoán còn lỗ hơn nữa khi mà chương trình lắc xì của MoMo dịp Tết nguyên đán vừa qua cũng đã đốt của MoMo 100 tỷ đồng. Đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt không khác gì mấy cuộc cạnh tranh của các ông lớn bên thương mại điện tử. Chính vị Ví điện tử là một xu thế nên họ không ngững đốt tiền.

Từ đối tác chuyển thành đối thủ: Đó là ám chỉ các ông lớn ngân hàng. Thời gian đầu họ giúp sức cho các ví điện tử liên kết chuyển tiền dễ dàng. Nay lại lập hẳn ra một ứng dụng riêng về ví điện tử luôn điển hình như Sacombank Pay, VCB Pay (Vietcombank)… Hoặc là tích hợp thẳng các tiện ích vô ứng dụng của ngân hàng. Rõ ràng ngân hàng vốn là một lời thế trong việc cạnh tranh khi mà tiền của khách hàng nằm ở tài khoản họ đang quản lý.

Nhà mạng viễn thông cũng nhảy vào cuộc chơi: Ngày 15/01/2019, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý cho thí điểm sử dụng tài khoản viễn thông để thanh toán các dịch vụ tiện ích và các hóa đơn nhỏ lẻ. Việc này đặt nền mống cho các nhà mạng như Viettel, Mobifone, Vinaphone tham gia vào cuộc đua này. Tiềm năng của những nhà mạng viễn thông lớn cỡ nào các bạn cứ lấy sự kiện đánh bạc nghìn tỷ ra mà so sánh.

Tóm lại

Lì xì online, BIDV đã có, Vietcombank có sau đó

Techcombank miễn phí chuyển tiền liên ngân hàng

Ví Điện Tử Là Gì? Tại Sao Ví Điện Tử Là Xu Hướng Thanh Toán Thời Đại Mới?

Ví điện tử là gì?

Ví điện tử một loại tài khoản điện tử, nó là giải pháp chi trả trực tuyến dành cho người tiêu dùng thay vì tiền mặt. Ví điện tử giúp bạn chi trả các loại chi phí trên Internet, gửi tiền và nhận tiền một cách nhanh chóng nhất.

Hình thức chi trả này vô cùng đơn giản dễ dàng, nhanh gọn, tiết kiệm về cả giờ giấc, tiền bạc. Hiện nay để có thể dùng ví điện tử, bạn chỉ việc lên ngay Google Play hoặc Apple Store tải phần mềm ví điện tử về. Sau đó kết nối với tài khoản ngân hàng. Thật dễ dàng và đơn giản để chi trả khi bạn mua hàng online phải không nào?

Chức năng của ví điện tử

Nhận tiền và chuyển tiền đơn giản

Dự trữ tiền trên mạng internet

Chi trả cho những hoạt động mua bán trực tuyến

Ưu điểm của ví điện tử là gì?

Thanh toán trực tuyến nhanh hơn bình thường và đơn giản

Đẩy mạnh việc mua kinh doanh qua mạng sôi nổi hơn

Giảm bớt được các thủ tục chi trả tiền mặt hay ra ngân hàng

Giảm bớt lạm phát do lượng tiền mặt quá cao

Vì sao sử dụng ví điện tử là một xu thế mới?

Ví điện tử ra mắt đám đông đầu tiên chính là ví điện tử Momo của công ty cổ phần dịch vụ Di Động Trực Tuyến. Đây cũng chính là lúc có sự có mặt của ví điện tử tại nước ta.

Momo thành lập năm 2017 thế nhưng cuối năm, MoMo có hơn 5 triệu con người tận dụng và kỳ vọng tăng gấp 2-3 lần trong năm 2018. Ví Việt thì có hơn 2 triệu con người tận dụng và đặt kế hoạch 3,5 triệu con người trong năm 2018.

Với bài hát siêu yêu “Hết Mana” của Big Daddy, Justatee và Bình Gold, hội tụ cùng dàn sao như danh hài Trường Giang, hoa hậu Tiểu Vy, ca sỹ Hòa Minzy, Phạm Quỳnh Anh đã hấp dẫn hơn 6 Triệu lượng xem. Gia nhập thị trường muộn, nhưng Viettel đã có cú đánh úp chất lừ. “Ví hết mana na na, cần bơm thì phải làm sao? Ting ting một phát là qua, chuyển tiền trong một nốt nhạc” – đã có người bạn đặc biệt này lo!

Phương Duy – Tổng hợp và Edit

Ví Điện Tử Là Gì? So Sánh Ví Điện Tử Viettelpay Và Zalopay

Đối với những người ít sử dụng công nghệ chắc có lẽ thuật ngữ Ví điện tử thường khá lạ lẫm. Tuy nhiên ở các thành phố lớn hiện nay ví điện tử đang dần phát triển và trở thành xu hướng của thời kì công nghệ 4.0. Vậy ví điện tử là gì? Giải thích đơn giản, ví điện tử là một ứng dụng trên điện thoại di động thông minh giúp cho người sử dụng có thể thanh toán trực tuyến dễ dàng mà không cần dùng đến tiền mặt hay mang theo thẻ ngân hàng.

Ưu điểm của ví điện tử là có tính bảo mật cao, cho phép người dùng lưu trữ tiền thông qua tài khoản hoặc thẻ ngân hàng, giúp thanh toán các loại hóa đơn như hóa đơn điện nước, vé máy bay, vé xem phim,…, nạp thẻ điện thoại, nhận và chuyển tiền dễ dàng, tiện lợi.

Hiện nay, đã có rất nhiều loại ví điện tử xuất hiện tại Việt Nam, có thể kể ra một số loại ví điện tử được nhiều người sử dụng như Viettetlpay, Zalopay, Momo, Moca,…. Ngoài ra, đối với những người thường có các giao dịch quốc tế thì có thể sử dụng một số loại ví điện tử như Paypal, WebMoney, Liqpay,…

Có rất nhiều loại ví điện tử hiện nay đang được sử dụng tại Việt Nam, tuy vậy trong bài viết này chúng tôi chỉ giới thiệu và so sánh cho các bạn 2 loại ví điện tử phổ biến là Viettelpay và Zalopay. Nếu các bạn quan tâm và muốn sử dụng ví điện tử thì có thể tham khảo tại bên dưới:

Ví điện tử Viettelpay là một sản phẩm được chính các kĩ sư công nghệ của tập đoàn Viettel phát triển. Ứng dụng thanh toán điện tử này giúp người dùng có thể giao dịch dễ dàng hơn. Một số giao dịch thanh toán phổ biến như thanh toán tín dụng, thanh toán hóa đơn, nạp tiền, đặt ví, chuyển tiền, tặng quà,…

Ngoài ra, Viettelpay còn có những điểm khác biệt hơn các ví điện tử khác đó là hỗ trợ người dùng chuyển tiền cho người khác và họ có thể nhận tiền mặt trực tiếp tại nhà trong vòng 24h (lưu ý mức tối đa không quá 20 triệu khi nhận tại nhà).

Zalopay là ứng dụng thanh toán điện tử do công ty cổ phần VNG phát triển cuối năm 2016. Cũng giống như Viettelpay, ví điện tử Zalopay cũng có những ưu điểm như chuyển tiền, nhận tiền dễ dàng, nạp thẻ điện thoại, thẻ game, thanh toán dịch vụ, hóa đơn, thanh toán tín dụng,….

Zalopay cho phép người sử dụng có thể liên kết với các thẻ ngân hàng nội đị như Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, BIDV,…Bên cạnh đó còn có thể liên kết với các loại thẻ quốc tế như Visa, JCB, Mastercard.

Thị Trường Ví Điện Tử Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có mức tăng trưởng về thanh toán điện tử cao nhất thế giới, khoảng 35% mỗi năm, trong đó ví điện tử đang là một trong những lựa chọn của phương thức thanh toán hiện đại và tiện ích. Bên cạnh đó, các đơn vị cung ứng dịch vụ ví điện tử ngày càng tăng đã tạo nên cuộc cạnh tranh quyết liệt nhằm chiếm lĩnh thị phần. Bài viết này nhằm khái quát thực trạng phát triển của ví điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây và một số cơ hội cũng như thách thức mà thị trường ví điện tử phải đối mặt trong thời gian tới.

 

1. Đặt vấn đề  

 

Ví điện tử đang ngày càng trở thành một hình thức thanh toán quen thuộc 

của người tiêu dùng hiện nay

Theo thống kê của Appota (Công ty Công nghệ giải trí Việt Nam) năm 2018, Việt Nam có 72% dân số sở hữu điện thoại thông minh, 68% sử dụng smartphone để truy cập Internet (nhiều hơn máy tính), 25% sử dụng Internet trên di động hàng ngày; nhiều người Việt sở hữu trên 2 thiết bị di động kết nối mạng, với bình quân là 1,7 thiết bị/người. Mặt khác, khảo sát tiêu dùng toàn cầu năm 2019 của PwC (một trong bốn công ty kiểm toán, tài chính ngân hàng hàng đầu thế giới) đối với 27 nước/vùng lãnh thổ cho thấy, dự kiến Việt Nam sẽ là thị trường tăng trưởng nhanh nhất về thanh toán di động trong năm 2019. Tỷ lệ người tiêu dùng thanh toán bằng di động ở Việt Nam tăng từ mức 37% vào năm 2018 lên mức 61% năm 2019 và đây cũng là mức tăng cao nhất trong số 6 quốc gia Đông Nam Á tham gia khảo sát. Trong khi đó, tỷ lệ này tại Thái Lan tăng từ 19% lên 67%, Malaysia từ 17% lên 40% và Philippines từ 14% lên 45%, Singapore từ 12% lên 46%, còn Indonesia tăng từ 9% lên mức 47%.

Năm 2018, thanh toán qua Internet của Việt Nam có tốc độ tăng trưởng 33,6% về số món và 19,5% về số tiền so với năm 2017. Thanh toán qua điện thoại di động còn đạt mức tăng trưởng ấn tượng hơn, với 41,4% về số món và 169,5% về số tiền so với năm 2017. Từ đó có thể thấy, Việt Nam là một trong những thị trường ứng dụng thanh toán di động tiềm năng, phát triển nhanh trên thế giới và có sức tác động mạnh mẽ, thúc đẩy sự tăng trưởng của các hình thức thanh toán hiện đại nói chung và ví điện tử nói riêng.   

Bên cạnh đó, kết quả khảo sát của Ngân hàng Thế giới cho thấy, thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành phương tiện thanh toán phổ biến tại nhiều quốc gia phát triển trên thế giới với giá trị chi tiêu của người dân chiếm tới hơn 90% tổng số giao dịch hàng ngày. Điển hình như, ở Mỹ, tỷ lệ tiền mặt trong tổng lượng tiền của nền kinh tế chỉ chiếm khoảng 7,7% và 10% ở khu vực sử dụng đồng Euro vào năm 2016. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng đang hướng tới một nền kinh tế 90% không dùng tiền mặt vào năm 2020 bằng cách giảm các giao dịch tiền mặt và tăng thanh toán điện tử. Theo đó, ít nhất 50% tổng số hộ gia đình ở thành phố sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử cho giao dịch hàng ngày vào năm 2020. Là một phương tiện thanh toán trung gian, ví điện tử sẽ góp phần quan trọng để Việt Nam thực hiện được mục tiêu đề ra.

 

2. Sự phát triển của ví điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây  

2.1. Tổng quan về ví điện tử  

Ra đời năm 2008 trong bối cảnh thị trường thương mại điện tử đang cần những công cụ thanh toán phù hợp, ví điện tử được kỳ vọng giúp người mua và người bán kết nối nhanh chóng với nhau. Đây là một loại tài khoản điện tử dùng để thanh toán các giao dịch trực tuyến, giúp người dùng thanh toán các loại phí trên Internet như hóa đơn tiền điện, tiền nước, cước Internet, cước truyền hình cáp, mua vé máy bay, thanh toán vay tiêu dùng, chuyển tiền, mua sắm online,…   

Ví điện tử là một ví ảo lưu trữ thông tin thẻ thanh toán trên máy tính hoặc thiết bị di động, để tạo điều kiện thuận lợi không chỉ cho mua hàng trực tuyến mà cả thanh toán tại các điểm bán lẻ (Tolety, 2018).  

Theo Pachpande và Kamble (2018), ví điện tử là một loại thẻ hoạt động bằng điện tử và cũng được sử dụng cho các giao dịch được thực hiện trực tuyến thông qua máy tính hoặc điện thoại thông minh và tiện ích của nó giống như thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ.  

Tính đến hết năm 2019, Việt Nam có 32 tổ chức không phải là ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước cho phép cung cấp dịch vụ ví điện tử. Điều này đã đáp ứng cơ bản nhu cầu thanh toán của người tiêu dùng trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ như hiện nay với một số tiện ích như:  

– Hình thức nạp tiền và thanh toán đa dạng, nhanh chóng, tiện lợi bao gồm cả các website lẫn các ứng dụng di động. Khách hàng có thể thực hiện việc thanh toán mua hàng, trả tiền dịch vụ ở bất kì nơi đâu, bất kì lúc nào chỉ bằng một vài thao tác đơn giản kèm theo một bước xác nhận mật khẩu giao dịch;   

– Giúp tiết kiệm thời gian làm việc và di chuyển của người dùng, thực hiện các giao dịch thanh toán dễ dàng và nhanh chóng. Song song đó, người dùng có thể thực hiện truy vấn thông tin tài khoản mọi lúc mọi nơi, đặc biệt không cần phải mang theo tiền mặt, tránh tình trạng bị rơi tiền hay bị đánh cắp;  

– Thanh toán qua ví điện tử giúp bảo mật các giao dịch, cho phép thanh toán những khoản chi phí nhỏ, dễ sử dụng, phổ biến (vì nó có thể không cần liên kết với tài khoản ngân hàng trong quá trình thanh toán) và phạm vi sử dụng rộng. Ngoài ra, ví điện tử có thể được sử dụng cho thanh toán thông thường hàng ngày và các ứng dụng khác như một thẻ thông minh cũng như thanh toán qua Internet (Sahut, 2008).  

Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích mà ví điện tử mang lại, vẫn còn một số tồn đọng cần phải khắc phục khi giao dịch như: hệ thống bảo mật chưa thật sự làm người dùng tin tưởng; Nơi chấp nhận thanh toán bằng ví điện tử chưa nhiều; Người dùng bị tốn phí trong quá trình sử dụng, thậm chí phí này cao hơn so với phí sử dụng các dịch vụ ngân hàng số như Internet banking, mobile banking,… Ngoài ra, người dùng có thể bị đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin tài khoản, bị mất tiền khi máy tính, điện thoại cá nhân thường xuyên truy cập vào các website không đáng tin cậy, có chứa mã độc.   

Bên cạnh đó, theo Poliushkevych (2019), vấn đề quan trọng nhất trong việc sử dụng các hình thức thanh toán hiện đại nói chung cũng như ví điện tử nói riêng là về khuôn khổ pháp luật hoàn hảo. Ở hầu hết các quốc gia, chưa có phương pháp hiệu quả nào cho quy định pháp lý về lưu thông loại hình tiền điện tử. Chính vì thế, trong quá trình sử dụng, quyền lợi của người dùng sẽ không được bảo vệ khi rủi ro, gian lận xảy ra. Dó đó, đây là một trong các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển của ví điện tử tại Việt Nam cũng như một số quốc gia trên thế giới. Điều này một phần đã giải thích vì sao mặc dù tốc độ phát triển của thương mại điện tử tại Việt Nam không ngừng tăng lên nhưng ví điện tử vẫn chưa được nhiều người biết đến, sử dụng rộng rãi.   

2.2. Thực trạng phát triển ví điện tử tại Việt Nam trong những năm gần đây  

Theo Asian Banker Research, dự kiến năm 2020 tại Việt Nam tổng số người dùng ví điện tử dự kiến sẽ vượt mốc 10 triệu người. Với thị trường đầy tiềm năng này, các ví điện tử đang thi nhau nở rộ để chiếm lĩnh thị trường thương mại điện tử. Thực tế cũng cho thấy, trong những năm vừa qua, tại thị trường Việt Nam, các công ty công nghệ tài chính (Fintech) đã cạnh tranh quyết liệt giành thị phần béo bở này khi cho ra mắt hàng loạt các loại ví điện tử có thương hiệu như Momo, Samsung Pay, VTC Pay, Bankplus, Payoo, ZaloPay, 1Pay, Bảo Kim, Vimo, Mobivi, eDong, Ví FPT, eMonkey, Pay365, TopPay, Ngân Lượng, AirPay,… Cụ thể, tính đến tháng 12/2019 có 32 tổ chức không phải là ngân hàng đã được NHNN cấp phép hoạt động cung ứng các dịch vụ trung gian thanh toán. Phần lớn các đơn vị này cung cấp dịch vụ ví điện tử, cổng thanh toán điện tử, hỗ trợ thu hộ chi hộ, chuyển tiền điện tử (Hồng Hà, 2019).   

Với thế mạnh về sự tiện dụng và hệ sinh thái phong phú, MoMo – ví điện tử của Công ty Cổ phần Dịch vụ Di động Trực tuyến nhanh chóng được các ngân hàng kết nối. Tính hết tháng 10/2019, MoMo là đối tác liên kết trực tiếp của 16 ngân hàng, hiện đã có khoảng 8 triệu người dùng tại Việt Nam, mục tiêu tăng lên 16 triệu người dùng vào cuối năm 2019. Căn cứ trên mức độ phổ biến, từ số liệu thuê bao và thị phần mà chính các doanh nghiệp ví điện tử công bố thì MoMo đang là ví điện tử có thị phần lớn nhất và được yêu thích nhất tại Việt Nam. Về khối lượng giao dịch, MoMo đã tăng hơn 3 lần trong năm 2018. MoMo cũng đã đạt tới 200 triệu giao dịch/năm với tổng giá trị thanh toán đạt 1,2 tỷ USD/năm (Thủy Diệu, 2019). Bên cạnh Momo, còn có nhiều tên tuổi từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước như Airpay, Moca, Payoo, Zalopay, VinIDPay,… Năm 2018, tổng giá trị thực hiện qua hệ thống kết nối thanh toán của Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam đạt 1,75 triệu tỷ đồng, tăng trưởng 164% so với năm 2017. (Hình 1)

 

Sự sôi động và hấp dẫn của ví điện tử đã thu hút các ngân hàng thương mại cũng như các công ty, tập đoàn công nghệ lớn từng bước thâm nhập vào thị trường. Đến nay, một số ngân hàng đã phát triển hệ thống thanh toán điện tử: Ví điện tử Bank Plus ra đời là sự kết nối giữa Viettel và MBBank bảo trợ; VPBank với Timo và Maritime Bank với MEED, LienVietPostbank với Ví Việt. Tháng 12/2018, Sacombank cũng chính thức ra mắt ví Sacombank Pay được tích hợp đầy đủ các tính năng, tiện ích ngân hàng hiện đại nhằm mang đến cho khách hàng nhiều trải nghiệm thú vị trong lĩnh vực ngân hàng số. Sacombank Pay với QR code đạt chuẩn quốc tế và hệ sinh thái rất lớn sẽ đem đến nhiều tiện ích cho người dùng. Hiện mạng lưới các điểm chấp nhận thanh toán của Sacombank đạt trên 2.500 đại lý và kế hoạch năm 2019 dự tính tăng lên 30 – 40%.  

Không những thế, thị trường năng động và sôi nổi của ví điện tử tại Việt Nam cũng tạo ra sức hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Một số doanh nghiệp nước ngoài chọn cách bắt tay với các doanh nghiệp nội trong cuộc đua giành thị phần ví điện tử phải kể đến Quỹ đầu tư Standard Chartered Private Equity và Ngân hàng đầu tư toàn cầu Goldman Sachs đã hợp tác với CTCP M_Services bỏ vốn vào Momo. VNPT Epay có 65% vốn sở hữu thuộc quỹ đầu tư của Hàn Quốc; 90% vốn của CTCP 1Pay thuộc về Tập đoàn TrueMoney đến từ Thái Lan,… Trong khi đó, một số doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh lại chọn cách tự tạo ra sản phẩm của chính mình thâm nhập vào thị trường Việt Nam. EVENS E-CASH, một doanh nghiệp công nghệ đến từ Hàn Quốc, đã phát đi thông báo dự kiến năm 2020 sẽ chính thức có mặt tại thị trường Việt Nam. 

 

3. Cơ hội và thách thức đối với thị trường ví điện tử tại Việt Nam  

3.1. Cơ hội  

Ví điện tử đang ngày càng trở thành một hình thức thanh toán quen thuộc của người tiêu dùng hiện nay, đặc biệt là giới trẻ. Với xu hướng số phát triển mạnh mẽ và nhiều tiện ích, ví điện tử có tiềm năng để phát triển mạnh mẽ trong tương lai gần. Thị trường ví điện tử ở Việt Nam hiện nay đang bùng nổ với sự xuất hiện của nhiều cái tên mới, tăng con số ví điện tử lên hơn 20 với những tiện ích đa dạng. Theo ước tính của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có khoảng hơn 10 triệu người dùng ví điện tử ở nước ta năm 2020. Qua đó, có thể thấy thị trường phát triển của ví điện tử tại Việt Nam còn nhiều cơ hội đang chờ đón phía trước.  

Thứ nhất, tại Việt Nam, Chính phủ đặt ra mục tiêu, cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp nhất hơn 10% và 8% vào năm 2025. Điều này có nghĩa là trong thời gian tới ví điện tử sẽ có nhiều tiềm năng để phát triển;  

Thứ hai, cũng trong thời gian gần đây, các ví điện tử không ngừng cung cấp thêm nhiều tính năng để phục vụ khách hàng và đạt mục tiêu chiếm lĩnh thị phần. Ngoài việc ứng dụng công nghệ thanh toán quét QR, một số ví điện tử tiếp tục ứng dụng công nghệ quét AR cho phép khách hàng xem và tiếp nhận thông tin theo cách mới mẻ, không gây nhàm chán. Chính vì thế, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo ra nhiều cơ hội để phát triển các hình thức thanh toán hiện đại, dễ sử dụng nói chung và ví điện tử nói riêng.   

Thứ ba, hơn nữa, khu vực nông thôn đang được nhiều công ty Fintech hướng tới trong tương lai. Hiện nay, tại Việt Nam chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới rất được quan tâm với tham vọng đến năm 2015 có 20% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới và đến năm 2020 có 50% số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới. Ngoài ra, trong những năm gần đây với sự phát triển của khu vực nông thôn thì việc sử dụng điện thoại, Internet hay các phương tiện thanh toán hiện đại như ví điện tử cũng được nhiều người dân ở khu vực này quan tâm. Từ đó có thể thấy, đây là thị trường đầy tiềm năng phát triển đối với ví điện tử.  

 

Thứ năm, hiện nay, thương mại di động đã trở thành một phương thức giao dịch quen thuộc của các công ty thương mại lớn trên thế giới và đang ngày càng phát triển tại Việt Nam. Nó làm thay đổi cách thức mua bán, giao nhận hàng hóa của con người. Đặc biệt, đối với người tiêu dùng: thương mại điện tử giúp họ có nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ; giảm thiểu thời gian mua hàng và chi phí đi lại; tạo cơ hội mua được sản phẩm với giá bán thấp hơn, tiếp cận được nhiều thông tin hơn,… Song hành cùng sự phát triển của thương mại điện tử đó là các hình thức thanh toán hiện đại như thẻ ngân hàng, ví điện tử hoặc thanh toán trực tuyến thông qua smartphones với dịch vụ Mobile Banking, Internet Banking. Do đó, sự bùng nổ của thương mại điện tử sẽ là một trong những cơ hội lớn cho sự phát triển của ví điện tử trong tương lai.  

3.2. Thách thức  

Tuy có nhiều tính năng đáp ứng nhu cầu của người dùng hiện đại như tiết kiệm thời gian, chi phí, thanh toán nhanh chóng, đơn giản và có nhiều ưu đãi nhưng ví điện tử cũng gặp phải không ít thách thức trong quá trình phát triển thị trường.  

Thứ nhất, thói quen thanh toán bằng tiền mặt ở Việt Nam rất lớn cùng với tâm lý lo sợ lừa đảo và rủi ro trong quá trình thanh toán nên một bộ phận người tiêu dùng Việt vẫn chọn hình thức thanh toán bằng tiền mặt. Mặc dù có khá nhiều ví điện tử xuất hiện trong thời gian gần đây nhưng chưa có giải pháp nào nổi bật, tạo ra xu thế cho thị trường. Đây cũng là những trở ngại lớn nhất cho người tiêu dùng và sự phát triển chung của thị trường.  

Thứ hai, vấn đề rủi ro gian lận trong thanh toán ví điện tử. Đây là một thách thức lớn đối với sự phát triển của ví điện tử trong thời gian tới. Thực tế cho thấy có rất nhiều người ngại sử dụng các phương tiện thanh toán di động vì mức độ rủi ro của nó như mất tiền, đánh cắp thông tin cá nhân, lừa đảo,… Rủi ro gian lận là một trong các lý do khiến người tiêu dùng ngại sử dụng ví điện tử. Ngoài ra, nỗi sợ bị tấn công hoặc đối mặt với cuộc tấn công phần mềm độc hại hoặc bị rò rỉ dữ liệu cũng là nguyên nhân khiến người tiêu dùng cảm thấy không an toàn khi sử dụng phương thức thanh toán hiện đại này.  

Thứ ba, một bộ phận người tiêu dùng Việt vẫn chưa bắt kịp những tiến bộ công nghệ đang diễn ra trên toàn cầu. Họ chưa nhận thức và ít tin tưởng về những hình thức thanh toán hiện đại nói chung và ví điện tử nói riêng. Mặc dù ra đời từ năm 2008 nhưng chỉ trong ba năm gần đây khái niệm về ví điện tử mới được nhiều người biết đến và chấp nhận sử dụng. Sự thiếu hiểu biết khiến họ nghĩ rằng ví điện tử không phải là một phương tiện thanh toán thuận tiện, an toàn và đặt ra một số câu hỏi xoay quanh như: Nếu điện thoại của người dùng bị hack thì sao? Nếu người dùng mất thiết bị thì sao, có mất tiền trong ví hay không? Điều gì xảy ra nếu người dùng bị khóa hoặc mất quyền truy cập?   

Thứ tư, hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý đầy đủ và chính thức đối với hình thức thanh toán qua ví điện tử. Nói cách khác, chưa có chế tài hay bộ luật nào quy định về tính pháp lý của ví điện tử và những rủi ro cũng như đảm bảo sự an toàn đối với tài sản của người dùng mỗi khi có tranh chấp. Vì vậy, luật bảo vệ người tiêu dùng trực tuyến cần được chặt chẽ và thực thi nghiêm ngặt hơn, nhằm khuyến khích người tiêu dùng thanh toán qua ví điện tử nhiều hơn.

 

4. Một số đề xuất  

Thực tế cho thấy, cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã thay đổi thói quen kinh doanh và thanh toán tiêu dùng của người Việt Nam. Thêm vào đó, trong giai đoạn hiện nay khi ngành ngân hàng đang đẩy mạnh thực hiện Quyết định số 2545/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020, với mục tiêu giảm tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức thấp hơn 10% vào cuối năm 2020 thì sự ra đời và phát triển của ví điện tử là điều tất yếu. Tuy nhiên, với tâm lý người dân còn e ngại về độ an toàn của các dịch vụ thanh toán trực tuyến, đồng thời thói quen sử dụng tiền mặt từ lâu thì bên cạnh việc gia tăng tiện ích, các ví phải đặc biệt chú trọng đến bảo đảm an toàn, bảo mật cho khách hàng mới có thể phát triển nhanh, bền vững được. Từ phân tích thực trạng thanh toán bằng hình thức ví điện tử trong thời gian qua, để phát triển thanh toán hình thức này tại Việt Nam trong thời gian tới, bài viết xin đưa ra một số đề xuất khuyến nghị như sau:  

Một là, hoàn thiện và đồng bộ hóa hành lang pháp lý để quản lý, giám sát, tạo điều kiện thuận lợi đối với các hình thức thanh toán điện tử mới, ban hành quy định về trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ, người sử dụng và bên thứ ba, đảm bảo an ninh, an toàn và hoạt động ổn định, hạn chế rủi ro phát sinh. Xây dựng các cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các ngân hàng thương mại và các tổ chức không phải ngân hàng, tăng cường các biện pháp bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sử dụng các dịch vụ thanh toán điện tử.  

Hai là, đa dạng tính năng các ví điện tử nhằm đáp ứng nhu cầu tối đa của khách hàng: Đa dạng tính năng là yêu cầu tất yếu giúp người sử dụng có thể nạp tiền vào ví với nhiều cách thức: nạp tiền từ thẻ điện thoại, nạp tiền thông qua tài khoản thanh toán, chuyển khoản thông qua ngân hàng, Internet Banking, Mobile Banking…  

Ba là, đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, công tác truyền thông và phối hợp với cơ quan báo chí để thực hiện các chương trình truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và củng cố niềm tin của người tiêu dùng. Bên cạnh đó tập trung phát triển, mở rộng các mô hình ứng dụng các phương tiện và hình thức thanh toán mới, hiện đại, phục vụ cho khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.  

Bốn là, tăng cường an ninh mạng, bảo mật, an toàn thông tin: Cần có biện pháp đảm bảo an ninh, an toàn cho các hệ thống thanh toán quan trọng. Phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan chức năng bảo vệ pháp luật. Bên cạnh đó, NHNN nên chủ động theo dõi, cập nhật tình hình an ninh mạng trong nước và quốc tế để cảnh báo cũng như chỉ đạo các đơn vị trong toàn Ngành kịp thời phòng chống, xử lý các rủi ro, lỗ hổng bảo mật công nghệ thông tin. 

 

5. Kết luận  

Trước nhu cầu cao về tính tiện ích trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển nhanh và mạnh như hiện nay, các công ty Fintech cần xây dựng một hệ sinh thái thanh toán qua ví điện tử. Đây là loại hình hoạt động mới, dự báo thị trường đầy tiềm năng, vì vậy, việc tạo môi trường kinh doanh phục vụ vì lợi ích quốc gia và cộng đồng doanh nghiệp trong nước là thực sự cần thiết. Vì thế, cơ quan quản lý chuyên ngành cần tạo điều kiện để doanh nghiệp trong nước nắm bắt được cơ hội, tính chủ động trong hoạt động kinh doanh của mình.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

Tiếng Việt

[1] Hồng Hà (2019), “Nóng bỏng cuộc đua mở ví điện tử”, http://tapchitaichinh.vn/ngan-hang/nong-bong-cuoc-dua-mo-vi-dien-tu-313455.html, truy cập ngày 23/11/2019.   

[2] Thủy Diệu (2019), “Thị trường ví điện tử: Lo nhà đầu tư nước ngoài thao túng”, http://vneconomy.vn/thi-truong-vi-dien-tu-lo-nha-dau-tu-nuoc-ngoai-thao-tung-20190826163232352.htm, truy cập ngày 21/11/2019.

Tiếng Anh

[1] Pachpande, B. R., & Kamble, A. A. (2018). Study of e-wallet awareness and its usage in Mumbai. Journal of Commerce and Management Thought, 9(1), 33-45.

[3] Sahut, J. M. (2008). The adoption and diffusion of electronic wallets: The case of monéo. Journal of Internet Banking and Commerce, 13(1), 1-9.

[4] Tolety, R. K. (2018). E-Wallets-Their cause, Rise and Relevance, International Journal of Research in IT and Management (IJRIM). Vol. 8, Issue 7, 1-8. Nguyễn Thị Ánh Ngọc Đặng Thùy Linh Nguyễn Thị Diễm Theo TCNH số 8/2020